Văn Tổng hợp tin tức nóng hổi có thể vào đề thi

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người! :D

Như các bạn đã biết rằng cách thức ra đề văn hiện nay là đề mở vậy nên có khả năng cao một số nơi sẽ lấy những tin tức nóng hổi, thời sự đáng quan tâm để làm đề văn. Cuộc sống cái gì cũng có thể xảy ra, nếu topic này đánh trúng đề cho các bạn thì quá tốt rồi :v. Và để học tốt bộ môn ngữ văn, các bạn cần chăm chỉ đọc báo như vậy giọng văn, tin tức các bạn sử dụng sẽ được linh hoạt và trau chuốt hơn.

Trong topic này các bạn và mình cùng tổng hợp những bài báo mà các bạn nghĩ có thể cho vào đề văn đồng thời chúng ta cùng thảo luận tức nghiên cứu luận điểm để làm những bài văn dạng như vậy. Các bạn được tự do trao đổi nhưng không làm loãng topic ( câu trả lời không liên quan tới topic), chấp hành mọi nội quy của diễn đàn ( ngôn ngữ, ....)
Đăng bài báo bằng cách copy nguyên vẹn và ghi nguồn chính xác
Chúng ta bắt đầu nhé!
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chủ đề: Bảo vệ môi trường

Chúng ta chỉ còn 1.000 ngày để cứu Trái đất, trước khi bước vào giai đoạn không thể phục hồi
Quá thời hạn mà vẫn không có gì thay đổi, khí hậu Trái đất sẽ vĩnh viễn không thể đảo ngược. Hãy hành động ngay, trước khi quá muộn.

Biến đổi khí hậu tưởng như là một quá trình dài hơi, nhưng hậu quả của nó thì Trái đất đã và đang được nếm trải trong nhiều năm gần đây.
Bạn nghĩ sao về bức ảnh dưới đây:


Bức ảnh bên phải có màu thật đẹp! Màu xanh của nước và lá cây. Thế nhưng, sự thật: ảnh bên trái là Alaska ngập tràn băng tuyết vào tháng 8/1941, và hình ảnh trái ngược được ghi nhận tại đây vào tháng 8/2004 báo động về tình trạng băng tan.
Theo như thống kê, tỉ lệ dâng cao của mực nước biển đã tăng thêm 50% so với 2 thập kỷ trước (lưu ý: tỷ lệ nước dâng, không phải mực nước). Còn trong năm 2017, nhiều nơi trên thế giới cũng chạm ngưỡng kỷ lục về nhiệt độ. Và 3 năm gần đây cũng được ghi nhận là những năm nóng nhất trong lịch sử.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do tác động của con người, mà phần nhiều đến từ hiệu ứng nhà kính từ khí thải carbon.
Chính vì thế mà 6 nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có bao gồm cựu trưởng ban khí hậu của Liên Hợp Quốc - Christiana Figueres và nhà vật lý người Mỹ - Stefan Rahmstorf đồng nhất đưa ra lời cảnh báo với mọi người: nếu tình hình này còn tiếp diễn, chúng ta sẽ chỉ còn 3 năm trước khi biến đổi khí hậu chạm ngưỡng không thể phục hồi.

Đó cũng chính là nội dung bức thư ngỏ do 6 người cùng công bố mới đây. Cụ thể, nếu như khí thải không được cắt giảm vào năm 2020, nhiệt độ toàn cầu sẽ chạm ngưỡng không thể đảo ngược.
Bức thư nhằm mục đích thúc đẩy chính phủ, doanh nghiệp, khoa học và công dân các nước phải tham gia đóng góp vào quá trình giảm thiểu khí nhà kính trên thế giới.

Theo Rahmstorf, nếu như chạm ngưỡng không thể phục hồi, hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Rừng rậm sẽ bị phá hủy nhanh chóng, lũ lụt xảy ra thường xuyên do mực nước biển gia tăng.
Đồng thời, các hiện tượng thời tiết sẽ trở nên khó lường, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, và chắc chắn nạn đói sẽ xảy ra.
Còn nhớ, Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2016 đã quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5 - 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chúng ta sẽ phải làm gì?
Bức thư ngỏ của 6 chuyên gia có đặt ra những mục tiêu cho năm 2020, bao gồm nâng các nguồn năng lượng thay thế, cắt giảm lượng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu), và cắt giảm mọi hoạt động tàn phá rừng hiện nay.
Nguồn: Business Insider, National Geographic
Nguồn: Kênh 14 .vn
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Nước biển dâng cao ở đây có nghĩa là có thể cao lên đến các cao nguyên, gây sạt lở,... hả chị?
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Like
Reactions: toilatot

thanhbinh221

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
117
92
164
23
Sơn La
Chủ đề: bạo lực gia đình
Bức thư đầy ám ảnh của cậu bé 7 tuổi bị mẹ bạo hành đến chết : "con yêu mẹ! con muốn một lần nghe mẹ nói yêu con"
Dù chính bị cha mẹ ruột bạo hành đến chết, thế nhưng Ivan-cậu bé với trái tim vĩ đại vẫn không ngừng yêu thương và nghĩ về đấng sinh thành của mình. trước khi trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh lạnh lẽo. Em cố viết nốt vài dòng thư ngắn ngủi gửi tới họ:"con muốn được một lần nghe mẹ nói yêu con"
Nhà triết gia người La Mã từng viết rằng:" trên thế giới này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con mình".Thế nhưng cậu bé nhỏ Ivan- một đứa trẻ chính bị đấng sinh thành bạo hành đến chết lại chẳng bao giờ dám mơ tưởng đến điều viển vông đó.
Trước đây thay vì được cha mẹ nâng niu thì Ivan phải thường xuyên làm bạn với những trận đòn roi khủng khiếp từ họ. Và càng khó tin hơn ki em vẫn cố gắng vượt qua cơn ác mộng triền miên, hay thậm chí là nỗi đau đớn tột cùng về cả thể xác lẫn tinh thần chỉ để lấy thứ tình cảm "xa xỉ" bị cha mẹ lãng quên
dẫu chịu ngàn vết thương cứa vào da thịt một tâm hồn non nớt như thế, song Ivan lại không ngừng xin lỗi vì chưa thể là cha mẹ hài lòng



Ngay cả khi nằm đơn độc một mình trên chiếc giường trắng muốt, ngửi mùi thuốc kháng sinh nồng nặc vầ cảm nhận trái tim yếu ớt sắp ngừng đập. Cậu bé 7 tuổi vẫn dồn sức lực cuối cùng đẻ bày tỏ tình yêu thương với những người quan trọng nhất trong đời thông qua bức thư còn dang dở
"Con xin lỗi, con thật ngốc nghếch vì chưa thể làm hài lòng mọi người, con chẳng bao giờ...."



Đó là câu chuyện đầy chua xót về một cậu bé có trái tim vĩ đại. Dĩ nhiên, nội dung của nó cũng liên quan tới hàng triệu đứa trẻ khác trên thế giới này - những đứa trẻ đang phải trải qua cơn ác mộng kinh hoàng do chính cha mẹ ruột gây nên.


Mặc dù được thầy cô hết mực yêu quý nhưng Ivan, 7 tuổi lại có một cuộc đời trái ngược với những gì đang hiện hữu trước mắt: Em thường xuyên bị cha mẹ đánh đập, bị ép phải mặc bộ trang phục cũ kĩ và đi đôi dép rách tới trường.

Điều này khiến cậu bé đáng thương luôn trở thành tâm điểm trêu chọc của bạn bè xung quanh, thậm chí còn bị cô lập vì "chúng nói rằng con thật đáng ghê tởm" nên không muốn chơi cùng.

Ivan từng viết: "Con rất yêu quý các bạn học của mình, song thực tế con lại chẳng có người bạn nào cả. Con đã cố gắng làm quen bằng tấm lòng chân thành, vậy mà tất cả đều thẳng thừng từ chối khiến con rất buồn.

Chúng hay đem con ra làm trò cười bởi mỗi ngày đến lớp, trang phục của con vẫn không hề thay đổi với chiếc quần jeans cũ, áo phông rách cùng đôi giày đứt quai. Con chỉ biết ngồi lặng lẽ một mình trong phòng học trống vắng vào mỗi giờ giải lao".

Rồi một hôm lạnh giá, Ivan phải cầm tạm chiếc áo khoác đầy bụi dưới hộc bàn và cố gắng rảo bước về nhà giữa cơn bão tuyết lớn. Nhưng khi đang run rẩy trước từng đợt gió lạnh thì em bất ngờ bị đẩy ngã, bị ấn mặt xuống lớp tuyết dày cộp kèm theo lời miệt thị đầy cay nghiệt từ bạn bè xung quanh: "Thằng ngu! Chẳng ai ưa được mày".

"Những đứa trẻ tiếp tục đánh đập con trước khi bỏ chạy. Con bỗng nhiên òa khóc vì không bạn nào đối xử tốt với mình, cho dù con có yêu quý họ tới đâu".
Khoảng vài phút sau Ivan quyết định gạt nước mắtvà cố gắng đứng dậy . Cậu bé luôn hi vọng sẽ được sà vào lòng mẹ và trút hết nỗi buồn, tuy nhiên khi vừa về tới nhà, bà lại túm tóc em và nghiến răng chì chiết :"Mày vừa đi đâu? vì sao mày lại bẩn thỉu thế này? tao phải cho mày nhịn bữa tối để chừa thói hư đốn, còn bây giờ hãy cút vào phòng và ở nguyên trong đó"
Ivan đã làm đúng như lời mẹ nói và ngồi lì trong đó đến tận sáng hôm sau dấu có đói lạnh
Đo điểm số ngày càng tồi tệ nên Ivan thường xuyên bị bố đánh đập tới nỗi không thể cử động được ngón tay trỏ nữa, và nó cũng chẳng lành lại được nữa, rồi đám trẻ ở trường lại càng có nhiều lí do trêu chọc cậu nhiều hơn.
Tuy dòng chữ nguệch ngoạc mà Ivan viết trong bức thư cuối cùng rất khó đọc, song mọi người có thể hiểu và cảm nhận hết nỗi đau tột cùng ấy :"Thời gian dần trôi qua, con bỗng thấy ngực mình đau nhói, nằm trên giường con chỉ ước mình mau chóng khỏi bệnh đẻ cha mẹ đưng chau mày khó chịu và dành chút tình cảm nào đó cho con "


Khi đi học, cô giáo yêu cầu cả lớp hãy vẽ ra mơ ước lớn nhất của bản thân. Trong lúc những đứa trẻ khác dùng bút tô màu xe hơi, tên lửa cùng nhiều con búp bê xinh đẹp thì cậu bé tội nghiệp lại phác họa bức tranh về một gia đình với người cha hiền hậu, người mẹ dịu dàng cùng đứa con trai nhỏ đang quây quần hạnh phúc.


con vừa vẽ vừa thầm rơi nước mắt, còn muốn cảm nhận tình yêu thương từ cha mẹ, vậy mà con chưa từng được ôm ấp hay vỗ về an ủi mỗi khi con buồn
Tới lúc Ivan trình bày bức tranh trước lớp, cậu bé nói ước muốn lớn nhất của mình là có một gia đình đầm ấm. vậy mà lũ trẻ bên dưới lại cố tình cười nhạo khiến em chỉ biết cúi mặt và nói bằng sự chua xót : Tớ chỉ muốn được cha mẹ ôm hôn và tới đón sau mỗi giờ tan trường tớ biết bản thân mình rất yếu đưới và xấu xí, thậm chí còn có một ngón tay bị dị tật nhưng xin các bạn đừng cười nhạo tớ "
Ngày nọ, khi cô giáo trả bài kiểm tra, Ivan thấy mình bị điểm kém nên rất sợ về nhà. Do chẳng còn nơi nào khác để đi nên cậu bé đành cố lê từng bước nặng nhọc cho tới khi về đích.


"Mẹ vô cùng giận dữ. Có lẽ vì quá tức giận, mẹ đã đẩy con ngã xuống nền đất cứng nhắc rồi đánh mạnh vào đầu con. Mặc cho con cảm thấy đau đớn nhưng mẹ vẫn quay lưng bỏ đi và để mặc con nằm đấy trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê"

Một lúc sau, bà mẹ trẻ liền quay trở lại, đồng thời yêu cầu Ivan phải dọn sạch những thứ bừa bộn vừa bày ra nếu không muốn bị người cha nghiêm khắc trừng phạt. Tuy nhiên, ông ta lại về sớm hơn mọi khi và chứng kiến toàn bộ câu chuyện vừa xảy ra.

"Cha giang tay tát thẳng vào mặt con, thế rồi từng trận đòn ập xuống làm con chìm hẳn vào cơn mê. Khi tỉnh dậy, con thấy mình đang nằm trong bệnh viện và chẳng thể cử động bất kì ngón tay nào".

Bất giác, Ivan đảo ánh nhìn khó nhọc ra phía cửa sổ. Nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má tiều tụy của cậu bé 7 tuổi. Thì ra, em nhìn thấy nhiều ông bố bà mẹ đang chơi đùa cùng con mình và ôm nhau đầy thân mật ngoài kia.


vì nó chợt nhớ ra mình chưa bao giờ nhận được cử chỉ yêu thương nào từ cha mẹ, ngoài việc bị đánh mắng thậm tệ, nó luôn nỗ lực để mọi người đừng đối xử tàn tệ, đừng hành hạ mình như một kẻ hư đốn nhưng nhận lại chỉ là nỗi thất vong ê chề
Vì nó chợt nhớ ra mình chưa bao giờ nhận được cử chỉ yêu thương nào từ cha mẹ ruột, ngoại trừ việc bị đánh mắng thậm tệ ngay trong căn nhà nhỏ nằm ở vùng ngoại ô yên bình. Nó luôn nỗ lực để họ đừng đối xử tàn tệ, đừng hành hạ mình như một kẻ hư đốn nhưng nhận lại chỉ là nỗi thất vọng ê chề.


"Cơn đau tại lồng ngực bỗng dồn dập hơn bao giờ hết. Con phải nhập viện mà chẳng có ai tới thăm cả. Con cứ thế chờ đợi suốt từ ngày này qua tháng khác mặc dù đã biết trước kết quả. Dẫu vậy, con vẫn rất yêu thương cha mẹ".

Hai ngày sau, Ivan qua đời vì những vết thương quá nặng trên cơ thể. Trong tay cậu bé các bác sĩ đã tìm được một bức thư viết dở có nội dung: "Thưa cha mẹ, con rất buồn bởi bản thân mình xấu xí, ghê tởm và ngốc nghếch. Con xin lỗi vì chưa thể làm cha mẹ yêu thương con – dù chỉ là một lần duy nhất.

Tất cả những gì con muốn là được mẹ ôm chặt trong vòng tay rộng lớn, được một lần nghe mẹ nói yêu con rất nhiều. Cha, con chỉ muốn cha chơi đùa cùng con, nắm tay con đi dạo hay hát một ca khúc nhẹ nhàng mà thôi
Và rồi trái tim nhỏ bé của Ivan ngừng đập. Em sẽ chẳng phải sống trong cơn ác mộng triền miên với những lời mắng chửi hay đay nghiến từ cha mẹ bạn bè nữa, em sẽ chẳng còn phải rơi giọt nước mắt nào nữa ....
Tạm biệt cậu bé nhỏ kiên cường Ivan!
là một người biên dịch, tôi không chắc tất cả những chi tiết này đều là sự thật. Nhưng tôi dán khẳng định rằng nó đã đem lại cho mỗi chúng ta một cái nhìn riêng, một cảm xúc riêng và một cái nhìn chung. câu chuyện trên mang thông điệp rất mạnh mẽ. Đó là mỗi đứa trẻ trên khắp thế giới đèu có quyền được nhận sự yêu thương từ cha mẹ mình, sự quan tâm và lắng nghe từ xã hội
Tuy vậy, nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ tại tất cả các quốc gia, các thành phố cùng hàng loạt trường học khác nhau. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, những đứa trẻ với tâm hồn mỏng manh sẽ mang theo bao vết sẹo cả đời không lành.


Nguồn Kênh14.vn
 
Last edited:

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
bạo lực gia đình là 1 vấn đề nóng xảy ra thường xuyên
tại sao lại như thế
bởi +đời sống tình cảm thiếu thốn
+do bất đồng quan điểm ngôn ngữ
+do bản thân những người gặp bạo lực không biết đấu tranh
+do mọi người vô cảm lạnh nhạt
+kinh tế thiếu thốn
+chất kích thích rượu .....
+trình độ văn hóa kém
+do mặc cảm
..................
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Bạn thử nêu ví dụ đi.
ví dụ
vợ chồng không hợp ý nên đánh cãi chửi nhau
bố mẹ với con cái không hợp sinh ra cãi cọ
còn về ngôn ngữ
ví dụ người việt mà lấy chồng người trung .trong khi đó trình độ kém không biết tiếng trung nên cãi vã
 
  • Like
Reactions: hanh2002123

samsam0444

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười 2015
320
355
199
22
Trà Vinh
Thêm 1 vấn đề nữa là Biển Đông
Việc TQ đặt giàn khoan
Hoặc là việc ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Hà Tĩnh
 

Hồ Điệp

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng sáu 2017
7
9
6
22
Thái Bình
Em muốn hỏi là giờ mình phân tích tiếp ra hay là làm gì vậy chị? @hanh2002123
phải phân tích tiếp cho đầy đủ, theo mình. Cho thêm nhiều dẫn chứng chính
Em muốn hỏi là giờ mình phân tích tiếp ra hay là làm gì vậy chị? @hanh2002123
Phân tích nên cho thêm những dẫn chứng về chính thời tiết trong những năm gần đây, năm ngoái mùa hè nóng cực điểm, chẳng hạn
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chủ đề: bạo lực gia đình
Bức thư đầy ám ảnh của cậu bé 7 tuổi bị mẹ bạo hành đến chết : "con yêu mẹ! con muốn một lần nghe mẹ nói yêu con"
Dù chính bị cha mẹ ruột bạo hành đến chết, thế nhưng Ivan-cậu bé với trái tim vĩ đại vẫn không ngừng yêu thương và nghĩ về đấng sinh thành của mình. trước khi trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh lạnh lẽo. Em cố viết nốt vài dòng thư ngắn ngủi gửi tới họ:"con muốn được một lần nghe mẹ nói yêu con"
Nhà triết gia người La Mã từng viết rằng:" trên thế giới này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con mình".Thế nhưng cậu bé nhỏ Ivan- một đứa trẻ chính bị đấng sinh thành bạo hành đến chết lại chẳng bao giờ dám mơ tưởng đến điều viển vông đó.
Trước đây thay vì được cha mẹ nâng niu thì Ivan phải thường xuyên làm bạn với những trận đòn roi khủng khiếp từ họ. Và càng khó tin hơn ki em vẫn cố gắng vượt qua cơn ác mộng triền miên, hay thậm chí là nỗi đau đớn tột cùng về cả thể xác lẫn tinh thần chỉ để lấy thứ tình cảm "xa xỉ" bị cha mẹ lãng quên
dẫu chịu ngàn vết thương cứa vào da thịt một tâm hồn non nớt như thế, song Ivan lại không ngừng xin lỗi vì chưa thể là cha mẹ hài lòng



Ngay cả khi nằm đơn độc một mình trên chiếc giường trắng muốt, ngửi mùi thuốc kháng sinh nồng nặc vầ cảm nhận trái tim yếu ớt sắp ngừng đập. Cậu bé 7 tuổi vẫn dồn sức lực cuối cùng đẻ bày tỏ tình yêu thương với những người quan trọng nhất trong đời thông qua bức thư còn dang dở
"Con xin lỗi, con thật ngốc nghếch vì chưa thể làm hài lòng mọi người, con chẳng bao giờ...."



Đó là câu chuyện đầy chua xót về một cậu bé có trái tim vĩ đại. Dĩ nhiên, nội dung của nó cũng liên quan tới hàng triệu đứa trẻ khác trên thế giới này - những đứa trẻ đang phải trải qua cơn ác mộng kinh hoàng do chính cha mẹ ruột gây nên.


Mặc dù được thầy cô hết mực yêu quý nhưng Ivan, 7 tuổi lại có một cuộc đời trái ngược với những gì đang hiện hữu trước mắt: Em thường xuyên bị cha mẹ đánh đập, bị ép phải mặc bộ trang phục cũ kĩ và đi đôi dép rách tới trường.

Điều này khiến cậu bé đáng thương luôn trở thành tâm điểm trêu chọc của bạn bè xung quanh, thậm chí còn bị cô lập vì "chúng nói rằng con thật đáng ghê tởm" nên không muốn chơi cùng.

Ivan từng viết: "Con rất yêu quý các bạn học của mình, song thực tế con lại chẳng có người bạn nào cả. Con đã cố gắng làm quen bằng tấm lòng chân thành, vậy mà tất cả đều thẳng thừng từ chối khiến con rất buồn.

Chúng hay đem con ra làm trò cười bởi mỗi ngày đến lớp, trang phục của con vẫn không hề thay đổi với chiếc quần jeans cũ, áo phông rách cùng đôi giày đứt quai. Con chỉ biết ngồi lặng lẽ một mình trong phòng học trống vắng vào mỗi giờ giải lao".

Rồi một hôm lạnh giá, Ivan phải cầm tạm chiếc áo khoác đầy bụi dưới hộc bàn và cố gắng rảo bước về nhà giữa cơn bão tuyết lớn. Nhưng khi đang run rẩy trước từng đợt gió lạnh thì em bất ngờ bị đẩy ngã, bị ấn mặt xuống lớp tuyết dày cộp kèm theo lời miệt thị đầy cay nghiệt từ bạn bè xung quanh: "Thằng ngu! Chẳng ai ưa được mày".

"Những đứa trẻ tiếp tục đánh đập con trước khi bỏ chạy. Con bỗng nhiên òa khóc vì không bạn nào đối xử tốt với mình, cho dù con có yêu quý họ tới đâu".
Khoảng vài phút sau Ivan quyết định gạt nước mắtvà cố gắng đứng dậy . Cậu bé luôn hi vọng sẽ được sà vào lòng mẹ và trút hết nỗi buồn, tuy nhiên khi vừa về tới nhà, bà lại túm tóc em và nghiến răng chì chiết :"Mày vừa đi đâu? vì sao mày lại bẩn thỉu thế này? tao phải cho mày nhịn bữa tối để chừa thói hư đốn, còn bây giờ hãy cút vào phòng và ở nguyên trong đó"
Ivan đã làm đúng như lời mẹ nói và ngồi lì trong đó đến tận sáng hôm sau dấu có đói lạnh
Đo điểm số ngày càng tồi tệ nên Ivan thường xuyên bị bố đánh đập tới nỗi không thể cử động được ngón tay trỏ nữa, và nó cũng chẳng lành lại được nữa, rồi đám trẻ ở trường lại càng có nhiều lí do trêu chọc cậu nhiều hơn.
Tuy dòng chữ nguệch ngoạc mà Ivan viết trong bức thư cuối cùng rất khó đọc, song mọi người có thể hiểu và cảm nhận hết nỗi đau tột cùng ấy :"Thời gian dần trôi qua, con bỗng thấy ngực mình đau nhói, nằm trên giường con chỉ ước mình mau chóng khỏi bệnh đẻ cha mẹ đưng chau mày khó chịu và dành chút tình cảm nào đó cho con "


Khi đi học, cô giáo yêu cầu cả lớp hãy vẽ ra mơ ước lớn nhất của bản thân. Trong lúc những đứa trẻ khác dùng bút tô màu xe hơi, tên lửa cùng nhiều con búp bê xinh đẹp thì cậu bé tội nghiệp lại phác họa bức tranh về một gia đình với người cha hiền hậu, người mẹ dịu dàng cùng đứa con trai nhỏ đang quây quần hạnh phúc.


con vừa vẽ vừa thầm rơi nước mắt, còn muốn cảm nhận tình yêu thương từ cha mẹ, vậy mà con chưa từng được ôm ấp hay vỗ về an ủi mỗi khi con buồn
Tới lúc Ivan trình bày bức tranh trước lớp, cậu bé nói ước muốn lớn nhất của mình là có một gia đình đầm ấm. vậy mà lũ trẻ bên dưới lại cố tình cười nhạo khiến em chỉ biết cúi mặt và nói bằng sự chua xót : Tớ chỉ muốn được cha mẹ ôm hôn và tới đón sau mỗi giờ tan trường tớ biết bản thân mình rất yếu đưới và xấu xí, thậm chí còn có một ngón tay bị dị tật nhưng xin các bạn đừng cười nhạo tớ "
Ngày nọ, khi cô giáo trả bài kiểm tra, Ivan thấy mình bị điểm kém nên rất sợ về nhà. Do chẳng còn nơi nào khác để đi nên cậu bé đành cố lê từng bước nặng nhọc cho tới khi về đích.


"Mẹ vô cùng giận dữ. Có lẽ vì quá tức giận, mẹ đã đẩy con ngã xuống nền đất cứng nhắc rồi đánh mạnh vào đầu con. Mặc cho con cảm thấy đau đớn nhưng mẹ vẫn quay lưng bỏ đi và để mặc con nằm đấy trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê"

Một lúc sau, bà mẹ trẻ liền quay trở lại, đồng thời yêu cầu Ivan phải dọn sạch những thứ bừa bộn vừa bày ra nếu không muốn bị người cha nghiêm khắc trừng phạt. Tuy nhiên, ông ta lại về sớm hơn mọi khi và chứng kiến toàn bộ câu chuyện vừa xảy ra.

"Cha giang tay tát thẳng vào mặt con, thế rồi từng trận đòn ập xuống làm con chìm hẳn vào cơn mê. Khi tỉnh dậy, con thấy mình đang nằm trong bệnh viện và chẳng thể cử động bất kì ngón tay nào".

Bất giác, Ivan đảo ánh nhìn khó nhọc ra phía cửa sổ. Nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má tiều tụy của cậu bé 7 tuổi. Thì ra, em nhìn thấy nhiều ông bố bà mẹ đang chơi đùa cùng con mình và ôm nhau đầy thân mật ngoài kia.


vì nó chợt nhớ ra mình chưa bao giờ nhận được cử chỉ yêu thương nào từ cha mẹ, ngoài việc bị đánh mắng thậm tệ, nó luôn nỗ lực để mọi người đừng đối xử tàn tệ, đừng hành hạ mình như một kẻ hư đốn nhưng nhận lại chỉ là nỗi thất vong ê chề
Vì nó chợt nhớ ra mình chưa bao giờ nhận được cử chỉ yêu thương nào từ cha mẹ ruột, ngoại trừ việc bị đánh mắng thậm tệ ngay trong căn nhà nhỏ nằm ở vùng ngoại ô yên bình. Nó luôn nỗ lực để họ đừng đối xử tàn tệ, đừng hành hạ mình như một kẻ hư đốn nhưng nhận lại chỉ là nỗi thất vọng ê chề.


"Cơn đau tại lồng ngực bỗng dồn dập hơn bao giờ hết. Con phải nhập viện mà chẳng có ai tới thăm cả. Con cứ thế chờ đợi suốt từ ngày này qua tháng khác mặc dù đã biết trước kết quả. Dẫu vậy, con vẫn rất yêu thương cha mẹ".

Hai ngày sau, Ivan qua đời vì những vết thương quá nặng trên cơ thể. Trong tay cậu bé các bác sĩ đã tìm được một bức thư viết dở có nội dung: "Thưa cha mẹ, con rất buồn bởi bản thân mình xấu xí, ghê tởm và ngốc nghếch. Con xin lỗi vì chưa thể làm cha mẹ yêu thương con – dù chỉ là một lần duy nhất.

Tất cả những gì con muốn là được mẹ ôm chặt trong vòng tay rộng lớn, được một lần nghe mẹ nói yêu con rất nhiều. Cha, con chỉ muốn cha chơi đùa cùng con, nắm tay con đi dạo hay hát một ca khúc nhẹ nhàng mà thôi
Và rồi trái tim nhỏ bé của Ivan ngừng đập. Em sẽ chẳng phải sống trong cơn ác mộng triền miên với những lời mắng chửi hay đay nghiến từ cha mẹ bạn bè nữa, em sẽ chẳng còn phải rơi giọt nước mắt nào nữa ....
Tạm biệt cậu bé nhỏ kiên cường Ivan!
là một người biên dịch, tôi không chắc tất cả những chi tiết này đều là sự thật. Nhưng tôi dán khẳng định rằng nó đã đem lại cho mỗi chúng ta một cái nhìn riêng, một cảm xúc riêng và một cái nhìn chung. câu chuyện trên mang thông điệp rất mạnh mẽ. Đó là mỗi đứa trẻ trên khắp thế giới đèu có quyền được nhận sự yêu thương từ cha mẹ mình, sự quan tâm và lắng nghe từ xã hội
Tuy vậy, nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ tại tất cả các quốc gia, các thành phố cùng hàng loạt trường học khác nhau. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, những đứa trẻ với tâm hồn mỏng manh sẽ mang theo bao vết sẹo cả đời không lành.


Nguồn Kênh14.vn
Mình đọc bài này mà nước mắt nó cứ chảy ra :| Chứng tỏ bài viết có sức ảnh hưởng, mọi người hãy nhớ dẫn chứng này để làm những bài văn nghị luận xã hội có chủ đề tương tự hoặc về sự tha thứ, rộng lượng, ...vv..
 
  • Like
Reactions: Hồ Điệp

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_1.jpg



Cuối tháng 3/2010, hình ảnh cậu bé béo tròn, da đen nhẻm, khuôn mặt thơ dại cầm trên tay điếu thuốc rít và nhả khói một cách điệu nghệ khiến cả thế giới bàng hoàng.
Đó là Aldi Suganda, khi đó mới 2 tuổi, có cha mẹ làm nghề buôn cá ở làng chài Musi Banyuasin, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia. Cậu bé "mê" thuốc lá tới mức mỗi ngày hút hết 40 điếu - con số mà người nghiện thuốc lá lâu năm cũng phải giật mình, hoảng hốt.

cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_7.jpg

Có một sự thật đau lòng rằng ở Indonesia, việc trẻ em phì phèo điếu thuốc trên tay chẳng có gì lạ.
Theo Daily Mail, số liệu từ Cục thống kê Trung ương Indonesia năm 2010 cho thấy 25% trẻ em nước này từ 3-15 tuổi từng thử hút thuốc, với 3,2% trong số đó hút thường xuyên. Tỷ lệ trẻ 5-9 tuổi hút thuốc tăng từ 0,4% (năm 2001) lên 2,8% (năm 2004).
Thế nhưng, Aldi là trường hợp đặc biệt, bởi em "kết thân" với làn khói thuốc lúc mới 11 tháng tuổi. Khi đó, mỗi lần theo cha mẹ ra chợ bán cá, Aldi rất hay mè nheo, khóc lóc nên họ để cậu bé chơi một mình.
Một ngày nọ, chị Diana (hiện 33 tuổi) - mẹ Aldi - bắt gặp con trai loanh quanh trong gian hàng bán thuốc lá và cầm điếu thuốc đã châm lửa trên tay. Không biết từ khi nào, nhóc tỳ nói còn chưa sõi đã biết cách cầm điếu thuốc, nhả khói thành thục như người lớn.

cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_2.jpg
Chẳng lâu sau, Aldi 2 tuổi hút hết hai bao thuốc (tương đương 40 điếu) mỗi ngày. Lúc này, clip quay cảnh cậu bé phì phèo điếu thuốc trên tay, trong khi các em nhỏ đồng trang lứa và cả người lớn thích thú dõi theo, lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt.
Aldi bỗng nổi tiếng với biệt danh "smoking baby". Tin tức về em liên tục xuất hiện trên báo chí, truyền hình trong và ngoài nước.
Hình ảnh cậu bé thơ dại thong dong ngồi trước vô lăng chiếc ôtô nhựa màu đỏ "lượn" khắp làng, châm hết điếu này đến điếu kia, nhả khói chẳng khác nào "bát hương di động", hay nói theo cách hài hước của Daily Mail là "tên lãnh chúa trung tuổi", khiến nhiều người tức giận.
Dư luận lên án cha mẹ Aldi vì để con trai mình dính vào tệ nạn thuốc lá. Trước hàng loạt mũi chỉ trích hướng vào gia đình, chị Diana bật khóc giải thích rằng vợ chồng họ bất lực trong việc kiểm soát thói quen hút thuốc của Aldi.
Giữa làng chài mà ở đó cảnh hút thuốc nhan nhản khắp nơi, cộng với người dân sẵn sàng cho Aldi tiền mua thuốc lá chỉ vì nhóc tỳ dễ thương và hài hước, việc ngăn cản cậu bé còn "khó hơn lên trời".
"Con trai tôi nghiện thuốc lá nặng rồi. Thằng bé không ngừng hét lên giận dữ, ném đồ đạc, thậm chí đập đầu vào tường cho đến khi có thuốc trong tay. Đôi lúc, con nói với tôi rằng cảm thấy chóng mặt, ốm yếu, mệt mỏi khi không có thuốc", người mẹ nghẹn ngào nói.
Sau này, trả lời tờ SMH, chị Diana thừa nhận có lúc Aldi tỉnh dậy vào 3h sáng và không ngừng khóc lóc đòi thuốc. Cậu bé thậm chí dùng dao đâm vào đầu gối đến bật máu, hay nhảy xuống nước khi bị cô lập trong ngôi nhà giữa sông.
Những lúc như thế, chị Diana tự trách bản thân đã hút thuốc lá trong thời gian mang thai Aldi. Hơn ai hết, chị mong con trai tránh xa thuốc lá để phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng không thể chịu đựng được khi nhìn em làm tổn thương chính mình.
Trong khi đó, nhiều tờ báo đưa tin anh Rizal (hiện 37 tuổi) - bố Aldi - lại nói rằng con trai vẫn khỏe mạnh nên anh thấy việc em hút thuốc không có gì sai.
Trao đổi với CBS News, TS Alanna Levine - bác sĩ nhi khoa - nhận định Aldi nghiện thuốc khá nặng nên không dễ để từ bỏ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương phổi vĩnh viễn, ảnh hưởng đến vận động và dễ bị béo phì.
Quả thật, Aldi luôn cảm thấy nặng nề, khó thở mỗi khi chạy nhảy, nô đùa. Chính vì vậy, em ít vận động và chủ yếu di chuyển trên chiếc xe đồ chơi.

cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_8.jpg



upload_2017-7-7_21-15-6.png

cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_3.jpg
Ngay cả khi quan chức địa phương hứa tặng chiếc xe hơi mới nếu "smoking baby" bỏ được thuốc, cha mẹ cậu bé 2 tuổi vẫn không thể ngăn em lại. Lúc này, các nhà chức trách Indonesia quyết định tổ chức liệu trình cai thuốc đặc biệt cho em.
Cùng mẹ Diana, Aldi tới thủ đô Jakarta tham gia khóa trị liệu tâm lý trong hai tuần. Các chuyên gia ở đây khuyến khích mẹ bé nói cho em hay những nguy hiểm của việc hút thuốc và cùng chơi đùa để gợi sự hồn nhiên tuổi thơ mà lâu nay Aldi dường như đánh mất.
Bản thân chị Diana cũng được trị liệu tâm lý để biết cách trở thành bà mẹ mẫu mực, chăm sóc con cái tốt hơn, thay vì vô tình hại con bằng cách nuông chiều.
TS Kak Seto - chuyên gia tâm lý tham gia trị liệu cho Aldi - nhận xét cậu bé rất thông minh và tiếp thu mọi thứ nhanh. Hàng loạt biện pháp trị liệu nhằm loại bỏ tận gốc mầm mống nghiện ngập đã đem lại kết quả khả quan.
Khi trở về quê hương Nam Sumatra, rất nhiều người vẫn cho Aldi thuốc lá, cậu bé từ chối và nói rằng: "Cháu rất yêu mến bác Kak Seto. Bác ấy sẽ buồn nếu cháu lại hút thuốc và khiến mình mắc bệnh".
Tuy nhiên, ban đầu, gia đình cũng không ít lần phải gọi điện cho TS Kak Seto nhờ giúp đỡ khi Aldi vật vã chống lại cơn thèm thuốc. May mắn là cậu bé dần chế ngự được "kẻ gây nghiện".
Nam tiến sĩ vẫn ghé thăm Aldi và gia đình đều đặn để đảm bảo em không "ngựa quen đường cũ".

cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_9.jpg

upload_2017-7-7_21-15-54.png
Tuy nhiên, câu chuyện của Aldi không kết thúc ở đó. Giống như người lớn, cậu bé bắt đầu thói quen mới để quên đi nếp sinh hoạt cũ. Và cách em chọn đè nén cơn thèm thuốc lá là ăn không ngừng nghỉ.
Cậu bé rơi vào trạng thái "cuồng" ăn những đồ chứa nhiều chất béo và đòi uống tới 3 hộp sữa đặc mỗi ngày. Gia đình ra sức ngăn cản nhưng Aldi lại "giở trò" đập đầu vào tường cho đến khi được cho ăn.
"Mỗi bữa, Aldi có thể ăn hết 3 đùi gà, 3 bát súp đầy thịt. Thằng bé uống hết hộp sữa đặc vào buổi sáng và một cho buổi tối. Nếu tôi bảo ăn ít đi, bé sẽ nổi giận và dọa hút thuốc lá trở lại. Bởi vậy, tôi đành cho con ăn những gì nó muốn", mẹ Aldi nói.
cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_4.jpg

5 tuổi, cơ thể nhóc tỳ Indonesia phát phì do ảnh hưởng từ thói quen hút thuốc trước đó (chất nicotine trong thuốc lá làm tăng lượng hormone, kìm hãm insulin và cản trở việc giải phóng glucose từ thức ăn). Khi ấy, trọng lượng của Aldi cán mốc 25 kg, hơn các bạn đồng trang lứa tới 6 kg.
Chưa kịp vui mừng vì con trai đoạn tuyệt được thuốc lá, cha mẹ "smoking baby" phải đối mặt với cuộc điều tra do Ủy ban bảo vệ trẻ em Indonesia và Hội phụ nữ tiến hành. Aldi may mắn không bị cách ly khỏi cha mẹ, nhưng phải tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để tiến hành giảm cân.
Nhà dinh dưỡng học Fransisca Dew nhận định điểm mấu chốt có thể giảm số cân nặng cho Aldi chính là sự hợp tác từ gia đình để thay đổi thói quen sinh hoạt uống 3 hộp sữa đặc mỗi ngày, ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrates và ăn vặt mọi lúc mọi nơi. Còn lại nằm ở ý chí của nhóc tỳ 5 tuổi.
Aldi sau đó trở về làng chài Musi Banyuasin, áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với khẩu phần ăn chủ yếu là rau củ, trái cây, kết hợp luyện tập thể thao điều độ trong khoảng thời gian dài.
Trước đó, mỗi ngày, Aldi mang hộp cơm đầy ắp tới lớp, các bạn đều trêu chọc, cười nhạo. Không muốn phải xấu hổ với bạn bè, cậu bé càng quyết tâm giảm cân.
Anh Rizal, chị Diana cũng thuyết phục anh chị em của Aldi và thành viên trong gia đình tuyệt đối không cho cậu bé ăn vặt khi mình không ở bên.


cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_10.jpg

Bẵng đi một thời gian dài, đầu năm nay, hình ảnh của Aldi Suganda lại xuất hiện trên nhiều mặt báo khiến mọi người bất ngờ. Sau 4 năm bỏ thuốc lá, cậu bé luôn đòi đập đầu vào tường đã lấy lại cơ thể săn chắc, thon gọn đúng lứa tuổi.
cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_5.jpg

Những năm tháng ấu thơ chìm trong bóng đen của thuốc lá độc hại cũng như chứng "cuồng" ăn đến phát phì đã không còn đeo đẳng cuộc đời cậu bé Indonesia.
Bằng quyết tâm sắt đá, em đã làm được điều mà không phải đứa trẻ ở độ tuổi thèm ăn, thèm uống nào trải qua hai dấu mốc khó khăn trong cuộc đời như hai lần nghiện ngập có thể vượt qua.
cau_be_hut_thuoc_40_dieu_Artboard_6.jpg

Aldi 9 tuổi, đang học lớp 4 trường làng và có thành tích học tập thuộc top đầu của lớp. Cậu bé hòa đồng với các bạn, sống vui vẻ, lành mạnh. Giống như bao bạn bè đồng trang lứa, Aldi yêu thích môn bóng bầu dục và chăm chỉ đến phòng tập mỗi ngày.
"Nhiều lúc nhìn mọi người xung quanh hút thuốc, cháu nhớ cảm giác khi cầm điếu thuốc trên tay. Nhưng giờ cháu thấy chocolate còn hấp dẫn hơn thuốc lá nhiều", Aldi vui vẻ thừa nhận.
Không ít dân mạng bày tỏ sự khâm phục cậu bé và vui vẻ cho rằng nếu cần động lực cai thuốc hay giảm cân, mọi người đừng chỉ nhìn vào những hot boy, hot girl trên mạng, mà hãy học hỏi Aldi Suganda.
Hồi năm ngoái, một bức ảnh chụp cậu bé béo phì tới mức đi lại khó khăn được cho là Aldi năm 8 tuổi lan truyền trên mạng. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được khẳng định là thật, theo The Sun.
Aldi từng chia sẻ rằng khi lớn lên, em muốn trở thành bác sĩ để giúp cha mình từ bỏ thuốc lá. Cậu bé thậm chí chuẩn bị sẵn lời để nói với ông ấy: "Con bỏ được thuốc lá rồi, còn cha thì chưa làm như vậy. Chúng ta tự hủy hoại cuộc sống của mình khi hút thuốc. Thần kinh, não, cổ họng, răng... - tất cả sẽ đều bị tàn phá".

Thu Thảo

Đồ hoạ: Sang Ngô
Nguồn: zing news
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Chị @hanh2002123 em nghĩ vấn đề này cũng là vấn đề cấp bách có thể là 1 đề văn độc lạ.
------------------
Vừa qua mình vừa đọc được một thông tin cho biết các kì thi giải toán, tiếng anh trên mạng buộc phải tạm dừng. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra trước thông tin sửng sốt này, chẳng hạn như:

+ là giáo viên giảng dạy tôi nói thật nếu không có các cuộc thi để cho học sinh tranh tài thì việc học chẳng có nghĩa gì .còn việc quản lý kết quả đó như thế nào phải quy định rõ.chir có những giáo viên lười hoặc năng lực yếu mới sợ những cuộc thi như vậy (bạn đọc Nông Sơn, báo thanhnien)

+ Bỏ là hợp lý. Bộ nên yêu cầu giáo viên soạn giáo án tay. Giáo án in không hợp lý. Có người soạn có người chỉ copy. Không còn tính sáng tạo trong bài giảng (bạn đọc Duyenanh, báo dantri)

+ Bộ Giao dục nên cân nhắc khi dừng cuộc thi: GIẢI TOÁN, TIẾNG ANH QUA INTERNET, Theo tôi đây là cuộc thi rất hay, nó giúp đánh giá khả năng của từng em vận dụng kiến thức đã học như thế nào. Nó là một sân chơi trí tuệ, ít tốn kém nhưng đem lai kiến thức. Những điếm 10 trên lớp có thật sự không khi các em tham gia các cuộc thi trên mạng nó sẽ cho các em biết khả năng thực sự của các em. Nên chăng Bộ quy định không cộng điểm những em đoạt giải vào các kỳ thi đầu cấp (bạn đọc LÊ HOÀI NAM, báo thanhnien)

...

đây là bài phỏng vấn PGS Văn Như Cương mình trích từ báo đầu tư:

PV: Thưa ông, dưới góc độ là một nhà quản lý giáo dục và nhiều năm nghiên cứu về Toán học, theo PGS việc tổ chức những cuộc thi như Violympic giải toán qua mạng có phù hợp với đặc thù của môn Toán hay không?

PGS Văn Như Cương: Về cuộc thi Violympic, nội dung những câu hỏi trong đó thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, tôi chỉ băn khoăn rằng bên cạnh những câu hỏi về toán học, học sinh chỉ học toán hay sa đà vào những thứ khác. Cá nhân tôi không muốn học sinh mới học Tiểu học đã tiếp xúc với máy tính nhiều, không để ý đến cuộc sống xung quanh, rất thụ động.

Toán không phải là môn học để rèn luyện tính nhanh. Nếu tính nhanh có thể có những quy tắc tính nhanh rất cơ bản, ví dụ như nhân với 11, 25, cộng đầu cuối… Cuộc thi này có nhiều câu hỏi chỉ cần bấm máy tính là ra ngay.

Trong đây có rất nhiều câu hỏi dạng trắc nghiệm mà Toán học cần kiểm tra rất nhiều thứ ở trong đó. Đó là sự tư duy, phản biện, quy nạp, sự logic trong môn toán. Môn toán đòi hỏi học sinh phải học tập và rèn luyện thường xuyên. Theo tôi không nên tổ chức bất cứ cuộc thi dạng trắc nghiệm nào trên mạng. Nhất là với Văn, Toán, tiếng Anh.

Bộ Giáo dục đã bỏ thi học sinh giỏi ở bậc Tiểu học nhằm giảm tải khối lượng bài vở, giảm áp lực cho học sinh. Nhưng một số nơi vẫn tổ chức cho các em ôn luyện, tổ chức thi Violympic cấp trường, cấp huyện, tỉnh rồi cấp quốc gia, không khác một cuộc thi học sinh giỏi. PGS nghĩ thế nào về điều này?

Tôi thấy đây là điều khá mâu thuẫn. Bộ giáo dục đã có chủ trương giảm nhẹ áp lực học tập đối với học sinh. Những quy định đó là không cho thi học sinh giỏi, cấm dạy thêm, học thêm vậy mà lại cho phép tổ chức các cuộc thi còn căng thẳng hơn hơn cả thi học sinh giỏi.

Violympic hiện đang tổ chức có đến hàng triệu học sinh tham gia, trong khi học ở trường ở lớp còn chưa xong. Bởi vì học sinh thi có giải thì cơ hội được nhận vào các trường THCS sẽ rộng mở hơn.

Xin hỏi PGS, hiện nay trường Lương Thế Vinh có xét tuyển đầu vào lớp 6 dựa theo tiêu chí: Ưu tiên các em có thành tích tại các cuộc thi đã tham gia khi học Tiểu học hay không?

Bộ giáo dục đã đặt cho chúng tôi một thế bí. Trong năm vừa rồi, một số trường như Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu, Hà Nội – Amsterdam… có ý định tổ chức thi tuyển vào lớp 6 vì số lượng xin vào trường quá đông. Nhưng khi xin phép thi thì Bộ đã ra quyết định cấm thi. Chúng tôi quay sang xin cho khảo sát, thi năng lực cũng cấm. Cuối cùng xin phỏng vấn các em để lựa chọn cũng không được. Mà con số các trường như Lương Thế Vinh không nhiều tại Hà Nội.

Năm ngoái có hơn 4000 đơn xin vào trường Lương Thế Vinh. Chúng tôi lọc được 1000 đơn thuộc loại xuất sắc đạt điểm tối đa. Nhưng trường chúng tôi chỉ nhận 600 em. Trong khi đó, Bộ không cho phép xét theo hình thức nào khác ngoài xét học bạ. Chúng tôi đành phải có một tiêu chí nào đó để công khai rõ ràng minh bạch với phụ huynh. Từ đó, buộc chúng tôi phải cộng thêm điểm cho các em từ các cuộc thi như vậy.

Một số phụ huynh nắm được hình thức xét tuyển như vậy, họ đã đưa con đi thi nhiều cuộc thi trong nước lẫn quốc tế. Quan điểm của PGS về điều này là như thế nào?

Bộ ra chủ trương rất đúng là bỏ thi học sinh giỏi, cấm học thêm, dạy thêm thì phải kiểm soát. Tuy nhiên, những cuộc thi khác trong hệ thống giáo dục cũng phải đánh giá và xem xét cho cụ thể. Ví dụ như cuộc thi “Chinh phục vũ môn” vừa được cho dừng, bên cạnh đó còn rất nhiều cuộc thi khác nữa.

Vậy tác động của những cuộc thi dạng này là gì thưa PGS?

Theo tôi, các cuộc thi có thành phần giải thưởng, sau đó kết quả giải sẽ được làm tiêu chí được cộng điểm trong quá trình xét tuyển vào các trường THCS top đầu. Đương nhiên các phụ huynh phải bắt con em mình ôn luyện để thi giật giải.

Tiêu chí này không chỉ ở Violympic mà còn các cuộc thi của những môn học khác nữa. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho học sinh, áp lực trên số đông, hàng triệu học sinh chứ không ít.

Trên mạng internet xuất hiện hàng loạt những trung tâm gia sư luyện thi Violympic. Đây có phải là hệ hụy từ cuộc thi không, thưa PGS?

Đó là một hình thức ăn theo nảy sinh từ cuộc thi. Đây không còn đơn thuần là ôn luyện kiến thức mà còn ôn luyện cả kỹ năng làm bài thi sao cho nhanh. Như đã nói ở trên, Bộ đã cấm học thêm nhưng lại dạy thêm, học thêm như vậy thì không được.

Theo PGS chúng ta có nên tổ chức những cuộc thi, sân chơi như Violympic nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh hay không?

Việc cho phép tổ chức các cuộc thi trên mạng khiến các em học sinh gặp nhiều áp lực thi cử nặng nề không kém thi học sinh giỏi. Đã bỏ thi học sinh giỏi cấp Tiểu học thì nên bỏ thi tất cả những cuộc thi mang tính ganh đua như vậy.

Theo quan điểm của tôi, tôi không tán thành tổ chức bất kỳ cuộc thi Toán nào như thế này trên mạng. Ở Lương Thế Vinh, ngay cả những cuộc thi học sinh giỏi ở các cấp chúng tôi cũng không tổ chức lập đội tuyển hay khuyến khích học sinh thi.

---

Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi (trích từ báo zing).

Qua đây có thể thấy có rất nhiều các ý kiến về quyết định này, mình thì mình rất tiếc... Vậy ý kiến của bạn là gì trong vấn đề này?
----
Ở một trang mạng đã trích lời của Phó trường bộ GD ĐT Nguyễn Xuân Thành về việc này như sau:


"Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi.

Giảm những cuộc thi không cần thiết

Ông Thành cho rằng hiện tại, số lượng các cuộc thi còn nhiều và chồng chéo, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm, qua đó phát triển kỹ năng và hình thành năng lực học sinh.

Thời gian vừa qua, như báo chí phản ánh, có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giản các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc bộ, yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.

Trong đó, bộ yêu cầu các sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo ông Thành, sau khi rà soát, số lượng cuộc thi đã giảm mạnh.

“Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến”, ông Thành thông tin.

Rà soát kỹ để giữ đúng tinh thần sân chơi trí tuệ

Thông tin thêm về việc năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng, ông Thành cho hay: "Các cuộc thi kiến thức như giải Toán, Tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức học được từ các môn trong nhà trường.

Do đã được tổ chức khá nhiều năm, chúng ta cần rà soát cả về nội dung, phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, trong năm học tới, bộ tạm dừng tổ chức các cuộc thi này".

Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng cho biết việc không sử dụng kết quả các cuộc thi trên mạng vào ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển chọn học sinh của các trường đặc thù.

Theo ông Thành, công văn của Bộ GD&ĐT đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".

Đối với hệ THPT, đây chỉ là nhắc lại quy định tại Thông tư số 11/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào THPT được quy định tại khoản 1 điều 7: "Học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học".

Học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.

Với tuyển sinh THCS, tại Công văn số 1258/BGDĐT-GDTrH ngày 17/3/2015 về việc không thi tuyển vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.

Như vậy, Bộ GD&ĐT cũng đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đầu cấp THCS. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đặc thù tuyển sinh được học sinh có chất lượng theo yêu cầu riêng của trường, mà việc tổ chức thi vào lớp 6 như trước đây không đáp ứng được.

ViOlympic là cuộc thi giải Toán quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc, được Bộ GD&ĐT và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.

Qua 9 năm tổ chức, đây là sân chơi quen thuộc của các em học sinh phổ thông. Mặc dù cuộc thi mang tính chất tự nguyện nhưng không ít phụ huynh, giáo viên vì thành tích đã khiến học sinh gặp áp lực thi cử."
Trích nguồn: Báo mới


Ta có thể thấy được là Bộ GD và ĐT đưa ra khá nhiều lí do để có thể giải thích cho quyết định này. Tuy nhiên theo như mình thấy thì còn rất nhiều lí do không hề thỏa đáng chút nào.
Thứ nhất ta thấy rằng các cuộc thi này đưa ra đều có mục đích tốt đó là để cho học sinh có cơ hội rèn luyện kiến thức của bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, cái lí do chính để bộ có thể đưa đến quyết định này lại chính là "có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông." Cái ép ở đây là do chính các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo không có ý thức, cố tình bắt ép học sinh chứ đâu phải do cuộc thi này như vậy? Chính "cha đẻ" của 2 cuộc thi này là TS Lê Thống Nhất ban đầu đưa ra cuộc thi đâu có ý nghĩ nó sẽ như vậy đâu? Vậy thì trách nhiệm về điều này phải đổ lên các sở GD&ĐT không có ý thức, đưa quyền lợi cá nhân lên trên mục đích giáo dục trồng người.

Và ta thấy nếu nói về sức ép thì các kì thi như là Olympic 30/4, kì thi HSG các cấp, v.v (nói chung là các cuộc thi trên giấy truyền thống) có khi còn áp lực hơn. Nhà trường có khi còn ép học sinh hơn nhiều so với các cuộc thi trên mạng. Điển hình như ở trường mà tôi đang học, đối với những học sinh tiềm năng đi thi các cuộc thi các cấp (hay còn gọi là gà nòi), việc đi thi các cuộc thi tỉnh, quốc gia còn được coi là "NGHĨA VỤ" của những học sinh đó bởi "ĐÃ VÀO TRƯỜNG CHUYÊN LÀ PHẢI THI HỌC SINH GIỎI CÁC CẤP NẾU KHÔNG THÌ CHẲNG KHÁC NÀO HỌC TRƯỜNG NGOÀI". Vậy có nghĩa họ bị bắt buộc phải tham gia và chúng ta có thể nhận ra rằng các cuộc thi đó, đôi khi thí sinh tham gia phải thức khuya dậy sớm, học tập cực khổ để có được thành tích cho nhà trường. Nếu nói như thế tại sao nhà trường không ngưng cả các cuộc thi đó nữa đi?

Và ta khi đọc bài báo trên cũng có thể thấy được một điều khi ông Thành nói rằng: "Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến". Câu nói cuối cùng của ông Thành khiến bản thân mình khá phẫn nộ bởi thực chất Bộ GD&ĐT hiện nay chủ yếu nghiêm cấm các cuộc thi trực tuyến, vậy mà lại nói là khuyến khích. Ta có thể thấy ngay là ngoài cuộc thi Violympic, IOE, một vài cuộc thi khác như CPVM, GTHĐ cũng đang trên nguy cơ bị cấm và khai trừ. Vậy thì không biết rằng sự khuyến khích này ở đâu ra? Liệu có phải đây là một cách để bao biện hay không?

Thứ hai, ta thấy cuộc thi này dù rằng có thể độ khó không được như các cuộc thi viết nhưng lại kích thích được nhiều niềm đam mê học tập, khám phá tri thức và chinh phục nó. Tuy nhiên không nên lấy đây làm lí do để khai trừ vì các cuộc thi này, điển hình như IOE vẫn đánh giá được toàn bộ kĩ năng của học sinh khá toàn diện. Đồng thời với phương thức thi đổi mới (trắc nghiệm) thì các cuộc thi Toán như Violympic lại càng quan trọng, giúp học sinh nâng cao khả năng dùng máy tính (như gần đây đã từng xôn xao về việc thi THPT QG trên máy tính) cũng như khả năng tính toán, tư duy nhanh. Vậy thì chẳng phải phù hợp cho những sự đổi mới cải cách hay sao?

Còn về việc sử dụng kết quả của cuộc thi này để đánh giá cũng như cộng điểm ưu tiên. Ta thấy nó hầu như chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội mà thôi, còn lại các tỉnh khác hầu như không hề có mà chỉ tính và xếp giải cho thí sinh. Vậy thì tại sao phải bắt đa số phải phục tùng theo thiểu số? Tại sao bộ thay vì ngưng cuộc thi lại không quyết định xử lí những đơn vị, những sở làm trái lại điều này? Chính TS Lê Thống Nhất đã ghi trong Thể lệ của cuộc thi rằng không sử dụng kết quả cuộc thi để xét tuyển hay ưu tiên.

Vậy thì chúng ta thấy rằng cuộc thi chẳng hề có lỗi trong chuyện này, cơ bản là do chính những người sử dụng nó sai mục đích mà thôi. Vậy chẳng khác nào mọi người dùng nghiện Facebook xong lại đổ thừa tại ông Mark và mạng xã hội Facebook là đồ bỏ đi và chẳng ra gì. Chính con người là những người cần phải xem xét lại những cách sử dụng của mình thay vì cứ đổ tại cho người khác
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
22
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chị @hanh2002123 em nghĩ vấn đề này cũng là vấn đề cấp bách có thể là 1 đề văn độc lạ.
------------------
Vừa qua mình vừa đọc được một thông tin cho biết các kì thi giải toán, tiếng anh trên mạng buộc phải tạm dừng. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra trước thông tin sửng sốt này, chẳng hạn như:

+ là giáo viên giảng dạy tôi nói thật nếu không có các cuộc thi để cho học sinh tranh tài thì việc học chẳng có nghĩa gì .còn việc quản lý kết quả đó như thế nào phải quy định rõ.chir có những giáo viên lười hoặc năng lực yếu mới sợ những cuộc thi như vậy (bạn đọc Nông Sơn, báo thanhnien)

+ Bỏ là hợp lý. Bộ nên yêu cầu giáo viên soạn giáo án tay. Giáo án in không hợp lý. Có người soạn có người chỉ copy. Không còn tính sáng tạo trong bài giảng (bạn đọc Duyenanh, báo dantri)

+ Bộ Giao dục nên cân nhắc khi dừng cuộc thi: GIẢI TOÁN, TIẾNG ANH QUA INTERNET, Theo tôi đây là cuộc thi rất hay, nó giúp đánh giá khả năng của từng em vận dụng kiến thức đã học như thế nào. Nó là một sân chơi trí tuệ, ít tốn kém nhưng đem lai kiến thức. Những điếm 10 trên lớp có thật sự không khi các em tham gia các cuộc thi trên mạng nó sẽ cho các em biết khả năng thực sự của các em. Nên chăng Bộ quy định không cộng điểm những em đoạt giải vào các kỳ thi đầu cấp (bạn đọc LÊ HOÀI NAM, báo thanhnien)

...

đây là bài phỏng vấn PGS Văn Như Cương mình trích từ báo đầu tư:

PV: Thưa ông, dưới góc độ là một nhà quản lý giáo dục và nhiều năm nghiên cứu về Toán học, theo PGS việc tổ chức những cuộc thi như Violympic giải toán qua mạng có phù hợp với đặc thù của môn Toán hay không?

PGS Văn Như Cương: Về cuộc thi Violympic, nội dung những câu hỏi trong đó thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, tôi chỉ băn khoăn rằng bên cạnh những câu hỏi về toán học, học sinh chỉ học toán hay sa đà vào những thứ khác. Cá nhân tôi không muốn học sinh mới học Tiểu học đã tiếp xúc với máy tính nhiều, không để ý đến cuộc sống xung quanh, rất thụ động.

Toán không phải là môn học để rèn luyện tính nhanh. Nếu tính nhanh có thể có những quy tắc tính nhanh rất cơ bản, ví dụ như nhân với 11, 25, cộng đầu cuối… Cuộc thi này có nhiều câu hỏi chỉ cần bấm máy tính là ra ngay.

Trong đây có rất nhiều câu hỏi dạng trắc nghiệm mà Toán học cần kiểm tra rất nhiều thứ ở trong đó. Đó là sự tư duy, phản biện, quy nạp, sự logic trong môn toán. Môn toán đòi hỏi học sinh phải học tập và rèn luyện thường xuyên. Theo tôi không nên tổ chức bất cứ cuộc thi dạng trắc nghiệm nào trên mạng. Nhất là với Văn, Toán, tiếng Anh.

Bộ Giáo dục đã bỏ thi học sinh giỏi ở bậc Tiểu học nhằm giảm tải khối lượng bài vở, giảm áp lực cho học sinh. Nhưng một số nơi vẫn tổ chức cho các em ôn luyện, tổ chức thi Violympic cấp trường, cấp huyện, tỉnh rồi cấp quốc gia, không khác một cuộc thi học sinh giỏi. PGS nghĩ thế nào về điều này?

Tôi thấy đây là điều khá mâu thuẫn. Bộ giáo dục đã có chủ trương giảm nhẹ áp lực học tập đối với học sinh. Những quy định đó là không cho thi học sinh giỏi, cấm dạy thêm, học thêm vậy mà lại cho phép tổ chức các cuộc thi còn căng thẳng hơn hơn cả thi học sinh giỏi.

Violympic hiện đang tổ chức có đến hàng triệu học sinh tham gia, trong khi học ở trường ở lớp còn chưa xong. Bởi vì học sinh thi có giải thì cơ hội được nhận vào các trường THCS sẽ rộng mở hơn.

Xin hỏi PGS, hiện nay trường Lương Thế Vinh có xét tuyển đầu vào lớp 6 dựa theo tiêu chí: Ưu tiên các em có thành tích tại các cuộc thi đã tham gia khi học Tiểu học hay không?

Bộ giáo dục đã đặt cho chúng tôi một thế bí. Trong năm vừa rồi, một số trường như Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu, Hà Nội – Amsterdam… có ý định tổ chức thi tuyển vào lớp 6 vì số lượng xin vào trường quá đông. Nhưng khi xin phép thi thì Bộ đã ra quyết định cấm thi. Chúng tôi quay sang xin cho khảo sát, thi năng lực cũng cấm. Cuối cùng xin phỏng vấn các em để lựa chọn cũng không được. Mà con số các trường như Lương Thế Vinh không nhiều tại Hà Nội.

Năm ngoái có hơn 4000 đơn xin vào trường Lương Thế Vinh. Chúng tôi lọc được 1000 đơn thuộc loại xuất sắc đạt điểm tối đa. Nhưng trường chúng tôi chỉ nhận 600 em. Trong khi đó, Bộ không cho phép xét theo hình thức nào khác ngoài xét học bạ. Chúng tôi đành phải có một tiêu chí nào đó để công khai rõ ràng minh bạch với phụ huynh. Từ đó, buộc chúng tôi phải cộng thêm điểm cho các em từ các cuộc thi như vậy.

Một số phụ huynh nắm được hình thức xét tuyển như vậy, họ đã đưa con đi thi nhiều cuộc thi trong nước lẫn quốc tế. Quan điểm của PGS về điều này là như thế nào?

Bộ ra chủ trương rất đúng là bỏ thi học sinh giỏi, cấm học thêm, dạy thêm thì phải kiểm soát. Tuy nhiên, những cuộc thi khác trong hệ thống giáo dục cũng phải đánh giá và xem xét cho cụ thể. Ví dụ như cuộc thi “Chinh phục vũ môn” vừa được cho dừng, bên cạnh đó còn rất nhiều cuộc thi khác nữa.

Vậy tác động của những cuộc thi dạng này là gì thưa PGS?

Theo tôi, các cuộc thi có thành phần giải thưởng, sau đó kết quả giải sẽ được làm tiêu chí được cộng điểm trong quá trình xét tuyển vào các trường THCS top đầu. Đương nhiên các phụ huynh phải bắt con em mình ôn luyện để thi giật giải.

Tiêu chí này không chỉ ở Violympic mà còn các cuộc thi của những môn học khác nữa. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho học sinh, áp lực trên số đông, hàng triệu học sinh chứ không ít.

Trên mạng internet xuất hiện hàng loạt những trung tâm gia sư luyện thi Violympic. Đây có phải là hệ hụy từ cuộc thi không, thưa PGS?

Đó là một hình thức ăn theo nảy sinh từ cuộc thi. Đây không còn đơn thuần là ôn luyện kiến thức mà còn ôn luyện cả kỹ năng làm bài thi sao cho nhanh. Như đã nói ở trên, Bộ đã cấm học thêm nhưng lại dạy thêm, học thêm như vậy thì không được.

Theo PGS chúng ta có nên tổ chức những cuộc thi, sân chơi như Violympic nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh hay không?

Việc cho phép tổ chức các cuộc thi trên mạng khiến các em học sinh gặp nhiều áp lực thi cử nặng nề không kém thi học sinh giỏi. Đã bỏ thi học sinh giỏi cấp Tiểu học thì nên bỏ thi tất cả những cuộc thi mang tính ganh đua như vậy.

Theo quan điểm của tôi, tôi không tán thành tổ chức bất kỳ cuộc thi Toán nào như thế này trên mạng. Ở Lương Thế Vinh, ngay cả những cuộc thi học sinh giỏi ở các cấp chúng tôi cũng không tổ chức lập đội tuyển hay khuyến khích học sinh thi.

---

Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi (trích từ báo zing).

Qua đây có thể thấy có rất nhiều các ý kiến về quyết định này, mình thì mình rất tiếc... Vậy ý kiến của bạn là gì trong vấn đề này?
----
Ở một trang mạng đã trích lời của Phó trường bộ GD ĐT Nguyễn Xuân Thành về việc này như sau:


"Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi.

Giảm những cuộc thi không cần thiết

Ông Thành cho rằng hiện tại, số lượng các cuộc thi còn nhiều và chồng chéo, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm, qua đó phát triển kỹ năng và hình thành năng lực học sinh.

Thời gian vừa qua, như báo chí phản ánh, có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giản các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc bộ, yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.

Trong đó, bộ yêu cầu các sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo ông Thành, sau khi rà soát, số lượng cuộc thi đã giảm mạnh.

“Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến”, ông Thành thông tin.

Rà soát kỹ để giữ đúng tinh thần sân chơi trí tuệ

Thông tin thêm về việc năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng, ông Thành cho hay: "Các cuộc thi kiến thức như giải Toán, Tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức học được từ các môn trong nhà trường.

Do đã được tổ chức khá nhiều năm, chúng ta cần rà soát cả về nội dung, phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, trong năm học tới, bộ tạm dừng tổ chức các cuộc thi này".

Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng cho biết việc không sử dụng kết quả các cuộc thi trên mạng vào ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển chọn học sinh của các trường đặc thù.

Theo ông Thành, công văn của Bộ GD&ĐT đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".

Đối với hệ THPT, đây chỉ là nhắc lại quy định tại Thông tư số 11/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào THPT được quy định tại khoản 1 điều 7: "Học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học".

Học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.

Với tuyển sinh THCS, tại Công văn số 1258/BGDĐT-GDTrH ngày 17/3/2015 về việc không thi tuyển vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.

Như vậy, Bộ GD&ĐT cũng đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đầu cấp THCS. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đặc thù tuyển sinh được học sinh có chất lượng theo yêu cầu riêng của trường, mà việc tổ chức thi vào lớp 6 như trước đây không đáp ứng được.

ViOlympic là cuộc thi giải Toán quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc, được Bộ GD&ĐT và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.

Qua 9 năm tổ chức, đây là sân chơi quen thuộc của các em học sinh phổ thông. Mặc dù cuộc thi mang tính chất tự nguyện nhưng không ít phụ huynh, giáo viên vì thành tích đã khiến học sinh gặp áp lực thi cử."
Trích nguồn: Báo mới


Ta có thể thấy được là Bộ GD và ĐT đưa ra khá nhiều lí do để có thể giải thích cho quyết định này. Tuy nhiên theo như mình thấy thì còn rất nhiều lí do không hề thỏa đáng chút nào.
Thứ nhất ta thấy rằng các cuộc thi này đưa ra đều có mục đích tốt đó là để cho học sinh có cơ hội rèn luyện kiến thức của bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, cái lí do chính để bộ có thể đưa đến quyết định này lại chính là "có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông." Cái ép ở đây là do chính các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo không có ý thức, cố tình bắt ép học sinh chứ đâu phải do cuộc thi này như vậy? Chính "cha đẻ" của 2 cuộc thi này là TS Lê Thống Nhất ban đầu đưa ra cuộc thi đâu có ý nghĩ nó sẽ như vậy đâu? Vậy thì trách nhiệm về điều này phải đổ lên các sở GD&ĐT không có ý thức, đưa quyền lợi cá nhân lên trên mục đích giáo dục trồng người.

Và ta thấy nếu nói về sức ép thì các kì thi như là Olympic 30/4, kì thi HSG các cấp, v.v (nói chung là các cuộc thi trên giấy truyền thống) có khi còn áp lực hơn. Nhà trường có khi còn ép học sinh hơn nhiều so với các cuộc thi trên mạng. Điển hình như ở trường mà tôi đang học, đối với những học sinh tiềm năng đi thi các cuộc thi các cấp (hay còn gọi là gà nòi), việc đi thi các cuộc thi tỉnh, quốc gia còn được coi là "NGHĨA VỤ" của những học sinh đó bởi "ĐÃ VÀO TRƯỜNG CHUYÊN LÀ PHẢI THI HỌC SINH GIỎI CÁC CẤP NẾU KHÔNG THÌ CHẲNG KHÁC NÀO HỌC TRƯỜNG NGOÀI". Vậy có nghĩa họ bị bắt buộc phải tham gia và chúng ta có thể nhận ra rằng các cuộc thi đó, đôi khi thí sinh tham gia phải thức khuya dậy sớm, học tập cực khổ để có được thành tích cho nhà trường. Nếu nói như thế tại sao nhà trường không ngưng cả các cuộc thi đó nữa đi?

Và ta khi đọc bài báo trên cũng có thể thấy được một điều khi ông Thành nói rằng: "Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến". Câu nói cuối cùng của ông Thành khiến bản thân mình khá phẫn nộ bởi thực chất Bộ GD&ĐT hiện nay chủ yếu nghiêm cấm các cuộc thi trực tuyến, vậy mà lại nói là khuyến khích. Ta có thể thấy ngay là ngoài cuộc thi Violympic, IOE, một vài cuộc thi khác như CPVM, GTHĐ cũng đang trên nguy cơ bị cấm và khai trừ. Vậy thì không biết rằng sự khuyến khích này ở đâu ra? Liệu có phải đây là một cách để bao biện hay không?

Thứ hai, ta thấy cuộc thi này dù rằng có thể độ khó không được như các cuộc thi viết nhưng lại kích thích được nhiều niềm đam mê học tập, khám phá tri thức và chinh phục nó. Tuy nhiên không nên lấy đây làm lí do để khai trừ vì các cuộc thi này, điển hình như IOE vẫn đánh giá được toàn bộ kĩ năng của học sinh khá toàn diện. Đồng thời với phương thức thi đổi mới (trắc nghiệm) thì các cuộc thi Toán như Violympic lại càng quan trọng, giúp học sinh nâng cao khả năng dùng máy tính (như gần đây đã từng xôn xao về việc thi THPT QG trên máy tính) cũng như khả năng tính toán, tư duy nhanh. Vậy thì chẳng phải phù hợp cho những sự đổi mới cải cách hay sao?

Còn về việc sử dụng kết quả của cuộc thi này để đánh giá cũng như cộng điểm ưu tiên. Ta thấy nó hầu như chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội mà thôi, còn lại các tỉnh khác hầu như không hề có mà chỉ tính và xếp giải cho thí sinh. Vậy thì tại sao phải bắt đa số phải phục tùng theo thiểu số? Tại sao bộ thay vì ngưng cuộc thi lại không quyết định xử lí những đơn vị, những sở làm trái lại điều này? Chính TS Lê Thống Nhất đã ghi trong Thể lệ của cuộc thi rằng không sử dụng kết quả cuộc thi để xét tuyển hay ưu tiên.

Vậy thì chúng ta thấy rằng cuộc thi chẳng hề có lỗi trong chuyện này, cơ bản là do chính những người sử dụng nó sai mục đích mà thôi. Vậy chẳng khác nào mọi người dùng nghiện Facebook xong lại đổ thừa tại ông Mark và mạng xã hội Facebook là đồ bỏ đi và chẳng ra gì. Chính con người là những người cần phải xem xét lại những cách sử dụng của mình thay vì cứ đổ tại cho người khác
Đây cũng là tin tức nóng em ạ. Vậy em có thể nghĩ vài đề văn với tin tức này. Chị nghĩ người ta có thể lấy 1 đoạn trả lời phỏng vấn và ra những câu hỏi Tiếng Việt.
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt
Top Bottom