Topic dành cho những bạn nào 94 năm nay thi đại học!!!!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tbinhpro

Thêm 1 bài hình nữa nhé!Topic mình ít làm hình quá vì vậy có thể thấy cần bổ trợ thêm:
câu1 :
cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A. AH là đường cao của tam giác ABC.
có [TEX]SB \bot (ABC)[/TEX]. một mặt phẳng (P) qua B và vuông góc với SC cắt SC , SA tại M và N. CMR:
[TEX]1, AH \bot SC[/TEX]
[TEX]2, BN \bot SA ;[/TEX] BMN là tam giác vuông
Câu 2:
cho tứ diện S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B
SA vuông góc với đáy. kẻ đường cao BD của tam giác ABC. và từ B kẻ [TEX]BE \bot SC[/TEX] . F là giao điểm của ED và SA
1, [TEX]SC \bot DE ; SD \bot CF[/TEX]
2,[TEX] FB \bot SC ; FC \bot SB[/TEX]
câu 3:
cho tam giác ABC có BC thuộc (P)
gọi A' là hình chiếu của A trên (P). BC =16 ; AA' =6. tam giác A'BC là tam giác vuông
1, tính đường cao của tam giác ABC kẻ từ A
2, tính góc giữa AB , AC với (P)
 
M

maxqn

Thêm 1 bài hình nữa nhé!Topic mình ít làm hình quá vì vậy có thể thấy cần bổ trợ thêm:
câu1 :
cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A. AH là đường cao của tam giác ABC.
có [TEX]SB \bot (ABC)[/TEX]. một mặt phẳng (P) qua B và vuông góc với SC cắt SC , SA tại M và N. CMR:
[TEX]1, AH \bot SC[/TEX]
[TEX]2, BN \bot SA ;[/TEX] BMN là tam giác vuông

Chém câu 1 \m/
Vì SC nằm trong mp (SBC) và vuông góc vs mp (P) nên mp (P) cắt (SBC) theo giao tuyến BM vuông góc với SC
Tương tự ta cminh đc BN vuông góc SA (từ đây đc đpcm r ;)) )
a. AH vuông góc với BC là hình chiếu của SC xuống (ABC) nên AH vuông góc SC (đlí 3 đg vuông góc)
b. BN vuông góc vs SA như cmt.
BN vuông góc SA, BN vuông góc SC (gt) --> BN vuông góc (SAC) --> BN vuông góc MN --> tam giác BMN vuông tại N
 
P

passingby

Thêm 1 bài hình nữa nhé!Topic mình ít làm hình quá vì vậy có thể thấy cần bổ trợ thêm:
câu1 :
cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại A. AH là đường cao của tam giác ABC.
có [TEX]SB \bot (ABC)[/TEX]. một mặt phẳng (P) qua B và vuông góc với SC cắt SC , SA tại M và N. CMR:
[TEX]1, AH \bot SC[/TEX]
[TEX]2, BN \bot SA ;[/TEX] BMN là tam giác vuông
Em mở hàng bài 1 ạ :D
a, Ta có [TEX]SB[/TEX]vuông góc vs [TEX]AH[/TEX]; [TEX]AH[/TEX] vuông góc vs [TEX]BC[/TEX] \Rightarrow[TEX]AH[/TEX]vg vs [TEX](SBC)[/TEX] \Rightarrow[TEX]AH[/TEX] vg vs [TEX]SC[/TEX].
b. Có [TEX](BNM)[/TEX]vg vs [TEX]SC[/TEX] \Rightarrow [TEX]BN[/TEX] vg vs [TEX]SC[/TEX].(1)
Lại có: [TEX]AC[/TEX] vg vs [TEX](SAB)[/TEX] \Rightarrow [TEX]AC[/TEX] vg vs [TEX]BN[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow[TEX]BN[/TEX] vg vs [TEX](SAC)[/TEX] \Rightarrow[TEX]BN[/TEX] vg vs [TEX]SA[/TEX]
.........
P.s: Từ từ ạ :D Đi hỏi xem kí tự vuông góc type tnào đã ạ b-(
:-o Hả? :-o Max kia.........nhanh thế hả :(( Ko biết đâu nhớ :((
 
Last edited by a moderator:
M

maxqn

Câu 2: Cái này nghĩ E thuộc SC nhỉ?
a. *SC vuông góc DE:
[TEX]{\{ {BD \perp SC} \\ {SC \perp BE}} \Rightarrow SC \perp (BED) \Rightarrow SC \perp DE[/TEX]

*SD vuông góc CF:
CA vuông góc SF
DE vuông góc SC --> FE vuông góc với SC
--> D là trực tâm tam giác SFC --> SD vuông góc CF

b. *FB vuông góc SC:
FB thuộc mp (BED) --> đpcm

*FC vuông góc SB:
CF vuông góc BD và SD nên vuông góc (SBD)
--> FC vuông góc SB

----------------------
Còn bài 3 mụ xử đi T__T Thế cho tối nay ngủ cho yên =))
 
T

tuyn

Mình tổng hợp luôn những câu hỏi còn chưa có câu trả lời để mọi người làm và tham khảo lun nhé!tuyn ơi mình tổng hợp bài còn sót trong box 12 mình luôn nên bạn làm luôn cùng nhé!Hj2 :D

Tạm thời thế này đã nhé!Nhiều quá mọi người ơi,trợ giúp Mod mình với.Hj2 :D:D:D:D
[TEX]\int \frac{1}{(1+x^m) \sqrt[m]{1+x^m}}dx[/TEX]

Cách giải này hơi lạ
8cf4f68cc30cd651ea31ef278a1d68a2_39445620.untitled66666666.png
 
Last edited by a moderator:
H

huy266

Đây là tìm nguyên hàm bằng định nghĩa mà, phải có khả năng biết được nguyên hàm là gì thì mới làm được chứ:))
Làm tổng quát khá dài, xét nguyên hàm trên khi x>0 thôi thử xem nhé:
[tex]\int \frac{dx}{(1+x^{m})\sqrt[m]{1+x^{m}}}=\int \frac{dx}{x^{m+1}(1+\frac{1}{x^{m}}).\sqrt[m]{1+\frac{1}{x^{m}}}}[/tex]
[tex]=\int \frac{dx}{x^{m+1}(1+\frac{1}{x^{m}}).\sqrt[m]{1+\frac{1}{x^{m}}}}=\int \frac{dx}{x^{m+1}(1+\frac{1}{x^{m}})^{\frac{m+1}{m}}}=I[/tex]
Đặt : [tex]1+\frac{1}{x^{m}}=t\Rightarrow dt=-\frac{m}{x^{m+1}}dx[/tex]
[tex]I=\int \frac{-1}{m(1+\frac{1}{x^{m}})^{\frac{m+1}{m}}}.\frac{-m}{x^{m+1}}dx= -\frac{1}{m}\int\frac{1}{t^{\frac{m+1}{m}}}dt[/tex]
[tex]=-\frac{1}{m}\int t^{\frac{-1-m}{m}}dt=-\frac{1}{m}.\frac{t^{\frac{-1}{m}}}{\frac{-1}{m}}+C=\frac{1}{\sqrt[m]{t}}+C[/tex]
[tex]=\frac{1}{\sqrt[m]{1+\frac{1}{x^{m}}}}+C=\frac{x}{\sqrt[m]{1+x^{m}}}+C[/tex]
Với x<0 : m lẻ thì vẫn thế
x<0: m chẵn thì khi đưa ra ngoài căn có dấu -
Nói chung kết quả vẫn không đổi
 
H

huy266

Giải hệ PT:
[TEX]\left{\begin{ \frac{ \sqrt{1-4^x}}{log_y3}+2^x \sqrt{1-log^2_3y}=1}(1)\\{(1-log_3y)(1+2^x)=2}(2)[/TEX]
Điều kiện:
[tex]\left\{\begin{matrix} &0<y\neq 1 \\ &1-4^{x}\geq 0 \\ & 1-\log _{3}^{2}y\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} &x\leq 0 \\ & y\neq 1\\ &\frac{1}{3}\leq y\leq 3 \end{matrix}\right.[/tex]
Với điều kiện đó:
[tex]HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} &\sqrt{1-4^{x}}.\log _{3}y+2^{x}.\sqrt{1-\log _{3}^{2}y}=1 \\ & \\ & (1-\log _{3}y)(1+2^{x})=2 \end{matrix}\right.[/tex]
Đặt [tex]u= \log _{3}y\Rightarrow -1\leq u\leq 1;u\neq 0[/tex]
[tex]v=2^{x}\Rightarrow 0<v\leq 1[/tex]
Hệ trở thành
[tex]\left\{\begin{matrix} &u\sqrt{1-v^{2}}+v\sqrt{1-u^{2}}=1(*) \\ & \\ &(1-u)(1+v)=2(**) \end{matrix}\right.[/tex]
[tex](*)\Leftrightarrow u\sqrt{1-v^{2}}=1-v\sqrt{1-u^{2}}(1)[/tex]
Theo cách đặt ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix} &0\leq \sqrt{1-u^{2}}< 1 \\ & 0<v\leq 1 \end{matrix}\right.\Rightarrow v\sqrt{1-u^{2}}<1[/tex]
Vậy [tex]VP>0\Rightarrow u>0[/tex]
Khi đó [tex](1)\Leftrightarrow u^{2}(1-v^{2})=1-2v\sqrt{1-u^{2}}+v^{2}(1-u^{2})[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (1-u^{2})-2v\sqrt{1-u^{2}}+v^{2}=0[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (\sqrt{1-u^{2}}-v)^{2}= 0\Leftrightarrow v=\sqrt{1-u^{2}}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow (\sqrt{1-u^{2}}-v)^{2}= 0\Leftrightarrow v=\sqrt{1-u^{2}}[/tex]
Vậy ta có hệ sau:
[tex]\left\{\begin{matrix} &u^{2}+v^{2}=1 \\ & \\ & (1-u)(1+v)=2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} &(u-v)^{2}+2uv=1 \\ & \\ &u-v+uv=-1 \end{matrix}\right.[/tex]
sau khi giải hệ trên và so sánh điều kiện phía u>0, v>0 thì thấy chẳng có u,v nào thoả mãn.
Vậy hệ vô nghiệm à? Hay mình sai chỗ nào@-)
 
Last edited by a moderator:
P

passingby

Tính nguyên hàm:
[TEX]I=\int_{}^{}\frac{(x^3-x)dx}{x^6+4x^4+4x^2+1}[/TEX]
P/S: Em muốn tham khảo cách của mng :-?? Chứ bài này em biết làm mỗi cách ạ @@
 
Last edited by a moderator:
T

tbinhpro

Một cách khác của bài này nhé!
[tex]I=\int \frac{dx}{(1+x^{m})\sqrt[m]{1+x^{m}}}=\int \frac{1+x^{m}-x^{m}}{(\sqrt[m]{1+x^{m}})^{m+1}}dx[/tex]

[TEX]=\int \frac{1}{\sqrt[m]{x^{m}+1}}dx-\int \frac{x^{m}dx}{(\sqrt[m]{1+x^{m}})^{m+1}[/TEX]

Xét nguyên hàm [TEX]K=\int \frac{x^{m}dx}{(\sqrt[m]{1+x^{m}})^{m+1}[/TEX]
Đặt [TEX]\left{\begin{u=x\\{dv=\frac{x^{m-1}}{(x^{m}+1)^{\frac{m+1}{m}}dx[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow v=\int \frac{x^{m-1}}{(x^{m}+1)^{\frac{m+1}{m}}}dx=\frac{1}{m}\int (x^{m}+1)^{-\frac{m+1}{m}}.d(x^{m}+1)= \frac{1}{m}.(x^{m}+1)^{\frac{-1}{m}}. \frac{1}{\frac{-1}{m}}=\frac{-1}{\sqrt[m]{x^{m}+1}}[/TEX]
Do đó ta có:
[TEX]K=\frac{-x}{\sqrt[m]{x^m+1}}+\int \frac{1}{\sqrt[m]{x^m+1}dx[/TEX]

[TEX]\Rightarrow I=\frac{x}{\sqr[m]{x^m+1}}+C[/TEX]
Cách này khá là đơn giản hơn so với các cách trên mà!Hj2!
 
P

passingby

Tính tích phân:[TEX]I=\int_{1}^{10}xlog^2xdx[/TEX]
Tiện thì post luôn lên đây so key ạ. :D
@:Bình ơi,t bảo nè,kiếm thêm mấy bài hàm số chương 1 đi :-SS Mà quên,chạy qua kia nói nhỉ b-(
P/S: Sáng nay trốn học :| ở nhà học toán @@
tbinhpro: Ukm!Đang lo nốt vụ của Mod đã
 
Last edited by a moderator:
T

tbinhpro

Tính tích phân:[TEX]I=\int_{}^{}xlog^2xdx[/TEX] (cận từ 1 đến 10) :D
Tiện thì post luôn lên đây so key ạ. :D
@:Bình ơi,t bảo nè,kiếm thêm mấy bài hàm số chương 1 đi :-SS Mà quên,chạy qua kia nói nhỉ b-(
P/S: Sáng nay trốn học :| ở nhà học toán @@
Mình xơi bài này lun vậy!Hj2!:D Mình chỉ tính nguyên hàm thui nha.

[TEX]I=\frac{1}{2}x^{2}.log^2x-\frac{1}{2}\int \frac{2x^{2}.logx}{x.ln10}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2}x^{2}.log^2x-\frac{1}{ln10}\int x.logx.dx=\frac{1}{2}x^{2}.log^2x-\frac{1}{ln10}(\frac{1}{2}x^{2}logx-\frac{1}{2}\int \frac{x^{2}}{xln10}dx)[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2}x^{2}.log^2x-\frac{1}{ln10}(\frac{1}{2}x^{2}logx-\frac{1}{2.ln10}\frac{x^2}{2})[/TEX]

Đến đây rút gọn lại cũng được mà thay lun kết quả cũng được Tears thân mến ak!:p:p:p
 
S

stupidd9

Em mới học nguyên hàm....mấy buổi.....có bài không biết làm muốn hỏi anh chỉ giúp ạ.....
:)|
Anh chị cho em phương làm dạng mà bậc tử lớn hơn bậc mẫu lun nhé.....Em cám ơn nhiều ạ :):):p:p

[TEX]\int \frac{x^{2011}}{(x^2+1)^{1007}}[/TEX]

[TEX]\int \frac{x^5}{1-3x^2}[/TEX]

[TEX]I=\frac{1}{a^2}\int \frac{dx}{(ax+b)^{\alpha -2}}[/TEX] (1)

[TEX]I=\frac{1}{a^3}\int \frac{d(ax+b)}{(ax+b)^{\alpha -2}}[/TEX] (2)


Tại sao từ dòng (1) mà mình suy ra dòng (2) ạ ? Vì em chỉ học [TEX]\int (ax+b) dx =\frac{1}{a} (ax+b)[/TEX]
chứ từ nguyên hàm ra nguyên hàm nhân thêm [TEX]\frac{1}{a}[/TEX] thì tại sao lại có như vậy ạ ???:):):(:(

Cám ơn các bợn nhìu :p
 
Last edited by a moderator:
H

hoanghondo94

[TEX]\int \frac{x^{2011}}{(x^2+1)^{1007}}[/TEX]
[/TEX]

[TEX]I=\int \frac{x^{2011}}{(x^2+1)^{1007}}dx[/TEX]


[TEX]=\frac{1}{2}\int \frac{(x^2)^{1005}}{(x^2+1)^{1005}}.\frac{2x}{(x^2+1)^2}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2}\int \left ( \frac{x^2}{x^2+1}\right )^{1005}d\left ( \frac{x^2}{x^2+1} \right ) [/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2012}.\left ( \frac{x^2}{x^2+1} \right )^{1006}+C[/TEX]

ÔI, mình vừa đi học về , đói quá, ăn cơm đã.,
:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
H

hoanghondo94

[TEX]\int \frac{x^5}{1-3x^2}[/TEX]
Bậc trên tử lớn hơn bậc dưới mẫu, chia tử số cho mẫu số...ta được các tích phân đơn giản hơn rồi tính từng cái.:)


[TEX]I_2=\int \frac{x^5}{1-3x^2}dx[/TEX]

[TEX]=-\frac{1}{3}\int x^3dx-\frac{1}{9}xdx+\frac{1}{9}\int \frac{x}{1-3x^2}dx[/TEX]

[TEX] =-\frac{1}{3}\int x^3dx-\frac{1}{9}xdx-\frac{1}{36}\int \frac{d(1-3x^2)}{1-3x^2} [/tex]
[TEX]=-\frac{1}{12}x^4-\frac{1}{18}x^2-\frac{1}{36}ln|1-3x^2|+C[/TEX]:):):)
 
Last edited by a moderator:
H

hoanghondo94

Tại sao từ dòng (1) mà mình suy ra dòng (2) ạ ? Vì em chỉ học [TEX]\int (ax+b) dx =\frac{1}{a} (ax+b)[/TEX]
chứ từ nguyên hàm ra nguyên hàm nhân thêm [TEX]\frac{1}{a}[/TEX] thì tại sao lại có như vậy ạ ???:):):(:(

Cám ơn các bợn nhìu :p

Chú ý khi bạn đổi biến số : [TEX]d(ax+b)=a.dx[/TEX]

Vì ở (1) trên tử số chỉ chứa [TEX]dx[/TEX] , do vậy phải nhân thêm a để có dạng [TEX]a.dx[/TEX] (đồng thời ta chia a nên từ [TEX]\frac{1}{a^2}[/TEX] chuyển thành [TEX] \frac{1}{a^3}[/TEX] ):D:D
 
T

tbinhpro

Có 2 bài hệ nữa cho mọi người cùng làm nè!Topic mình dạo này cuối năm bận nhiều nên có vẻ trầm quá.Sắp đến tết rùi,zo pic cùng làm chào năm mới nữa chứ!:p:p:p:p

Bài 1
[tex]\left\{ \begin{array}{l} (x+1)\sqrt{2y -2 } - (y-1)\sqrt{x} = 1 \\ x^2 - 2y^2 =xy -2y -6y \end{array} \right.[/tex]
Bài 2
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x^2 +y^2=\frac{1}{2} \\ 4x(x^3 -x^2 +x-y)=y^2+2xy -1 \end{array} \right.[/tex]
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom