C
conu
Câu 3, anh xin khẳng định chỉ có thể là đáp án C.
Một đặc điểm của Đường thi là "tả cảnh ngụ tình", mượn thiên nhiên để giãi bày tâm trạng con người.
Ta nhận thấy rõ điều này ở 2 câu đầu của bài "Mộ"
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"
Ta thấy rõ dù là miêu tả "chim mỏi về rừng" và "chòm mây", nhưng thi nhân ngầm gửi 1 nỗi buồn da diết, nỗi nhớ quê hương của người con tha hương lữ thứ đang ở miên sơn cước xa lạ của nơi đất khách quê người (con chim kia còn có nơi trở về theo cái chu kì của 1 ngày, còn Bác vẫn đang phải trên đường "53 cây số 1 ngày, áo mũ dầm mưa rách hết giày"), những bước chân nặng nề được gửi vào chữ "mạn mạn" (2 thanh trắc như cái di chuyển ko thanh thản của 1 đám mây cô đơn, lạc lõng kia). 2 câu thơ đầu cảnh vật buồn, thê lương bởi tâm trạng thi nhân cũng đang buồn, cảm thấy cô đơn nơi viễn xứ.
Các đặc điểm còn lại ở 3 đáp án A, B, D đều có trong bài "chiều tối" nhưng ko mang giá trị cổ điển, nên ta loại trừ.
Thơ xưa thường nhìn thiên nhiên mà suy ngẫm về nỗi buồn thân phận, nhìn thiên nhiên để thấy cái gì như xa xăm, như biến mất vào cõi hư vô, vô vọng, thơ xưa cũng nhìn thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng nên vẻ đẹp của thiên nhiên là mẫu mực (chứ ko phải con người như trong thơ ca về sau này), hình ảnh trong Đường thi thường phải là những vẻ đẹp cao quý như tùng, cúc, trúc, mai, hay liễu... nên ít khi lại đưa những hình ảnh người dân lao động vào làm hình tượng. Cứ từ những đặc điểm trên mà suy ra thôi, câu 3 này cần kiến thức có hệ thống 1 chút.
Một đặc điểm của Đường thi là "tả cảnh ngụ tình", mượn thiên nhiên để giãi bày tâm trạng con người.
Ta nhận thấy rõ điều này ở 2 câu đầu của bài "Mộ"
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"
Ta thấy rõ dù là miêu tả "chim mỏi về rừng" và "chòm mây", nhưng thi nhân ngầm gửi 1 nỗi buồn da diết, nỗi nhớ quê hương của người con tha hương lữ thứ đang ở miên sơn cước xa lạ của nơi đất khách quê người (con chim kia còn có nơi trở về theo cái chu kì của 1 ngày, còn Bác vẫn đang phải trên đường "53 cây số 1 ngày, áo mũ dầm mưa rách hết giày"), những bước chân nặng nề được gửi vào chữ "mạn mạn" (2 thanh trắc như cái di chuyển ko thanh thản của 1 đám mây cô đơn, lạc lõng kia). 2 câu thơ đầu cảnh vật buồn, thê lương bởi tâm trạng thi nhân cũng đang buồn, cảm thấy cô đơn nơi viễn xứ.
Các đặc điểm còn lại ở 3 đáp án A, B, D đều có trong bài "chiều tối" nhưng ko mang giá trị cổ điển, nên ta loại trừ.
Thơ xưa thường nhìn thiên nhiên mà suy ngẫm về nỗi buồn thân phận, nhìn thiên nhiên để thấy cái gì như xa xăm, như biến mất vào cõi hư vô, vô vọng, thơ xưa cũng nhìn thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng nên vẻ đẹp của thiên nhiên là mẫu mực (chứ ko phải con người như trong thơ ca về sau này), hình ảnh trong Đường thi thường phải là những vẻ đẹp cao quý như tùng, cúc, trúc, mai, hay liễu... nên ít khi lại đưa những hình ảnh người dân lao động vào làm hình tượng. Cứ từ những đặc điểm trên mà suy ra thôi, câu 3 này cần kiến thức có hệ thống 1 chút.
Last edited by a moderator: