[Văn 6] Viết bài về người thân

A

abcdfjfi

Gợi ý cho mở bài và kết bài nha!
*Mở bài:Tuổi thơ sẽ là tuổi in dấu hình ảnh người thân. Đối với bạn này có thể là hình ảnh người mẹ cho dòng sữa ngọt ngào không bao giờ quên. Đối với bạn khác có thể là hình ảnh người cha luôn chăm sóc , bảo vệ mình . Nhưng đối với tôi hình ảnh ông nội chăm lo, dạy bảo tôi nên người, luôn sống mãi trong lòng tôi.
*Kết bài: Tôi rất yêu quý và kính trọng ông. Nếu có một điêu ước như những câu chuyện cổ tích,tôi sẽ ước ông sống mãi cùng con,cháu.
Cho mình xin lỗi, phần thân bài dài quá viết lâu lắm, có thời gian mình sẽ viết cho nha!
 
S

sakura1234

hì!ai cũng là mở bài và kết bài cả thế còn thân bài đâu zậy?mình cũng xin góp ý 1 mở bài nè:
con người chúng ta chắc hẳn đều có tình thương vô bờ bến với một người nào đó. đó có thể là ông hay bà, anh hay chị,...nó chính là cái quí giá nhất của mỗi người khi họ hỉu ra rằng người ấy đã hok còn trên thế gian này hay đã đi đến 1nơi nào trên trái đất thân iu này.ắt hẳn tình iu thương của ta cũng đc người đó đáp lại bằng 1 tình thương khác từ sâu thẳm trái tim của người ấy.và em cũng thế, em cũng trao tình cảm của mình cho người đã nuôi dưỡng đỡ đần cho em từ khi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên.người này đã quá quen với vòng tay thân thương của mình dành cho em_người mẹ thân iu nhất của em...
 
2

251192

theo mình thì bạn nên viết = cảm xúc chân thành dù là về bố,mẹ,anh,chị hay ông bà..bất kỳ ai cũng đc điều quan trọng rằng đó là người thân của mình,là người mà mình yêu quý,đừng gò ép mình = 1 bài văn của ai đó vì người mà họ nói đâu phải người thân của mình???
 
T

thanggv

tớ thấy bạn nên kể về mẹ, vì mẹ là người chăn sóc ,dạy bảo ta nhiều nhất :
Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
 
Last edited by a moderator:
T

thaongan181

bài của mình nè góp ý nghen
Mẹ là cội nguồn của chân lí sống, là vẻ đẹp của tâm hồn con. Người là bến thuyền đầu tiên tiễn con đi xa và khi con cất tiếng gọi mẹ đầu lòng cũng là lúc con cảm nhận được tình thương của mẹ dành cho con sâu thẳm tận đáy lòng. Mẹ ơi! Hình ảnh mẹ lại hiện về trong con mỗi khi trời trở rét thật thieng liêng và cao cả biết chừng nào...
Người là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con bước vào đời. Cuộc sống của mẹ đã trải qua biết bao năm tháng nhưng có lúc nào là hạnh phúc, là sung sướng đâu hở mẹ? Mẹ đã từng vật lộn với cuộc sồng để giành lấy niềm vui cho con bằng chính đôi tay gầy gầy xương xương ấy nhưng đối với con đó chính là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm tâm hồn con. Và khi chút lửa hồng ấy chạm nhẹ lên khuôn mặt đẫm nước mắt của con thì lúc đó con thật sự hạnh phúc. Từ trong sâu thẳm trái tim mình con cảmnhan65 được thú ánh sáng hiền từ mà đôn hậu toát lên từ khuôn mặt rám nắng cảu mẹ. Cái vầng trán cao cao mà ngày nào con vẫn thơm lên mẹ. Đôi mắt tròn mà đen láy đằng sau là những khoảng lặng của cuộc sống mà mẹ đã từng khóc vì con. Mẹ ơi! Có lẽ mẹ đâu thể nhìn được nụ cười của mình nhưng nó đẹp lắm mẹ ã, nó đẹp bởi sự thanh thoát và giản dị mà con không thể nhầm lẫn với một ai khác. Mái tóc của người nay đã bạc màu nhưng con hiểu được mẹ đã hi sinh vì con. Mẹ là người thầy của bao thề hệ học trò, người dạy con thoát khỏi sự đố kị của cuộc sống, dạy con biết yêu thương và chính mẹ là người hiểu con nhất. Mỗ ngày của mẹ là một chuỗi việc dài, mẹ dạy cho học sinh bập bẹ từng chữ cái, mẹ nấu những món ăn ngon cho gia đình, mẹ thêm chút gia vị cho đời. Nhưng đối với con những giây phút được ở bên mẹ là điều nhiệm màu nhất
Mẹ kì diệu như một phép màu, hiền hoà như con suối. Mẹ ơi! Con xin gửi tới mẹ những lời cảm ơn chân thành nhất. Mẹ đã trao cho con thứ tình cảm cao đẹp và ấm áp. Dù có phải rời xa thế gian này con vẫn kịp cất lên tiếng gọi :" Mẹ thân thương của con"....
 
B

badgirl_99

cho mình góp ý nha???
kết bài bạn nên lấy 1 đoạn trong bài lòng mẹ ấy"Lòng mẹ bao la như biển thái dương dạt dào.Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.Lòng mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu.(*lòng mẹ*)
Con rất ít làm thơ cho mẹ.Con chí thích làm thơ kể lệ trái tim mình.Con quên mất là trong trái tim con là dòng máu của mẹ.Mẹ và một tình yêu theo năm tháng vững bền.Con yêu mẹ,người phụ nữ con yêu nhất trên đời này.Người đã mang nặng con chín tháng 10 ngày,soi sáng con đường con đi luôn âm thầm động viên con.Để giờ đây con đã trưởng thành , xin hãy cho con 1 lần ,1 lần lấy tất cả trái tim mình khắc vào hình dáng mẹ thân thương
 
B

badgirl_99

chominhf góp ý nha???
kết bài bạn nên viết thế này:
Lòng mẹ bao la như biển thái dương dạt dào.Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.Lòng mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu.(*lòng mẹ*)
Con rất ít làm thơ cho mẹ.Con chí thích làm thơ kể lệ trái tim mình.Con quên mất là trong trái tim con là dòng máu của mẹ.Mẹ và một tình yêu theo năm tháng vững bền.Con yêu mẹ,người phụ nữ con yêu nhất trên đời này.Người đã mang nặng con chín tháng 10 ngày,soi sáng con đường con đi luôn âm thầm động viên con.Để giờ đây con đã trưởng thành , xin hãy cho con 1 lần ,1 lần lấy tất cả trái tim mình khắc vào hình dáng mẹ thân thương
 
B

badgirl_99

MÌNH GÓP Ý NHA.Nếu viết về mẹ mở bài nên dẫn câu thơ của CHẾ LAN VIÊN:''con dù lớn vẫn là con của mẹ--- đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con''mình thấy câu đó có ý nghĩa vô cùng ,mở bài bằng câu đó sẽ tạo thiện cảm hơn cho người đọc


chominhf góp ý nha???
kết bài bạn nên viết thế này:
Lòng mẹ bao la như biển thái dương dạt dào.Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.Lòng mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu.(*lòng mẹ*)
Con rất ít làm thơ cho mẹ.Con chí thích làm thơ kể lệ trái tim mình.Con quên mất là trong trái tim con là dòng máu của mẹ.Mẹ và một tình yêu theo năm tháng vững bền.Con yêu mẹ,người phụ nữ con yêu nhất trên đời này.Người đã mang nặng con chín tháng 10 ngày,soi sáng con đường con đi luôn âm thầm động viên con.Để giờ đây con đã trưởng thành , xin hãy cho con 1 lần ,1 lần lấy tất cả trái tim mình khắc vào hình dáng mẹ thân thương:-SS
 
T

thaotrang4321

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn… mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước”.
 
L

lnbaotran

Theo kinh nghiệm của mình thì kể về mẹ là dễ ăn điểm nhất ! Mình sẽ tặng cho bạn cái dàn ý chung của mình!

1/ Mở bài:
-Giới thiệu sơ lược về mẹ(tuổi, nghề nghiệp,....)
2/ Thân bài;
-Kể về việc làm của mẹ(từ buổi sáng-buổi chiều)
-Công việc mẹ làm ở công ty(nếu có)
-Mẹ chăm lo cho chồng con như thế nào?
3/Kết bài:
-Cảm nghỉ của em đối với mẹ.
 
T

teeiulem9x

"Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào..." đã bao lần tôi mún cất lên câu hát ấy khi nghĩ về người mẹ yêu quý của mình!
Ko cầu kì, diêm dúa như những ngưòi phụ nữ khác, mẹ tôi giản dị, dân dã trong những bộ quần áo bà ba nâu cũ kĩ, bạc màu. Khuôn mặt mẹ gầy guộc nhưng lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười mỗi khi trò chuyện, âu yếm anh em tôi. Nhà tôi có tấ thảy 5 người: 3 anh em tôi đang tuổi ăn học, bố ốm yếu quanh năm, mọi việc trog nhà đều dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ. Những lúc rảnh rỗi mẹ thường ngồi chải tóc, xoa lưng cho anh em tôi, những lúc ấy trông mẹ nhàn tản lạ thường! Mẹ thường bảo: khó nhọc bao nhiu đc, chỉ mong các con khôn lớn thành người.
Anh em chúng tôi lớn lên bao nhiu, vai mẹ gầy đi, mắt mẹ mờ hơn, khuôn mặt mẹ hốc hác đi từng ấy. Tuy vậy, tối tối về mẹ vẫn rạng rỡ, vẫn chăm sóc bố và dạy dỗ anh em tôi.
Thời gian dần trôi.....
Một ngày kia, đi học về thấy mẹ cầm trên tay mảnh giáu và khóc rưng rưng, tôi lo sợ lại bên mẹ, thì ra giấy báo anh tôi tốt nghiệp THPT. Tôi hiểu đó là nc mắt của bao ngày mong đợi... Mẹ tôi- vừa là mẹ, vừa là bố là thếnhưng chưa bao h tôi thấy mẹ than phiền hay có 1 tiếng thở dài để bố con tôi lo lắng. Tôi từng nghĩ, nêế ko có mẹ chẳng hiểu bố con tôi sẽ xoay sở ra sao? Bài thơ mẹ vắng nhà ngày bão xưa tôi học chắc cũng chưa nói hếtt hộ cơn bão lòng của bố con tôi
Có lần tôi hỏi mẹ:
- Mẹ ơi có bao h mẹ thấy hối hận khi lấy bố con và sinh ra chúng con ko?
mẹ cười hiền lành và nói:
- chưa bao h và ko bao h mẹ hối tiếc khi lấy bố con và có những đứa con đáng yêu như thế này cả.
Nói rồi mẹ ôm tôi vào lòng.
Nghe mẹ nói, tim tôi như thắt lại, tôi sung sướng vô cùng! Quả thật, chưa bao h tôi nghe một tiếng than phiền hay 1 lời kêu ca, phàn nàn về n~ khó nhọc mà mẹ đang bươn trải, gánh chịu. Tôi tự hào về mẹ bít nhường nào.
Anh em tôi lớn dần cũng là lúc bố tô càng yếu hơn, chi tiêu trong gia đình ngày càng eo hẹp, vai mẹ lại oằn đi vì n~ khoản tiền thuốc, tiền học của anh em tôi. Mẹ tôi cũng chỉ là 1 nông dân chân lấm, tay bùn, chỉ bít xoay sở quanh thửa ruộng, mớ rau, bít là sao đây trc n~ khó khăn như thế. N` đên tôi thấymẹ trằn trọc hong ngủ, sáng dậy mắt mẹ thâm quầng.
Một hôm, gọi anh em chúng tôi lại mẹ bảo:
-có lệm phải đi xa các con 1 thời gian, mẹ đã xin bố rồi, anh em con đã lớn, tự chăm nhau và chăm sóc bố giúp mẹ. mẹ đi, sẽ gửi tiền về cho các con ăn học.
Chúng tôi khóc như mưa, gặng hỏi thế nào mẹ cũngko nói đi đâu, làm gì ? Tình cờ đọc đc quyển hồ sơ gối đầu giường bố mẹ: tôi bít, mẹ đi làm tận đài loan như n` người ở làng tôi đã đi.
tôi thẫn thờ! Tôi mún gào lên: Mẹ ơi, con iu mẹ nhất trên đời, bố con con xin mẹ đừng đi!
 
T

teeiulem9x

Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.
 
T

teeiulem9x

Tôi còn nhớ ngày bé, cô giáo hay ra đề tập làm văn: "Hãy viết về một thành viên mà em yêu quý trong gia đình". Tôi, một con bé 10 tuổi, nằm bệt ra bàn, còng lưng, hí hoáy viết. Bao giờ tôi cũng sẽ viết về mẹ (các bài văn mẫu mà tôi đọc đều là về mẹ cả): "Mẹ em da trắng ngần, mắt bồ câu lấp lánh. Tóc mẹ dài, đen nhanh nhánh. Em yêu nhất là đôi bàn tay búp măng của mẹ. Tay mẹ mịn màng hay xoa xoa má em mỗi lúc em ngoan...”.

Tôi nhớ tôi thường được điểm cao ngất ngưởng, những bài văn của tôi cô còn xin giữ lại để làm mẫu cho lớp sau. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về độ "hoàn hảo" của những tác phẩm đầu tay của mình.

Năm nay, tôi 24 tuổi. Thật buồn cười là tự nhiên tôi muốn viết lại cái đề tập làm văn ngày ấy. Xem thời gian có làm cho bài văn "điểm A" của tôi bớt "hoàn hảo" đi nhiều không.

Nhưng tôi sẽ bắt đầu với bố tôi. Vì hồi 10 tuổi, tôi chẳng biết viết gì về bố cả. Chả nhẽ lại khoe: "Mọi người bảo em giống bố, giống từ cái mũi tẹt lét trở đi đến nước da đen sì sì trở lại. Em sợ nhất là mỗi khi bố thơm lên má em, vì râu của bố rất cứng. Em cũng sợ bố vì nhiều điều khác nữa. Bằng chứng là, bình thường trông bố hiền vậy thôi chứ lúc bố cáu, bố hét to lắm làm em giật cả mình"?

Tôi nhớ, một lần cả lớp phải giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ, bạn nào cũng hồ hởi khoe: "Bố em làm bác sĩ, bố em làm giáo viên, bố em làm giám đốc công ty này công ty kia..." Oa, tôi thấy những ông bố ấy mới "oách" làm sao, còn bố tôi?

Suốt ngày thấy bố lọ mọ với dầu nhớt và đống máy cày, máy kéo. Tôi chuẩn bị mấy ngày liền, nghĩ nát óc mà vẫn không biết phải "khoe" về bố như thế nào. Cuối cùng, mẹ cũng giúp cho, mẹ bảo: "Bố là kỹ sư cơ khí". Tôi như gỡ đi được một cục đá to chảng trong lòng...

Bây giờ tôi sẽ không buồn thiu khi viết: "Kỹ sư bố phải về hưu sớm và ra Bắc vào Nam trên những chiếc xe tải cũ kỹ. Sau khi nghỉ việc, bố buôn bán phụ tùng máy kéo để nuôi chúng em ăn học".

Từ những giọt mồ hôi của bố, chúng tôi đã lớn lên. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi chậm tiền học phí, chưa bao giờ bố bắt các con chỉ thi đại học ở Cần Thơ để đỡ tiền trọ xa nhà. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi thua bè kém bạn.

Ra Hà Nội, bố bắt tôi đi tàu cho đỡ mệt còn bố vẫn cặm cụi xe khách, xe đò. Tôi chạy xe tay ga, tôi diện quần áo đẹp, bố vẫn cọc cạch chiếc xe 50 cà tàng không chịu thay... Tôi nghĩ, tôi đã đủ lớn khôn để có thể viết một bài văn đầy tự hào: Bố là bố tôi.

Tôi cũng sẽ viết về mẹ, bởi mẹ là cả tuổi thơ của tôi. Mẹ là bố - răn đe, la mắng tôi những lúc bố xa nhà. Mẹ là mẹ - khâu vá từng tấm áo manh quần cho tôi đến lớp. Da mẹ không trắng ngần như tuyết, mắt mẹ cũng không đen như than, đôi tay mẹ thô ráp. Nhưng mẹ đẹp chính trong sự tảo tần, lo toan, bảo bọc, che chở cho chúng tôi. Tôi nhớ hè nào mẹ cũng ngồi kèm cho chúng tôi học: làm trước những bài toán của năm sau và đọc sách văn học đến khi thuộc làu làu. Đi chợ, mẹ chỉ mang một số tiền ít ỏi theo người vì sợ mua những thứ "linh tinh không cần thiết".

Tôi nhớ có lần chị ốm trong bệnh viện, mẹ đi chăm bị ngất xỉu... mới biết là mẹ bị bệnh tim. Lần đó, bố chưa kịp về, anh ở xa, còn tôi đi du học. Nhà neo người nên cũng lại mẹ một tay gắng gượng lo cho chị tôi. Sinh nhật mẹ, định rủ mẹ ra ngoài ăn cơm, uống trà hoa thì mẹ nằng nặc đòi... ăn chè cho đỡ tốn kém. Không lo được đám cưới đàng hoàng cho anh, mẹ tủi thân khóc tấm tức...

Nhiều lúc, thấy giận mẹ - hay lo nghĩ những chuyện tận đẩu tận đâu - nhưng tôi biết, mẹ là người yêu chúng tôi nhất trên thế giới này. Mẹ như cái cây, dồn hết tình thương và nhựa sống cho chúng tôi. Tôi ước gì lúc nào tôi có thể viết những bài văn về mẹ của tôi chứ không phải là một hình mẫu "điểm A" xa xôi nào đó...

Tôi muốn viết về bà tôi, dù ngày bé nhà tôi ở rất rất xa bà, và tôi chỉ mới được gần gũi bà mấy năm gần đây... Dù bà đã hơn 80 tuổi rồi, và đã "lầm cà lẩm cẩm" như người ta nói. Tôi thương bà quá những lúc bà lọ mọ đi hái rau muống ngoài ao, hay trẩy bưởi cho tôi ăn. Có bó rau má bằng nắm tay, bà cũng dúi cho mẹ tôi: "Mang lên mà xay cho chúng nó uống cho mát". Mỗi lần về quê, bà lại gói ghém tất tần tật "gia tài" của bà cho chúng tôi: khi thì là cuộn chỉ thêu màu xanh đỏ, khi là hai quả ớt chín, khi thì mấy quả cà chua...

Tôi thương bà quá, những lúc bà nói chuyện lầu bầu một mình, những buổi sáng sớm bà còng lưng ở một góc chợ... bán mớ rau hái được trên đồng. Tôi thương bà tóc bạc da mồi rồi vẫn giữ nếp sống lo toan hôm sớm của những ngày xưa... Tôi thương bà lúc bà lọ mọ nhóm bếp rơm, vì bà không biết dùng cái bếp ga "hiện đại" của ông mua về.

Tôi thương bà hay cằn nhằn bố vì ăn ít cơm, và giành ngồi đầu nồi để xới cho bố "hai xìa một bát" vì "bố mày không chịu ăn đến bát thứ hai cho đâu". Tôi thương bà những lúc bà tẩn mẩn bổ xoài cho tôi ăn, nhìn tôi nhăn mặt vì chua, bà cười móm mém. Tôi mong mình đủ yêu thương để cảm nhận hết những chăm lo của bà cho chúng tôi... Dù tuổi già đã làm bà quên trước quên sau, dù bà hay cư xử như "trẻ con" như lời các cô và ông hay chọc... Tôi mong tôi có thể sống hết mình vì con, vì cháu được như bà tôi.

Tôi sẽ viết về cô tôi. Ngày còn bé tôi nhớ mang máng tôi thương cô nhất. Vì cô hay dong tôi trên chiếc xe đạp đi học, và mua cho tôi chiếc vòng cổ trong veo, lấp lánh. Lần nào các cháu về, cô cũng lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lọc cọc đạp xe ra đồng bắt ngan về thổi cơm, bỏ cả buổi gặt để đỡ đần việc nhà...

Trưa trà trưa trật, cô mới tất tả dọn cơm cho hai đứa nhóc ở nhà: bữa cơm đạm bạc chỉ ruốc và bát canh rau luộc. Chưa bao giờ tôi thấy cô than phiền, trách móc điều gì. Chưa bao giờ thấy cô không chu toàn mọi việc cho ông bà và các cháu. Tôi mong tôi có thể trở thành một người phụ nữ nhân từ, hiền hậu, và giàu đức hy sinh như cô.


Có nhiều điều mà tôi - mười - tuổi có lẽ sẽ không bao giờ nhận ra trong bài tập làm văn của mình. Không biết, hai - mươi - bốn năm sau nữa, tôi có viết thêm nhiều điều khác về gia đình của mình không. Nhưng tôi mong tôi lúc nào cũng đủ yêu thương để hiểu rằng... tôi còn mải mê kiếm tìm điều gì ở đâu xa, mà quên rằng hạnh phúc đến từ những người rất bình thường sống quanh tôi?

Tôi mong mình có thể là một người như họ, đem yêu thương cho đi... mà chưa một lần đòi hỏi được nhận về.
 
P

phuongngan501

Tôi còn nhớ ngày bé, cô giáo hay ra đề tập làm văn: "Hãy viết về một thành viên mà em yêu quý trong gia đình". Tôi, một con bé 10 tuổi, nằm bệt ra bàn, còng lưng, hí hoáy viết. Bao giờ tôi cũng sẽ viết về mẹ (các bài văn mẫu mà tôi đọc đều là về mẹ cả): "Mẹ em da trắng ngần, mắt bồ câu lấp lánh. Tóc mẹ dài, đen nhanh nhánh. Em yêu nhất là đôi bàn tay búp măng của mẹ. Tay mẹ mịn màng hay xoa xoa má em mỗi lúc em ngoan...”.

Tôi nhớ tôi thường được điểm cao ngất ngưởng, những bài văn của tôi cô còn xin giữ lại để làm mẫu cho lớp sau. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về độ "hoàn hảo" của những tác phẩm đầu tay của mình.

Năm nay, tôi 24 tuổi. Thật buồn cười là tự nhiên tôi muốn viết lại cái đề tập làm văn ngày ấy. Xem thời gian có làm cho bài văn "điểm A" của tôi bớt "hoàn hảo" đi nhiều không.

Nhưng tôi sẽ bắt đầu với bố tôi. Vì hồi 10 tuổi, tôi chẳng biết viết gì về bố cả. Chả nhẽ lại khoe: "Mọi người bảo em giống bố, giống từ cái mũi tẹt lét trở đi đến nước da đen sì sì trở lại. Em sợ nhất là mỗi khi bố thơm lên má em, vì râu của bố rất cứng. Em cũng sợ bố vì nhiều điều khác nữa. Bằng chứng là, bình thường trông bố hiền vậy thôi chứ lúc bố cáu, bố hét to lắm làm em giật cả mình"?

Tôi nhớ, một lần cả lớp phải giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ, bạn nào cũng hồ hởi khoe: "Bố em làm bác sĩ, bố em làm giáo viên, bố em làm giám đốc công ty này công ty kia..." Oa, tôi thấy những ông bố ấy mới "oách" làm sao, còn bố tôi?

Suốt ngày thấy bố lọ mọ với dầu nhớt và đống máy cày, máy kéo. Tôi chuẩn bị mấy ngày liền, nghĩ nát óc mà vẫn không biết phải "khoe" về bố như thế nào. Cuối cùng, mẹ cũng giúp cho, mẹ bảo: "Bố là kỹ sư cơ khí". Tôi như gỡ đi được một cục đá to chảng trong lòng...

Bây giờ tôi sẽ không buồn thiu khi viết: "Kỹ sư bố phải về hưu sớm và ra Bắc vào Nam trên những chiếc xe tải cũ kỹ. Sau khi nghỉ việc, bố buôn bán phụ tùng máy kéo để nuôi chúng em ăn học".

Từ những giọt mồ hôi của bố, chúng tôi đã lớn lên. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi chậm tiền học phí, chưa bao giờ bố bắt các con chỉ thi đại học ở Cần Thơ để đỡ tiền trọ xa nhà. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi thua bè kém bạn.

Ra Hà Nội, bố bắt tôi đi tàu cho đỡ mệt còn bố vẫn cặm cụi xe khách, xe đò. Tôi chạy xe tay ga, tôi diện quần áo đẹp, bố vẫn cọc cạch chiếc xe 50 cà tàng không chịu thay... Tôi nghĩ, tôi đã đủ lớn khôn để có thể viết một bài văn đầy tự hào: Bố là bố tôi.

Tôi cũng sẽ viết về mẹ, bởi mẹ là cả tuổi thơ của tôi. Mẹ là bố - răn đe, la mắng tôi những lúc bố xa nhà. Mẹ là mẹ - khâu vá từng tấm áo manh quần cho tôi đến lớp. Da mẹ không trắng ngần như tuyết, mắt mẹ cũng không đen như than, đôi tay mẹ thô ráp. Nhưng mẹ đẹp chính trong sự tảo tần, lo toan, bảo bọc, che chở cho chúng tôi. Tôi nhớ hè nào mẹ cũng ngồi kèm cho chúng tôi học: làm trước những bài toán của năm sau và đọc sách văn học đến khi thuộc làu làu. Đi chợ, mẹ chỉ mang một số tiền ít ỏi theo người vì sợ mua những thứ "linh tinh không cần thiết".

Tôi nhớ có lần chị ốm trong bệnh viện, mẹ đi chăm bị ngất xỉu... mới biết là mẹ bị bệnh tim. Lần đó, bố chưa kịp về, anh ở xa, còn tôi đi du học. Nhà neo người nên cũng lại mẹ một tay gắng gượng lo cho chị tôi. Sinh nhật mẹ, định rủ mẹ ra ngoài ăn cơm, uống trà hoa thì mẹ nằng nặc đòi... ăn chè cho đỡ tốn kém. Không lo được đám cưới đàng hoàng cho anh, mẹ tủi thân khóc tấm tức...

Nhiều lúc, thấy giận mẹ - hay lo nghĩ những chuyện tận đẩu tận đâu - nhưng tôi biết, mẹ là người yêu chúng tôi nhất trên thế giới này. Mẹ như cái cây, dồn hết tình thương và nhựa sống cho chúng tôi. Tôi ước gì lúc nào tôi có thể viết những bài văn về mẹ của tôi chứ không phải là một hình mẫu "điểm A" xa xôi nào đó...

Tôi muốn viết về bà tôi, dù ngày bé nhà tôi ở rất rất xa bà, và tôi chỉ mới được gần gũi bà mấy năm gần đây... Dù bà đã hơn 80 tuổi rồi, và đã "lầm cà lẩm cẩm" như người ta nói. Tôi thương bà quá những lúc bà lọ mọ đi hái rau muống ngoài ao, hay trẩy bưởi cho tôi ăn. Có bó rau má bằng nắm tay, bà cũng dúi cho mẹ tôi: "Mang lên mà xay cho chúng nó uống cho mát". Mỗi lần về quê, bà lại gói ghém tất tần tật "gia tài" của bà cho chúng tôi: khi thì là cuộn chỉ thêu màu xanh đỏ, khi là hai quả ớt chín, khi thì mấy quả cà chua...

Tôi thương bà quá, những lúc bà nói chuyện lầu bầu một mình, những buổi sáng sớm bà còng lưng ở một góc chợ... bán mớ rau hái được trên đồng. Tôi thương bà tóc bạc da mồi rồi vẫn giữ nếp sống lo toan hôm sớm của những ngày xưa... Tôi thương bà lúc bà lọ mọ nhóm bếp rơm, vì bà không biết dùng cái bếp ga "hiện đại" của ông mua về.

Tôi thương bà hay cằn nhằn bố vì ăn ít cơm, và giành ngồi đầu nồi để xới cho bố "hai xìa một bát" vì "bố mày không chịu ăn đến bát thứ hai cho đâu". Tôi thương bà những lúc bà tẩn mẩn bổ xoài cho tôi ăn, nhìn tôi nhăn mặt vì chua, bà cười móm mém. Tôi mong mình đủ yêu thương để cảm nhận hết những chăm lo của bà cho chúng tôi... Dù tuổi già đã làm bà quên trước quên sau, dù bà hay cư xử như "trẻ con" như lời các cô và ông hay chọc... Tôi mong tôi có thể sống hết mình vì con, vì cháu được như bà tôi.

Tôi sẽ viết về cô tôi. Ngày còn bé tôi nhớ mang máng tôi thương cô nhất. Vì cô hay dong tôi trên chiếc xe đạp đi học, và mua cho tôi chiếc vòng cổ trong veo, lấp lánh. Lần nào các cháu về, cô cũng lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lọc cọc đạp xe ra đồng bắt ngan về thổi cơm, bỏ cả buổi gặt để đỡ đần việc nhà...

Trưa trà trưa trật, cô mới tất tả dọn cơm cho hai đứa nhóc ở nhà: bữa cơm đạm bạc chỉ ruốc và bát canh rau luộc. Chưa bao giờ tôi thấy cô than phiền, trách móc điều gì. Chưa bao giờ thấy cô không chu toàn mọi việc cho ông bà và các cháu. Tôi mong tôi có thể trở thành một người phụ nữ nhân từ, hiền hậu, và giàu đức hy sinh như cô.


Có nhiều điều mà tôi - mười - tuổi có lẽ sẽ không bao giờ nhận ra trong bài tập làm văn của mình. Không biết, hai - mươi - bốn năm sau nữa, tôi có viết thêm nhiều điều khác về gia đình của mình không. Nhưng tôi mong tôi lúc nào cũng đủ yêu thương để hiểu rằng... tôi còn mải mê kiếm tìm điều gì ở đâu xa, mà quên rằng hạnh phúc đến từ những người rất bình thường sống quanh tôi?

Tôi mong mình có thể là một người như họ, đem yêu thương cho đi... mà chưa một lần đòi hỏi được nhận về.
Bạn ơi,bạn nhầm rùi.Đề bài bảo mình là kể về 1 người thân,đằng này cậu lại kể tận 4 người.Thế là thế nào???@-)@-)@-)
 
Top Bottom