Sử 12 Trắc nghiệm lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
A.Khắc phục hậu quả chiến tranh và ổn định tình hình chính trị, kinh tế
B.Ổn định tình hình chính trị-xã hội ở miền Nam
C.Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
D.Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
Câu 2: Từ 1946-1980 đã ba lần quốc hội thông qua Hiến pháp đó là những Hiến pháp nào?
A.Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980
B. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1960, Hiến pháp 1980
C. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1975, Hiến pháp 1980
D. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1976, Hiến pháp 1980
Câu 3: Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành hội viên thứ mấy của Liên hợp quốc?
A.110 B.150 C.149 D.160
Câu 4: Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước ta sau 1975 là gì?
A.Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được
B.Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng
C.Đất nước đã được độc lập, thống nhất
D.Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta
Câu 5: Khó khăn cơ bản nhất của nước ta sau 1975 là gì?
A.Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao
B.Bọn phản động trong nước vẫn còn
C.Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu
D.Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại nặng nề
Câu 6: Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau 1975?
A.Hội nghị hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11-1975)
B.Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976)
C.Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên (24-6 đến 2-7-1976)
D.Đại hội thống nhất mặt trận tổ quốc Việt Nam
Câu 7: Cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976) có ý nghĩa gì?
A.Lần thứ 2 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước
B.Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước(1945-1975)
C.Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
D.Cả 3 ý trên
Câu 8: Quốc hội thống nhất cả nước là quốc hội khóa mấy?
A.Khóa IV B. Khóa V C. Khóa VI D. Khóa VII
Câu 9: Người được bầu làm chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?
A.Hồ Chí Minh B.Tôn Đức Thắng
C.Nguyễn Lương Bằng D.Trần Đức Lương
Câu 10:Kì họp thứ I Quốc hội khóa IV có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
A.Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước
B.Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước
C.Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Tp.Hồ Chí Minh
D.A và B đúng
Câu 11: Từ ngày 15 đến 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
A.Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghãi Việt Nam
B.Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C.Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca
D.Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh
Câu 12: Trong giai đoạn 1954 - 1975, kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào ?
a. tư bản chủ nghĩa
b. xã hội chủ nghĩa
c. công - thương nghiệp tư nhân
d. nông nghiệp hàng hóa
Câu 13: Đâu không phải là hạn chế của kinh tế miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 ?
a. vẫn mang tính chất nông nghiệp
b. phát triển không cân đối
c. lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài
d. công - thương nghiệp quy mô lớn phát triển
Câu 14. Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, tại Sài Gòn đã diễn ra sự kiện gì?
A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị đề ra chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
D. Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên.
Câu 15: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?
A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới.
D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới.
Câu 16. Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI là gì?
A. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Bầu ra các cơ cao nhất của cả nước.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
D. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.
Câu 17. Đâu là điểm chung trong quyết định của Quốc hội khóa VI và Quốc Hội khóa I?
A. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.
B. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
C. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Câu 18. Là thành viên của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có đóng góp gì trong việc giữ gìn hòa bình an ninh thế giới?
A. Ủng hộ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
B. Thực hiện an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số.
C. Thực hiện về phát triển phụ nữ, trẻ em,
D. Chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS.
Câu 19: Công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông qua tại:
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976).
B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (03-1982).
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).
D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991).
Câu 20: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.
B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.
D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, …
Câu 21: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng năm 1986?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
Câu 22: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là:
A. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc – hàng xuất khẩu.
B. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc.
C. lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng.
D. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.
Câu 24: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :
A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.
Câu 25: Mục tiêu của đường lối đổi mới được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là:
A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng.
B. đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
C. đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
D. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
Câu 26: Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước, kết quả nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế .
B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.
C. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
D. Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại.
Câu 27: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị ?
A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.
C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 28: Nội dung nào không phải là chủ trương của Đảng trong đường lối về kinh tế (năm 1986)?
A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề.
B. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu.
C. Hình thành cơ chế thị trường.
D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.
Câu 29: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào:
A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Câu 30: Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do:
A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng.
B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.
C. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.
D. thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc.
Câu 31: Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1995
B. Tháng 6/1995
C. Tháng 7/1995
D. Tháng 8/1995
Câu 32: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?
A. Tháng 7/1995
B. Tháng 10/1995
C. Tháng 7/1996
D. Tháng 10/1996
Câu 33: Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào là quan trọng nhất?
A.Thực hiện được ba chương trình kinh tế
B.Phát triển kinh tế đối ngoại
C.Kiềm chế được lạm phát
D.Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội
Câu 34: Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế kế hoạch 5 năm (1986-1990) là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đề ra trong đại hội nào?
A.Đại hội Đảng IV B.Đại hội Đảng V
C.Đại hội Đảng VI D.Đại hội Đảng VII
Câu 38:Trong số 3 chương trình kinh tế kế hoạch 5 năm (1986-1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đầu?
A.lương thực, thực phẩm B. hàng xuất khẩu
C. hàng tiêu dùng D.Câu A, B đúng
Câu 39: Đại hội VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng CSVN là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là gì?
A. Đổi mới về chính trị B. Đổi mới về kinh tế và chính trị
C. Đổi mới về kinh tế D.Đổi mới về Văn hóa Trả lời: C
Câu 40: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A.Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
B.Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa
C.Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường
D.Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Câu 41: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là
A.Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
B.Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả
C.Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện
D.Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước
Câu 42:Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện như thế nào?
A.Đất nước đã hòa bình
B.Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng
C.Đất nước độc lập, thống nhất
D.Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Câu 43. Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975 ?
A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản.
B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
C. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ.
D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực.
Câu 44. Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì ?
A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976 .
B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 45. Từ năm 1945 đến năm 1976, có mấy lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước Việt Nam ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 6.
Câu 46. Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào ?
A. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980.
B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1975.
C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980.
D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980.
Câu 47. Quân đội nhân dân Việt Nam lần thứ 2 giúp lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng thủ đô Phnôm pênh vào:
A. Ngày 22- 12- 19/8.
B. Ngày 7 - 1 - 1979.
C. Ngày 17 - 2 - 1979.
D. Ngày 18 -3 - 1979.
Câu 48. Một hình thức xí nghiệp chỉ xuất hiện trong thời gian cải tạo xã hội chù nghĩa sau giải phóng?
A. Xí nghiệp quốc doanh.
B. Xí nghiệp tư bản - Nhà nước.
C. Xí nghiệp tư bản tư nhân.
D. Xí nghiệp công - tư hợp doanh.
Câu 49. Cách mạng xã hội chủ nghĩa được bắt đầu ở Việt Nam khi nào ?
A. 1954 B. 1965 C. 1975 D. 1975
Câu 50. Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta sau 5 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước(1981 - 1985) là:
A. Sản xuất nông nghiệp tàng bình quân hằng năm là 2,9%.
B. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 3,9%.
C. Sản xuất nông nghiệp tâng bình quân hằng năm là 4,9%.
D. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 1,9%.
Câu 51. Tình hình công nghiệp nước ta trong những năm 1981 – 1985?
A. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,6%.
B. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%.
C. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,5%.
D. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8,6%.
Câu 52. Chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ khỉ nào ?
A. Ngày 3 - 5 – 1975.
B. Ngày 10-5- 1975.
C. Ngày 22- 12- 1978.
D. Ngày 1- 1-1979.
Câu 53. Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ trong thời gian nào ?
A. Từ ngày 7-1 - 1979 đến ngày 5 - 3 - 1979.
B. Từ ngày 17 - 1 - 1979 đến ngày 18 - 3 - 1979.
C.Từ ngày 17. - 2 - 1979 đến ngày 18 - 3 - 1979.
D. Từ ngày 17 - 2 - 1979 đến ngày 5 - 3 - 1979.
Câu 54. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã diễn ra trên quy mô bao nhiêu tỉnh?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 55. Tình hình kinh tế nước ta sau kế hoạch 5 năm (1981 – 1985)
A. Nền kinh tế trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
B. Không phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế cá thể tư nhân.
C. Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 56. Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới ?
A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dụng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có nhũng chuyển biến mạnh mẽ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 57. Đảng ta đã có bao nhiêu Cương lĩnh ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hiển thị đáp án
Câu 58. Thành tựu về kinh tế đối ngoại từ năm 1986 – 1990?
A. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2 lần.
B. Hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần.
C. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần.
D. Hàng xuất khẩu tâng 3,5 lần.
Câu 59. Tính chất nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới?
A. Kinh tế tự cấp.
B. Kinh tế bao cấp.
C. Kinh tế hàng hoá tự do.
D. Kinh tế hàng hoá, có sự điều tiết của nhà nước.
Câu 60. Thành tựu của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991 - 1995)?
A. Lạm phát bị đẩy lùi, năm 1995 chỉ còn 12,7%.
B. Công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,3%.
C. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 61. Ba mặt hàng chủ lực xuất khẩu của nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1996 - 2000 là:
A. Lúa gạo, đổ may mặc, thuỷ sản.
B. Lúa gạo, thuỷ sản, hồ tiêu.
C. Lúa gạo, hồ tiêu, cà phê.
D. Lúa gạo, cà phê, thuỷ sản.
Câu 62. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách họp lí trên cơ sở phan triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ che thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Câu 63. Vì sao nói đổi mới đất nước là một tất yếu khách quan?
A. Đổi mới là yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
B. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khùng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
C. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đó có tác động sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 64. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đòi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.
B. Phát triển kinh tế đối ngoại.
C. Kiềm chế được lạm phát.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tê - xã hội.
Câu 65. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
A. Đất nước đã hoà bình.
B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
C. Đất nước độc lập, thống nhất.
D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Hiển thị đáp án
Câu 66. Từ sau 30 - 4 - 1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Vệt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?
A. Quân xâm lược Mĩ.
B. Tập đoàn Pôn Pốt (Campuchia).
C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.
D. Câu B và c đúng.
Hiển thị đáp án
Câu 67. Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 68. Thành tựu lớn nhất trong 5 năm (1986 - 1990) về lương thực là gì?
a. Mở rộng diện tích trồng lương thực
b. Lai tạo nhiều giống lúa mới
c. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu
d. Chuyển sang chuyên canh cây lúa
Câu 69. Thành tựu trong lĩnh vực tài chính trong 5 năm (1986 - 1990)?
a. Giữ được tỉ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác
b. Đã kìm chế được một bước lạm phát
c. Phát hành tiền mới
d. Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
Câu 70. Nội dung nào không phải là nguyên nhân đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?
a. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
b. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng
c. Do các thế lực ngoại xâm đang nhòm ngó nước ta
d. Những thay đổi của tình hình thế gới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 71. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 do:
a. nhân dân không đồng tình
b. sự giúp đỡ của Liên Xô
c. đất nước đang phát triển
d. sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện
Câu 72. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo vào năm nào?
a. Năm 1991
b. Năm 1988
c. Năm 1990
d. Năm 1989
Câu 73. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng?
a. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
b. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
c. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.
d. Phát triển nền kinh tế XHCN với hai thành phần: nhà nước và tập thể.
Câu 74. Đảng thực hiện đường lối đổi mới nhằm:
a. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
b. đưa nước ta trở thành "con rồng" kinh tế châu Á.
c. tiến nhanh, tiến mạnh lên con đường XHCN.
d. đưa đất nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Câu 75. Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của Đảng là:
a. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của hệ thống Xã hội chủ nghĩa.
b. chính sách diễn biến hòa bình của Hoa Kì.
c. Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đang lớn mạnh.
d. cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Câu 76. Chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng trong công cuộc đổi mới là gì?
a. xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
b. xây dựng nền kinh té hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
c. xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
d. xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạng thời đại.
Câu 77. Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là:
a. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
b. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.
c. tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cảu nhân dân ba nước Đông Dương.
d. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Việt Nam.
Câu 78. Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới (1986 - 1990) của Đảng chứng tỏ điều gì?
a. đường lối đổi mới là đúng nhưng bước đi chưa phù hợp
b. đường lối đổi mới của Đảng chưa phù hợp
c. đường lối đổi mới chưa phù hợp với hoàn cảnh đất nước
d. đường lối đổi mới là đúng, bước đi cơ bản là phù hợp
Câu 79. Quan điểm đổi mới đất nước cùa Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào dưới đây?
a. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
b. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
c. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.
d. Không thay đổi mục tiêu của chù nghĩa xẵ hội.
Câu 80. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990 chứng tỏ điều gì?
a. Đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
b. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn, cần phài có những bước đi phù hợp
c. Việt Nam đã thoát khỏi tĩnh trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.
d. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.


Nguồn: lượm lặt trên internet, có chọn lọc
 
Last edited:
Top Bottom