Quảng Bình
Zời ạ, pic của chúng ta thành pic của Quảng Bình rồi nè )
Bây giờ mọi người đã biết được tiếng địa phương rùi thi tui dùng tiếng địa phương lun nghen )
Câu 8: Bà con hãy cho tui biết về kinh tế của Lệ Thủy
p/s Cố lên nào
Kinh tế huyện
lệ thuỷ
Những năm qua, huyện Lệ Thuỷ đã xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, đa nghề với một cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH: Ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 40%, CN – XD chiếm 25% và ngành dịch vụ chiếm 35% trong cơ cấu toàn ngành. Trong bối cảnh phát triển chung của cả nước, huyện Lệ Thuỷ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp đồng thời khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Huyện Lệ Thuỷ đã tìm cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Động lực lớn nhất đó là sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị, có sự đồng lòng nhất trí cao của nhân dân. Từ đó tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, đất đai, lao động được phát huy hiệu quả; đồng thời, trong thời gian qua đã tiếp tục được hưởng các chương trình, dự án, các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như các gói kích cầu của Chính Phủ đã tạo cho huyện nhà những điều kiện căn bản để đưa kinh tế - xã hội tạo bước bứt phát phát triển đi lên. Bên cạnh đó, UBND huyện đã triển khai quán triệt, thực hiện các Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Nghị quyết của HĐND huyện, tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá xã hội - quốc phòng, an ninh. Có thể khẳng định, nhờ có bước đi và cách làm đúng mà cho đến nay mọi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đạt và vượt.
Lĩnh vực nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả cao. Đối với lĩnh vực trồng trọt, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội để tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tận dụng hết diện tích đất đai, đối phó thời tiết, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, vận dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào thâm canh… Kết quả cho thấy, diện tích và chất lượng đều đạt và vượt. Nhiều loại cây trồng như lúa, lạc, ngô… đạt năng suất và chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
Một góc sông Kiến Giang.
Riêng năm 2009 vừa qua, sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ các giải pháp kịp thời, phù hợp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, tăng cường phòng trừ sâu bệnh, nhiều mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng... cho nên các loại cây trồng đều phát triển tốt. Qua kiểm tra cho thấy, kết quả diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều đạt khá. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 22.533 ha, bằng 100,44% so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 84.652 tấn, đạt 100% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2009 có thể coi là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI để ra.
Cơ cấu cây trồng có bước chuyển đổi mạnh mẽ và đã chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cũng như cải thiện thu nhập cho bà con nông dân. Đó là đưa giống lúa mới như Dương Quang 18, Nhị Ưu 69, BC 15, XT 27 vào sản xuất thử nghiệm bước đầu cho năng suất, chất lượng khá và phù hợp với điều kiện của địa phương. Triển khai 07 mô hình trình diễn các loại và tổ chức được 150 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hơn 6.000 lượt người tham gia. Bên cạnh đó thì diện tích cây công nghiệp được chăm sóc, bảo vệ tốt, một số cây công nghiệp được mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng cao hơn. Diện tích cây lương thực, cây thực phẩm và các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày đều vượt xa so với kế hoạch.
Thời gian qua, lĩnh vực chăn nuôi đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhờ tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả các vùng, chuyển đổi mạnh số diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó. trên địa bàn đã hình thành và phát triển các mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp, giảm hẳn tình trạng chăn thả nhỏ lẻ, tự phát, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con, giá trị chiếm 43,19% trong nội bộ ngành nông nghiệp với 91 trang trại chăn nuôi. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển tốt, trước hết phải nhắc đến sự quan tâm đúng mức, kịp thời của cấp trên, đặc biệt là thời gian qua, Ban thú y đã có nhiều cố gắng, làm tốt công tác kiểm dịch cũng như tổ chức tiêm phòng vác xin chống dịch cho đàn gia súc đúng định kỳ. Tổng gia súc trong toàn huyện có 97.172 con, trong đó có đến 3.480 con bò lai Sind, chiếm gần 23% tổng đàn, tỷ lệ lợn lai ngoại đạt trên 97% tổng đàn; đàn gia cầm 723.158 con; tổng sản lượng hơn xuất chuồng đạt 14.377 tấn, tăng 110,9% so với năm trước, sản lượng trứng thương phẩm gần 22,4 triệu quả, so với năm 2008 bằng 106,1%.
Các địa phương trên địa bàn huyện cũng đã khai thác có hiệu quả mặt nước ở các hồ đập và tích cực chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi thuỷ sản và đầu tư, nâng cấp hệ thống đê bao để nuôi cá – lúa. Toàn huyện có 1.410 ha nuôi trồng thuỷ sản, bằng 120,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt, trên địa bàn đã xuất hiện một số mô hình nuôi cá giống, ếch giống có hiệu quả, hàng năm sản xuất được gần 12 triệu con cá giống và 20 vạn ếch giống cung cấp cho thị trường; có 05 cơ sở chế biến thuỷ sản, các cơ sở đầu phát triển mạnh, chất lượng đảm bảo, thị trường tiêu thụ sản phẩm qua đó được mở rộng.
Nông nghiệp luôn "được mùa" nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Dấu hiệu đáng mừng đối với kinh tế huyện Lệ Thuỷ những năm gần đây đó là không những ngành nông nghiệp phát huy được hiệu quả tích cực đã đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực, mà ngành CN – TTCN , DV – TM đều đang có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng tăng tỷ trọng trong toàn ngành. Riêng lĩnh vực CN – TTCN trở lại nhộn nhịp nhất vào dịp cuối năm 2009. Trên địa bàn hiện có 2.676 cơ sở, với gần 6.000 lao động thường xuyên; huyện cũng đã phối hợp chỉ đạo hoàn thành và đưa Nhà máy bột giấy tại Phú Thuỷ đi vào hoạt động, hệ thống lưới điện nông thôn được đầu tư nâng cấp, công tác quản lý, vận hành hệ thống điện lưới ở nông thôn đi vào nề nếp. Theo giá cố định thì tổng giá trị ngành CN – TTCN năm 2009 đạt 110.314 triệu đồng, đạt 105,92% so với cùng kỳ, trong đó giá trị công nghiệp khai thác 13.072 triệu đồng và công nghiệp chế biến 97.242 triệu đồng.
Chương trình phát triển TTCN – NNNT và dịch vụ - du lịch được chỉ đạo triển khai, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Các làng nghề, ngành nghề cơ bản duy trì, phát triển tốt và thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng. Địa phương đã tích cực kêu gọi đầu tư và hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai xây dựng các khu kinh doanh thương mại, vui chơi giải trí tại Thị trấn Kiến Giang, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào khai thác các điểm du lịch trên địa bàn.
Không những thế, vài năm trở lại đây hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng diễn ra sôi động. Đặc biệt là có sự hỗ trợ cho vay vốn kích cầu của Chính phủ đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2009 ước đạt 685.394 triệu đồng, bằng 120% so với cùng kỳ năm 2008, doanh thu từ ngành vận tải bằng 124,99%. Trong tương lai, khi các điểm kinh doanh thương mại tại Thị trấn Kiến Giang đi vào sử dụng thì hoạt động kinh doanh buôn bán trên địa bàn chắc chắn sẽ nhộn nhịp và hiệu quả hơn. Nhờ thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về hỗ trợ lãi suất cho vay và thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, ưu tiên giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển tạo được đòn bẩy đưa tốc độ phát triển kinh tế địa phương ngày càng nhanh, mạnh và vững chắc.
Ngoài ra các lĩnh vực khác cũng đã được tổ chức triển khai có hiệu quả. Công tác quản lý đất đai từng bước được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được nhân dân thực hiện tốt. Hàng năm đều được cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác xây dựng năm qua được chú trọng đã tạo cho Lệ Thuỷ một diện mạo mới, đến nay, nhìn chung giao thông và các công trình trên địa bàn huyện đã khang trang giàu đẹp với tổng kinh phí đầu tư cho các hạng mục lên tới hàng chục tỷ đồng.
Song song với việc phát triển kinh tế, các lĩnh vực về văn hoá – xã hội cũng đã đạt được những kết quả tốt. Công tác giáo dục được quan tâm tạo điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhiều phòng học, phòng chức năng, nhà công vụ cho giáo viên được xây dựng kiên cố và chuẩn hoá; 100% số xã, thị trấn nối mạng Internet và tích cực ứng dụng CNTT vào học tập, giảng giảng. Đặc biệt là chất lượng giáo dục đã được các trường học trên địa bàn chú trọng. Huyện nghiêm túc thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các biện pháp từ khâu quản lý, luân chuyển cán bộ, giáo viên, các biện pháp chuyên môn... nên chất lượng giáo dục chuyển biến theo hướng tích cực. Số học sinh xếp loại học lực giỏi, đạo đức tốt, học sinh tốt nghiệp các cấp đều tăng, đặc biệt, Lệ Thuỷ vinh dự là địa phương đứng thứ 2 sau Thành phố Đồng Hới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đáng ghi nhận là năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục huyện nhà đã hoàn thành xuất sắc 14/15 lĩnh vực công tác, dẫn đầu trong toàn tỉnh.
Đối với lĩnh vực y tế, cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng thường xuyên quan tâm thực hiện tốt kế hoạch đề ra, luôn tiếp nhận khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ kịp thời cho nhân dân. Công tác dân số, gia đình & trẻ em luôn tạo điều kiện. Công tác văn hoá thông tin - thể thao, công tác chính sách xã hội được thực hiện đồng bộ, quốc phòng – an ninh tại địa phương tiếp tục giữ vững, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời kỳ mới...
Trong thời gian tới, huyện Lệ Thuỷ sẽ tích cực huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hạn chế hộ tái nghèo, huy động nguồn vốn cho vay hộ nghèo; Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư để phát triển sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hướng về xuất khẩu để phát huy tối đa hiệu quả khai thác lợi thế, tiềm năng trên địa bàn, góp phần đưa kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển nhanh, mạnh và bền vững.