Chị
@hanh2002123 em nghĩ vấn đề này cũng là vấn đề cấp bách có thể là 1 đề văn độc lạ.
------------------
Vừa qua mình vừa đọc được một thông tin cho biết các kì thi giải toán, tiếng anh trên mạng buộc phải tạm dừng. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra trước thông tin sửng sốt này, chẳng hạn như:
+ là giáo viên giảng dạy tôi nói thật nếu không có các cuộc thi để cho học sinh tranh tài thì việc học chẳng có nghĩa gì .còn việc quản lý kết quả đó như thế nào phải quy định rõ.chir có những giáo viên lười hoặc năng lực yếu mới sợ những cuộc thi như vậy (bạn đọc Nông Sơn, báo thanhnien)
+ Bỏ là hợp lý. Bộ nên yêu cầu giáo viên soạn giáo án tay. Giáo án in không hợp lý. Có người soạn có người chỉ copy. Không còn tính sáng tạo trong bài giảng (bạn đọc Duyenanh, báo dantri)
+ Bộ Giao dục nên cân nhắc khi dừng cuộc thi: GIẢI TOÁN, TIẾNG ANH QUA INTERNET, Theo tôi đây là cuộc thi rất hay, nó giúp đánh giá khả năng của từng em vận dụng kiến thức đã học như thế nào. Nó là một sân chơi trí tuệ, ít tốn kém nhưng đem lai kiến thức. Những điếm 10 trên lớp có thật sự không khi các em tham gia các cuộc thi trên mạng nó sẽ cho các em biết khả năng thực sự của các em. Nên chăng Bộ quy định không cộng điểm những em đoạt giải vào các kỳ thi đầu cấp (bạn đọc LÊ HOÀI NAM, báo thanhnien)
...
đây là bài phỏng vấn PGS Văn Như Cương mình trích từ báo đầu tư:
PV: Thưa ông, dưới góc độ là một nhà quản lý giáo dục và nhiều năm nghiên cứu về Toán học, theo PGS việc tổ chức những cuộc thi như Violympic giải toán qua mạng có phù hợp với đặc thù của môn Toán hay không?
PGS Văn Như Cương: Về cuộc thi Violympic, nội dung những câu hỏi trong đó thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, tôi chỉ băn khoăn rằng bên cạnh những câu hỏi về toán học, học sinh chỉ học toán hay sa đà vào những thứ khác. Cá nhân tôi không muốn học sinh mới học Tiểu học đã tiếp xúc với máy tính nhiều, không để ý đến cuộc sống xung quanh, rất thụ động.
Toán không phải là môn học để rèn luyện tính nhanh. Nếu tính nhanh có thể có những quy tắc tính nhanh rất cơ bản, ví dụ như nhân với 11, 25, cộng đầu cuối… Cuộc thi này có nhiều câu hỏi chỉ cần bấm máy tính là ra ngay.
Trong đây có rất nhiều câu hỏi dạng trắc nghiệm mà Toán học cần kiểm tra rất nhiều thứ ở trong đó. Đó là sự tư duy, phản biện, quy nạp, sự logic trong môn toán. Môn toán đòi hỏi học sinh phải học tập và rèn luyện thường xuyên. Theo tôi không nên tổ chức bất cứ cuộc thi dạng trắc nghiệm nào trên mạng. Nhất là với Văn, Toán, tiếng Anh.
Bộ Giáo dục đã bỏ thi học sinh giỏi ở bậc Tiểu học nhằm giảm tải khối lượng bài vở, giảm áp lực cho học sinh. Nhưng một số nơi vẫn tổ chức cho các em ôn luyện, tổ chức thi Violympic cấp trường, cấp huyện, tỉnh rồi cấp quốc gia, không khác một cuộc thi học sinh giỏi. PGS nghĩ thế nào về điều này?
Tôi thấy đây là điều khá mâu thuẫn. Bộ giáo dục đã có chủ trương giảm nhẹ áp lực học tập đối với học sinh. Những quy định đó là không cho thi học sinh giỏi, cấm dạy thêm, học thêm vậy mà lại cho phép tổ chức các cuộc thi còn căng thẳng hơn hơn cả thi học sinh giỏi.
Violympic hiện đang tổ chức có đến hàng triệu học sinh tham gia, trong khi học ở trường ở lớp còn chưa xong. Bởi vì học sinh thi có giải thì cơ hội được nhận vào các trường THCS sẽ rộng mở hơn.
Xin hỏi PGS, hiện nay trường Lương Thế Vinh có xét tuyển đầu vào lớp 6 dựa theo tiêu chí: Ưu tiên các em có thành tích tại các cuộc thi đã tham gia khi học Tiểu học hay không?
Bộ giáo dục đã đặt cho chúng tôi một thế bí. Trong năm vừa rồi, một số trường như Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu, Hà Nội – Amsterdam… có ý định tổ chức thi tuyển vào lớp 6 vì số lượng xin vào trường quá đông. Nhưng khi xin phép thi thì Bộ đã ra quyết định cấm thi. Chúng tôi quay sang xin cho khảo sát, thi năng lực cũng cấm. Cuối cùng xin phỏng vấn các em để lựa chọn cũng không được. Mà con số các trường như Lương Thế Vinh không nhiều tại Hà Nội.
Năm ngoái có hơn 4000 đơn xin vào trường Lương Thế Vinh. Chúng tôi lọc được 1000 đơn thuộc loại xuất sắc đạt điểm tối đa. Nhưng trường chúng tôi chỉ nhận 600 em. Trong khi đó, Bộ không cho phép xét theo hình thức nào khác ngoài xét học bạ. Chúng tôi đành phải có một tiêu chí nào đó để công khai rõ ràng minh bạch với phụ huynh. Từ đó, buộc chúng tôi phải cộng thêm điểm cho các em từ các cuộc thi như vậy.
Một số phụ huynh nắm được hình thức xét tuyển như vậy, họ đã đưa con đi thi nhiều cuộc thi trong nước lẫn quốc tế. Quan điểm của PGS về điều này là như thế nào?
Bộ ra chủ trương rất đúng là bỏ thi học sinh giỏi, cấm học thêm, dạy thêm thì phải kiểm soát. Tuy nhiên, những cuộc thi khác trong hệ thống giáo dục cũng phải đánh giá và xem xét cho cụ thể. Ví dụ như cuộc thi “Chinh phục vũ môn” vừa được cho dừng, bên cạnh đó còn rất nhiều cuộc thi khác nữa.
Vậy tác động của những cuộc thi dạng này là gì thưa PGS?
Theo tôi, các cuộc thi có thành phần giải thưởng, sau đó kết quả giải sẽ được làm tiêu chí được cộng điểm trong quá trình xét tuyển vào các trường THCS top đầu. Đương nhiên các phụ huynh phải bắt con em mình ôn luyện để thi giật giải.
Tiêu chí này không chỉ ở Violympic mà còn các cuộc thi của những môn học khác nữa. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho học sinh, áp lực trên số đông, hàng triệu học sinh chứ không ít.
Trên mạng internet xuất hiện hàng loạt những trung tâm gia sư luyện thi Violympic. Đây có phải là hệ hụy từ cuộc thi không, thưa PGS?
Đó là một hình thức ăn theo nảy sinh từ cuộc thi. Đây không còn đơn thuần là ôn luyện kiến thức mà còn ôn luyện cả kỹ năng làm bài thi sao cho nhanh. Như đã nói ở trên, Bộ đã cấm học thêm nhưng lại dạy thêm, học thêm như vậy thì không được.
Theo PGS chúng ta có nên tổ chức những cuộc thi, sân chơi như Violympic nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh hay không?
Việc cho phép tổ chức các cuộc thi trên mạng khiến các em học sinh gặp nhiều áp lực thi cử nặng nề không kém thi học sinh giỏi. Đã bỏ thi học sinh giỏi cấp Tiểu học thì nên bỏ thi tất cả những cuộc thi mang tính ganh đua như vậy.
Theo quan điểm của tôi, tôi không tán thành tổ chức bất kỳ cuộc thi Toán nào như thế này trên mạng. Ở Lương Thế Vinh, ngay cả những cuộc thi học sinh giỏi ở các cấp chúng tôi cũng không tổ chức lập đội tuyển hay khuyến khích học sinh thi.
---
Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi (trích từ báo zing).
Qua đây có thể thấy có rất nhiều các ý kiến về quyết định này, mình thì mình rất tiếc... Vậy ý kiến của bạn là gì trong vấn đề này?
----
Ở một trang mạng đã trích lời của Phó trường bộ GD ĐT Nguyễn Xuân Thành về việc này như sau:
"Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi.
Giảm những cuộc thi không cần thiết
Ông Thành cho rằng hiện tại, số lượng các cuộc thi còn nhiều và chồng chéo, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm, qua đó phát triển kỹ năng và hình thành năng lực học sinh.
Thời gian vừa qua, như báo chí phản ánh, có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giản các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc bộ, yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.
Trong đó, bộ yêu cầu các sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo ông Thành, sau khi rà soát, số lượng cuộc thi đã giảm mạnh.
“Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến”, ông Thành thông tin.
Rà soát kỹ để giữ đúng tinh thần sân chơi trí tuệ
Thông tin thêm về việc năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng, ông Thành cho hay: "Các cuộc thi kiến thức như giải Toán, Tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức học được từ các môn trong nhà trường.
Do đã được tổ chức khá nhiều năm, chúng ta cần rà soát cả về nội dung, phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, trong năm học tới, bộ tạm dừng tổ chức các cuộc thi này".
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng cho biết việc không sử dụng kết quả các cuộc thi trên mạng vào ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển chọn học sinh của các trường đặc thù.
Theo ông Thành, công văn của Bộ GD&ĐT đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".
Đối với hệ THPT, đây chỉ là nhắc lại quy định tại Thông tư số 11/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào THPT được quy định tại khoản 1 điều 7: "Học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học".
Học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.
Với tuyển sinh THCS, tại Công văn số 1258/BGDĐT-GDTrH ngày 17/3/2015 về việc không thi tuyển vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.
Như vậy, Bộ GD&ĐT cũng đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đầu cấp THCS. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đặc thù tuyển sinh được học sinh có chất lượng theo yêu cầu riêng của trường, mà việc tổ chức thi vào lớp 6 như trước đây không đáp ứng được.
ViOlympic là cuộc thi giải Toán quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc, được Bộ GD&ĐT và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.
Qua 9 năm tổ chức, đây là sân chơi quen thuộc của các em học sinh phổ thông. Mặc dù cuộc thi mang tính chất tự nguyện nhưng không ít phụ huynh, giáo viên vì thành tích đã khiến học sinh gặp áp lực thi cử."
Trích nguồn: Báo mới
Ta có thể thấy được là Bộ GD và ĐT đưa ra khá nhiều lí do để có thể giải thích cho quyết định này. Tuy nhiên theo như mình thấy thì còn rất nhiều lí do không hề thỏa đáng chút nào.
Thứ nhất ta thấy rằng các cuộc thi này đưa ra đều có mục đích tốt đó là để cho học sinh có cơ hội rèn luyện kiến thức của bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, cái lí do chính để bộ có thể đưa đến quyết định này lại chính là "có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông." Cái ép ở đây là do chính các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo không có ý thức, cố tình bắt ép học sinh chứ đâu phải do cuộc thi này như vậy? Chính "cha đẻ" của 2 cuộc thi này là TS Lê Thống Nhất ban đầu đưa ra cuộc thi đâu có ý nghĩ nó sẽ như vậy đâu? Vậy thì trách nhiệm về điều này phải đổ lên các sở GD&ĐT không có ý thức, đưa quyền lợi cá nhân lên trên mục đích giáo dục trồng người.
Và ta thấy nếu nói về sức ép thì các kì thi như là Olympic 30/4, kì thi HSG các cấp, v.v (nói chung là các cuộc thi trên giấy truyền thống) có khi còn áp lực hơn. Nhà trường có khi còn ép học sinh hơn nhiều so với các cuộc thi trên mạng. Điển hình như ở trường mà tôi đang học, đối với những học sinh tiềm năng đi thi các cuộc thi các cấp (hay còn gọi là gà nòi), việc đi thi các cuộc thi tỉnh, quốc gia còn được coi là "NGHĨA VỤ" của những học sinh đó bởi "ĐÃ VÀO TRƯỜNG CHUYÊN LÀ PHẢI THI HỌC SINH GIỎI CÁC CẤP NẾU KHÔNG THÌ CHẲNG KHÁC NÀO HỌC TRƯỜNG NGOÀI". Vậy có nghĩa họ bị bắt buộc phải tham gia và chúng ta có thể nhận ra rằng các cuộc thi đó, đôi khi thí sinh tham gia phải thức khuya dậy sớm, học tập cực khổ để có được thành tích cho nhà trường. Nếu nói như thế tại sao nhà trường không ngưng cả các cuộc thi đó nữa đi?
Và ta khi đọc bài báo trên cũng có thể thấy được một điều khi ông Thành nói rằng: "Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến". Câu nói cuối cùng của ông Thành khiến bản thân mình khá phẫn nộ bởi thực chất Bộ GD&ĐT hiện nay chủ yếu nghiêm cấm các cuộc thi trực tuyến, vậy mà lại nói là khuyến khích. Ta có thể thấy ngay là ngoài cuộc thi Violympic, IOE, một vài cuộc thi khác như CPVM, GTHĐ cũng đang trên nguy cơ bị cấm và khai trừ. Vậy thì không biết rằng sự khuyến khích này ở đâu ra? Liệu có phải đây là một cách để bao biện hay không?
Thứ hai, ta thấy cuộc thi này dù rằng có thể độ khó không được như các cuộc thi viết nhưng lại kích thích được nhiều niềm đam mê học tập, khám phá tri thức và chinh phục nó. Tuy nhiên không nên lấy đây làm lí do để khai trừ vì các cuộc thi này, điển hình như IOE vẫn đánh giá được toàn bộ kĩ năng của học sinh khá toàn diện. Đồng thời với phương thức thi đổi mới (trắc nghiệm) thì các cuộc thi Toán như Violympic lại càng quan trọng, giúp học sinh nâng cao khả năng dùng máy tính (như gần đây đã từng xôn xao về việc thi THPT QG trên máy tính) cũng như khả năng tính toán, tư duy nhanh. Vậy thì chẳng phải phù hợp cho những sự đổi mới cải cách hay sao?
Còn về việc sử dụng kết quả của cuộc thi này để đánh giá cũng như cộng điểm ưu tiên. Ta thấy nó hầu như chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội mà thôi, còn lại các tỉnh khác hầu như không hề có mà chỉ tính và xếp giải cho thí sinh. Vậy thì tại sao phải bắt đa số phải phục tùng theo thiểu số? Tại sao bộ thay vì ngưng cuộc thi lại không quyết định xử lí những đơn vị, những sở làm trái lại điều này? Chính TS Lê Thống Nhất đã ghi trong Thể lệ của cuộc thi rằng không sử dụng kết quả cuộc thi để xét tuyển hay ưu tiên.
Vậy thì chúng ta thấy rằng cuộc thi chẳng hề có lỗi trong chuyện này, cơ bản là do chính những người sử dụng nó sai mục đích mà thôi. Vậy chẳng khác nào mọi người dùng nghiện Facebook xong lại đổ thừa tại ông Mark và mạng xã hội Facebook là đồ bỏ đi và chẳng ra gì. Chính con người là những người cần phải xem xét lại những cách sử dụng của mình thay vì cứ đổ tại cho người khác