[Trao đổi] CÁC ĐỊA DANH CỦA VIỆT NAM

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huck

Quảng Bình

Câu 11;)):
• Điểm cực Bắc: 18005' 12" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17005' 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059' 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036' 55" kinh độ Đông
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội


Tiếp tục nới thứ hai đó là Thành phố Hà Nội

+ Hình ảnh của Hà Nội

ban-do-ha-noi2.jpg

9731-image.php.jpeg

hanoi01.jpg

lang-bac%20hanoi%282%29%281%29.jpg

24hhnoi2.jpg

+ Tỉnh đó ở phía nào của nước ta
Hà Nội thuộc miền Bắc (Bắc Bộ ) của nước ta
+ Diện tích:
Theo qui hoạch mới là 3325 km2
+ Dân tộc chủ yếu - văn hóa:
Chủ yếu là người kinh sinh sống + học tập và làm việc
Đây là nơi được chọn là thủ đô của nước ta
Được mệnh danh là vùng đất "Thăng Long" (rồng bay lên)
Văn hóa những người ở đây cũng như chúng ta thui, nhưng người Hà Nội rất coi trọng truyền thống của họ:
- Văn hóa trà :
101203144641tr%C3%A0.bmp


Tà áo dài truyền thống:
ao-dai-2.jpg

- Văn hóa ẩm thực:
co_chay1.jpg

hanoixuanay3.jpg

pho.jpg

...
+ Kinh tế
Là một trong những nơi trọng điểm của kinh tế
Là trọng điểm kinh tế thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh
Thu nhập GDP trên đầu người rất cao
Tốc độ đo thị hóa nhanh
+ Các nơi nổi tiếng:
Là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa thế giới, là nơi in dấu lịch sử của VN từ xưa đến nay như:

+ Hoàng thành Thăng Long
tranly.jpg

khu%20A%20hoang%20thanh%20TL.jpg

51.JPG

..
Chùa 1 cột :
18539558.jpg

Chua1Cot3.jpg

Văn Miếu Quốc tử giám :
VanMieu-QTG.jpg

kvcngaynaylv7.jpg

59251.jpg

Đền Ngọc Sơn
4.png

3.png

NTO_26201021103PMNTO_Kien-truc_060210_Den-Ngoc-Son-4.jpg

Tháp Bút
20.jpg

thapBut.jpg

Tháp Rùa
images644679_Th_p_R_a.jpg





Và cuối cùng ....
Câu 1: Hãy trình bày nơi đây

20723144815.jpg


p/s Cố lên nào Bà con :D
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia hồ có các tên gọi như hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (nơi duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (thời Lê mạt). Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được đặt cho một quận của Hà Nội, là quận Hoàn Kiếm. Đây cũng là hồ nước duy nhất của quận trung tâm Hoàn Kiếm của thủ đô Hà Nội.
**_ Hồ thuộc khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
_Tọa độ :21°01′44″B 105°51′09″Đ / 21.02889, 105.8525
_Kiểu hồ :Nước ngọt
_Quốc gia lưu vực :Việt Nam
_Độ dài tối đa :700 m
_Độ rộng tối đa :250 m
_Chu vi :1.750 m
_Độ sâu trung bình :1-1,4 m
_Khu dân cư :Hà Nội

Vị trí:
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Là vị trí kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch thực hiện cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu...

Lịch sử
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước, hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối, tiếp đó lại đổ ra nhánh chính của sông Hồng . Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở, đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng bên ngoài Hoàng thành và trở thành cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn . Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung .
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng, hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi để duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng có tên là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội .
Hồ được đổi thành tên Hoàn Kiếm vào thế kỷ 15. Gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Ghi lại một dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh (1417-1427) do Lê Lợi lãnh đạo. Truyền thuyết kể rằng, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) đã tình cờ tìm được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một chuôi gươm ở ruộng cày. Ngài ghép lại thành một thanh gươm rồi đặt tên là Thuận Thiên. Thanh gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc ngoại bang cho đến ngày thắng lợi. Khi lên ngôi và đóng đô ở Thăng Long, một lần vua Lê Lợi dạo chơi bằng thuyền trên hồ thì bất chợt gặp rùa lớn nổi lên và bơi về phía ngài. Nhà vua rút kiếm ra để đuổi rùa. Rùa liền đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống nước. Từ đó hồ được đặt tên là Hoàn Kiếm.

Quang cảnh kiến trúc
Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Hà Nội. Ngắm nhìn từ trên cao, vào đầu mùa hạ quang cảnh hồ giống như bức tranh đầy màu sắc và nên thơ, xung quanh bờ là những cây bằng lăng tím xen giữa những cây phượng hoa đỏ và cơm nguội vàng rực rỡ. Mùa thu đẹp với những rặng liễu rủ soi bóng nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh ánh nắng vàng. Những con đường chạy quanh hồ còn là nơi để nhân dân thủ đô lui tới xem pháo hoa vào những ngày hội lớn trong năm của dân tộc.

Các di tích lịch sử như tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá, tượng đài vua Lý Thái Tổ... cùng những công trình kiến trúc mới được xây dựng đã đảm bảo sự hài hòa cảnh quan cho hồ. Đặc biệt ở các vị trí gần hồ không có công trình xây dựng cao tầng gây mất cảm quan và tầm nhìn bao quát toàn khu vực hồ và cây xanh.
Nhà thơ Hy Lạp Ludemit đã ví: "Hồ Gươm là lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thành phố"
..................
_ Nguồn: Wikipedia
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

OK :D
Câu 2:
Hãy giới thiệu về địa điểm này :D
chandung%2520ct%2520ho%2520chi%2520minh%5B1%5D.jpg

lang%20bac.jpg
p/s Cố lên nào bà con :D
 
Last edited by a moderator:
D

dangtiendung1998

Hà Nội

OK :D
Câu 2:
Hãy giới thiệu về địa điểm này :D
chandung%2520ct%2520ho%2520chi%2520minh%5B1%5D.jpg

lang%20bac.jpg
p/s Cố lên nào bà con :D
Lăng Bác tại Quảng Trường Ba Đình

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước [1]. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch.[5] Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra. [5]
Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.[5]
Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.[5]
Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.[5]
Việc thiết kế hết 2 năm.[5]
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.


Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng[5]. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quí do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng.[5] Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.


Một cảnh đổi gác
Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.[5] Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.[5]
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút sáng và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sỹ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11. Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. [9]
Hiện nay phí vào cửa là miễn phí và khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh và giữ trật tự trong lăng.


 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Hà Nội

270px-Ho_Chi_Minh_Mausoleum_2006.jpg

Xây dựng lăng

Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch.[5] Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra. [5]

Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.[5]

Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.[5]

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.[5]

Việc thiết kế hết 2 năm.[5]

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.
Khách tham quan
Hàng người vào lăng viếng

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh[6][7]. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam. Có thể cảm nhận được sự trang nghiêm của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả sự tôn kính của những người dân bình thường viếng thăm lăng[8].
[sửa] Hoạt động

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11. Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. [9]

Hiện nay phí vào cửa là miễn phí và khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh và giữ trật tự trong lăng.
[sửa] Ban Quản lý

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng Ban quản lý Lăng. [10] [11]

Ban quản lý bao gồm:

Nguyến Văn Cương - Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vũ Văn Bình - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đặng Trọng Huy - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh [12]
230px-Ho_Chi_Minh_Mausoleum.jpg
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

Câu 3:
Nơi này là nơi này nhỉ :-B:-B:-B
04-Hoang-thanh-21410-300A1.jpg

sodohthanh.jpg

ImageView.aspx

 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

Hà Nội

~~> là Hoàng thành Thăng Long _ Đoan Môn .........
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long

1286629968-hoang-thanh-2.jpg

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với nhân dân Việt Nam và thủ đô Hà Nội nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long - Di sản toàn cầu
Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu, bởi nơi đây, liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo.
Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật như chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí. Trước hết, những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng.
Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
Tiếp đó, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần một ngàn năm.
Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Ngoài ra, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ.
Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Đoan Môn
1286630162-hoang-thanh-14.jpg
Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814, triều Nguyễn Gia Long phá, xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm 2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn đã tìm thấy “lối xưa xe ngựa” thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý. Nếu khai quật tiếp, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa Tây Nam thành Hà Nội.

Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn được xây dựng từ đầu thời Lê và được tu bổ, sửa sang ở thời Nguyễn.

Kiến trúc cổ xưa
Tầng dưới cùng của Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành.
Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.
Cổng chính giữa là nơi nhà vua xuất giá mỗi khi có việc kinh lý hoặc vi hành thăm thú nhân gian. Phía trên cổng chính giữa còn lưu giữ được tấm biển đá ghi 2 chữ Hán “Đoan Môn” được một số học giả xác định có từ thời Lý.
Mỗi cổng thành ở đây đều được cuốn vòm bằng gạch vồ và đá tảng, ghè đẽo hết sức công phu. Những viên gạch vồ và đá tảng này xếp chồng khít với nhau tới mức một sợi tóc cũng khó bề lọt qua. Khắp bề mặt tường thành từ ngoài vào trong đều được xếp phẳng tới mức đáng kinh ngạc. Tất cả những điều ấy cho thấy trình độ cao của phường thợ xây thành Thăng Long thuở trước.
3 cổng thành chính giữa vạch thành 3 đường hầm thẳng song song với “trục thần đạo”. Trong khi đó, 2 đường hầm ngách ở 2 bên được xây theo hình chữ L úp vào nhau.
Lối xây dựng 5 cổng thành như miêu tả ở trên không chỉ mang ý nghĩa “hội tụ” về triều đình, mà còn giúp đoàn quân hộ giá nhà vua triển khai đội ngũ tề chỉnh hơn.
Trên hết, nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy, lối xây dựng ấy mang lại khối kiến trúc cổng thành hình chữ U xoay hướng chầu về triều đình với thế đứng cực kỳ vững chãi.
Các cánh cổng thành được dựng từ những phiến gỗ lim nguyên khối dày gần bằng một gang tay người lớn. Những cánh cửa đồ sộ được lắp chạy trên một hệ thống bánh xe lớn và chắc chắn bằng gỗ có bịt thép xung quanh và cột xoay được lắp đặt vào những cối kê bằng đá nguyên khối đục lỗ tạo thành.
Do không phải là cửa treo nên hệ thống cửa thành ở đây được bảo vệ bằng hệ thống chốt ngang-chốt dưới y hệt cấu trúc cửa nhà cổ.
Hai bên cửa thành, ở phía trong, có 2 lỗ then bằng đá hình vuông gắn trực tiếp vào tường thành, kích thước mỗi cạnh khoảng 20cm. Khi đóng cửa thành, người ta sẽ dùng một thanh gỗ lớn chẹn ngang qua hai lỗ then này.
Những tảng đá ở giữa, phía dưới cánh cửa thành cũng được đục những lỗ tròn lớn. Đây có lẽ là dấu vết của lỗ then cửa dọc theo mô tuýp then cửa nhà của người Việt Nam mà ta vẫn gặp trong các công trình nhà ở hiện nay.

Kiến trúc phục dựng của đời sau
Tầng lầu thứ 2 được xây dựng theo lối vọng canh với hệ thống cửa trổ đều các hướng. Tuy nhiên, kiến trúc này đã được cải tạo lại và hình dáng của nó đã có nhiều đổi khác so với ban đầu.
Trên cửa chính giữa của tầng lầu thứ 2 có đắp nổi 3 chữ Hán “Ngũ môn lầu”. Chính vì 3 chữ Hán này mà nhiều người vẫn quen gọi Đoan Môn là Ngũ môn lầu.
Mặt sàn của tầng lầu thứ 2 rất rộng rãi. Khoảng không gian ấy không những đủ để sử dụng Ngũ môn lầu làm nhà ở mà còn thoải mái rộng để tạo nên những khoảng sân thoáng đãng.
Trên khoảng sân ấy, người ta đổ đất, trồng cỏ và những cây đại cổ thụ thân cỡ một vòng tay người lớn. Sự xuất hiện của những cây đại cổ thụ trên sân tầng lầu thứ hai cho thấy bề mặt thành Thăng Long xưa kia được gia cố rất chắc chắn. Khoảng sân và tầng lầu rộng rãi ấy chính là nơi nhà vua ngự giá để úy lạo binh sỹ trước khi xuất trận; đón tướng sỹ thắng trận trở về hay xem biểu diễn võ nghệ, trò chơi dân gian phía dưới.
Nếu như lối dẫn lên tầng 2 là 2 cầu thang gạch lộ thiên rộng lớn, thì lối dẫn lên tầng lầu thứ 3 lại là một cầu thang nhỏ được dựng tương đối kín đáo ở bên trong.
Cũng giống tầng lầu thứ 2, tầng lầu thứ 3 được phục dựng lại sau này và kiến trúc cũng có nhiều thay đổi so với nguyên bản. Tuy nhiên các nét kiến trúc chính cổ xưa vẫn được trân trọng giữ gìn.
Tầng lầu thứ 3 được dựng theo lối vọng lâu nóc 2 tầng 8 mái, các góc mái được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn.
Nhìn từ sân vận động Cột cờ cũ, Đoan Môn nổi bật với 3 tầng lầu uy nghi, tráng lệ. Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, quy mô hoành tráng của Đoan Môn đủ để khiến người xem hình dung được Cấm thành xưa kia nguy nga tới nhường nào.

 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

OK, chấp nhận :D
Câu 3:
Trời à, nơi này cũng đẹp, nổi tiếng lém, hãy cho biết đây là nơi nào​
nha%20trang4.jpg

6992_DOOL_CD_070726_K2_1.jpg

Chú ý: Hai ảnh kia ghép lại 1 mới 1 ngôi chùa nổi tiếng này :D
p/s Cố lên à :D
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

Gợi í nha :D
Ảnh 1: cái gì hình trụ có trong ảnh
Ảnh 2: đây là nơi thiêng liêng để thờ các thần, ....
Ảnh 1 + ảnh 2 \Rightarrow 1 địa danh mà hay có trên quảng có í :))
p/s Cố lê nào :D
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

Gợi í lần 2 :))
Đây là 1 ngôi chừa có hình như hoa sen ở 1 đầm sen nhỏ ở trong lòng TP Hà Nội
ngôi chùa này có 1 cột thui :D
p/s Đoàn ra rồi nha :D
 
D

dangtiendung1998

Hà Nội

OK, chấp nhận :D
Câu 3:
Trời à, nơi này cũng đẹp, nổi tiếng lém, hãy cho biết đây là nơi nào​
nha%20trang4.jpg

6992_DOOL_CD_070726_K2_1.jpg

Chú ý: Hai ảnh kia ghép lại 1 mới 1 ngôi chùa nổi tiếng này :D
p/s Cố lên à :D
Chùa Một Cột

Chùa Một Cột Hà Nội: Chùa này nằm ở phía tây thủ đô, thuộc thôn Ngọc Thanh, khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Chùa Một Cột.
Chùa xây từ năm 1049, tức là năm 1049, tức là năm đầu tiên Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thy đức phật Quan Âm, hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một đức con trai đưa cho nhà vua. Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sia lập chùa Một Cột để thờ Quan Âm. Khi chùa làm xong, nhà vua triệu tậphàng trăm ngàn tăng ni đứng chầu chung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày bảy đêm và lập thêm mộ ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư phật, gọi là chùa Diên Hựu.
Năm 1105,vua Nhân Tôn nhà Lý cho sửa chữa dựng lên một cây tháp bằng đá trắng gọi là tháp Bạch Tuyết, cao 13 trượng ở trước chùa Diên Hựu. Từ tháp Bạch Tuyết vào chùa Một Cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày rằm, nhà vua cùng các hậu phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt là hàng năm cứ đến ngày tám tháng tư là ngày phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay sạch, ngày hôm sau làm lễ tắm phật. Rất đông tăng ni và nhân dân các nơi toi dự, làm nên ngày hội lớn hàng hăm ở thủ đô. Ngày ấy, trước chùa lại có một lễ hội lớn gọi là lễ phóng sinh. Lễ tắmphật xong rồi, nhà vua, đứng lên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay tới đi rồi các tăng ni và các nam nữ thin tín, đùa nhau mỗi người thả một con, bóng bay rợp trời.
Năm 1922, trường Viễn Đông bác Cổ có sửa chữa lại giữ theo đúng như quy chế cũ.
Đêm ngày 11/9/1954, tay sai của thực dân Pháp, trước khi phải giao trả thủ đô cho chính phủ và nhân dân ta, đã cố ý đặt mìn để phá hoại chùa Một Cột. Ngay sau khi tiếp quản thủ đô, chính phủ ta đã cho chiếu theo đồ dạng cũ, sửa chữa lại ngay, tháng 4/1955, chùa Một Cột lại được hoàn nguyên như cũ. Từ đầu năm 1958, cây b đề của đất phật Ấn Độ kính tặng Hồ Chủ Tịch nhân dịp người đi thăm Ấn Độ được đem trồng trong chùa.
Nói đến chùa Một Cột này, có một việc cần phải nói rõ là: chúng ta đọc sử về đời Lý- Trần vẫn thấy nói đến “ An Nam tứ khí” nghĩa là bốn thứ kiến trúc lớn ở nước Nam, mà quả chuông Quy Điền ( quả chuông ở ruộng rùa) tức là quả chuông ở trước chùa Một Cột là một.
Theo sử cũ chép: cũng về đời nhà vua Nhân Tôn nhà Lý, vào năm Long Phù thu tám (1108) nhà vua cho xuất kho một vạn hai ngàn cân đồng để đúc một quả chuông lớn gọi là Giác Thế Chung ( quả chuông thức tỉnh người đời) để treo ở chùa Diên Hựu, định mỗi khi đánh một tiếng chuông, tiếng sẽ vang đi mấy đặm. Xây một tòa phương đình toàn bằng đá xanh, cao 8 trượng, trên nóc đình bắc những dõng sắt to để treo chuông. Xây đình và đúc chuông, hơn một trăm năm mới xong, hàng ngày các nơi phải thay nhau đưa dân phu đến phục dịch. Thân hình quả chuông không biết to lớn thế nào, nên đánh không kêu. Rồi bao nhiêu lần dồn ép hàng ngàn người xúm vào ra sức vần xoay, lết cục chỉ vật ngã được quả chuông lăn kềnh trên mặt ruộng. lúc đầu người ta còn làm mái che chuông, lâu ngày chẳng ai đoái hoài, mặc cho chuông nằm phơi mưa gió. Nơi chuông nằm lại vốn là một ruộng nước, lòng chuông trở thành cái tổ êm ấm cho từng đàn rùa chui ra chiu vào. Vì vậy chuông lại được mang tên là chuông ruộng rùa.
Bài thơ Vịnh Chuông Quy Điền của một nhà thơ đời cuối Trần đã phê bình việc làm của vua Lý chỉ là vô ích mà lại có hại. Bài thơ thuật theo đại ý như sau:

Hơn vạn cân đồng tốn của kho
Bày trò vua Lý đúc chuông to
Lợi giặc nước gây tai vạ
Phúc được bao nhiêu tội mấy bồ


Về sự tích chùa Một Cột này lại có một truyền thuyết nói rằng: bà Linh Nhân thái hậu vợ vua Thái Tôn nhà Lý, không sinh đẻ, tính lại cả ghen, bà sai thái giám bắt giam 72 cung nữ có nhan sắc thường được chầu hầu nhà vua, giam vào phòng tối ở cung Thượng Dương, tới khi vua Thái Tôn mất, bà lại bắt 72 người ấy chịu chôn sống để chết theo vua. Sau bà hối hận, dựng 72 ngôi chùa để siêu độ các oan hồn. Chùa Một Cột này là một trong 72 ngôi chùa ấy.
Trong thực tế, chùa Một Cột đã qua nhiều lần trùng tu. Một dấu mốc đáng tiếc cho chùa là ngà 11/9/1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, Pháp đã cho nổ mìn phá hủy Liên Hoa đài. Khi chính phủ ta tiếp quản Hà Nội đã cho xây dựng lại như lúc đầu. Tháng 4/1955 thì công trình hoàn tất nhưng phần nào đã mất đi những đường nét kiến trúc cổ của chùa.
Cây bồ đề trước chùa là nhân chứng cho mối quan hệ hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc Việt Nam- Ấn Độ. Cây bồ đề này do tổng thống Ấn Độ Prasat tặng bác năm 1958 trong dịp bác thăm Ấn Độ. Cây này được chiết nhánh từ cây bồ đề tương truyền là nơi đức phật thích ca thành phật cách đây 25 thế kỷ. Có thể nói rằng chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam tuy quy mô không lớn nhưng chúng ta có thể tự hào về lối kiến trúc cổ độc đáo và mang đậm những dấu ấn lịch sử dân tộc.

 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

OK, chính xác rùi và thanks you very much
Câu tiếp nha :D
Câu 4: Hãy giới thiệu về nơi này :D
0cdtour-110310.jpg

images41996_DSC09556.JPG

p/s Bà con chú ý: khi post bài thì tiêu đề phải có tên tỉnh mà mình đang nghiên cứu :D
 
Last edited by a moderator:
D

dangtiendung1998

Hà Nội

OK, chính xác rùi và thanks you very much
Câu tiếp nha :D
Câu 4: Hãy giới thiệu về nơi này :D
0cdtour-110310.jpg

images41996_DSC09556.JPG

p/s Bà con chú ý: khi post bài thì tiêu đề phải có tên tỉnh mà mình đang nghiên cứu :D

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời nhà Lý, thế kỷ XI. Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức Nho học của Nhà nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một cơ quan rất quan trọng của triều đình thời bấy giờ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là những Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Với bề dày gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều tôn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay đã trở thành một khu di tích đặc biệt quan trọng, một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu hút được hàng triệu lượt khách tham quan trong nước và quốc tế. Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng là điểm văn hóa du lịch được đón các đoàn khách quốc tế và nguyên thủ các nước đến thăm nhiều nhất.
Xác định giá trị đặc biệt của quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, những năm qua, Thành phố và Ngành văn hóa – thông tin đã đầu tư khá nhiều kinh phí cho nơi này. Nhờ vậy, đã phục dựng lại khu Nhà bia, Nhà Thái học, dựng tượng thờ các danh nhân, xây dựng nhà Chuông, nhà Trống…. Đặc biệt là cải tạo lại hồ Văn – vườn Giám, những công trình trọng điểm của di tích. Chính sự quan tâm đầu tư này đã góp phần gìn giữ, tôn tạo các giá trị độc đáo của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Nhằm hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời cũng để đánh thức tiềm năng, phát huy tác dụng của di tích, tới đây, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ triển khai dự án: “Khai thác phát huy giá trị di tích”. Theo đó sẽ tiến hành quy hoạch lại đảo Minh Châu, trên đảo sẽ xây nhà Bát giác là chỗ họp mặt, bình thơ của các văn sĩ. Xây dựng hai chiếc cầu đá đặt cạnh nhau (Song Kiều) nối giữa đảo Minh Châu với bờ. Trên lan can và thành cầu có trang trí các họa tiết hoa lá, cảnh vật, các điển cố Nho học, các giai thoại văn học – giáo dục nổi tiếng của nước nhà. Có thể coi đây là một “nhịp cầu văn học” (Văn Kiều) xung quanh hồ Văn, sát tường đặt những tấm bia đá, hoặc ốp lát vào tường thành bia, trên đó trích dẫn những bài thơ, phú, bài văn nổi tiếng, khắc họa chân dung các nhà văn hóa giáo dục, các sự tích học hành, thi cử… tất cả nhằm tạo cho hồ Văn có được cái Hồn Văn của nó.
Tại khu vườn Giám, do lợi thế nằm ngay sát khu vực chính của di tích nên hướng phát huy hiệu quả cũng dễ hơn. Trung tâm sẽ nghiên cứu tái hiện tại đây nhiều những hoạt động trưng bày mang tính giáo dục truyền thống về lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám như: Các cảnh học tập vui chơi, giao lưu văn hóa của trường Quốc Tử Giám ngày xưa. Các hoạt động được định hướng theo ý nghĩa xã hội và ý nghĩa lịch sử sẽ gắn khu vườn Giám với khu Nội tự. Ví dụ như phối hợp với các ngành giáo dục tổ chức các hoạt động như trao bằng tốt nghiệp, lễ báo công, tuyên dương học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu; tổ chức các Hội thảo nhằm giới thiệu về truyền thống giáo dục nước nhà, tổ chức phòng trưng bày các dụng cụ, đồ dùng giảng dạy, giáo vụ trực quan… Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu phục dựng lại một số hoạt động truyền thống như: Bình văn, bình thơ, cảnh lớp học chữ Hán thời xưa, lễ vinh quy bái tổ…
Một trong những hoạt động rất có ý nghĩa nhằm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của cán bộ, nhân viên Văn Miếu – Quốc Tử Giám là xây dựng thành công bộ “Hồ sơ bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê – Mạc (1442 – 1779)” đệ trình ủy ban UNESCO quốc tế đăng ký vào danh sách đề cử tham gia chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu Hồ sơ này được phê duyệt sẽ là một sự kiện vô cùng có ý nghĩa để kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Hà Nội

Tiếp nào :D
Câu 5 : Nơi này là nơi nào và giới thiệu về nó nào :D

Cau_the_huc_2__17734_zoom.jpg

p/s Cố lên nào :D
 
Last edited by a moderator:
D

dangtiendung1998

Hà Nội

Đền Ngọc Sơn



Đền Ngọc Sơn - Thắng Cảnh Nổi Tiếng Của Hà Nội - Việt Nam
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đền được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn , sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.

Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đền là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những ngời anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mông Nguyên. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn.

Nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn, bài kí "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 có viết : "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Trên núi Ngọc Bội cũ, nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.

Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A-di-đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của ngời Việt nam.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Hà Nội

Đền Ngọc Sơn
hanoi_ngocsontemple.jpg
Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đặc điểm: Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút.
Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom