[TƯ LIỆU -THẢO LUẬN] Các tài liệu Văn lớp 11 (Đề cương, đề thi,...)

Q

quinhmei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề cương ôn tập
môn Ngữ Văn lớp 11

Tác giả: Thầy giáo Trần Văn Thương.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Download theo link sau:
Đề cương ôn tập Môn Ngữ Văn lớp 11








[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Q

quinhmei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ĐỀ THI] OLIMPIC 30/4 - VĂN 11- 2002

Sở Giáo Dục & Ðào Tạo
TP. HỒ CHÍ MINH
Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN VIII - NĂM 2002
MÔN VĂN HỌC KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút



Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số .... ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài



"Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực".
( Thời và thơ Tú Xương - Nguyễn Tuân )


Phân tích bài thơ Xuân của Trần Tế Xương để làm rõ ý kiến trên.

Xuân
Xuân từ trong ấy mới ban ra,
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà.
Ðì đẹt ngoài sân, tràng pháo chuột
Loẹt loè bên vách bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giày dép,
Ðen thủi đen thui, cũng lượt là.
Dám hỏi những ai nơi cố quận,
Rằng xuân, xuân mãi thế ru mà ?

( Thơ Trần Tế Xương - Nguyễn Ðình Chú, Lê Mai - Nhà xuất bản Giáo dục 1984 )



Chú thích

1. Trong ấy: trong Huế. Mỗi năm triều đình nhà vua làm lễ xong mới ban lịch ra cho dân dùng. Nhà thơ nói mỉa là chỉ bắt đầu ngày đó, nhân dân mới được xem là có xuân.
2. Tranh gà: tranh vẽ gà, thường được treo trong các ngày tết.


HẾT
 
Q

quinhmei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ (2007)



ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 11
(Thời gian làm bài 180’)
Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt.

Câu 1: ( 10 điểm )
Khóc Dương Khuê là nỗi đau mất bạn hay nỗi cô đơn thống thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến giữa cuộc đời ?

Câu 2: ( 10 điểm )
Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng nhà văn gửi gắm qua trang viết.

*************************
 
Q

quinhmei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MAY QUÁ, TÌM ĐƯỢC ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT CỦA ĐỀ TRÊN. CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.

ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 11
Câu 1 :
I.Kỹ năng:
1.Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
2.Hiểu đúng yêu cầu đề bài : Luận đề là một câu hỏi hướng đến việc xác định và phân tích tâm trạng chủ đạo của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
3.Biết lựa chọn những ý thơ tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc.
4.Hình thức diễn đạt: bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc.
II.Nội dung :
1.Trình bày ý kiến về luận đề: Khẳng định được bài thơ bày tỏ nỗi đau mất bạn nhưng chiều sâu tâm trạng của nhà thơ là nỗi cô đơn giữa cuộc đời.
2.Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến đã nêu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật hai ý sau:
a.Nỗi đau mất bạn ( ý phụ ):
Qua sự phân tích âm điệu, biện pháp tu từ, từ ngữ hình ảnh trong bài thơ, học sinh làm nổi bật nỗi bàng hoàng, đau đớn, xót xa, nghẹn ngào…
b.Nỗi cô đơn thống thiết ( ý chính ):
Tập trung phân tích những đoạn thơ sau:
·“ Rượu ngon………..mà đưa”
Cần làm nổi bật sự trống trải, cô đơn thống thiết, thiếu vắng tri âm (chú ý phân tích nhịp thơ, kết cấu trùng điệp)
·“ Giường kia ……….. tiếng đàn”
Cần làm nổi bật sự hụt hẫng chơi vơi trong nỗi cô đơn (chú ý phân tích bút pháp ước lệ, sử dụng sáng tạo điển tích, từ láy biểu cảm).
3.Nguyên nhân tâm trạng : Nỗi cô đơn của nhà thơ giữa cuộc đời vì mất người bạn tri âm khi đang nhiều tâm sự u uất, ít người thấu hiểu, sẻ chia.
III.Biểu điểm:
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc, tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.
* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.
Câu 2 :
I. ĐÁP ÁN.
1. Yêu cầu chung:
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, hiểu và phân tích đúng trọng tâm yêu cầu của đề về tấm lòng nhân đạo cua nhà văn Nam Cao qua hình tương nhân vật Chí Phèo; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện qua các khía cạnh sau:
-Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự xót thương đồng cảm chân thành với số phận người nông dân bị lưu manh hoá, bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình, bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện và chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời.
-Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân trong hoàn cảnh bị lưu manh hoá với khát khao sống lương thiện và được yêu thương, khẳng định bản chất lương thiện, khẳng định sức mạnh cảm hoá của tình thương, tình người.
-Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn lên án những thế lực đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng, đồng tình và đấu tranh cho khát vọng sống lương thiện của con người.
* Trong bài viết học sinh cần nêu được nét mới mẻ trong tư tưởng của Nam Cao: Trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo truyền thống, nhà văn đã có những phát hiện riêng về người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
II. BIỂU ĐIỂM.
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc, tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.
* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.


 
T

trinhluan

Thi HSG môn văn!lớp 11

câu 1: (6 điểm)

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Trong khoảng một trang giấy thi hãy phát biểu những suy tưởng của Anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Câu 2(6 điểm)
Trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" khi chuyến tàu đêm đã rời ga phố huyện Thạch Lam viết:"Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội thật xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên khác hẳn cái vầng sáng của mẹ con chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên ắng,"
=>Phân tích đoạn văn trên từ đó nhận xét về giọng văn của Thạch Lam và rút ra chủ đề của tác phẩm"Hai đứa trẻ".
Câu 3:(8 điểm)
Theo Lê-ô-nốp: "Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức và khám phá về nội dung".
Theo anh chị có thể xem truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm như thế được không? Từ những hiểu biết về tác phẩm này. Anh chị hãy chứng minh cho ý kiến của mình.

Hết.
.....................Giám thị coi thi không giải thích gì thêm....................
 
D

daokhanhngoc

Ôi ,đề hay thật đấy! Thật tuyệt! Mình nghĩ đề này không khó bởi nói chung thì đây cũng chỉ là kiến thức căn bản mà mình phải bit thôi ,quan trọng là viết thế nào cho hay ! Hai đứa trẻ và Chí Phèo là 2 tác phẩm cực kì nổi tiếng ,viết về vấn đề này cũng đã có nhìu người nên mình sẽ ko nói thêm về 2 câu sau nữa!Còn câu hỏi thứ nhất thực sự đã đem đến cho mình nhiều cảm xúc!
Giữa một vùng đất sỏi đá khô cằn hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp!
Câu văn gợi cho mình nhiều lien tưởng thú vị! Điều đầu tiên tất nhiên là về những bông hoa dại ven đường ,đẹp một vẻ đẹp bình dị ,dân dã. Đẹp một cách kì lạ!Không hiểu sao khi đọc câu văn này trong tâm tưởng mình vang lên một câu hát" Ngày ấy anh tặng em nhành hoa dại , và nói hoa đẹp như một đoá hồng ,chỉ có anh và em nhìn thấy ,hương sắc hoa nơi ven đường......" Cái này mình nghĩ nên nói thêm một chút về những vẻ đẹp bình dị nơi cuộc sống ,đừng hướng tới những cái quá cao xa ,hãy biết tận hưởng những đẹp tươi của cuộc sống đang hiện hữu quanh ta!
Còn cái thứ 2 mình nghĩ nên gọi là nghĩa bóng! Dù là trong môi trường nào ,dù ở một nơi ntn thì con người vẫn vươn lên và toả sáng ! Ta chợt nghĩ tới ông trạng nổi tiếng một thời Mạc Đĩnh Chi với bài phú "Hoa sen trong giếng ngọc " nức tiếng xa gần ,nghĩ tới cậu bé Nguyễn Hiền 13 tuổi đã đỗ trạng nguyên vượt bao gian khó! Đó là chuyện xưa ,còn trong thời đại ngày nay vẫn còn bao nhiêu con người như thế ,cần mẫn vươn lên và toả sáng dù là trong bùn lầy u tối! Họ như những bông sen ," gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"Bạn có biết về chuyện một cô gái mua đồng nát đỗ 2 trường đại học ,biết về bạn Thanh Lam ,lẽo đẽo theo chiếc xích lô của cha mà cũng đến được thành Roma để nhận huy chương Bạc Vật lí toàn cầu ,biết về cô bé bán khoai Bình Gấm đỗ cả ba trường đại học chẳng nệ đề thi khoai........và còn bao nhiêu tấm gương khác nữa! Họ thực sự là những bông hoa dại vẫn nở ngát hương giữa một vùng đất sỏi đá khô cằn! Và tôi cảm thấy tự xấu hổ cho bản thân mình@ Vì họ "cao" hơn tôi nhiều quá! Hôm nay ,tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình đủ đầy , có cha mẹ nâng niu ,chăm sóc , chỉ có ăn với học mà cũng đợi cha mẹ nhắc nhở ,hò hét tối ngày trong khi họ........................
Ôi mình ngại viết quá ,nhưng nói chung mình nghĩ có 2 ý chính này với ý nói về bản thân là 3 ,nêu được 3 ý đó là đủ rồi ! Viết có trong 1 trang giấy cũng không phải là dài , viết hay hay ,có hình ảnh ,có những liên tưởng sinh động ,đem lại nhìu suy nghĩ cho BGK là ít nhất cũng được 4-5 điểm bài này í mà! Hai cái câu kia thì người ta nói maix rồi ,mình có nói cũng chỉ là nói lại! Với lại đi thi thì chắc chắn thầy cô nào chẳng ôn 2 đề này! Nếu bài này bạn viết hay thì sẽ đem lại nhiều cảm tình cho BGK ,điểm sẽ được ưu ái chút chút! Mà sao các cậu thi HSG muộn nhỉ ,bọn tớ thi QG lâu lắm rồi mà ,hơn một tháng rồi thì phải ,từ 13-14 tháng 3 , hình như vậy!
Hễ gì được giải gì thì báo cho cả nhà nhé:)>-
 
H

hacxanh

[văn11]đề thi chọn hsg trường tớ>"<

Câu 1(3đ) : Viết 1 bài văn ngắn (tối đa 2 trang giấy thi) bàn về đề tài : Xin lỗi-một hành vi văn hoá, đạo đức.
Câu 2(7đ) :
Khác biệt trong cảm nhận về sự chia lìa của Xuân Diệu ở đoạn thơ:
“...Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?”​
(Vội vàng)​
Và Hàn Mặc Tử trong đoạn thơ:
“...gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thui, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”​
(Đây thôn Vĩ Dạ)​
<p/s: tớ làm bài hok đc tốt nên hok post ý kiến lên đây :D>
 
H

hacxanh

hic
hok có bạn nào làm àh???
vậy tớ post mấy ý chính tớ nhớ trong bài của tớ ná :D
câu 1:
MB: trong cuộc sống thường nhật, mỗi sự việc đã, đang và sẽ xảy ra cần đến lời xin lỗi. Thế nhưng khi con người gấp gáp hòa mình trong guồng quay vô hình của thời gian, sự xin lỗi dường như bị lãng quên, bị bỏ rơi mất ngoài lề nếp sống văn minh.
TB: đưa ra các ý kiến, nhận định sai lệch sau đó dùng bp lập luận bác bỏ để dẫn dắt đến vs quan niệm đúng về hành vi xin lỗi:
_có ý kiến cho rằng: "xin lỗi là hành vi khách sáo" hok thể đồng tình vs quan niệm này đc vì khi bản thân ta mắc lỗi vs 1 ai đó, có thể ng` khác hok câu nệ chuyện xin lỗi nhưng nếu ta biết nói lời xin lỗi kèm theo thái độ chân thành chắc chắn sẽ nhận đc sự tôn trọng nơi ng` khác. Họ sẽ mỉm cười chấp nhận lời xin lỗi và hơn nữa sẽ dõi theo, cổ vũ công việc của chúng ta. bản thân chúng ta sẽ cảm thấy có niềm tin, động lực để hoàn thành tốt công việc.
_bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng :" chúng ta chỉ xin lỗi khi có lỗi" Việc xin lỗi khi có lỗi và sửa chữa lỗi lầm là hiển nhiên. nhưng cũng cần nhận thấy rằng, trong cuộc sống, nhìu việc diễ ra hok phải do lỗi của ta nhưng chúng ta vẫn cần xin lỗi. Trong những trường hợp này có thể coi lời xin lỗi như sự bày tỏ lòng biết ơn, để con ng` gần nhau hơn
==>hành vi xin lỗi là thước đo văn hóa, đạo đức của mỗi ng` trong cuộc sống, trong giao tiếp...
_mở rộng : trong cuộc sống cần nói lời xin lỗi đúng lúc. muốn làm đc điều đó trước hết mỗi chúng ta cần hiểu đầy đủ ý nghĩa của hành vi xin lỗi.
KB: khái quát lại, đề cao khẳng định: hành vi xin lỗi là thước đo thể hiện văn hóa, đạo đức của mõi ng`.
 
K

khoc1lan

đề thi cuối học kì ( ai lam` đc poss cho tôi với)

phân tích tác phẩm từ ấy của tố hữu



:D
 
H

hacnho

hehe, e nè,hum nọ e chỉ cho c roài thi...kakakakkakaa...nhớ thank e đó nhá >.<
 
P

pinkgerm

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng

Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

“Dù ai thay ngựa giữa dòng

Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi
Vẫn là ta đó những khi

Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi

Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói “ Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

“Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

Mặt trời chân lí chói qua tim
Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót.Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời.

“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

Để tình trang trải với trăm nơi



Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bấc cù bơ.



Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn”là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”,để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng:

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho.

Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân..
 
Last edited by a moderator:
P

pinkgerm

phân tích từ ấy
Tố Hữu là bút danh Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, tại Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà thơ lớn của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời của Tố Hữu gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông. Mỗi tác phẩm của thi sĩ là một chặng đường lịch sử, là một chiến công của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ Tịch: “Từ ấy” (1937-1946), “Việt Bắc” (1954), “Gió lộng”(1961), “Ra trận” (1972), “Máu và hoa” (1977)…

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu. Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao
“Từ ấy” là lúc, là khi nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

Mặt trời chân lí chói qua tim
Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót.Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời.

“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

4. Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ
-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu
-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

mình st dđ 2 bài nỳ, post chia sẻ cùng bn nà,bn tham khảo đy và chuúcbn làm bài thi hk tốt na

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc,là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu.
 
N

naan_kaken

cái này bạn vào google tìm đê! nhìu lém! bọn tớ sắp thi học kì, thấy bảo có khả năng vào 2 bài thơ cách mạng : từ ấy và Mộ
 
G

gypsy

[Văn 11] Đề thi HKII

mới thi chiều nay, post lên cho mọi ng` tham khảo :) có 2 đề cho 2 ban, mỗi ban 2 câu.
nếu dc thì mọi ng` lập dàn ý luôn nhé :)

*Ban tự nhiên (chương trình chuẩn)
1, Anh (chị) suy nghĩ j về hiện tượng "nghiện' Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
2, Tác phẩm của Tố Hữu nói chung thuộc loại thơ trữ tình chính trị thể hiện lẽ sống lớn, tính cảm lớn. Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ "Từ ấy" để làm sáng tỏ nhận định trên

*Ban cơ bản (chương trình nâng cao)
1, Trong thu gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ viết:
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên của Bác Hồ
2, Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khổ thơ đầu trong bài "Tràng giang" của Huy Cận
 
N

ngoisaonhoxinh

[van 11_HKII]

I(3 đ)
1. ngôn ngữ tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Loại hình ngôn ngữ tiếng việt có những đặc điểm j ? Cho VD
2. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ tràng giang của Huty Cận
II(7 đ)
Anh <<chị>> hãy phân tích cài thơ chiều tối và qua đó làm nổi rõ vẻ đẹp tâm hồn của tác giả

<<cái đề thấy ghét>>
 
T

thanhthuytu

I(3 đ)
1. ngôn ngữ tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Loại hình ngôn ngữ tiếng việt có những đặc điểm j ? Cho VD
2. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ tràng giang của Huty Cận
II(7 đ)
Anh <<chị>> hãy phân tích cài thơ chiều tối và qua đó làm nổi rõ vẻ đẹp tâm hồn của tác giả

<<cái đề thấy ghét>>

Bạn ơi! Cái đề này là đề thi học kì 2 chuyên hay không chuyên thế bạn!!! Bạn post lên là nhờ giúp đỡ hay sao?
 
N

ngoisaonhoxinh

không chuyên & chi cho cac bạntham khảo thui bài thì làm hôm wa rui nên cũng không cần các bạn giúp mình :)
 
H

hailan747

nhìn đề này là đề không chuyên nhưng cũng hơi khổ đấy
đề không khó nhưng dễ bị nhầm đề lạc đề
 
P

pinkgerm

mai tớ thi rùi, tớ sợ vào bài chiều tối(hồ chí minh) lém pàkon uj, huuuuuuuuuuuu huuuuuuuuuuu
thơ của bác hay, hay thiệt là hay nhưng trong từng câu thơ của bài thơ chất trữ tình luôn đồng hành song song cùng chất thép nên kho phân tích, hjxhjx....................
 
C

chihieuhp92

hum nọ thi học kỳ văn trường mình cho 2 đề về đây thôn vĩ dạ và chiều tối được lựa chọn 1 trong 2 để làm
cuối cùng nghĩ thế nào chọn chiều tối, và phân tích hết đúng 1 tờ giấy thi :).
thơ bác hay thiệt :)
 
H

hailan747

các bạn có thể tham khảo đề thi văn mới sáng nay của tụi tớ
CÂU 1:hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "cái bao"trong truyện ngắn "người trong bao"của sê-khốp
CÀU 2:anh/chị quan niệm như thế nào về một cuộc sống hữu ích.Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng ,trong đó vận dụng ít nhất hai thao tác lập luận đã học
II PHẦN RIÊNG(5đ)
A chương trình chuẩn
vẻ đẹp cổ điển trong bài "tràng giang "của HUY CẬN
B chương trình nâng cao
về hình tượng người tù HỒ CHÍ MINH qua một số bài thơ "chiều tối","lai tân","giải đi sớm"
các bạn cần hỏi chỗ nào mình sẵn sàng giúp đỡ
chúc các bạn thành công
 
S

seu_do

hum nọ thi học kỳ văn trường mình cho 2 đề về đây thôn vĩ dạ và chiều tối được lựa chọn 1 trong 2 để làm
cuối cùng nghĩ thế nào chọn chiều tối, và phân tích hết đúng 1 tờ giấy thi :).
thơ bác hay thiệt :)

Bạn này cókhi là học cùng trường vói mình cũng nên =)) :p
Trần Phú hả bạn :)&gt;-
Bạn làm Chiều tối là hơi mạo hiểm đó :). Lớp tớ làm bài đó hồi kt 1 tiết mà bị có 5 điểm :|
Bài tùy có thể mình thấy k khó nhưng trong cách diễn đạt để nổi bật ý cổ điển và hiện đại là khá khoai @-)


1. ngôn ngữ tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Loại hình ngôn ngữ tiếng việt có những đặc điểm j ? Cho VD

Câu này hiểm thế =)). Bọn tớ vào câu này chắc die cả lũ =))

Vậy các bạn làm đc bài tốt ko nhỉ :D


Trường tớ có câu Nghị luận XH về nghề nghiệp và lối sống
Trong đó có câu Nghề nghiệp là "Quan điểm của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp" mà có khi mình làm nhầm rồi :|. Bạn nào có đóng góp cho tớ đề này với /:)
 
2

251192

các bạn có thể tham khảo đề thi văn mới sáng nay của tụi tớ
CÂU 1:hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "cái bao"trong truyện ngắn "người trong bao"của sê-khốp
CÀU 2:anh/chị quan niệm như thế nào về một cuộc sống hữu ích.Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng ,trong đó vận dụng ít nhất hai thao tác lập luận đã học
II PHẦN RIÊNG(5đ)
A chương trình chuẩn
vẻ đẹp cổ điển trong bài "tràng giang "của HUY CẬN
B chương trình nâng cao
về hình tượng người tù HỒ CHÍ MINH qua một số bài thơ "chiều tối","lai tân","giải đi sớm"
các bạn cần hỏi chỗ nào mình sẵn sàng giúp đỡ
chúc các bạn thành công

_____________________-
bạn co' thể cho mình cái dàn bài của bài "tràng giang" không?mai mình thi mà bài này học không vào.thank nhìu
 
Top Bottom