Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) .Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh".Tháp Bút dựng trên một cái gò chất đầy đá hộc, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi, tên là Độc Tôn. Ở đầu cầu Thê Húc là Đài Nghiên, nghiên được đặt trên tòa cửa đầu tiên dẫn vào đền, là một nghiên mực bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm. Bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi 2m, có ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ rất hàm súc, tạm dịch: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá. ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".
Là đền Ngọc Sơn ..
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Lịch sử:
Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.
Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài kí "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết : "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".
Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.[65]
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển.[65]
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.[66] Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án.[67][68] Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.[69] Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.[70]
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động.[71] Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.[72] NGUÔN:http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội#Kinh_t.E1.BA.BF
Phố Hàng Cháo bắt đầu từ ngã năm Nguyễn Thái Học – Hùng Vương, chạy dài 200m đến phố Tôn Đức Thắng, nằm trên đất thôn Cổ Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương thời Nguyễn. Trước đây dân làng Đông Lỗ, Kim Động, Hưng Yên ra đây dựng lều, lán,sản xuất và bán loại hương đen thờ cúng ngày giỗ Tết. Lúc ấy phố được gọi tên là phố Hàng Hương. Năm 1945, nạn đói hoành hành, một số gia đình ở huyện Bình Lục, Nam Hà chạy lên đây ngụ cư kiếm sống. Đàn ông thì đi bốc vác, làm thuê, kéo xe. Phụ nữ nấu cháo bán ngay tại phố: Cháo trắng, cháo trai, cháo đậu đen, cháo đậu phụ… Nhiều người còn quẩy gánh cháo bán rong khắp nơi ở Hà Thành. Từ năm 1947 phố được đổi là phố Hàng Cháo. Tên phố tồn tại đến nay. Phố Nguyễn Cao
Phố Nguyễn Cao nối từ ngã tư phố Lê Quý Đôn, đến ngã ba phố Lò Đúc, dài 330 mét, vốn là đất thôn Cảm Ứng, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ XIX, thôn Cảm Ứng hợp với thôn Yên Hội thành thôn Cảm Hội, tổng Hậu Nghiêm đổi thành tổng Thanh Nhàn. Thời Pháp thuộc là phố 163. Sau Cách mạng tháng Tám mang tên Nguyễn Thị Bình. Thời kháng chiến chín năm có tên Chu Mạnh Trinh, tác giả bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” nổi tiếng: Tháng 6/1964, phố chính thức mang tên Nguyễn Cao.
Phạm Huy Thông
Phố được đặt tên Phạm Huy Thông từ năm 2001. Tiến sĩ Phạm Huy Thông sinh năm 1916, ở làng Đào Xá, Ân Thi, Hưng Yên. Năm 1937, tốt nghiệp cử nhân Luật tại Hà Nội, năm 1942 ông đậu Tiến sĩ Luật tại Pháp, rồi Thạc sĩ Sử – Địa tại Pháp. Ông từng giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm, Viện trưởng Viện khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam….Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Bà Triệu, “phố nhà băng”, “phố Tháp đôi”…
Phố Bà Triệu dài gần 2000m,bắt đầu từ ngã tư Hàng Khay – Tràng Thi đến đường Đại Cồ Việt, nguyên là đất của nhiều làng cũ như Vũ Thạch, Phúc Lâm, Phục Cổ, Hồi Mỹ, Thể Giao, Long Hồ, thuộc tổng Tả Đình. Làng Long Hồ sau hợp với làng Hậu Phong Vân thành làng Vân Hồ, hiện còn chùa Vân Hồ có mặt chính ở phố Lê Đại Hành, mặt sau thông sang phố Bà Triệu.
Đường Hùng Vương
Dựa vào những căn cứ khoa học, ngành sử học nước ta đã nhận định về thời đại Hùng Vương như sau: Cách đây khoảng 4.000 năm, cùng với thời đại đồng thau phát triển, nước ta đã bước vào thời kỳ Hùng Vương. Lúc này, các bộ lạc thuộc tộc Việt gồm Lạc Việt và Âu Việt đã sống rải rác ở các khu vực như Bắc Bộ, trung du, đồng bằng châu thổ…
Phố Lò Đúc
Phố dài tương đối, nhỏ nhắn nối từ Ô Cầu Đền lên ngã năm Phan Chu Trinh – Hàm Long. Con phố nhìn mướt mát, kể cả ngày hè nóng bức nhất cũng vẫn rợp bóng cây.
Phố Hàng Da
Thời Nguyễn đây là đất thôn Yên Nội, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, một số người buôn bán da trâu, bò, về ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương để chế biến. Thành phẩm da khô được mang ra chợ Hàng Da bán. Lúc ấy chợ chỉ là vài cái lều dựng tạm kiểu chợ làng. Năm 1937- 1938 xây chợ, mặt hàng da thuộc bày bán khắp chợ và tràn ra cả phố. Từ ấy chợ và phố đều mang tên Hàng Da. Sau này nghề da thuộc được công nghệ hoá, tập trung vào các xưởng lớn như Nhà máy da Thụỵ Khuê.
Phố Lý Thường Kiệt cùng với phố Trần Hưng Đạo, phố Hai Bà Trưng và phố Tràng Thi là dãy phố song song được xây dựng từ thời Pháp thuộc theo quy hoạch và kiến trúc Đông Dương, vắt ngang trung tâm thành phố, từ Đông sang Tây. Đây là khu phố hiện đại, lịch sự và sầm uất nhất nhì thủ đô trước đây.
Phố Lý Thường Kiệt dài 1763m, kéo dài từ phố Lê Thánh Tông đến đường Lê Duẩn, cắt các phố Phan Huy Chú, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàng Bài, Bà Triệu, Quang Trung, Thợ Nhuộm, Quán Sứ, Phan Bội Châu, thuộc quận Hoàn Kiếm.
Con phố mang tên Lý Thường Kiệt (1019-1105), một danh tướng thời Lý, người ở phường Yên Xá, bên bãi sông Hồng. Ông nguyên họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, do có công quán xuyến mọi việc cung đình, được vua ban quốc tính mới đổi sang họ Lý.
Ông là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất. Sang đời Nhân Tông, ông cùng Lý Đạo Thành giúp vua trẻ Lý Nhân Tông xây dựng nước Đại Việt thành một quốc gia phong kiến cường thịnh. Ông là người có công lớn trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống cuối năm 1077.
Thời Pháp thuộc, phố có tên là Đại lộ Carreau. Sau năm 1945 phố mang tên Lý Thường Kiệt. Điều đặc biệt của con phố là mặc dù nằm ngay khu trung tâm của thành phố nhưng lại không phải là một phố buôn bán.
Không giống với kiến trúc của phố cổ - san sát những ngôi nhà hình ống, luôn hối hả kẻ mua người bán, phố Lý Thường Kiệt thuộc “biên chế” khu phố Tây, nằm gọn trong lòng phố có nhiều khách sạn, nhà hàng, bar cà phê và có cả những ngôi nhà, biệt thự nhỏ được thiết kế theo kiến trúc châu Âu.
Phố Lý Thường Kiệt được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Hàm Châu (tổng Hậu Nghiêm), thôn Vũ Thạch Hạ (tổng Tả Nghiêm), thôn Nam Phụ và Nam Hưng (tổng Tiền Nghiêm), huyện Thọ Xương.
Đến giữa thế kỷ XIX, một phần thôn Hàm Châu hợp với thôn Hàm Khánh, phần còn lại nhập với phần hồ Hữu Vọng mới, lập thành thôn Vọng Đức và tổng Hậu Nghiêm đổi thành tổng Thanh Nhàn.
Thôn Nam Phụ thì nhập với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh và tổng Tiền Nghiêm đổi thành tổng Vĩnh Xương. Trước kia, đây là một phố Tây. Tại nhà số 26, nay là Thư viện khoa học (gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), vốn năm 1898 là trụ sở của phái đoàn khảo cổ thường trực để nghiên cứu về Á Đông.
Tới năm 1900 đổi tên là trường Viễn Đông bác cổ. Chỗ trường trung học phổ thông Việt Đức ngày nay, trước kia là trường dòng Puy-gi-ni-ê, còn chỗ Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay trước là Cung công lý, được xây dựng vào năm 1906.
Đến phố Lý Thường Kiệt hôm nay, du khách cảm nhận được một cái gì đó thật nhẹ nhàng, yên tĩnh. Dường như mọi sinh hoạt ở đây đều diễn ra chầm chậm, đều đều, không ồn ào náo nhiệt như những con phố khác của Hà Nội.
Những quán càphê nổi tiếng như Cafe Phố, Lan Viên, Tonkin, New Window... e lệ khép mình dưới những hàng me, hàng phượng vĩ, cơm nguội đang thì thầm báo tin thu đã về.
Không quá nổi tiếng như càphê phố cổ hay càphê vỉa hè phố Nguyễn Du, nhưng càphê ở phố Lý Thường Kiệt cũng là địa điểm thu hút khá nhiều khách du lịch và đặc biệt là dân văn phòng năng động, sáng tạo.
Từ những quán càphê hiện đại, sang trọng đến những quán càphê vỉa hè dân giã, mỗi giờ tan tầm hay giữa buổi làm việc, dân văn phòng lại ra ngồi kín vỉa hè các quán. Cái duyên ở đây có lẽ là một không gian nửa càphê, nửa quán nước vỉa hè và văn hoá càphê do chính khách hàng mang đến.
Phố Lý Thường Kiệt cũng tập trung khá nhiều hàng ăn từ bình dân đến sang trọng như các nhà hàng chuyên đồ ăn Thái nổi tiếng ngon và giá lại không hề đắt đỏ hay món bánh đa cua bình dị, thuần Việt ở cuối con phố.
Nhưng ấn tượng nhất về con phố không phải là những món ăn dân dã hay những quán càphê ngon mà là những khuôn mặt bé thơ trong trẻo sau mỗi giờ tan học. Cuối chiều nào cũng vậy, trước cổng ba ngôi trường mầm non: Sao Mai, Măng Non, Mầm non Lý Thường Kiệt, rất nhiều bé thơ háo hức tạm biệt cô giáo của mình để trở về nhà cùng cha mẹ.
Hạnh phúc của những gia đình nhỏ này dường như lan tỏa ra cả con phố, càng làm cho con phố thêm phần ấm cúng, thân quen. Chẳng thế mà giữa những tòa nhà, khách sạn hay quán ăn sang trọng, khang trang, du khách vẫn cảm nhận được một cảm giác thật gần gũi, thân thuộc, mà vẫn mang những nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội./.
hà phê bình văn học Hoài Thanh (1909-1982) từ lâu đã được các học giả và nhiều nhà nghiên cứu coi là một tài năng suất sắc hiếm có trong lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Tháng 7/2010 vừa qua, tên ông đã được đặt cho một con phố trong khu đô thị mới Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Phố Hoài Thanh dài 320m, rộng 13,5m. Một đầu nối với phố Nguyễn Cơ Thạch, một đầu giáp với phố mang tên danh họa Trần Văn Cẩn. Phố đi qua trường Trung cấp kinh tế-kỹ Thuật Phan Chu Trinh.
Phố nằm trong khu dân cư mới, đường xá đẹp, phong quang. Cũng như những con phố mới bên cạnh mang tên các danh nhân như Bùi Xuân Phái, Lưu Hữu Phước, Trần Văn Cẩn, Cao Xuân Huy… Phố Hoài Thanh được phủ một màu xanh mát của cây và sắc màu rực rỡ của các loài hoa.
Khác với những con phố nơi trung tâm đô thị ồn ào và náo nhiệt, những con phố nơi đây đều mang trong mình vẻ tĩnh tại và bình yên. Không có hàng quán xô bồ, không có cảnh xe cộ chạy rầm rập suốt ngày đêm, phố chỉ rộn ràng vào các buổi sớm mai và chiều muộn, đó là đầu giờ sáng khi trẻ đến trường, bố mẹ đến công sở và giờ chiều trẻ tan học, các gia đình vội vã trở về tổ ấm.
Hoài Thanh (tên thật là Nguyễn Đức Nguyên) quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia Tân Việt cách mạng Đảng từ cuối năm 1926, viết báo từ năm 1930.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoài Thanh tích cực tham gia kháng chiến. Từ năm 1950, ông là giám đốc Vụ Văn học nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật và giảng dạy tại khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, là Viện phó Viện Văn học và Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ, Tổng thư ký Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, đại biểu Quốc hội khóa II.
Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền phê bình văn học nước nhà, nhất là trong lĩnh vực phê bình thơ.
Những người yêu mến văn chương biết đến ông nhiều qua cuốn “Thi nhân Việt Nam” hoàn thành năm 1941, viết cùng Hoài Chân. Đây là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, là công trình tổng kết mười năm phong trào Thơ Mới (1932-1941) với những lời bình tài hoa về hơn 100 bài thơ của 46 tác giả được lựa chọn trong hàng vạn bài thơ của khoảng bốn ngàn người.
Hoài Thanh đã có những đúc kết mang tính kinh điển về các tác giả trong phong trào Thơ Mới như “… hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”
Hơn 50 năm gắn bó với văn chương, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm phê bình văn học có ý nghĩa như: "Văn chương và hành động" (1936), "Thi nhân Việt Nam" (1941), "Có một nền văn hóa Việt Nam" (1946), "Nam Bộ mến yêu" (1955)… cùng nhiều tác phẩm, bài báo có giá trị khác.
Để ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, năm 2000, Nhà nước đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm tác phẩm: “Phê bình và tiểu luận” (3 tập), “Nói chuyện thơ kháng chiến” và “Thi nhân Việt Nam”./.
Phố Hàng Đậu dài khoảng 272m, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, bắt đầu từ đường Trần Nhật Duật đến vườn hoa Vạn Xuân, phố Phan Đình Phùng.
Phố này là chỗ gặp nhau là giao điểm của các phố: Hàng Giấy, Hàng Than, rẽ sang phố Hồng Phúc, cắt ngang phố Nguyễn Thiếp, thuộc quận Hoàn Kiếm, phường Đồng Xuân.
Phố Hàng Đậu được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Nghĩa Lập, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân).
Dấu vết của thôn này là các đình, miếu cũ: Đình Phúc Lâm, ở nhà số 2 phố Gầm Cầu. Đình và đền Nghĩa Lập ở số nhà 32 phố Hàng Đậu. Đình Phúc Lâm thờ thần Mộc Thị (tín ngưỡng thờ cây) và Đình và đền Nghĩa Lập: nhà số 32, phố Hàng Đậu.
Đình Nghĩa Lập thờ thần Bạch Mã. Đền Nghĩa Lập thờ Tứ vị Hồng Nương - những bà Thánh trợ giúp người đi sông biển (thôn Nghĩa Lập ở sát sông Hồng).
Tại ngã tư phố Hàng Đậu-Nguyễn Thiếp xưa có một cửa ô, gọi là ô Phúc Lâm. Dân chúng quen gọi là ô Hàng Đậu có hình dạng bên ngoài tương tự như cửa ô Quan Chưởng. Cửa ô này bị phá khi xây cầu Dốc Gạch nối với cầu sắt sông Cái. Bên ngoài cửa ô là một bến sông Bến Chùa Bà Móc. Ngày nay, không còn dấu tích của cửa ô Hàng Đậu - một trong năm cửa ô của Hà Nội xưa nữa.
Sở dĩ gọi là Hàng Đậu vì ở đường phố đó, những ngày phiên chợ, người nông thôn ngoại thành gánh các thứ đậu tụ tập bán ở hai bên vỉa hè: đậu xanh, đen, trắng, đậu nành... và người trong những ngõ quanh đó mua về chế biến làm đậu phụ, ngâm giá đỗ.
Thời Pháp thuộc, gọi là “Phố các hạt,” ngụ ý là các hạt đậu. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền ta khôi phục lại tên gọi cổ truyền.
Phố Hàng Đậu nay không ai buôn bán đậu mà phần lớn là buôn bán lốp ôtô, sửa chữa và bán phụ tùng ôtô, xe máy, là một phố tiếp khách đầu tiên khi khách tiếp xúc với Hà Nội, khi vừa rời khỏi cây cầu Long Biên hai mươi nhịp.
Ngày nay phố Hàng Đậu kinh doanh nhiều mặt hàng như tân dược, điện thoại di động, có cả một ngân hàng Bắc Á và khá nhiều hàng bán cá cảnh, bể cá các loại.
Hàng Đậu, dưới thời Nguyễn được coi như đường ranh giới giữa hai khu Cửa Bắc và Cửa Đông. Vào cuối thế kỷ 19, ở phố Hàng Đậu có một trường học nổi tiếng của Hà Nội, đó là trường Cúc Hiên, tên hiệu của tiến sỹ Lê Đình Duyên (1819-1878).
Lê Đình Duyên là một trí thức, một sỹ phu yêu nước. Ông nguyên là người làng Mọc Hạ Đình (huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ông đỗ tiến sỹ năm 1849 và làm các chức Đốc học Nghệ An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Đốc học Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo một lớp trí thức Hà Nội cũ.
Năm 1870, ông về nghỉ và mở trường dạy học ở phố Hàng Đậu. Ban đầu, trường chỉ là một ngôi nhà năm gian bằng tre lá. Về sau để tỏ lòng kính yêu thầy, những học trò của ông cùng nhau xây lại trường bằng gạch.
Ngôi trường này gồm nhà tiền tế (là nơi dạy học) và nhà thờ Cúc Hiên (lúc ông còn sống là nơi thờ gia tiên). Trong nhà tiền tế có bức hoành “Quân tử thành mỹ” của Vũ Nhự - một học trò cũ làm Đốc học Hà Nội cung tiến năm 1881.
Hiện nay, mặt tiền khu trường đã cải tạo thành cửa hàng thuộc số 39, phố Hàng Đậu. Ngoài ra, có một vài công trình gần đó tuy không nằm trên phố Hàng Đậu nhưng cũng mang tên Hàng Đậu đó là sở cấm Hàng Đậu, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Hàng Đậu.
Sở cấm Hàng Đậu (bóp Hàng Đậu) một trong hai bóp cảnh sát lớn của Hà Nội (bóp Hàng Trống nữa) toạ lạc chỗ ngã tư Hàng Giấy-Hàng Than-Phan Đình Phùng rất đồ sộ.
Đó là một khối trụ tròn, tưởng như một pháo đài, ba tầng, lợp tôn, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gô tích như lỗ châu mai. Hiện nay, chứng nhân của Hà Nội đang được duy tu, bảo tồn để ghi lại thời gian, nói thêm về lịch sử.
Vườn hoa Vạn Xuân nằm trên đường Phan Đình Phùng, mà người dân quen cho nó cái tên: Vườn Hàng Đậu, là vườn hoa lớn, có vòi phun nước, có cây cao bóng cả, tết đến, chợ hoa Hàng Lược thường tràn hoa sang, đây cũng là một nét đẹp đặc biệt của Hà Nội.
Tháp nước Hàng Đậu nằm ở ngã sáu các phố Hàng Đậu-Hàng Than-Quan Thánh-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Giấy. Năm 1894, tháp nước được xây dựng bằng đá từ phế liệu phá thành Hà Nội.
Tháp trông như một pháo đài gồm ba tầng, hình trụ tròn đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gôtích như lỗ châu mai. Trong tháp, những bức tường đá được xây cách đều như nan hoa của chiếc bánh xe, có cửa thông để đi vòng quanh.
Trên những bức tường này là những bể chứa nước bằng tôn, gọi là chòi nước. Mỗi chòi có thể chứa được 1.250m3 nước. Nước từ đây đi thẳng vào thành, nơi quân đội thực dân Pháp đóng và phân phối nước về các khu phố khác. Tháp nước này bị bỏ không từ năm 1954.
Phố Hàng Đậu ít cây cối, xe cộ tấp nập ngày đêm, là một phố có chiều ngang khá rộng nhưng ngắn của Hà Nội./.
Hàng Mã chạy từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng dài 339 m.
Hàng Mã đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre (Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.
Đây được xem là đất cũ thuộc hai thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương - hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch (sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như xưa nay vẫn liền với nhau, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội).
Là một trong 36 phố cổ Hà Nội, rất gần với Hồ Gươm và chợ Đồng Xuân. Phố Hàng Mã kinh doanh nhiều mặt hàng, lúc nào cũng nhộn nhịp luôn là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
Dân ở phố Hàng Mã chủ yếu là người làng Tân Khai xưa đến mở cửa hàng bán giấy và đồ hàng mã nhỏ, đồ hàng giấy để trang trí như hoa giấy, đèn giấy các kiểu... và đồ mã để cúng lễ như mũ Thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...Dần dần, những món hàng trang trí khác đổ bộ về đây. Để con phố này trong chục năm trở lại thành con phố của cả hạnh phúc và tang gia.
Hàng Mã đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.
Đoạn phố phía đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông thường là phố Hàng Mã. Dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai (Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy để trang trí (hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...) Đồ mã nhỏ thì làm và bán ở đây, còn đồ mã lớn dùng cho tang lễ ( minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác thì người ta đặt làm ở Mã Mây.
Phố Hàng Mã còn nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà chồng diêm. Nhà hình ống với chiều dài, bề rộng có hạn, nhưng người dân ở khu phố cổ này đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán hợp lý, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào trong nhà.
Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với gác xép có cửa giả hoặc cửa cỡ nhỏ, hoặc cửa tròn mở ra phố. Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra hè.
Khi nghề làm đồ hàng mã ở Mã Mây tàn thì nghề làm đồ mã ở Hàng Mã cũng không hơn trước được, các cửa hàng trong phố mạnh về bán các loại giấy màu, giấy trắng mộc và làm đèn giấy, đồ giấy trang trí; đồ mã cúng lễ chỉ sản xuất theo tháng.
Phố Hàng Mã là một trong những con phố buôn bán nhộn nhịp điển hình của Hà Nội xưa và nay. Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, con phố này thực sự trở thành con phố của những âm thanh, sắc màu, ánh sáng dân gian và mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông. (St)