Hóa 8 Topic ôn thi HKI Hóa 8 (2019 - 2020)

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon12Chào các em lớp 8 yêu dấu ^^, như đã hứa anh sẽ đảm nhiệm giúp đỡ và ôn tập cùng các em trong suốt thời gian sắp tới phục vụ cho kỳ thi HK sắp tới.
Chương trình học của chúng ta như sau:

Chương 1: Chất - Nguyên tử - phân tử
Chương 2: Phản ứng hóa học
Chương 3: Mol và tính toán hóa học

Lịch ôn tập của chúng ta là 19h00 T5 và CN hàng tuần nhé. Chúc các em học tốt !!
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
I. CHẤT.
Chất là một dạng của vật chất. Chất tạo nên vật thể.

Vật thể do nhiều chất tạo nên.
Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.
Chất nguyên chất:
+ Là chất không lẫn chất khác.
+ Chất có tính chất nhất định
Hỗn hợp:
+ Gồm nhiều chất trộn lẫn nhau.
+ Có tính chất thay đổi.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm…
II. NGUYÊN TỬ.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.
- Trong nguyên tử số proton (p,+) bằng số electron (e,-).
- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
IV. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHÂT – PHÂN TỬ.
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ
tính chất hóa học của chất.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
=> Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử. Tùy điều kiện, một chất tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
V. CÔNG THỨC HÓA HỌC

Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.
Dạng chung:
- Đơn chất Ax
- Hợp chất AxBy

=> Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất, cho biết tên nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.
VI. HÓA TRỊ
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) trong phân tử (H luôn hóa trị I, O luôn hóa trị II).
Quy tắc về hóa trị: x.a = y.b theo AxBy
+ Biết x,y và a thì tính được b và ngược lại.
+ biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học chuyển thành tỉ lệ: x/y = a/b = a’/b’

Bài tập mẫu:
Bài 1: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi
- Cu (II) và O (II)
- Mg (II) và nhóm OH (I)
Giải:
- CTHH: CuO
PTK của CuO = 64 + 16 = 80 (đvC)
- CTHH: Mg(OH)2
PTK của Mg(OH)2 = 24 + 17.2 = 58 (đvC)

Bài 2: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho mỗi loại 2 ví dụ.
Giải:
- Lý thuyết (tự làm)
Ví dụ:
Đơn chất: C, Na
Hợp chất: CO2; NaCl
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Các cách viết sau: 4P, 5Fe, Br2, 3O2, CaO, 2H2SO4 diễn đạt ý gì?
Bài 2: Bằng chữ số và KHHH hãy biểu diễn: 2 phân tử nitơ, 2 nguyên tử sắt, 5 phân tử khí hidro, 6 nguyên tử clo, 3 nguyên tử đồng, 5 phân tử nước (gồm 10H, 5O), 4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca, 4C, 12O), 1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O).

Bài 3: Tìm hóa trị của các nguyên tố Fe, C, Cu, Pb trong các CTHH sau: FeO, CO2, Cu(NO3)2, PbCl2.

Bài 4: Một hợp chất có CTHH như sau: M2On (n: hóa trị của M và có giá trị không quá 3), hợp chất đó có PTK bằng 160. Xác định CTHH của hợp chất trên?

Bài 5: CTHH của một số hợp chất viết như sau: MgCl2, Fe3O2, P2O3, KO, NaO2, AlO, NH3, ClO, Fe2(SO4)2, CaOH, Cu2(SO4)3, NaOH, Al2S3, ZnNO3, Mg2(PO4)3 , CO, H3SO4, Ag2OH, KCO3, SiO2. Hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai hãy sửa lại những công thức sai?
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Các cách viết sau: 4P, 5Fe, Br2, 3O2, CaO, 2H2SO4 diễn đạt ý gì?
Bài 2: Bằng chữ số và KHHH hãy biểu diễn: 2 phân tử nitơ, 2 nguyên tử sắt, 5 phân tử khí hidro, 6 nguyên tử clo, 3 nguyên tử đồng, 5 phân tử nước (gồm 10H, 5O), 4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca, 4C, 12O), 1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O).

Bài 3: Tìm hóa trị của các nguyên tố Fe, C, Cu, Pb trong các CTHH sau: FeO, CO2, Cu(NO3)2, PbCl2.

Bài 4: Một hợp chất có CTHH như sau: M2On (n: hóa trị của M và có giá trị không quá 3), hợp chất đó có PTK bằng 160. Xác định CTHH của hợp chất trên?

Bài 5: CTHH của một số hợp chất viết như sau: MgCl2, Fe3O2, P2O3, KO, NaO2, AlO, NH3, ClO, Fe2(SO4)2, CaOH, Cu2(SO4)3, NaOH, Al2S3, ZnNO3, Mg2(PO4)3 , CO, H3SO4, Ag2OH, KCO3, SiO2. Hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai hãy sửa lại những công thức sai?
Bài 1:
[tex]4P[/tex] : 4 nguyên tử photpho
[tex]5Fe[/tex] : 5 nguyên tử sắt
[tex]Br_2[/tex] : 1 phân tử brom
[tex]3O_2[/tex] : 3 phân tử oxi
[tex]CaO[/tex] : 1 phân tử canxi oxit
[tex]2H_2SO_4[/tex] : 2 phân tử axi sulfuric

Bài 2:
2 phân tử nitơ: [tex]2N_2[/tex]
2 nguyên tử sắt: [tex]2Fe[/tex]
5 phân tử khí hidro: [tex]5H_2[/tex]
6 nguyên tử clo: [tex]6Cl[/tex]
3 nguyên tử đồng: [tex]3Cu[/tex]
5 phân tử nước (gồm 10H, 5O): [tex]5H_2O[/tex]
4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca, 4C, 12O): [tex]4CaCO_3[/tex]
1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O).: [tex]C_{12}H_{22}O_{11}[/tex]

Bài 3:
+) Gọi hóa trị của Fe trong FeO là a (a thuộc N*)
Áp dụng quy tắc hóa trị
[tex]1.a=1.II[/tex] => a= II
Vậy hóa trị của Fe trong FeO là II

+) Gọi hóa trị của C trong [tex]CO_2[/tex] là b (b thuộc N*)
Áp dụng quy tắc hóa trị:
[tex]1.b= 2. II[/tex] => b= IV
Vậy hóa trị của C trong [tex]CO_2[/tex] là IV

+) Gọi hóa trị của Cu trong [tex]Cu(NO_3)_2[/tex] là c (c thuộc N*)
Áp dụng quy tắc hóa trị:
[tex]1.c=2.I[/tex] => c= II
Vậy hóa trị của Cu trong [tex]Cu(NO_3)_2[/tex] là II

+) Gọi hóa trị của Pb trong [tex]PbCl_2[/tex] là d (d thuộc N*)
Áp dụng quy tắc hóa trị :
[tex]1.d=2.I[/tex] => d = II
Vậy hóa trị của Pb trong [tex]PbCl_2[/tex] là II

Bài 4:
Ta có:
[tex]PTK_{M_2O_n}=2.NTK_M + n.NTK_O = 2.NTK_M + 16.n = 160[/tex]
Vì [tex]n\leq 3 \Rightarrow[/tex] n thuộc {1;2;3} vì n thuộc N*
  • Nếu n = 1=> CTHH : [tex]M_2O[/tex]
[tex]PTK_{M_2O}= 2.NTK_M + 16 = 160 \Rightarrow NTK_M= 72[/tex] => M không tồn tại
=> loại [tex]n=1[/tex]
  • Nếu n=2 => CTHH: [tex]MO[/tex]
[tex]PTK_{MO}= 1.NTK_M + 16 = 160 \Rightarrow NTK_M = 144[/tex] => M không tồn tại
=> loại [tex]n=2[/tex]
  • Nếu n =3 => CTHH: [tex]M_2O_3[/tex]
[tex]PTK_{M_2O_3}= 2. NTK_M + 3.16 =160 \Rightarrow NTK_M = 56[/tex] => M là Fe (Sắt)

Vậy hợp chất đó là [tex]Fe_2O_3[/tex]

Bài 5:
  • CTHH đúng: [tex]MgCl_2[/tex] , [tex]P_2O_3[/tex], [tex]NH_3[/tex],[tex]NaOH[/tex],[tex]Al_2S_3[/tex],[tex]CO[/tex],[tex]KCO_3[/tex],[tex]SiO_2[/tex],
  • CTHH sai:
[tex]Fe_3O_2 \rightarrow Fe_2O_3, FeO[/tex]
[tex]KO \rightarrow K_2O[/tex]
[tex]NaO_2 \rightarrow Na_2O[/tex]
[tex]AlO \rightarrow Al_2O_3[/tex]
[tex]ClO \rightarrow Cl_2O[/tex]
[tex]Fe_2(SO_4)_2 \rightarrow FeSO_4[/tex]
[tex]CaOH \rightarrow Ca(OH)_2[/tex]
[tex]Cu_2(SO_4)_3 \rightarrow CuSO_4[/tex]
[tex]ZnNO_3\rightarrow Zn(NO_3)_2[/tex]
[tex]Mg_2(PO_4)_3 \rightarrow Mg_3(PO_4)_2[/tex]
[tex]H_3SO_4 \rightarrow H_2SO_4[/tex]
[tex]Ag_2OH \rightarrow AgOH[/tex]
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1:
a) Lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau: Ca và O, Al và Cl.
b) Tính PTK của các chất sau: H2O, Al2O3, Mg3(PO4)2, Ca(OH)2.
Bài 2: Xác định số proton trong hạt nhân nguyên tử, số electron ở lớp vỏ nguyên tử, số lớp electron và số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho.

Bài 3: Một kim loại M tạo muối sunfat có dạng M2(SO4)3. Hãy xác định công thức muối nitrat của kim loại M.
Bài 4: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học là 40; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số notron trong nguyên tử trên.
Bài 5: Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a) Fe2(SO4)3
b) O3
c) CuSO4
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Lập công thức hóa học, tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi (công thức đầu gji đủ các bước, các công thức sau chỉ ghi kết quả):
a) Nguyên tố sắt(III) với nguyên tố Cl (I); nhóm SO4 (II); nhóm NO3(I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I).
b) Nguyên tố S (II) với nguyên tố H; nguyên tố S (IV) với nguyên tố O; nguyên tố S (VI) với nguyên tố O.
c) Biết:
- Hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3.
- Hợp chất giữa nguyên tố Y với nguyên tố H là H3Y.
Hãy xác định công thức hóa học giữa X và Y
Bài 2: Hãy biểu diễn các ý sau:
a) Bốn nguyên tử nhôm
b) Mười phân tử clo
c) Bảy nguyên tử oxi
d) Chín phân tử muối ăn (NaCl)
Bài 3: Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2.
 
Last edited:

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập.
Bài 2: Biết 1/4 nguyên tử (X) nặng bằng 1/2 nguyên tử silic. Hãy tìm tên và kí hiệu của nguyên tố (X).
Bài 3 Một hợp chất (X) có chứa 94,118% lưu huỳnh và còn lại là hidro. Xác định tỉ lệ số nguyên tử S và H trong phân tử hợp chất (X).
Bài 4: Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố sau : O ( Z=8) , N ( Z=14 ) , K ( Z=19 ) , P ( Z=15 ).
Bài 5: Hãy tính phân tử khối của các hợp chất sau : Al2O3 ; Al2(SO4)3 ; Fe(NO3)3 ; Na3PO4 ; Ca(H2PO4)2 ; Ba3(PO4)2 ; ZnSO4 ; AgCl ; NaBr.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập.
Bài 2: Biết 1/4 nguyên tử (X) nặng bằng 1/2 nguyên tử silic. Hãy tìm tên và kí hiệu của nguyên tố (X).
Bài 3 Một hợp chất (X) có chứa 94,118% lưu huỳnh và còn lại là hidro. Xác định tỉ lệ số nguyên tử S và H trong phân tử hợp chất (X).
Bài 4: Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố sau : O ( Z=8) , N ( Z=14 ) , K ( Z=19 ) , P ( Z=15 ).
Bài 5: Hãy tính phân tử khối của các hợp chất sau : Al2O3 ; Al2(SO4)3 ; Fe(NO3)3 ; Na3PO4 ; Ca(H2PO4)2 ; Ba3(PO4)2 ; ZnSO4 ; AgCl ; NaBr.
Bài 1:
Gọi công thức hóa học của hợp chất là [tex]Mg_xC_yO_z[/tex]
Có [tex]PTK_X = 84 \rightarrow 24x +12y+16z = 84[/tex]
Vì tỉ lệ về khối lượng giữa các nguyên tố trong phân tử là Mg : C : O là 2 : 1 : 4
=> 24x : 12y : 16z = 2:1:4
=> [tex]\frac{24x}{2}=\frac{12y}{1}=\frac{16z}{4}[/tex]
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau có:
[tex]\frac{24x}{2}=\frac{12y}{1}=\frac{16z}{4}=\frac{24x+12y+16z}{2+1+4}=\frac{84}{7}=12[/tex]
Do đó: x=1, y=1,z= 3
=> CTHH : [tex]MgCO_3[/tex]
Gọi hóa trị của Mg là a
Áp dụng quy tắc hóa trị: 1.a = 1.II => a = II
Vậy hóa trị của Mg trong hợp chất là II

Bài 2:
Ta có: [tex]\frac{1}{4}.NTK_x = \frac{1}{2}.NTK_{Si} \rightarrow \frac{1}{4}.NTK_X = \frac{1}{2}.28 = 14[/tex]
[tex]\rightarrow NTK_X = 56[/tex]
=> X là sắt (Fe)

Bài 3:
gọi CT là : HxSy
ta có%H=100-94,118=5,882%
ta có tỉ lệ:x:y=5,882/ 1 : 94,118/ 32=2:1
=> CTHH: H2S

Bài 4:
- Số electron ở lớp ngaofi cùng của
+) O : 6e
+) N: 4e
+) K: 1e
+) P: 5e

Bài 5:
Phân tử khối của:
+) Al2O3 = 102 dvC
+) Al2(SO4)3 = 342 dvC
+) Fe(NO3)3 = 242 dvC
+)Na3PO4 = 164 dvC
+) Ca(H2PO4)2 = 234 dvC
+) Ba3(PO4)2 = 601 dvC
+) ZnSO4 = 161 dvC
+)AgCl= 143,5 dC
+) NaBr = 103 dvC
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1) Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ:
- Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.
- Hòa tan muối ăn vào nước được dung dich trong suốt. Cô cạn dung dịch muối ăn xuất hiện
trở lại.
2) Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.
Ví dụ:
- Đun sôi đường chuyển đổi thành cacbon và hơi nước.
- Xăng cháy tạo ra nước và khí cacbon dioxit.
3) Phản ứng hóa học:
a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: lưu huỳnh + sắt → sắt II sunfua.
b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
c) Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…
4) Định luật bảo toàn khối lượng:

Phản ứng: A + B → C + D
Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD .
Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.
5) Phương trình hóa học:
a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Ví dụ:
2Ca + O2 → 2CaO
C + O2 → CO2 .
b) Ba bước lập phương trình hóa học
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình.
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Gạo nấu thành cơm.
B. Hòa tan cồn vào nước.
C. Gò tấm tôn thành chậu.
D. Nung đá vôi được vôi sống và cacbonic.
Câu 2. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, có thể chỉ ra:
A. Khối lượng các chất được bảo toàn vì nguyên tử không bị phân chia
B. Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
C. Khối lượng các chất được bảo toàn.
D. Từ 3 gam C có 3 gam cacbonic.
Câu 3. Phản ứng hóa học là
A. quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác.
B. quá trình biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác.
C. quá trình biến đổi nguyên tử này thành phân tử khác.
D. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 4. Hợp chất A được tạo nên từ K với nhóm SO4. Phân tử khối của A là.
A. 231. B. 135. C.213. D. 174
(Biết K = 39 ; S = 32 ; O =16)
Câu 5. Phân tử của một hợp chất gồm một nguyên tử M liên kết với một nguyên tử O và nặng bằng nguyên tử sắt. Nguyên tử M là
A. Mg (24). B. Ca (40).
C. Zn(65). D.Cu (64).
Câu 6. Khi cho 80 kg đất đèn (chứa canxi cacbua) hoá hợp với 36 kg nước thu được 74 kg canxi hiđroxit và 26 kg axetilen.Thành phần phần trăm về khối lượng của canxi cacbua có trong đất đèn là
A. 90%. B. 85%. C. 82%. D. 80%.
Câu 7. Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học giữa natri oxit (phân tử có 1 Na và 2 O) với nước sinh ra natri hiđroxit (phân tử có 1 Na và 1 o, 1 H) là
A. NaOH --> Na2O + H2O.
B. Na2O + H2O --> 2NaOH.
C. Na2O + H2O --> NaOH.
D. NaO + H2O --> NaOH2.
 

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Gạo nấu thành cơm.
B. Hòa tan cồn vào nước.
C. Gò tấm tôn thành chậu.
D. Nung đá vôi được vôi sống và cacbonic.
Câu 2. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, có thể chỉ ra:
A. Khối lượng các chất được bảo toàn vì nguyên tử không bị phân chia
B. Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
C. Khối lượng các chất được bảo toàn.
D. Từ 3 gam C có 3 gam cacbonic.
Câu 3. Phản ứng hóa học là
A. quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác.
B. quá trình biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác.
C. quá trình biến đổi nguyên tử này thành phân tử khác.
D. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 4. Hợp chất A được tạo nên từ K với nhóm SO4. Phân tử khối của A là.
A. 231. B. 135. C.213. D. 174
(Biết K = 39 ; S = 32 ; O =16)
Câu 5. Phân tử của một hợp chất gồm một nguyên tử M liên kết với một nguyên tử O và nặng bằng nguyên tử sắt. Nguyên tử M là
A. Mg (24). B. Ca (40).
C. Zn(65). D.Cu (64).
Câu 6. Khi cho 80 kg đất đèn (chứa canxi cacbua) hoá hợp với 36 kg nước thu được 74 kg canxi hiđroxit và 26 kg axetilen.Thành phần phần trăm về khối lượng của canxi cacbua có trong đất đèn là
A. 90%. B. 85%. C. 82%. D. 80%.
Câu 7. Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học giữa natri oxit (phân tử có 1 Na và 2 O) với nước sinh ra natri hiđroxit (phân tử có 1 Na và 1 o, 1 H) là
A. NaOH --> Na2O + H2O.
B. Na2O + H2O --> 2NaOH.
C. Na2O + H2O --> NaOH.
D. NaO + H2O --> NaOH2.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Gạo nấu thành cơm.
B. Hòa tan cồn vào nước.
C. Gò tấm tôn thành chậu.

D. Nung đá vôi được vôi sống và cacbonic.
Câu 2. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, có thể chỉ ra:
A. Khối lượng các chất được bảo toàn vì nguyên tử không bị phân chia

B. Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
C. Khối lượng các chất được bảo toàn.
D. Từ 3 gam C có 3 gam cacbonic.
Câu 3. Phản ứng hóa học là
A. quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác.
B. quá trình biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác.
C. quá trình biến đổi nguyên tử này thành phân tử khác.

D. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Gạo nấu thành cơm.
B. Hòa tan cồn vào nước.
C. Gò tấm tôn thành chậu.

D. Nung đá vôi được vôi sống và cacbonic.
Câu 2. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, có thể chỉ ra:
A. Khối lượng các chất được bảo toàn vì nguyên tử không bị phân chia

B. Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
C. Khối lượng các chất được bảo toàn.
D. Từ 3 gam C có 3 gam cacbonic.
Câu 3. Phản ứng hóa học là
A. quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác.
B. quá trình biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác.
C. quá trình biến đổi nguyên tử này thành phân tử khác.

D. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 4. Hợp chất A được tạo nên từ K với nhóm SO4. Phân tử khối của A là.
A. 231.
B. 135. C.213. D. 174
(Biết K = 39 ; S = 32 ; O =16)
Câu 5. Phân tử của một hợp chất gồm một nguyên tử M liên kết với một nguyên tử O và nặng bằng nguyên tử sắt. Nguyên tử M là
A. Mg (24).
B. Ca (40).
C. Zn(65). D.Cu (64).
Câu 6. Khi cho 80 kg đất đèn (chứa canxi cacbua) hoá hợp với 36 kg nước thu được 74 kg canxi hiđroxit và 26 kg axetilen.Thành phần phần trăm về khối lượng của canxi cacbua có trong đất đèn là
A. 90%. B. 85%. C. 82%.
D. 80%.
Câu 7. Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học giữa natri oxit
(phân tử có 1 Na và 2 O-> phải là 2 Na và 1 O chứ anh ) với nước sinh ra natri hiđroxit (phân tử có 1 Na và 1 o, 1 H) là
A. NaOH --> Na2O + H2O.

B. Na2O + H2O --> 2NaOH.
C. Na2O + H2O --> NaOH.
D. NaO + H2O --> NaOH2.
[/QUOTE]
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Điền hệ số thích hợp để hoàn thành các phương trình hóa học ở bảng sau, viết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của chất phản ứng và sản phẩm.
a) CH4 + O2 -> CO2 + H2O
b) Na2O + H2O -> NaOH
c) Fe2O3 + HCl -> FeCl3 + H2O
d) H2O -> H2 + O2
e) KClO3 -> KCl + O2
f) Al2O3 + HCl -> AlCl3 + H2O
g) C + O2 -> CO2
h) Fe + O2 -> Fe3O4
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 3 kg than củi có thành phần chính là C cần 6,4 kg khí oxi và thải ra môi trường 8,8 kg khí cacbonic.
a) Lập phương trình hóa học trên.
b) Em cho biết mẫu than trên chứa hàm lượng C là bao nhiêu %?
c) Nếu đốt cháy 1,5 kg than cùng loại thì khối lượng khí oxi, khí cacbonic là bao nhiêu kg?
Bài 3: Đốt sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4
a) Viết phương trình hóa học.
b) Nếu khối lượng sắt phản ứng là 16,8 gam, khối lượng khí oxi là 6,4 gam và khối lượng oxit sắt từ thu được là 20,88 gam. Tính hiệu suất phản ứng.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Điền hệ số thích hợp để hoàn thành các phương trình hóa học ở bảng sau, viết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của chất phản ứng và sản phẩm.
a) CH4 + O2 -> CO2 + H2O
b) Na2O + H2O -> NaOH
c) Fe2O3 + HCl -> FeCl3 + H2O
d) H2O -> H2 + O2
e) KClO3 -> KCl + O2
f) Al2O3 + HCl -> AlCl3 + H2O
g) C + O2 -> CO2
h) Fe + O2 -> Fe3O4
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 3 kg than củi có thành phần chính là C cần 6,4 kg khí oxi và thải ra môi trường 8,8 kg khí cacbonic.
a) Lập phương trình hóa học trên.
b) Em cho biết mẫu than trên chứa hàm lượng C là bao nhiêu %?
c) Nếu đốt cháy 1,5 kg than cùng loại thì khối lượng khí oxi, khí cacbonic là bao nhiêu kg?
Bài 3: Đốt sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4
a) Viết phương trình hóa học.
b) Nếu khối lượng sắt phản ứng là 16,8 gam, khối lượng khí oxi là 6,4 gam và khối lượng oxit sắt từ thu được là 20,88 gam. Tính hiệu suất phản ứng.
Bài 1:
a) [tex]CH_4 + 2O_2 -> CO_2 + 2H_2O[/tex]
b) [tex]Na_2O +H_2O -> 2NaOH[/tex]
c) [tex]Fe_2O_3+6HCl->2FeCl_3+3H_2O[/tex]
d) [tex]2H_2O ->2H_2+O_2[/tex]
e) [tex]2KClO_3->2KCl+3O_2[/tex]
f) [tex]Al_2O_3+6HCl->2AlCl_3+3H_2O[/tex]
g) [tex]C+O_2->CO_2[/tex]
h) [tex]6Fe +4O_2->2Fe_3O_4[/tex]
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
I. MOL
1.Mol là gì?

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N
2.Khối lượng mol
Khối lượng mol ( kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Đơn vị: g/mol
Khối lượng mol có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.
3.Thể tích mol của chất khí
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
Trong đktc ( 0°C và 1 atm) thì thể tích 1 mol chất khí là 22,4 lít.
II. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
1. Chuyển đối giữa lượng chất và khối lượng chất

m = n x M (g) → n = m/M ; M = m/n
2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí
V = 22,4 x n (l)
upload_2019-10-23_17-20-57.png
III.Tỉ khối của chất khí
1. Tỉ khối của chất khí

a. Chất khí A với chất khí B
Dùng để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần
Kí hiệu dA/B
Cách tính:
upload_2019-10-23_17-21-22.png
Khi dA/B > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B
dA/B = 1 ⇒ khí A bằng khí B
dA/B < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B
b.Chất khí A với không khí
Tương tự như phần a. không khí đóng vai trò như chất khí B với Mkk = 29(g/mol)
Kí hiệu dA/kk
2.Thí dụ
So sánh khí oxi với không khí
upload_2019-10-23_17-21-44.png
⇒ Oxi nặng hơn không khí 32/29 lần
IV.Tính theo công thức hóa học
1. Biết CTHH, xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Thí dụ: xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2
Cách làm
Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16×2 = 44 (g/mol)
Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O
Thành phần phần trăm theo khối lượng:
upload_2019-10-23_17-22-17.png
2. Biết thành phần nguyên tố, tìm CTHH
Thí dụ: một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol
Cách làm
Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
upload_2019-10-23_17-22-33.png
Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
upload_2019-10-23_17-22-44.png
Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol C; 2 mol O
CTHH: CO2
V.Tính theo phương trình hóa học
1. Tìm khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm

Cách làm:
Bước 1: Viết phương trình
Bước 2: tính số mol các chất
Bước 3: dựa vào phương trình tính được số mol chất cần tìm
Bước 4: tính khối lượng
Thí dụ 1: cho 4g NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4
Các bước tiến hành
Viết PTHH và cân bằng
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Tính số mol NaOH tham gia phản ứng
upload_2019-10-23_17-23-8.png
Tính số mol Na2SO4 thu được
Theo PTHH: 1 mol NaOH phản ứng thu được 0,5 mol Na2SO4
Vậy: 0,1 mol NaOH…………………0,05 mol Na2SO4
Tìm khối lương Na2SO4 thu được
mNa2SO4 = n×M = 0,05×142 = 7,1g
Thí dụ 2: Tính khối lương NaOH cần dùng để điều chế 7,1g Na2SO4
Viết PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Tính số mol Na2SO4 sinh ra sau phản ứng
upload_2019-10-23_17-23-36.png
Tìm số mol NaOH tham gia phản ứng
Theo PTHH: để điều chế 1 mol Na2SO4 cần dùng 2 mol NaOH
Vậy muốn điều chế 0,05 mol Na2SO4 cần dùng 0,1 mol NaOH
Tính khối lương NaOH cần dùng
mNaOH = n×M = 0,1×40 = 4(g)
2. Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Cách làm:
Bước 1: Viết PTHH
Bước 2: Tìm số mol khí
Bước 3: thông qua PTHH, tìm số mol chất cần tính
Bước 4: Tìm thể tích khí
Thí dụ 1: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích (đktc) sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng
Viết PTHH
S + O2 → SO2 (t0)
Tìm số mol O2 sinh ra sau phản ứng:

Tìm số mol SO2 sinh ra sau phản ứng
Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2
Vậy : 0,125 mol O2 …………………………. 0,125 mol SO2
Tìm thể tích khí SO2(đktc) sinh ra sau phản ứng
VSO2 = n×22,4 = 2,24(l)
Thí dụ 2: tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 64g lưu huỳnh
Viết PTHH:
S + O2 → SO2 (t0)
Tính số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng
upload_2019-10-23_17-24-55.png
Tính số mol O2 tham gia phản ứng
upload_2019-10-23_17-24-29.png
Theo PTHH: đốt cháy 1 mol S cần dùng 1 mol O2
Vậy : đốt cháy 2 mol S cần 2 mol O2
Tính thể tích O2 cần dùng:
VO2 = 22,4 × n = 44,8 (l)
 

Attachments

  • upload_2019-10-23_17-20-20.png
    upload_2019-10-23_17-20-20.png
    793 bytes · Đọc: 86
  • upload_2019-10-23_17-20-38.png
    upload_2019-10-23_17-20-38.png
    1.3 KB · Đọc: 80
  • upload_2019-10-23_17-24-1.png
    upload_2019-10-23_17-24-1.png
    1.5 KB · Đọc: 80

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.1023 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là
A. 48 gam và 14 gam.
B. 24 gam và 21 gam.
C. 48 gam và 21 gam.
D. 48 gam và 42 gam.
Bài 2. Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.
Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?
A. N2, O2, Cl2.
B. O2, Cl2, H2S.
C. H2S, CH4, NH3.
D. Cl2, CO, H2S.
Bài 3. Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?
A. H2S.
B. S02.
C.C4H10
D. NH4
Bài 4. 0,2 mol muối A12(SO4)3 có khối lượng và số phân tử là
A. 68,4 gam và 6.10^23 phân tử.
B. 34,2 gam và 1,2.10^23 phân tử.
C. 68,4 gam và 1,2.10^23 phân tử.
D. 6,84 gam và 1,2.10^22 phân tử.
Bài 5. Biết 0,25 mol kim loại A có khối lượng 6 gam. Kim loại X là
A. C = 12.
B. Mg = 24.
C. Fe = 56.
D. AI = 27.
Bài 6. Biểu thức tỉ khối của khí A so với khí B (dA/ B) cho biết:
A. khí A đặc hơn khí B bao nhiêu lần.
B. khối lượng của khí A lớn hơn khối lượng của khí B bao nhiêu lần.
C. khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
D. thể tích của 1 gam khí A lớn hơn thể tích của 1 gam khí B bao nhiêu lần.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.1023 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là
A. 48 gam và 14 gam.
B. 24 gam và 21 gam.
C. 48 gam và 21 gam.
D. 48 gam và 42 gam.
Bài 2. Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.
Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?
A. N2, O2, Cl2.
B. O2, Cl2, H2S.
C. H2S, CH4, NH3.
D. Cl2, CO, H2S.
Bài 3. Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?
A. H2S.
B. S02.
C.C4H10
D. NH4
Bài 4. 0,2 mol muối A12(SO4)3 có khối lượng và số phân tử là
A. 68,4 gam và 6.10^23 phân tử.
B. 34,2 gam và 1,2.10^23 phân tử.
C. 68,4 gam và 1,2.10^23 phân tử.
D. 6,84 gam và 1,2.10^22 phân tử.
Bài 5. Biết 0,25 mol kim loại A có khối lượng 6 gam. Kim loại X là
A. C = 12.
B. Mg = 24.
C. Fe = 56.
D. AI = 27.
Bài 6. Biểu thức tỉ khối của khí A so với khí B (dA/ B) cho biết:
A. khí A đặc hơn khí B bao nhiêu lần.
B. khối lượng của khí A lớn hơn khối lượng của khí B bao nhiêu lần.
C. khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
D. thể tích của 1 gam khí A lớn hơn thể tích của 1 gam khí B bao nhiêu lần.
Bài 1. Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.10^23 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là
A. 48 gam và 14 gam.
B. 24 gam và 21 gam.
C. 48 gam và 21 gam.
D. 48 gam và 42 gam.
Bài 2. Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.
Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?
A. N2, O2, Cl2.
B. O2, Cl2, H2S.
C. H2S, CH4, NH3.
D. Cl2, CO, H2S.
Bài 3. Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?
A. H2S.
B. S02.
C.C4H10
D. NH4
Bài 4. 0,2 mol muối Al2(SO4)3 có khối lượng và số phân tử là
A. 68,4 gam và 6.10^23 phân tử.
B. 34,2 gam và 1,2.10^23 phân tử.
C. 68,4 gam và 1,2.10^23 phân tử.
D. 6,84 gam và 1,2.10^22 phân tử.
Bài 5. Biết 0,25 mol kim loại A có khối lượng 6 gam. Kim loại X là
A. C = 12.
B. Mg = 24.
C. Fe = 56.
D. AI = 27.
Bài 6. Biểu thức tỉ khối của khí A so với khí B (dA/ B) cho biết:
A. khí A đặc hơn khí B bao nhiêu lần.
B. khối lượng của khí A lớn hơn khối lượng của khí B bao nhiêu lần.
C. khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
D. thể tích của 1 gam khí A lớn hơn thể tích của 1 gam khí B bao nhiêu lần.
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Trường hợp nào sau đây khí chiếm thể tích lớn nhất (đktc)?
A. 2,2 gam CO2.
B. 4,8 gam CH4.
C. 2,8 gam N2
D. 2 gam H2.
Câu 2. So sánh nào sau đây về thể tích của 0,2 gam khí H2 và 1,6 gam khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất là đúng?
A. Thể tích của khí hiđro > thể tích khí oxi.
B. Thể tích của khí hiđro bằng thế tích khí oxi.
C. Thể tích của khí hiđro < thể tích khí oxi.
D. Không xác định được.
Câu 3. Thể tích khí CO2 ở đktc cần phải lấy để có số phân tử bằng số phân tử có trong 3,2 gam khí oxi là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít.
C. 22,4 lít. D. 0,672 lít.
Câu 4. Số phân tử H2 có trong 11,2 lít khí H2 (đktc) là
A. 3.10^21. B. 6.10^22.
C. 0,6.10^23. D. 3.10^23.
Câu 5. Số phân tử H2O có trong 3,6 gam nước là
A. 12.10^23. B. 6.10^23.
C. 1,2.10^23. D. 1,8.10^23.
Câu 6. Số mol nguyên tử H có trong 36 gam nước là
A. 1 mol. B. 2 mol.
C. 1,5 mol. D. 4 mol.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: 02-07-2019.

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Trường hợp nào sau đây khí chiếm thể tích lớn nhất (đktc)?
A. 2,2 gam CO2.
B. 4,8 gam CH4.
C. 2,8 gam N2
D. 2 gam H2.
Câu 2. So sánh nào sau đây về thể tích của 0,2 gam khí H2 và 1,6 gam khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất là đúng?
A. Thể tích của khí hiđro > thể tích khí oxi.
B. Thể tích của khí hiđro bằng thế tích khí oxi.
C. Thể tích của khí hiđro < thể tích khí oxi.
D. Không xác định được.
Câu 3. Thể tích khí CO2 ở đktc cần phải lấy để có số phân tử bằng số phân tử có trong 3,2 gam khí oxi là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít.
C. 22,4 lít. D. 0,672 lít.
Câu 4. Số phân tử H2 có trong 11,2 lít khí H2 (đktc) là
A. 3.10^21. B. 6.10^22.
C. 0,6.10^23. D. 3.10^23.
Câu 5. Số phân tử H2O có trong 3,6 gam nước là
A. 12.10^23. B. 6.10^23.
C. 1,2.10^23. D. 1,8.10^23.
Câu 6. Số mol nguyên tử H có trong 36 gam nước là
A. 1 mol. B. 2 mol.
C. 1,5 mol. D. 4 mol.
 
  • Like
Reactions: Dio Chemistry
Top Bottom