Sử 7 Trong khởi nghĩa Lam Sơn từng diễn ra 2 hội thề, đó là những hội thề nào?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Hội thề Lũng Nhai:
Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[1] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[2].
Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.
Cúi xin chứng giám cho:
Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.
Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.
(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.
Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.
Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.
Kính xin có lời thề.
2, Hội thề Đông Quan:
Ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã diễn ra, gọi là hội thề Đông Quan, đây là một hình thức định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức, theo đó buộc quân Minh tuyên thệ rút hết về nước sau thất bại nặng ở trận Tốt Động-Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11, 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427).
Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông tổng tư lệnh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân. Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được trở về quê hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn, như trong bài cáo:
"...Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay..."
Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom