Văn 9 Tư vấn kĩ năng làm bài thi vào 10, dễ dàng phát huy khả năng đạt điểm 7 trở lên!

Status
Không mở trả lời sau này.

Nguyễn Phú Thu Dung

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng sáu 2017
422
74
61
Đà Nẵng
THPT Hòa Vang
Cái này chị đã nói ở đây nhé !! ^^



Mình không quên nha :< Chỉ là " tiện đây" hehe :">


Trên tất cả, chị thấy kĩ năng này là khó nhất đó. Kĩ năng này đòi hỏi người áp dụng linh hoạt và phải thật cản thận. Mình không được để thiếu ý mà lại phải viết ngắn gọn, khó hơn viết cả bài rất nhiều...
chị chô một đoạn vd đc ko ạ ? em chưa rõ lắm
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Chị ơi em có thắc mắc này, hi vọng được chị giải đáp. TRong phần nghị luận xã hội, có khi đề yêu cầu bài làm có một giới hạn về số câu, dòng nhất định. Em cứ bị viết dài mà hơi thừa thừa chút xíu, em muốn có bí quyết viết ngắn gọn vừa đủ mà vẫn đảm bảo nội dung ấy ạ. Nhiều khi bài dài là bị trừ điểm yêu cầu quy định :(
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Chị ơi em có thắc mắc này, hi vọng được chị giải đáp. TRong phần nghị luận xã hội, có khi đề yêu cầu bài làm có một giới hạn về số câu, dòng nhất định. Em cứ bị viết dài mà hơi thừa thừa chút xíu, em muốn có bí quyết viết ngắn gọn vừa đủ mà vẫn đảm bảo nội dung ấy ạ. Nhiều khi bài dài là bị trừ điểm yêu cầu quy định :(
tớ cũng bị như thế
sau này rút kinh nghiệm là gạch ý, lấy dẫn chứng ra nháp rồi quy định số câu cho 1 phần
dần dần thành thói quen là ok ngay thôi
chú ý dẫn chứng phải ngắn gọn, hàm súc và sát với thực tế và với đề bài . tránh lan man
 
  • Like
Reactions: ShennWhisper

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Các cậu! Chúng ta TIẾP TỤC CUỘC HÀNH TRÌNH nào! Với chủ đề " VIẾT THÂN BÀI NLXH NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐỦ?" Tích cực chạy tiếp thôi vì chúng ta gần thi rồi đó, vậy nên hãy trang bị những kĩ năng làm bài vững vàng nào. Mình mong khi vào phòng thi, các cậu có thể linh hoạt áp dụng những gì chúng ta đã trao đổi.Cố gắng đạt được kết quả cao nhất nha các cậu!
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
xin dàn bài chung NLVH voi mn
Nghị luận xã hội
Có 2 dạng:
+ Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí, tục ngữ, danh ngôn, lời hay, ý đẹp
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong xã hội.
Dàn bài khái quát:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:
1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
2. Biểu hiện
- Trong gia đình
- Trong nhà trường
- Trong xã hội
3.Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề
- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng ntn, đúng hay sau ?, tại sao lại như vậy?
-( Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)
-( Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
* Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.
4. Phân tích nguyên nhân của vấn đề
5. Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.
6. Ý nghĩa và hành động đúng
- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.
7. Mở rộng vấn đề ( nếu có)
- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
Bạn tham khảo nhé, mình lấy từ một bài viết cũ ở HMF
 
  • Like
Reactions: alalo@gmail.com

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
mình cần ngĩ luận văn học mà bạn hay ở trên là dàn bài chung cho NLVH va NLXH
ôi mình nhầm nhé, xin lỗi bạn
Kiểu 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ…)
- Trích dẫn thơ.
Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).
- Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.
Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Kiểu 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.
- Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó.
* Thân bài:
Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.
* Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.
Kiểu 3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Nội dung cần bàn luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm.
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận.
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng)
Kiểu 4. Nghị luận về một tình huống truyện.
Tình huống truyện:
- Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.
- Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.
Gồm có:
- Tình huống tâm trạng.
- Tình huống hành động.
- Tình huống nhận thức.

a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Kiểu 5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu yêu cầu đề bài.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
Kiểu 6. Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi.
A. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
B. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
Của @Dollee's Pii's nhé :D
 

Lucifer0810

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
152
124
59
20
Nghệ An
THCS Bạch Liêu
chị chỉ cho e vs ạ . Em viết nlxh còn non ko đủ ý và thường miên man , chị có thể giúp e vt lên tay hơn dc ko ạ , vs lại e còn căn h ko chuẩn nữa
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
chị chỉ cho e vs ạ . Em viết nlxh còn non ko đủ ý và thường miên man , chị có thể giúp e vt lên tay hơn dc ko ạ , vs lại e còn căn h ko chuẩn nữa
bạn căn thời gian theo từng phần ý
ví dụ có 120p
2 đoạn văn bạn dành ra 90 phút để làm . mỗi đoạn 45p
còn các câu hỏi nhỏ khoảng 30 phút là được
 

Eliza Zoey

Học sinh
Thành viên
12 Tháng mười 2017
134
186
46
TP Hồ Chí Minh
Trường .......
bạn căn thời gian theo từng phần ý
ví dụ có 120p
2 đoạn văn bạn dành ra 90 phút để làm . mỗi đoạn 45p
còn các câu hỏi nhỏ khoảng 30 phút là được
Các câu đọc hiểu chỉ cần 15' hoặc hơn tí nếu dành nhiều thời gian về cái đó cũng ko tốt
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom