[ văn 7] Nhóm học ngữ văn 7

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vinh001

Có bài cần anh em giúp nè :

Hãy diễn tả tâm trạng của của Thị Kính ( trong Quan Âm Thị Kính ) trước khi rời khỏi nhà Sùng Ông và Bà . Hãy viết các y vửa phân tích thành đoạn văn biểu cảm tâm trạng của Thị Kính

Thanks nhìu
 
D

devilkut3_lk

giúp em làm

Mod oj giúp em làm bài văn số 6 đề 2 dzoj' : Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao này : Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong 1 nước phải thương nhau cùng
 
A

anhtrangthiensu_97

Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương đùm bọc lấy nhau
Các cụ đã để lại cho chúng ta câu tục ngữ : "Nhiễu điều.....nhau cùng".Mong con cháu phải có lòng nhân ái,giúp đỡ lấy nhau
Câu ca dao trên là một chân lí lớn lao về tinh thần đoàn kết của dân tộc.Sự gắn bó của tình giai cấp,đồng bào được đem so sánh miếng nhiễu điều phủ trên chiếc giá gương.Miếng nhiễu điều ấy phủ cho tấm gương tránh khỏi các vết bẩn.
Ý nghĩa của câu ca dao này ko dừng ở đó.Sâu xa hơn nó chứa đựng một lời khuyên "Người trong ...cùng".Sống trên đất nước này , dù người trên rừng , kẻ dưới biển , dù người Kinh hay người Thái ,chúng ta đều sinh ra từ một mẹ ,đều là con cháu Lạc Hồng.Đó là sợi dây vô hình kết nối các thành viên để tạo nên xã hội .Sẽ ko ai phải lẻ loi trong xã hội rộng lớn và tươi đẹp này .Đây là cách sống ,là đạo lí truyền thống của đân tộc ta từ ngàn xưa .Nhờ sự đoàn kết đó dân ta đã trải qua bao nhiêu gian khổ từ khi dựng nước đến nay.Tinh thần đoàn kết ấy thể hiện qua n~ việc làm hàng ngày:giúp đỡ n~ người tàn tật , gặp hoạn nạn ;phong trào cứu trợ các vùng bị thiên tai;...
Yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì mới là nghĩa cử cao đẹp,đáng trân trọng.Nó thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dụng tốt đẹp
Câu ca dao mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người . Tình cảm yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dụng đất nước Việt Nam
Cậu tham khảo nhé!
 
V

vinh001

Bạn tham khảo dàn ý nhak!::)

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.


Đây là bài làm của chủ Topic mihiro nè có gì bạn kham khảo nha
 
M

mihiro

Mod oj giúp em làm bài văn số 6 đề 2 dzoj' : Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao này : Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong 1 nước phải thương nhau cùng

*** Đây là bài mình tự làm (vì đã kt tuy chưa có điểm), các bạn tham khảo, có ý kiến thì cứ góp nhé! :)

Bài làm

Từ nghìn xưa, dân tộc Việt Nam cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ, là anh em ruột thịt nên luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thể hiện qua các tác phẩm văn học mà nhất là các câu tục ngữ, ca dao mượt mà gợi cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này.
“ Nhiễu điều” là gì?. " Nhiễu điều " là thứ vải tơ mềm màu đỏ thường được dùng phủ lên trên những vật quý giá. “ Giá gương ” là gì?. Đây là một chiếc khung bằng gỗ, trong có lồng gương.
Vậy, thế nào là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”? Nhiễu điều bao phủ ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm để chiếc gương bên trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Câu ca dao đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước: “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết, “Lá lành đùm lá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Người Việt Nam dẫu ở miền xuôi miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều sẻ chia, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi ra cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần... Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát huy thấm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy mạnh mẽ, góp lòng góp sức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là một vật báu được gìn giữ truyền đời, cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ nên luôn “Tương thân tương ái”, “Chị ngã em nâng”...
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, luôn đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong “máu chảy ruột mềm”. Hiểu được ý nghĩa và giá trị của câu ca dao trên, chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết cùa dân tộc, kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh.
 
Last edited by a moderator:
M

mihiro

Có bài cần anh em giúp nè :

Hãy diễn tả tâm trạng của Thị Kính ( trong Quan Âm Thị Kính ) trước khi rời khỏi nhà Sùng Ông và Bà . Hãy viết các y vửa phân tích thành đoạn văn biểu cảm tâm trạng của Thị Kính

Thanks nhìu

*** Mình nghĩ đề khá khó nên chỉ đưa ra ý nghĩ để viết thôi nha :|

- Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà là sự đau đớn đến tột độ và luyến tiếc đối với những kỉ vật lưu dấu ấn cuộc sống vợ chồng.
Cử chỉ trc khi rời khỏi nhà Sùng bà:
- Quay lại nhìn tràng kỉ, thúng khâu.
- Bóp chặt trong tay chiếc áo đang khâu dở, ngập ngừng bước đi.
Qua ngôn ngữ đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn:
- Mới đây tình chồng nghĩa vợ còn êm ấm hạnh phúc giờ bỗng lìa tan.
- nàng ngậm ngùi xót xa cho số phận bất hạnh hẩm hiu....
 
V

vinh001

*** Mình nghĩ đề khá khó nên chỉ đưa ra ý nghĩ để viết thôi nha :|

- Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà là sự đau đớn đến tột độ và luyến tiếc đối với những kỉ vật lưu dấu ấn cuộc sống vợ chồng.
Cử chỉ trc khi rời khỏi nhà Sùng bà:
- Quay lại nhìn tràng kỉ, thúng khâu.
- Bóp chặt trong tay chiếc áo đang khâu dở, ngập ngừng bước đi.
Qua ngôn ngữ đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn:
- Mới đây tình chồng nghĩa vợ còn êm ấm hạnh phúc giờ bỗng lìa tan.
- nàng ngậm ngùi xót xa cho số phận bất hạnh hẩm hiu....

Không sao đâu bạn , mình cũng bik là đề này cô đưa khó quá nên các bạn cư từ từ suy nhgĩ nha :D Cho Vjnh thanks mihiro nhìu :D
 
K

kieuoanh2009

Mỗi khi khuyên bảo nhau hay kêu gọi nhau yêu thương đồng bào của mình, nhất là khi có đồng bào đang gặp cảnh khó khăn, cùng khốn, chúng ta thường dùng câu ca dao :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Nghe câu ấy ai cũng xúc động, nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, đồng loại, để rồi nhiệt thành cứu giúp nhau.
Tuy nhiên, “người trong một nước phải thương nhau cùng” thì ai cũng hiểu, nhưng “nhiễu điều phủ lấy giá gương” thì thiết nghĩ chỉ những vị cao niên hoặc trung niên thì mới hiểu, chứ các bạn trẻ, e rằng không biết thực sự câu này muốn diễn tả cái gì. Xin phép để chia sẻ với các bạn trẻ một chút ý nghĩa của câu này nhé.
Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý.
Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ.
Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác.
Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương.
Có người nhìn tấm nhiễu đỏ phủ cái giá gương khiến cho cái giá gương, dù làm bằng gỗ thường, trở nên đẹp và đáng quý, đã xúc cảnh sinh tình mà ví von : tấm nhiễu đỏ đẹp biết thương cái giá gương không đẹp, nên đã lấy thân mình mà che phủ cho cái giá, làm đẹp, làm tăng giá trị cái giá lên. Thế thì chúng ta, là đồng hương, đồng bào, đồng loại mà không biết thương nhau hay sao ? Nếu mình đang có cuộc sống tươi đẹp, nếu mình đang đầy đủ, thì hãy yêu thương, nâng đỡ, bù đắp cho những đồng hương, đồng bào, đồng loại của mình, khi những “đồng” ấy đang gặp cảnh không may, đang sống trong một cái bệnh xấu. Làm được như thế tức là thể hiện tình thương đối với nhau vậy.
Lời khuyên bảo, kêu gọi này thật đáng quý. Thực hành lời khuyên bảo ấy cũng thật đáng khen.
 
V

vinh001

Đề hãy chứng minh câu tục ngữ có chủ đề kiên trì ( câu nào cũng được như : Có công mài sắt có ngày nên kim ; Kiến tha lâu đầy tổ ; ... )

Các bạn làm giúp với đề ôn thi cuối HK II trường mình đó
 
K

kieuoanh2009

Tục ngữ là túi khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. Sắt là một thứ kim loại cũng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đau ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng trừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản gian nao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhoe bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy : Có sịư kiên trì nhẫn lại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.
Bác Hồ đã từng dạy: ( trích câu ở đề 2)
Cũng là nói về tinh thần không ngại khó. Qua lời dạy của Bác ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc đào núi và lấp biển. Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày nên kim.
Tấm gương không đâu xa đó chính là BH _ người Cha của dân tộc. Đất nước được hoà bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên tri bền vững trí của Bác. Khi còn là chàng thanh nên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống : làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở chân Âu....
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng BÁc chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
Biết bao vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì nhẫn lại đi đến tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đưòng giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường cho dân tộc thoát khỏi cảnh no lệ lầm than.
Tấm gương Bác Hồ chói sáng rực rỡ , trước hết là ở chỗ :Có công mài sắt có ngày nên kim.
Gần gũi với chúng ta không ít nhưng tấm gương sáng đang khâm phục, như Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường vẫn luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng hai chân. Những nét chữ đầu tiên thâth là khó nhưng anh không chịu nản lòng và bây giờ anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng. Anh còn là một cây bút quen thuộc với chúng ta.
Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Trương Định Của đúng là một bằng chứng hùng hồn. Để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày từ tờ mờ đất, ông ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được ra đời. Chính sự kiên nhẫn bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời. Rồi Mai An Tiêm, rõ ràng nhời chăm chỉ, kiên trì đã làm chủ cuộc sống nơi đảo hoang không một bóng người.
Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Pie Quyri và Mari Quyri. Họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ radium.
Không chỉ có học tập những con người nổi tiếng mà tấm gương của những người lao động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương.
Lời khuyên răn của ông cha ta luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa to lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.
 
L

lehuynhthaomy

đề 1 : Giải thích và chứng minh ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ đúng đắn
đề 2 : Có người sau khi đọc những trò lố hay là va-ren và phan bội châu cứ băn khoăn : Vì sao nguyễn ái quốc ko để nhân vật phan bội châu vạch tội hay thét mặt vào mặt va-ren mà chỉ im lặng , với nụ cười rìu thoáng qua , " kín đáo , vô hình " trên gương mặt . Người đó cũng ko hỉu vì sao " cái im lặng dửng dưng " của phan bội châu lại có thể " làm cho va-ren sửng sốt cả người "
đề 3 : Hãy chứng minh rằng : Trong đoạn trích nỗi oan hại chồng , nhân vật thị kính ko chỉ chịu khổvi2 bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có , tàn ác khinh rả
3 đề này có trong sgk lớp 7 tập 2 trang 140 , 141
giúp tớ cả 3 đề lun nha !
Tớ sắp kiểm tra rùi
mau lên nha
thanks
 
Q

quoctuan97

Từ nghìn xưa, dân tộc Việt Nam cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ, là anh em ruột thịt nên luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thể hiện qua các tác phẩm văn học mà nhất là các câu tục ngữ, ca dao mượt mà gợi cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này.
“ Nhiễu điều” là gì?. " Nhiễu điều " là thứ vải tơ mềm màu đỏ thường được dùng phủ lên trên những vật quý giá. “ Giá gương ” là gì?. Đây là một chiếc khung bằng gỗ, trong có lồng gương.
Vậy, thế nào là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”? Nhiễu điều bao phủ ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm để chiếc gương bên trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Câu ca dao đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước: “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết, “Lá lành đùm lá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Người Việt Nam dẫu ở miền xuôi miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều sẻ chia, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi ra cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần... Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát huy thấm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy mạnh mẽ, góp lòng góp sức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là một vật báu được gìn giữ truyền đời, cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ nên luôn “Tương thân tương ái”, “Chị ngã em nâng”...
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, luôn đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong “máu chảy ruột mềm”. Hiểu được ý nghĩa và giá trị của câu ca dao trên, chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết cùa dân tộc, kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước ngày giàu mạ:):):):):):):)
 
Q

quoctuan97

Mình Báo Danh Nè :
Họ và tên : Nguyễn Quốc Tuấn
Nick diễn đàn : quoctuan97
Trường trung học cơ sở đak sôr
Nick : chube_tihon1601
Muc đích tham gia : để nâng cao thêm về kiến thức văn học của mình:D
 
M

mihiro

Thông báo

Mình phải bận thi cho đến hè nên việc quản lý ở đây ko thể ngày nào cũng trông nom dc. Mình xin chuyển bạn Liên (dienlenmat) thay mình làm nhóm trưởng, bạn Vân (321zaq) vẫn sẽ là nhóm phó. Hai bạn liên hệ với nick ncbaongoc97 để gặp mình!

@ Liên + Vân: 2 bạn nếu cần thêm nhóm phó thì liên lạc mình sau nhé! :)
@ All: Các bạn cứ post bài và học nhóm bình thường!


Thân
Mihiro
 
D

dienlenmat

Thống kê thành viên

1. Nguyễn Chương Bảo Ngọc (mihiro) - Y!M: ncbaongoc97

2. Lê Thị Liên (dienlenmat) - Y!M: koainhanrata

3. Bùi Thị Vân (321zaq) - Y!M:hoangtuan_8523@yahoo.com.vn

4. Ngô Thị Kiều Oanh (kieuoanh2009) - Y!M: congchuateen_thienthanaotrang

5. Vũ Ngọc Nga (nga1997) - Y!M: girl_buongbinh971

6. Nguyễn Phượng Mai (starfish_blue_sea) - Y!M: tieumeo97

7. Phạm Hương Giang (con_ca_kiem_123) - Y!M: swordfish_4528

8. Nguyễn Thế Thái An (chomalina) - Y!M: france_annette1997@yahoo.fr

9. Đồng Nguyễn Kiều Trinh (conan193) - Y!M: không có

10. Ngô Vũ Vân Anh (happy_1809) - Y!M: pumpkin_rain_cloudy_gold

11. Nguyễn Đức Sang (nammoinammoinammoi) - Y!M: không có

12. _______ (huyvip1712) - Y!M: nguoisuytinh121997

13. Bùi Minh Anh (bachduong_11) - Y!M: nhockut3_9x@yahoo.com.vn

14. Hoàng Nguyên Kute (Peheone) - Y!M: lovely.boy84@yahoo.com

15. Lưu Thị Hồng Thu (nhocconsanhdieu) - Y!M: thuhan19@yahoo.com.vn

16. Nguyễn Ngọc Diệp (dek_yeu_mey) - Y!M: dek_yeu_mey

17. Nguyễn Thị Như Bảo My (baomy_dn) - Y!M: p3_pun_tim_cu_tam_su

18. Nguyễn Phương Thảo (fulful) - Y!M: yiyi_cici_me

19. Từ Quốc Vinh (vinh001) - Y!M: nhozbuon_nhozkhoc_nhozkhoc_viai@yahoo.com

20. Trịnh Thị Thuỳ Dương (hiemcokhotim_love) - Y!M: hiemcokhotim_love hay kobold_cutely_wilful hoặc cafemuathu_JanFeb

21. Đào Huyền Trang (trang_dh) - Y!M: strawbery_kutebaby_971

22. Nguyễn Vũ Trường An (truongan9) - Y!M: clever_vnta

23. Triệu Thị Vân Anh (lonelyhearts) - Y!M: smallbabyangels97

24. Nguyễn Mỹ Hạnh (nhocthongminh1997) - Y!M: cobechocolate1997@gmail.com.vn

25. Phạm Thanh Thảo (yasakachikizio) - Y!M: yasakachikizio

26. Trương Quốc Thắng (123tathichhoc) - Y!M: nhalacu3@yhaoo.com

27. Lê Hồng Ngọc (cun_lemlinh_97) - Y!M: không có

28. Ngô Quốc Huy (baotthong) - Y!M: hunhlebaothong@yahoo.com

29. Phan Vân Anh (vananhhin) - Y!M: o0o_honey@.yahoo.com.vn

30. Đỗ Huỳnh Nhi (huynhnhihs) - Y!M: pecandy97 hoặc nhokteen_xitrum

31. Huỳnh Ngọc Châu (grasshopper_lovely) - Y!M: chau_grasshopper@yahoo.com

32. Lê Huỳnh Thảo My (lehuynhthaomy) - Y!M: lehuynhthaomy_12

33. Trần Ngọc Thảo (ngocthaotnt_1997) - Y!M: không có

34. Trần Lê Công Thành (congthanh97_pt) - Y!M: Myfamily_angel

35. Phạm Vũ Kim Phụng (sakura1234) - Y!M: sakura.kinomoto32

36. Dương Thu Hoài (sieusao_baby) - Y!M: leewoohyon_1997

37. Trần Quang Thắng (shiroemon_2711) - Y!M: shiroemon_2711

38. Nguyễn Quốc Hậu (quochau_9x) - Y!M: toiladautroc_py

39. Lê Chính Lâm (i1sti_lamkute) - Y!M: biG_biG_zErO_nO1@yahoo.com.vn

40. Đàm Ngọc Mai Phương (anhtrangthiensu_97) - Y!M: damphuomg_1997@yahoo.com.vn

41. Ngô Thị Thanh Tuyền (socola_nong) - Y!M: thanhtuyen25121992

42. Đỗ Thị Tuyết Chinh (hoangoclanhk) - Y!M: cOngchUakEomUt_sUnkUtE

43. Nguyễn Ngọc Anh (ngocanh_181) - Y!M: Boy_smile_1997

44. Nguyễn Quốc Tuấn (quoctuan97) - Y!M: chube_tihon1601

Danh sách này sẽ được thống kê lại mỗi khi có thành viên mới tham gia.

Chào thân ái và quyết thắng,

Quyền nhóm trưởng

Dienlenmat
 
D

dienlenmat

Đề hãy chứng minh câu tục ngữ có chủ đề kiên trì ( câu nào cũng được như : Có công mài sắt có ngày nên kim ; Kiến tha lâu đầy tổ ; ... )

Các bạn làm giúp với đề ôn thi cuối HK II trường mình đó

Đề: Chứng minh câu "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Một số gợi ý:

- Một cây sắt lớn mà ta kiên nhẫn, bền chí đem ra mài, hết ngày này đến ngày khác, lâu ngày chầy tháng rồi cũng trở thành một cây kim hữu dụng.

- Có những công việc lớn hoặc khó, ta không thể làm một ngày một buổi mà xong. Nếu ta không bền chí, quyết tâm làm hoài thì phải bỏ dở nửa chừng. Trái lại, nếu ta quyết vượt qua khó khăn trở ngại, kiên nhẫn làm mãi thì thế nào cũng đi đến kết quả tốt đẹp.

-Xưa ông Châu Trí mồ côi cha mẹ, phải đến chùa mà ở. Nhà chùa thường đi ngủ sớm để tiết kiệm dầu đèn của bá tánh cung cấp cho. Ông ra sân chùa quét lá đa khô đốt lên, lấy ánh lửa để mà học tập. Phải học tập trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà ông không nản lòng nên sau này trở thành một bậc tài danh. Nay có thầy Nguyễn Ngọc Ký vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích. Thầy học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.Thầy là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.

- Khuyên ta bất cứ làm việc gì, ta không nên làm ít bữa , thấy khó rồi bỏ đi, mà phải chịu khó làm mãi, không thối chí ngã lòng thì mới xong việc ... Tục ngữ cũng có những câu có ý nghĩa tương tự : Có chí thì nên, Nước chảy đá mòn ...

- Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
 
Last edited by a moderator:
D

dienlenmat

Bài làm tham khảo:

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ .

Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công .

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú .

Thế mới biết ý chí, nghị lực ,lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói, ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc, gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu, lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp

Nguồn: vatgia.com
 
C

con_ca_kiem_123

Gương ở đây có nghĩa là nơi ghi lại tiểu sử hoặc ảnh của người đã khuất được đặt trên bàn thờ
cô giáo tớ giải thích như thês đấy
tớ nghĩ nghĩa thế này mới đúng
 
C

con_ca_kiem_123

các bạn ơi giúp mình với
cô mình cho 6 đề mình mới làm được 4 đề thôi
còn 2 đề nữa các bạn giúp nha
Đề 1: CMR Bác Hồ là người rất yêu cây cối
Đề 2: Em hãy giải tích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
 
K

kieuoanh2009

đề 2:
Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v... Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ *** nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom