Sử 12 Triều Tiên (1953 - nay)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện hai nhà nước với hai thể chế chính trị khác nhau: miền nam là Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được Mĩ và các nước phương Tây giúp đỡ, miền bắc là thành lập Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên theo con đường xã hội chủ nghĩa, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc
- Vĩ tuyến 38 cho đến ngày nay là ranh giới chia cắt giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên, và đây chính là dấu vết của chiến tranh lạnh để lại sau khi nó kết thúc vào năm 1989.
2. Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1948 trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện hai nhà nước là Triều Tiền ở phía bắc và Hàn Quốc ở phía nam
- Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên diễn ra giữa hai nước ở cả hai miền, với mỗi nước đều được hậu thuẫn bởi Liên Xô và Mĩ. Năm 1953, hai nước bất phân thắng bại và phải ký Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm (7/1953), vĩ tuyến 38 được coi là ranh giới chia cắt hai miền.
- Từ sau 1953, hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng mâu thuẫn với những chế độ đối nghịch và cả hai đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của cả nước. Ở Triều Tiên, cơ sở hạ tầng được xây dựng và kinh tế và văn hóa giáo dục có bước phát triển đáng kể. Sau khi Liên Xô sụp đổ, kinh tế Triều Tiên gặp khó khăn, đến năm 1995 được phục hồi nhưng không tiến triển nhiều. Hàn Quốc có sự phát triển nhanh chóng với “kỳ tích sông Hàn” (1960 - 1980) trở thành một “con rồng kinh tế” ở châu Á với tỉ lệ tăng trưởng cao. Sau năm 1990, Hàn Quốc vươn lên là cường quốc kinh tế thứ 11 trên thế giới (1992) với tổng sản phẩm quốc dân là 329,8 tỉ USD.
- Năm 1991, Triều Tiên và Hàn Quốc tham gia Liên Hiệp Quốc, đồng thời bắt đầu cuộc đàm phán liên Triều. Năm 1994, đàm phán liên Triều bị bế tắc do chủ tịch Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) qua đời đột ngột.
- Năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il. Cùng năm đó, Tổng thống Hàn Quốc được trao giải thưởng Nobel Hòa bình.
Năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun tới Bình Nhưỡng (Pyongyang) hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Họ đã ký Tuyên bố hòa bình kêu gọi đàm phán để thay thế Hiệp ước đình chiến năm 1953 khi mà vẫn còn 750.000 người có gia đình ly tán.
- Năm 2017, sau khi cầm quyền khá lâu, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khởi động các chương trình hạt nhân và phát ngôn thù địch làm Hàn Quốc lo ngại.
- Nhưng đến năm 2018, Triều Tiên thay đổi chính sách hòa dịu: sáng ngày 27/4/2018, lãnh đạo Triều Tiên bước qua đường phân định ranh giới quân sự giữa hai miền, trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc kể từ khi cuộc chiến tranh liên Triều kết thúc vào năm 1953. Sau đó, lãnh đạo Triều Tiên mời Tổng thống Hàn Quốc sang đất Triều Tiên. Sự kiện này mở ra một trang sử mới: kỷ nguyên của Hòa bình (theo báo Reuter). Cũng trong ngày 27/4/2018, hai lãnh đạo ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, trong đó Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, giảm căng thẳng ở biên giới, dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mĩ với Triều Tiên.
photo1524793089327-152479308932737970407.jpg
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom