Sử [ Tổng Hợp Lịch Sử ] Các Tác Phẩm Lịch Sử

W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Để khắc phục thời tiết nghiệt ngã trên Trường Sơn, từ đó có thể tổ chức vận tải cơ giới trong mùa mưa, vấn đề cơ bản đối với chúng tôi lúc này là xây dựng đường cơ bản.

Ngay sau khi quyết định cho ngừng vận tải cơ giới, tôi trực tiếp giao cho đồng chí phạm Diêu cùng cơ quan công binh khẩn trương hoàn thành phương án cầu đường chuẩn bị cho năm 1969. Là một tham mưu trưởng công binh có trình độ đại học chuyên ngành cầu đường và là người có trách nhiệm cao, nên chỉ một thời gian ngắn, Phạm Diêu đã trình Bộ Tư lệnh đề án với nội dung cơ bản là: rải đá trục dọc hiện có, hoàn thành trục dọc thứ hai từ tây Bạc đến đông A-tô-pơ, mở nhiều đường tránh trọng điểm; chuẩn bị các yếu tố để đầu năm 1969 mở tuyến vận tải cơ giới đông Trường Sơn từ Cầu Khỉ đi Bản Đông. Đối với các trục dọc đã có, chỗ nào mặt đường yếu, thì rải đá cục bộ. Sử dụng hai trung đoàn công binh cơ động hợp sức với công binh trạm thí điểm rải đá mặt đường 20 từ Ta Lê đến Đường 9 và từ Bản Đông đến La Hạp với tổng chiều dài 260 cây số, mặt đường rộng 8,5 mét. Nếu thực hiện được chỉ tiêu này cộng với khoảng 40 cây số đường 9 ta làm chủ, sẽ tạo được mạng đường cơ bản bảo đảm mùa khô tới nâng thời gian vận chuyển lên vài tháng.

Nghe anh trình bày xong dự án, tôi kết luận:

- Cái khó nhất của ta lúc này là gạo. Nhưng hiện tại gạo dự trữ vẫn còn. Dứt khoát đủ "nuôi" tăng cường hai trung đoàn công binh cho mặt trận cầu đường để có đường rải đá.

Thực nghiệm vận tải cơ giới mùa mưa không thành, ngoài nguyên nhân không nắm vững quy luật thời tiết, còn là hệ quả của cả một thờí gian khá dài ta chưa kết hợp chống lầy một cách cơ bản. Bởi vậy mỗi mùa khô, ta chỉ tận dụng được 5 tháng để vận chuyển.

Có được bài học thấm thía này, nên khi mở đường 16 từ Thạch Bàn (Quảng Bình) đi Bản Đông (Lào) chúng tôi cho rải đá ngay những quãng nền đường yếu để đầu mùa khô 1969 - 1970 có thể sứ dụng được ngay, tạo nên "gọng kìm" lợi hại giữa đường 16 và đường 20.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Công việc trì trệ. Mấy tháng mùa mưa với chúng tôi dài tựa hàng năm.

Ngày 13 tháng 9 năm 1968, hội nghị tổng kết hoạt động năm 1968 được tiến hành ở Na Bo, bắc đường số 9.

Hội nghị thống nhất đánh giá của Bộ Tư lệnh là mùa khô vừa rồi, trong nhiều cái "được" nổi trội nhất là toàn tuyến đã chuyển nhanh sang thế trận hiệp đồng binh chủng, lấy bộ đội vận tải làm chủ công, lấy binh trạm làm cấp chỉ huy bộ đội hợp thành. Mạng thông tin có bước phát triển nhảy vọt…

Các đại biểu cho rằng cái yếu cơ bản là do chưa quán triệt tư tường trường kỳ, chưa tích cực đầu tư cho xây dựng cơ bản cầu đường… Đặc biệt về đối phó với Mỹ - nguỵ nống ra A Sầu, A Lưới, do thiếu chủ động, ỷ lại Quân khu Trị-Thiên nên đã tổn thất cả về người và vật chất.

Về tình hình tới có liên quan trực tiếp đến Đoàn 559, chúng tôi cho rằng: Địch có thể tiếp tục "xuống thang" chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng bất luận khả năng nào dìễn ra thì chúng cũng sẽ đánh tuyến chi viện Trường Sơn ác liệt hơn. Trọng điểm đánh phá của không quân địch là các binh trạm cửa khẩu; ngoài ra cũng có khả năng bộ binh địch nống ra chặn cắt, chốt giữ một số nơi trọng yếu Vì vậy, cùng với đánh địch đường không, cần chú trọng tác chiến mặt đất. Phải xây dựng thế trận vận chuyển vững chắc, trước tiên là thế trận cầu đường. Nhanh chóng khôi phục đường cũ bị địch và mưa lũ phá hoại, mở thêm nhiều đường vòng tránh trọng điểm, làm thẽm đường mới, đặc biệt là đường rải đá; phá thế độc đạo ở trục chính.

Suốt tuần trời mưa tầm tã. Công sự, giao thông hào khu vực sở chỉ huy ngập nước. Lính Trường Sơn "sống chung" với mưa ngàn, suối lũ là chuyện thường. Chỉ ái ngại cho một số nhà văn, nghệ sĩ, anh chị em đoàn chèo Hà Nam lặn lội vượt hàng nghìn cây số đường trường, "đội" bom đạn vào phục vụ. Thật vô cùng cảm động!

Trong nhà hầm, dưới ánh đèn điện sáng choang, làn điệu chầu văn vẫn vang lên réo rắt. Tà áo "mớ ba mớ bảy" của những nữ diễn viên quê đất đồng chiêm hiện diện nơi đây có sức gợi cảm lạ thường… Tất cả như đều hướng tâm tưởng của những người lính chúng tôi trở về với những miền quê xa có cây đa, bến nước, sân đình; có mẹ già thời gian nhuốm bạc mái đầu, có người vợ tần tảo "hai sương một nắng".

Cảm ơn nhà văn Chu Văn, nhà thơ Chính Hữu… và những nghệ sĩ của đồng quê đã tiếp thêm cho chúng tôi sức lực của hậu phương, của quê nhà…
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Hội nghị kết thúc. Mưa chưa tạnh. Nhưng không cán bộ cơ sở nào ở lại. Chia tay, nhìn anh nào anh nấy ngồi xe ba cầu vượt lũ, trong tôi trào dâng cảm xúc vừa bùi ngùi vừa phấn chấn khó tả.

3

Tháng 10, tháng kết thúc mọi việc chuẩn bị cho kế hoạch chi viện năm 1969. Tuy chưa thắng được "giặc trời" được lũ, nhưng nhờ ở lại tuyến mùa mưa, nên chúng tôi nắm chắc tình hình. Đây là một lợi thế chưa có tiền lệ. Khó khăn lớn nhất lúc này là địch đánh phá, ngăn chặn ngày càng thêm quyết liệt.

Từ tháng 4 năm 1968, sau bước xuống thang, thu hẹp phạm vi lánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào, không quân, hải quân Mỹ đã tạo nên ở vùng "cán xoong" Khu 4 nhiều "tam giác lửa". Tạp chí "Không quân" của Mỹ lúc đó đã đưa ra những con số khá cụ thể: "Trên một diện tích hẹp bằng một phần tư toàn miền Bắc, số trận ném bom tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn tăng lên 20 lần".

Tháng 8 - tháng 9, cao điểm mùa mưa. Địch đánh, trời đánh làm cho giao thông vận tải Khu 4 trở thành mặt trận vô cùng nóng bỏng.

Tháng 7 năm 1968, Bộ Tư lệnh bảo đảm giao thông vận tải Khu 4 được thành lập do anh Phan Trọng Tuệ làm Tư lệnh. Ba tháng sau, ngày 28 trláng 10, Bộ Tư lệnh 500 - tương đương Đoàn 559, ra đời thay tiền phương Tổng cục Hậu cần. Các anh Nguyễn Đôn, Lê Quang Đạo, Hồng Kỳ, Đoàn La được giao trọng trách tổ chức kha, thông "nút cổ chai" Khu 4.

Như vậy, Tổng hành dinh quyết định tung vào "tuyến lửa" những tướng lĩnh đã từng dạn dày lửa đạn.

Về địch, để thực hiện mục tiêu bóp nghẹt, đưa chiến tranh cách mạng miền Nam "tới chỗ lụi tàn", có biết bao chiến lược gia, biết bao "bộ óc điện tử" của Nhà Trắng ồn ào tranh cãi và cuối cùng đi tới quyết sách "bỏ diện, chọn điểm, chọn và chặn bằng được "yết hầu" của tuyến đường Hồ Chí Minh.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Ngày 1 tháng 11 năm 1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc và chấp nhận hội đàm bốn bên tại Paris để bàn về chiến tranh ở Việt Nam.

Việc Mỹ ngừng đánh phá miền Bắc là cơ hội để miền Bắc, đặc biệt là Khu 4 khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và dồn sức chi viện cho chiến trường.

Từ Trường Sơn, hướng về đất Bắc, tôi hình dung cuộc sống của người dân tuyến lửa Khu 4 từ lâu chuyển vào hầm, xuống chiến hào, địa đạo để giữ mình và đánh địch, nay ùa cả lên, ngân vang giai điệu ""Trời của ta, đất của ta…"

Quả đúng vậy, qua điện thoại, tôi được anh Đôn, anh Đạo cho hay: Chỉ một tuần sau khi địch ngừng đánh phá, hàng vạn bộ đội thanh niên xung phong, dân công… ở Khu 4 đã khai thông những trục đường trọng yếu. Các phương tiện vận tải của Nhà nước và Bộ Quốc phòng đều được huy động đưa hàng ra phía trước. Bộ Tư lệnh 500 chỉ đạo các binh trạm hối thúc quân tiến vào khu vực cửa khẩt đường 12 và 20 để lập chân hàng cho chúng tôi.

Nhưng, đúng như phán đoán của ta. Ngừng ném bom miền Bắc kẻ địch đã dồn bom đạn tiến hành một chiến dịch đánh phá có tính chất huỷ diệt khu vực cửa khẩu.

Những ngày có gió mùa đông bắc, đường, rừng… một màu trắng đục Đi thị sát thực địa vào ban ngày, qua một vài đỉnh dốc, xe tôi phải bật đèn vàng.mới lần ra đường, để dò dẫm vượt dốc. Tuy vậy, cũng có nhiều giờ, nhiều ngày trời hửng nắng; không quân Mỹ chớp thời cơ đó để trút bom xuống tuyến đường.

Ba ngày sau khi Giôn-xơn tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc, địch đã huy động một lực lượng lớn máy bay chiến lược B.52 và các loại cường kích ồ ạt tập kích cửa khẩu đường 12 và đường 20. Mục tiêu chính là trọng điểm Xiêng Phan (đường 12) và tập đoàn trọng điểm cua chữ A - Ta Lê - Phu La Nhích (ATP) trên đường 20. Chọn Xiêng Phan và ATP làm tâm điểm đánh phá, kẻ địch đã điểm đúng hai trong số những "huyệt" xung yếu nhất của Đường Hồ Chí Minh.

Bởi mọi nguồn hàng từ hậu phương phải lọt qua hai trọng điểm này mới vào được Tuyến 559. Vả lại đây thật sự là hai yếu điểm, nếu địch đánh tắc và khống chế mạnh, nếu ta khắc phục theo kiểu bị động, "cay cú" - bị đánh ở đâu, khắc phục ở đó, không chủ động mở đường vòng, đường tránh thì sẽ biến thành công "dã tràng".

Suốt một tuần địch cho máy bay B.52 ném bom rải thảm và các loại cường kích đánh phá, thung lũng Xiêng Phan luôn như vạc lửa. Hơn một vạn quả bom trút xuống gần như xoá sổ con đường duyên dáng men theo sông Pha Nốp, kẹp giữa hai dãy núi đá. Còn lại chỉ là những cồn đống lồi lõm và những túi nước khổng lồ. Tổn thất về người cũng không nhỏ. Không ít sự mất mát vô cùng thương tâm mà đơn vị báo về làm chúng tôi không ai cầm lòng được. Điển hình là vụ 12 chiến sĩ chốt giữ trọng điểm, tránh bom trong hang đá, bị bom đánh sập. Núi đá đã thành nấm mồ vĩnh hằng của những con người quả cảm vô song này…


 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Ở hướng đường 20, tập đoàn trọng điểm ATP suốt một tuần cũng không khác gì một sa mạc lửa. Đèo Phu La Nhích, cua chữ A, ngầm Ta Lê hứng chịu gần 5 vạn quả bom. Thử hỏi có thứ đường nào, ngầm gì tồn tại được bởi sức công phá của lượng nổ khổng lồ đó?

Sau chiến dịch sử dụng máy bay B.52 ném bom rải thảm, địch cho máy bay trinh sát và cường kích đánh cầm canh; khống chế, không cho ta khắc phục. Cả hai trục gần như tê liệt. Tháng mở đầu mùa khô gần như qua đi trong bế tắc. Biết bao đợt "đột kích", "tổng công kích" rầm rập người và xe đã diễn ra vào thời gian này năm trước mà giờ đây im ắng đến lạnh lùng. Cả nghìn chiếc xe đã vào tuyến nằm chết lặng đợi hàng, chờ xăng. Bộ đội lại tiếp tục bớt khẩu phần ăn… Bộ Tư lệnh 559 như đứng, ngồi trên lửa. Liên tục suốt ngày đêm tôi điện liên lạc với Bộ Tư lệnh 500, hỏi tình hình giải toả cửa khẩu. Anh Đôn và anh Đạo đều trả lời đã dồn mọi khả năng cho Binh trạm 12 và Binh trạm 14.

Giải toả trọng điểm là yêu cầu sống còn đối với Tuyến 559 lúc này. Bằng kinh nghiệm thực tế, ngay từ đầu, chúng tôi quyết định chọn giải pháp kết hợp mở đường tránh với khôi phục đường chính bằng sức mạnh tổng hợp. Sau khi hạ quyết tâm, tôi phái ngay Tham mưu phó công binh Nguyễn Văn Kỷ xuống giúp Binh trạm 31 giải toả Xiêng Phan; tăng cường cho binh trạm hai tiểu đoàn công binh trang bị bốn máy húc, 200 tấn thuốc nổ, với quyết tâm thông đường trong vòng 7 ngày.

Việc giải toả tập đoàn trọng điểm ATP, ngoài cái khó là phạm vi oanh tạc của địch rộng, địch khống chế gắt gao, còn do sự xáo trộn về tổ chức của ta.

Để san sẻ gánh nặng cho Đoàn 559, từ tháng 11 năm 1968, trên giao cho Binh trạm 14 quản lý cung đường từ bờ bắc sông Ta Lê ra hết cua chữ A, trước đây thuộc Binh trạm 32. Chính quyết định đầy tính thiện chí này đối với 559, đã biến sông Ta Lê thành một nhát cắt, phá vỡ thế liên hoàn của ATP.

Trong thế nước sôi lửa bỏng này, Bộ Tư lệnh 500 vừa chân ướt, chân ráo vào, làm sao đủ thời gian tìm hiểu, đánh giá đúng tình hình để có quyết sách phù hợp. Thực tế gần đúng như vậy.

Một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập dưới sự chủ trì của Bộ Tư lệnh 500, gồm cán bộ chủ chốt các cơ quan tham mưu, công binh, Binh trạm 12, Binh trạm 14 và Ban 67 thuộc Bộ Giao thông bàn tìm cách giải toả trọng điểm. Nói là hội nghị của Bộ Tư lệnh 500, nhưng Bộ Tư lệnh 559 thấp thỏm, nóng lòng, hy vọng. Từ trong tuyến, tôi được tin; trong hội nghị có hai loại ý kiến, cuối cùng Bộ Tư lệnh 500 nghiêng về số đông quyết định làm đường tránh để giải toả cửa khẩu.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Mùa khô thoáng đã qua mất hơn một tháng. Giải pháp trên là đúng. Phải vừa mở đường tránh, vừa khôi phục đường chính, ngầm chính, vừa tổ chức nghi binh giỏi. Công binh, cao xạ, xe máy của hai Bộ Tư lệnh phải tập trung cao độ, chỉ huy chặt chẽ, đồng loạt đột kích khôi phục đường cũ, mở mới hai đường tránh. Dù chỉ vận chuyển bằng cơ giới mười ngày cũng hơn gùi thồ cả năm.

Sau đó, anh Nguyễn An - Tham mưu trưởng vận tải thay mặt Bộ Tư lệnh 559 trực tiếp ra làm việc với Bộ Tư lệnh 500. Cùng lúc, tôi gọi điện về báo Quân uỷ Trung ương và Thủ trưởng Bộ đề nghị tổ chức giải toả nhanh trọng điểm theo phương án nói trên. Bộ nhất trí hoàn toàn. Việc khẩn trương mở toang cửa khẩu, chi viện cho chiến trường là yêu cầu cấp bách.

Hai ngày sau, Bộ điện vào giao cho Đoàn 559 phụ trách giải toả toàn bộ tập đoàn trọng điểm ATP, từ cây số 68 đường 20 trở vào.

Liền đó, anh Đinh Đức Thiện cấp tốc vào truyền đạt quyết định này cho Bộ Tư lệnh 500. Sau khi làm việc với anh Thiện, anh Lê Quang Đạo gọi điện cho tôi, thống nhất một số việc cần tiến hành ngay để đồng bộ khớp nối giữa hai tuyến. Trước khi đặt máy, anh Đạo còn nói thêm, hết sức chân tình: Diện địch đánh huỷ diệt quá rộng, thời gian lại gấp, do chưa nắm chắc địa bàn và mọi diễn biến địch tình, Đoàn 500 chưa với sâu vào phía trong được. Có lẽ, kinh nghiệm chống chiến tranh ngăn chặn ở Trường Sơn khó ai vượt được Bộ Tư lệnh 559.

Tôi trả lời anh:

- Kinh nghiệm là quan trọng, nhưng phải có sức mạnh của cả Tuyến 559 và Bộ Tư lệnh 500 mới giải quyết được.

Chủ trương và biện pháp giải toả trọng điểm đã thống nhất.

Đảng uỷ 559 họp phiên bất thường bàn cụ thể một số nhiệm vụ với quyết tâm ngày 5 tháng 12 giải toả xong Xiêng Phan và mười ngày sau giải toả ATP.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Trong khi chưa giải toả xong cửa khẩu phía bắc, chúng tôi quyết định mở ngay một đợt đột kích vận tải nhỏ, gom số hàng dự trữ còn lại, kết hợp với nguồn hàng anh Đinh Đức Phương tổ chức khai thác hướng "Xê tư" chuyển ngay cho Khu 5 và Tây Nguyên.

Trên tinh thần đó, mấy anh em trong Bộ Tư lệnh chia nhau đi "đốc chiến" các hướng.

Ngày 15 tháng 11, sau khi cử anh Nguyễn Lang vào trực tiếp chỉ đạo các Binh trạm 36, 3 7, 44 ở tuyến cuối, tôi cùng Tham mưu trưởng công binh Phạm Diêu, Phó phòng bảo đảm giao thông Đinh Hào xuống Binh trạm 32.

5 giờ sáng, đường rừng chưa rõ mặt người, chúng tôi đã có mặt ở sở chỉ huy binh trạm và kéo chỉ huy binh trạm ra luôn tập đoàn trọng điểm ATP. Vượt đèo Phu La Nhích, qua ngầm Ta Lê, mấy anh em leo lên đỉnh một ngọn đồi khá cao gần dãy Cu Xê Bao để quan sát cua chữ A. Toàn cảnh khu vực rộng 16 cây số vuông là một vùng "tử địa". Một bãi hố bom khổng lồ. Những quả đồi bị bóc hết cây cối, trơ từng mảng lớn đất bazan đỏ như tiết… Hàng chục cặp mắt cố dõi xa, mong tìm lấy một mảnh rừng hiếm hoi còn sót lại có thể mở một lối đi kín, nhưng vô vọng. Đồi, rừng chỉ còn vài gốc cây bị chém phạt toác ra từng mảng, tưa tướp, gãy gục… Chục mái đầu chụm lại trên chính "tử địa" này, bàn tìm một giải pháp tối ưu.

Sau một lúc trao đi, đổi lại, tôi kết luận:

- Cần tập trung lực lượng, phương tiện, vừa khôi phục đường chính, vừa mở nhiều đường tránh, ngầm phụ; hiệp đồng chặt chẽ bộ đội hợp thành bảo đảm các công trình hoàn thành cùng lúc, quyết mở toang cửa khẩu Bộ đội vận tải cơ giới phân tán nấp kín đáo, bí mật tiếp cận trọng điểm, sẵn sàng chờ lệnh.

Liền đó, tôi quyết định thành lập ban chỉ huy giải toả trọng điểm, và cử Chính uỷ Binh trạm 82 Phan Hữu Đại làm chỉ huy trưởng. Tham mưu trưởng công binh Phạm Diêu thay mặt Bộ Tư lệnh ở lại trực tiếp đốc chiến.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Trước lúc rời trọng điểm, tôi nói với Đỗ Xuân Diễn - nay là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 38 công binh đảm trách cua chữ A:

- Đồng chí hãy trải ni lông tại công sự - đường "cua" ngủ, nghỉ và chỉ huy bộ đội; bằng mọi giá phải thông đường theo kế hoạch.

Diễn cười - vẫn nụ cười xởi lởi, chắc nịch, và nói:

- Thủ trưởng yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng. Nhưng cũng phải có thêm máy húc, ít nhất là bốn - năm chiếc.

- Được thôi! Tối nay, hoặc chậm là ngày mai, các đồng chí sẽ có thêm máy húc và hai tiểu đoàn công binh tăng cường, Bộ Tư lệnh đã tính cả rồi - Tôi trả lời.

Phương hướng, biện pháp giải toả ATP tạm ổn, tôi không quay về Bộ Tư lệnh vội, mà đi tiếp theo đường 20. Ngược ra phía ngoài, cơ man là xe nặng hàng vào, nguỵ trang, ẩn nấp chờ đường. Không giải toả được trọng điểm kịp thời, thật có tội với đồng chí, đồng đội; có tội với chiến trường. Đến A Ky, Cà Roòng, nhìn cảnh tượng xe ùn tắc, lòng tôi như lửa đốt. Tôi gọi điện cho các anh Vân, An… cho Binh trạm 32; giục, dồn sức giải toả bằng được ATP, sớm được giờ nào quý giờ đó.

Ở hướng đường 12, việc giải toả Xiêng Phan cũng không kém phần khốc liệt như ATP. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ kiên cường trụ bám trọng điểm, bất chấp mưa bom, bão đạn, quyết giành giật với địch từng mét đường.

Để chia lửa với các binh trạm tuyến ngoài, chúng tôi chỉ đạo lực lượng phòng không trên tuyến triệt để tranh thủ mọi nơi, mọi lúc đánh địch, căng kéo địch ra, giảm mật độ bom đạn chúng trút xuống Xiêng Fhan và ATP.

Ngày 5 tháng 12, trọng điểm Xiêng Phan được giải toả. Ta khôi phục xong trục chính và mở đường tránh từ bắc trọng điểm vào tới Xóm Péng, dài 10 cây số. Và nửa tháng sau, ngày 20 tháng 12, ta giải toả nốt tập đoàn trọng điểm ATP với ba trục vượt khẩu dài 48 cây số. Ngầm vượt sông Ta Lê được mở thành ba ngầm, tôn cao bởi khoảng 3.000 mét khối đá. Ban chỉ huy bộ đội hợp thành: bộ đội cao xạ, công binh, vận tải, thông tin, trạm cấp cứu quân y… được xây dựng đồng bộ trên mỗi trọng điểm.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Giây phút lịch sử mà chúng tôi phấn đấu, đợi chờ cháy lòng đã đến. Tôi quyết định phát lệnh vượt khẩu. Mấy trăm chiếc xe chất đầy hàng, dồn dập vượt trọng điểm. Mưu đồ bịt cửa khẩu của địch, hòng chẹn "yết hầu" Đường Hồ Chí Minh đã hoàn toàn bị phá sản.

Dĩ nhiên, để giải toả trọng điểm, gần hai trăm cán bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại chính nơi này. Máu xương của các anh, các chị đã hoà vào đất đá, cỏ cây, sông suối, mây trời Trường Sơn, nâng bước những đoàn quân tiến ra phía trước.

Với việc giải toả thành công hai trọng điểm ác liệt Xiêng Phan Yà ATP đầu năm 1969, bộ đội Trường Sơn có thêm bài học quý giá về đánh giá địch-ta, về tổ chức bộ đội hợp thành, tổ chức chiến đấu xây dựng, bâo vệ trọng điểm.

Tuy vậy sự cố Xiêng Phan và ATP kéo dài hàng tháng cũng đặt ra những vấn đề mà tôi thấy cần xem xét, đánh giá thật khách quan.

Làm cách mạng, tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và đối phương đâu phải là một hằng số bất biến; theo đó, thắng bại là lẽ thường. Tuy vậy, một trong những nguyên nhân để cho ách tắc ở cửa khẩu đường 12 và đường 20 lần này kéo đài, hạn chế kết quả vận chuyển chi viện, là: thế trận liên hoàn đã bị chặt làm đôi, dẫn tới chỉ huy thiếu thống nhất, khớp nối không đồng bộ. Đây là vấn đề có tác động của khách quan. Nhưng chủ yếu vẫn là chủ quan.

***
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Đầu tháng 1 năm 1969, tôi cùng anh Nguyễn Đôn ra Hà Nội báo cáo Quân uỷ Trung ương và Bộ về chủ trương, giải pháp tháo gỡ ách tắc khu vực cửa khẩu, giành thắng lợi trên mặt trận vận chuyển chi viện chiến lược, đồng thời nhận chỉ thị mới về nhiệm vụ những tháng cuối mùa khô. Các anh trong Thường trực Quân uỷ đánh giá cao cố gắng của Đoàn 559 và Đoàn 500 trong việc "lật ngược thế cờ" ở cửa khẩu đường 12 và đường 20.

Kết thúc một tuần làm việc ở Hà Nội, trên đường vào tuyến, đến sở chỉ huy cơ bản tại Na Bo, bắc đường số 9, chúng tôi tiến hành hội nghị Đảng uỷ bất thường, quán triệt chủ trương mới của Quân uỷ Trung ương, quyết định tiến hành "Tổng công kích". Bất cứ tình huống nào cũng phảì đưa vào đường 9 mỗi tháng vạn rưỡi tấn hàng. Chớp thời cơ địch bị "hút" vào các trọng điểm phía bắc, các đơn vị tranh thủ vận chuyển chi viện cho các hướng, ưu tiên Trị-Thiên và Khu 5. Chúng tôi tiếp tục quán triệt yêu cầu trong tổng công kích, cán bộ phải có tác phong 5 trực tiếp: Chỉ huy binh trạm, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội trực tiếp dẫn đầu đoàn xe, có cờ hiệu… nhằm động viên sĩ khí của bộ đội.

17 giờ ngày 14 tháng 1 năm 1969, khi những triền rừng nhuốm màu hoàng hôn, tổng đài sở chỉ huy mở hết kênh, phát lệnh "xuất kích". Lệnh được truyền đồng loạt tới 11 binh trạm, 6 trung đoàn…

Hơn bốn vạn quân được tung vào trận trong đội hình chiến đấu binh chủng hợp thành. 15 tiểu đoàn ô tô vận tải từ nhiều tuyến, nhiều hướng đồng loạt tiến về phía trước…

Phát hiện ta mở chiến dịch vận tải quy mô lớn, địch vừa tập trung đánh phá các trọng điểm, vừa ráo riết săn lùng đội xe. Trên bầu trời, dọc theo các trục đường, máy bay OV2, OV10, C130 được trang bị khí tài đặc biệt, quần lượn tìm xe, tìm người. Đồng thời, với chương trình "Dùng máy thay người", địch đã trút xuống khắp nẻo đường rừng, dọc hành lang Tuyến 559 hàng vạn khí tài trinh sát điện tử: từ máy cảm ứng địa chấn (bộ đội thường gọi là "Cây nhiệt đới"), tới máy cảm ứng âm thanh (Spike Bouy) và máy thu cả âm thanh lẫn tiếng động… Những khí tài phục vụ cho việc giết người này được đối phương gọi là "Người gác đường cần mẫn". Đúng là 24/24 giờ, bất chấp mọi thời tiết, những "người gác đường" đón bắt tín hiệu, truyền báo cho một "trung tâm chống thâm nhập" xử lý, xác định số lượng, hướng xe đi, bộ đội hành quân, và cho máy bay đến đánh phá…

Với cái nhìn đầy tính chủ quan, Mỹ cho rằng, những khí tài này đã giúp chúng phát hiện xe nhiều gấp bốn lần so với các phương tiện trinh sát khác trên Đường Hồ Chí Minh.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Về ta, khi chưa tìm được cách khắc phục, các đơn vị trên tuyến cho biết ở những quãng đường xe hay bị đánh, đều phát hiện rất nhiều "Cây nhiệt đới".

Về vũ khí nếu những năm trước, không quân Mỹ chủ yếu đánh bằng bom phá, bom sát thương…, thì mùa khô này, địch sử dụng phổ biến các loại bom tự động, mìn vướng nổ… Đặc biệt, bom từ trường - đối phương mệnh danh là "kẻ huy diệt" được sử dụng ngày càng tăng.

Thủ đoạn đánh của địch vô cùng thâm hiểm: phá hoại đường trước, sau đó rải tiếp bom từ trường, bom bi, mìn vướng nổ… để cản trở ta khắc phục, sát thương người và ngăn chặn xe.

Với những thủ đoạn đánh phá vô cùng nham hiểm và sử dụng vũ khí, khí tài tối tân, hiện đại, Mỹ đã huy động tối đa khả năng của nền công nghiệp quân sự Mỹ - một đất nước có nền khoa học công nghệ thuộc loại cao nhất thế giới vào cuộc chiến, biến Trường Sơn của Việt Nam thành chiến trường thực nghiệm chiến tranh "tự động hoá" "điện tử hoá", "hoá học hoá" nhằm hai mục đích: Phát hiện mục tiêu trong đêm tối và trong rừng rậm; tiêu diệt mục tiêu bằng các loại vũ khí, bom đạn chính xác thuộc thế hệ mới.

Như vậy, cuộc chiến tranh ngăn chặn đối với Tuyến 559 - Đường Hồ Chí Minh, đã được Nixon, người kế nhiệm Giôn-xơn đẩy lên một nấc thang mới, từ ngăn chặn bằng bộ binh với những giải pháp, vũ khí thông thường, đến ngăn chặn bằng chiến tranh "tự động hoá", "điện tử hoá", "hoá học hoá", và tiến tới sẽ là chiến tranh tổng lực. Không nắm bắt được diễn biến này, sẽ khó thấy được nét đặc thù của cuộc chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn trên đường Hồ Chí Minh.

Cường độ đánh phá tăng đột biến, thay đổi thủ đoạn và sử dụng vũ khí khí tài huỷ diệt tối tân, thời gian đầu, địch đã gây cho tuyến nhiều khó khăn, tổn thất. Từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 2 năm 1969 đã có tới gần 500 cán bộ, chiến sĩ thương vong. Chính uỷ Binh trạm 35 - Nguyễn Tuấn, Chính uỷ Binh trạm 36 - Phụng Kỳ hy sinh trên đường công tác. Binh trạm trưởng Binh trạm 33 - Nguyễn Vinh cùng Binh trạm phó Nguyễn On hy sinh tại sở chỉ huy binh trạm. Cuối tháng 8 năm 1969, trong một ngày, B.52 ném bom rải thảm ba lần vào sở chỉ huy Bộ Tư lệnh. Nhưng nhờ hệ thống địa đạo được cấu trúc kiên cố trong lòng núi, nên thương vong cũng không đáng kể…

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Đối phó với thủ đoạn đánh phá mới của địch, chúng tôi lệnh cho các đơn vị cao xạ chốt giữ trọng điểm tập kích hoả lực đánh tiêu diệt các loại máy bay thả phương tiện trinh sát điện tử và máy bay cường kích ném bom hỗn hợp, kết hợp xây dựng công sự kiên cố; đưa nghi binh lừa địch lên đỉnh cao6. Khi địch đánh mạnh tuyến nào, hướng nào thì nghi binh "mời" chúng vào hướng đó, tuyến đó; nhanh chóng vu hồi, lật cánh đội hình vận chuyển sang hướng khác, để giữ vững sức đột kích liên tục theo thê đội.

Trong thời điểm tác chiến phòng không diễn ra hết sức gay go, quyết liệt Bộ Tư lệnh 559 được tăng cường Tham mưu phó phòng không Ngô Huy Biên; các anh Vũ Thành, Trần Trung Tín, Trần Bưởi, Phạm Lê Hoàng, Nguyễn Văn Tiệp, Trần Bút… Đây là những sĩ quan chỉ huy phòng không sung sức, có kinh nghiệm.

Một nhóm cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự, gồm các anh Hoàng Đức Dụ, Thái Quang Sa, Chử Ngọc Bích, Nhâm Xuân Coóng… kịp thời được phái vào phối hợp cùng công binh Trường Sơn nghiên cứu tìm cách vô hiệu hoá các thủ đoạn chiến tranh tự động hoá, điện tử hoá của địch.

Sau hàng tháng trời lao đao với những thủ đoạn đánh phá và khi tài, vũ khí mới của địch; cuối cùng "vỏ quýt dày" cũng có "móng tay nhọn".

Tháng 2 năm 1969, năm chiếc xe phóng từ đầu tiên - một công trình khoa học kỹ thuật quân sự nổi tiếng được Viện Kỹ thuật quân sự đã cho ra đời, một loại khí tài rất lợi hại để phá bom từ trường được tung vào Trường Sơn.

Những "tay lái" lão luyện ở Trường Sơn đón nhận khí tài này với ánh mắt đầy vẻ tự tin. Có xe, chúng tôi cho thử nghiệm phá bom, giải toả ngầm Ta Lê và trọng điểm Văng Mu. Mấy anh em trong Bộ Tư lệnh có mặt trong trận đầu ra quân này.

Xuất phát! Lệnh của chỉ huy trọng điểm vang, đanh trong cái im lặng đến nghẹt thở. Lập tức tiếng máy xe gầm rú. Hàng trăm cặp mắt căng ra dõi theo từng vòng bánh quay, nghiến ken két xuống mặt đường. Chiếc xe phóng từ dẫn đầu đội hình xe vận tải tiến vào bãi bom từ trường. Rồi liên tiếp hàng loạt bom phát nổ khi còn cách đầu xe gần trăm mét. Đội hình xe tiếp cận và vượt qua an toàn. Cũng có trường hợp bom nổ quá gần, xe phóng từ bị lật nhào, hỏng hóc. Chiếc khác khẩn trương vào thay.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Khi chúng tôi phát động "Tổng công kích" đợt 2, Bộ tăng cường 25 xe. phóng từ.

Những "kẻ huỷ diệt" đã bị huỷ diệt. Cùng với nó, những khí tài trinh sát điện tử khác cũng dần dần bị vô hiệu hoá. Có khi chỉ bằng những giải pháp vô cùng giản đơn. "Cây nhiệt đới" muốn thu tiếng động, ta cho nổ máy nghi binh; và cứ thế, từng đoàn máy bay địch kéo đến trút bom xuống những cánh rừng hoang vô tội. Khi địch thả mìn lá, máy húc của ta có lắp càng phía trước dọn đường, làm mìn nổ như pháo tép: Bằng việc vô hiệu hoá "kẻ huỷ diệt", "bom khôn ngoan" và "Những người gác đường cần mẫn"…, Bộ đội Trường Sơn đã thực hiện thắng lợi việc gắn kỹ thuật với chiến thuật, phát huy cao độ, không chỉ ý chí quật cường và cả trí thông minh sáng tạo của con người Việt Nam để chiến thắng nền khoa học quân sự phi nhân tính của Mỹ.

Phải dốc lực giải toả cửa khẩu đường 12 và đường 20 ách tắc nhiều ngày đầu mùa khô; tiếp đó lại lao đao hàng tháng bởi thủ đoạn đánh và khí tài mới của Mỹ, thực tế thời gian "sống" để vận chuyển chi viện mùa khô này thật ít ỏi. Chúng tôi quyết định triệu tập hội nghị quân chính bất thường để thống nhất chủ trương mở chiến dịch vận tải "nước rút". Vào hội nghị, Phó tư lệnh báo cáo tình hình địch đánh phá hết sức khốc liệt, kèm theo là một tập điện yêu cầu chi viện của các chiến trường.

Tham mưu trưởng vận tải kiến nghị đã đến lúc cần sử dụng lực lượng có giới dự bị và đề nghị Tổng cục Hậu cần đưa nhanh đường ống xăng dầu vượt Mụ Giạ vào Na Tông, Binh trạm 31. Trưởng phòng giao liên-hành quân báo cáo tình hình sắp tới quân sẽ vào cả mùa mưa, cần chủ động kế hoạch bảo đảm… Việc nào cũng cấp thiết; vấn đề nào cũng cốt tử!

Kết luận hội nghị, tôi đặc biệt lưu ý cơ quan cần phối hợp với đơn vị giải quyết những vấn đề bức bách nhất; cần nắm lại lượng gạo, muối, thuốc chiến thương… để vận chuyển "cấp cứu" cho chiến trường. Trước mắt, cần bảo đảm các nhu cầu cho Sư đoàn 2 Khu 5 đứng chân ở nam đường 9 và hơn một vạn quân của Trị-Thiên ở khu vực Động Con Tiên.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- CHƯƠNG III: Chương 3: Trường Sơn với Tết Mậu Thân, Những Ngày Vượt Lũ, Thế Cờ Đảo Ngược. -
Tôi nhấn mạnh điều này, bởi trước khi vào hội nghị, chỉ huy Binh trạm 34 báo cáo anh Hoàng Văn Thái - nguyên Tư lệnh Đoàn 559 - nay là Phó Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên, trong một lần gặp chỉ huy binh trạm đã nói những lời như rút ra từ gan ruột:

- Chúng ta ở đây đói gạo còn có sắn, có rau. Nhưng các đồng chí chúng ta ở vành đai khó khăn hơn nhiều. Lúc này, vận tải có tính quyết định, có đánh được địch hay không là vận tải.

Ai đã từng nếm trải cảnh khó khăn này mới cảm thông, sẻ chia tâm trạng của người phụ trách công tác hậu cần ở chiến trường.

Hội nghị kết thúc. Cán bộ cơ sở tất tưởi, gấp gáp trở về đơn vị với bao nỗi lo toan: địch đánh, lũ phá, cứu đói… Bộ Tư lệnh phân công nhau toả xuống các địa bàn, trọng điểm xung yếu, cùng các đơn vị giành giật với địch, với trời chút thời gian ít ỏi còn lại của mùa khô khốc liệt này.

Lúc này địch không "say" trút đạn bom vào các trọng điểm cửa khẩu như trước, mà chuyển sang đánh toạ độ và tăng cường B.52 ném bom rải thảm. Nhưng rồi, "địch cứ đánh, ta cứ đi". Bởi ta đã mở được nhiều đường vòng tránh. Bộ đội vận tải tận dụng tối đa yếu tố "thiên thời", tranh thủ trời mù, trần mây thấp, để chạy lấn sáng, lấn chiều. Đặc biệt, với quyết định táo bạo của anh Đinh Đức Thiện và cố gắng nỗ lực của bộ đội xăng dầu Trường Sơn, từ cuối tháng 3 năm 1969, tuyến đường ống từ ngã ba Khe Ve đã vượt đèo Mụ Giạ vươn tới Ca Vát với tổng chiều dài 120 cây số. "Động mạch chử" này đã xuyên qua bao cánh rừng, bao đồi núi, có đỉnh cao tới 700 mét, "tiếp máu kịp thời cho lực lượng cơ giới, góp phần quan trọng giành thắng lợi trong chiến dịch vận chuyển nước rút.

Có một điều không thể không kể tới là, trong những ngày chiến trường gặp khó khăn về bảo đảm hậu cần, trong khi địch tập trung "chẹt xuống họng" phía bắc, thì tuyến K20 (tuyến Xê tư cũ) do anh Đức Phương phụ trách khai thác được khá nhiều hàng hoá ở đất bạn nhờ quan hệ ngoại giao giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam với Chính phủ của Quốc trưởng Sihanouk tiến triển tốt. Anh Đức Phương trong vai ông chủ. Anh Tân Già vào vai nhà ngoại giao. Anh Tô Đình Hải phụ trách mua hàng "đại ngạch" thanh toán bằng đô-la. Còn anh Huỳnh Tấn Đại mua hàng bằng "tiểu ngạch" trả bằng đồng Rien, đồng Bạt và đồng Kíp. Tất tật, các anh đã có xấp xỉ 4.000 tấn và kịp thời chuyển về cung cấp cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên, Khu 5, Khu 6.

Với mùa khô 1969, bộ đội Trường Sơn đã chấp nhận, để rồi giành thắng lợi trong cuộc đối đầu giữa chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn. Một cuộc đối đầu mà cả hai phía đã huy động tối đa sức mạnh và trí tuệ để giành thắng lợi quyết định về mình ở chặng cuối.

Kết thúc mùa khô, trừ hướng Nam Bộ, lượng vật chất mà Đoàn 559 chuyển giao các chiến trường đạt trên 80 phần trăm kế hoạch.

Nhưng cái được lớn lao là ngoài hai triệu rưỡi mét khối đất đá để khôi phục, duy trì đường, ngầm cũ, toàn tuyến đã mở mới trên 1.000 cây số cả trục dọc, trục ngang, đường vòng tránh. Gộp với "vốn liếng" có từ trước, bộ đội Trường Sơn đã nâng tổng chiều dài tuyến đường mang tên Bác lên gần ba nghìn rười cây số, phá dần thế độc đạo.

Đối với những người lính làm nhiệm vụ vận tải chúng tôi, những con số kể trên ẩn chứa biết bao điều đáng nói và hy vọng. Bởi yêu cầu chi viện chiến trường luôn là cái đích mà chúng tôi vươn tới, và cuộc đối đầu trên tuyến đường này còn đang phía trước.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Truyền Sơn - Series lịch sử dài tập

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

1.Cuối tháng 4 năm 1969, trời nóng hầm háp. Lại từng đàn mối cánh túa ra kín các nẻo đường rừng. Chiều chiều, những cơn mưa rào đầu mùa vội vàng trút xuống. Trên những sườn núi xa trục vận tải và giao liên, vẫn bừng lên những vạt lửa đốt rừng làm rẫy của dân bản; khói không bứt lên cao được, cứ luẩn quẩn nơi tán cây, hẻm núi rồi lan toả như mây. Bà con bản Lào hối hả nhặt nhạnh củi phòng mưa lũ đến sớm…

Theo báo cáo của Cục Vận chuyển, thì lương thực dự trữ trên tuyến quá mỏng. Trong khi khả năng vận chuyển của ta trong mùa mưa lại rất phấp phỏng. Bộ Tư lệnh bàn đi tính lại nát óc. Nếu để tất cả trụ lại trong mùa mưa như năm trước sẽ phát triển thêm một bước thế trận cầu đường, chuẩn bị cho mùa khô có hiệu quả.

Nhưng "cái khó mách bảo cái khôn"; sẽ không còn gì để chi viện cấp cứu cho chiến trường. Thực tế đã mấy tháng nay có nhiều đơn vị Quân giải phóng bật khỏi cơ sở, tạm lánh lên triền đông Trường Sơn. Cuối cùng chúng tôi quyết định chỉ để lại tuyến chừng 20 phần trăm lực lượng tinh nhuệ, tập trung cho những khâu, những việc tối cần thiết. Lực lượng còn lại hơn ba vạn quân sẽ tập kết ra Bắc. Làm một phép tính đơn giản - cũng sẽ dôi dư hơn 5.000 tấn gạo để bổ sung cho đơn vị bạn.

Chỉ 20 ngày đầu tháng 6, cuộc rút quân đại quy mô, gồm hơn ba vạn người và hàng nghìn phương tiện cơ giới kết thúc trọn vẹn. Ở lại phụ trách tuyến có anh Bùi Đức Tạm - Chủ nhiệm chính trị, Tham mưu phó vận chuyển Nguyễn Chúc. Quân ra tập kết trên địa bàn bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình.

Rời tuyến muộn, tôi có điều kiện soát lại toàn bộ đội hình sau khi ra Bắc. Đến đơn vị nào cũng gặp không ít những gương mặt xanh xạm bởi đã trải bao cơn sốt rét rừng…

Ra Bắc lần này, Bộ Tư lệnh 559 tập kết tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Cảnh dập dìu, rộn rịp mỗi chiều thuyền đánh cá về bến, hay mặt biển bình yên, phẳng lặng…, cũng không khoả lấp được những chứng tích chiến tranh phá hoại khốc liệt vừa qua ở thị trấn biển nhỏ nhoi này. Cả vùng chỉ sót lại đôi ngôi nhà vài tầng hư hỏng, lỗ chỗ vết đạn bom. Những hố bom sâu, nước leo lẻo, phô phang bên cồn cát như những "giếng trời"…

Sau khi ổn định tình hình, tính toán các phần việc, phân công lực lượng triển khai, chúng tôi quyết định cho bộ đội nghỉ phép thăm nhà. Bởi không ít người đã nhiều năm liền trụ lại trên tuyến. Do tác động của cuộc sống thanh bình ở hậu phương, trong khi các đơn vị lại chủ quan, giản đơn trong lãnh đạo tư tưởng và tổ chức, nên khi thu quân nhập tuyến, cán bộ phải một phen chạy đứt cả hơi. Âu cũng là chuyện thường! Chúng tôi luôn đánh giá cao phẩm chất, bản lĩnh, nhiệt tình cách mạng, trí thông minh… của người lính Trường Sơn, nhưng cũng luôn thấy được ở họ bản tính của con người bằng xương bằng thịt.

Lúc này đang giữa hè, Mỹ lại ngừng chiến nên tôi có điều kiện đưa vợ và các cháu Hiền, Hà vào Sầm Sơn. Các anh chúng nó: Hưng, Việt, Bắc, Quân; hoặc đã đi bộ đội, hoặc còn đi học xa. Hiền là cô gái út, được bố mẹ cưng chiều nhất. Thời gian được sưởi ấm bởi không khí quần tụ của gia đình cũng chỉ mấy ngày; nhưng, so với biết bao đồng chí, đồng đội đang lăn lộn, vất vả trên tuyến, trên chiến trường mùa khô này, lại lớn lao vô cùng.

Trọn tuần đầu tháng 8, hội nghị quân chính toàn tuyến được tổ chức tại Sầm Sơn. Gần hai trăm gương mặt quen thuộc lại ngồi với nhau luận bàn những cái được và cái chưa được của một mùa chiến đấu, vận chuyển chi viện khó khăn nhất. Đặc biệt, tập trung phân tích kỹ những hoạt động đánh phá, ngăn chặn của kẻ địch trên Tuyến 559, với những thủ đoạn mới, dự kiến những tình huống khó khăn cần phải ứng phó trong mùa khô tới.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Truyền Sơn - Series lịch sử dài tập

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Hội nghị lần này, chúng tôi được đón các anh Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Đôn, Đặng Thí, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Tường Lân thay mặt Bộ Quốc phòng, các cơ quan Bộ và Bộ Giao thông vận tải vào thăm.

Nói chuyện với hội nghị, anh Văn khái quát tình hình cách mạng. hai miền, khẳng định thắng lợi có tính chiến lược của Tổng tiến công Tết Mậu Thân, đồng thời anh cũng đề cập những khó khăn tạm thời của ta sau Tết. Đặc biệt, anh phân tích âm mưu chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam; nhiệm vụ của quân và dân hai miền nhằm phát triển chiến lược tiến công, chuyển hoá tương quan lực lượng trên chiến trường để tiến tới giành thắng lợi quyết định.

Đối với Đoàn 559, anh động viên chúng tôi phát huy tốt thắng lợi hai năm qua, song không xem thường khuyết điểm, càng không nản chí, và phải chuẩn bị tốt cho mùa khô.

Cuối cùng, anh Văn dành cho Đoàn chúng tôi điều thiêng liêng nhất, rằng: biết Đoàn 559 tổ chức hội nghị tại Sầm Sơn, Bác Hồ rất muốn vào gặp gỡ động viên. Nhưng vì sức khỏe, không vào được, Bác gửi lời thăm hỏi và gửi tặng cán bộ, chiến sĩ của Đoàn lẵng hoa mừng thành tích của Đoàn đã đạt được, đồng thời cũng nhân Quốc khánh 2-9 sắp tới.

Cả hội trường lặng đi vì xúc động trước tình cảm sâu nặng, sự chăm lo hết mực thấu đáo của Bác, và cũng vì nỗi lo về sức khỏe của Người.

Thế rồi, nỗi đau khôn cùng, sự mất mát lớn lao, không ai trong chúng tôi nghĩ là sự thật bất thần chụp xuống. Sáng ngày 3 tháng 9, chúng tôi được thông báo Bác từ trần.

Những ngày cả nước để tang Bác, trời tuôn mưa, như muốn sẻ chia nỗi đau nhân thế trước sự ra đi của một bậc vĩ nhân kiệt xuất của thế kỷ này.

Hoàn tất việc chỉ đạo các đơn vị tổ chức tang lễ, tôi, anh Chiêm cùng một số cán bộ thay mặt gần bốn vạn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn ra Ba Đình viếng Bác. Cùng dòng người trôi chầm chậm quanh linh cữu của Người, con tim tôi như có bàn tay vô hình bóp mạnh, đau đớn khôn cùng. Giá chi, mùa hè năm 1967, anh Duẩn, anh Chinh cho chúng tôi được gặp Bác, để được thưa với Bác, rằng những đứa con yêu của Trường Sơn đang cùng cả dân tộc ngày đêm nối dài những con đường, mong sớm được đón Bác vào miền Nam, về với thành phố mang tên Người…!

Sau tuần lễ để tang Bác, tôi và anh Chiêm được triệu tập làm việc với Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần nhận kế hoạch năm 1970.

Lần này, các anh trong Thường trực Quân uỷ Trung ương lưu ý chúng tôi đẩy mạnh hơn khâu chuẩn bị cầu đường đi trước một bước; khẩn trương thông đường 18, đường 16, bỏ hướng vu hồi đường 8, tăng cường tác chiến phòng không và cả mặt đất, bảo vệ hành lang.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Truyền Sơn - Series lịch sử dài tập

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Nhằm tháo gỡ ách tắc do một vài yếu tố chưa hợp lý trong tổ chức tuyến chi viện chiến lược, các anh trong Thường trực Quân uỷ đều thống nhất chuyển giao Đoàn 500 vể trực thuộc Bộ Tư lệnh 559.

Anh Thiện còn dặn thêm: Cố gắng đẩy nhanh tuyến đường ống xăng dầu từ Long Đại vượt đường 18 xuống đường 9 vào Tây Nguyên.

Tổng cục Hậu cần đã tập trung chuyển vật tư thiết bị vào tập kết ở rừng cao su Mỹ Đức, tây Quảng Bình; thợ xây dựng và lực lượng vận hành đường ống cũng đã được tăng cường. Đoàn 559 cố gắng khởi công vào trung tuần tháng 9.

Cũng như tuyến thông tin tải ba, người có công đầu, "Tổng công trình sư" của tuyến đường ống xăng dầu vượt Trường Sơn là anh Đinh Đức Thiện. Tôi biết anh đã "xoay xở" hết cách để có được vật tư thiết bị, lực lượng kỹ thuật. Rồi ý tường cũng như quyết tâm của anh được Chính phủ ủng hộ. Người tạo nhiều thuận lợi giúp anh Thiện khi đó là Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, Phó thủ tướng Đỗ Mười đặc trách công tác bảo đảm vật chất cho sự nghiệp kháng chiến trên cả hai miền Nam - Bắc. Sau này, cũng chính anh Thiện là người đốc chiến để tuyến đường ống chóng có đường dây thông tin riêng nối vào mạng thông tin tải ba.

Xong việc ở Hà Nội, chúng tôi vào thắng Hương Đô và triệu tập ngay hội nghị Đảng uỷ mở rộng, thông qua phương án bố trí lại lực lượng, thống nhất kế hoạch chiến dịch nhập tuyến; đồng thời quyết định chuyển sở chỉ huy dã chiến của Bộ Tư lệnh vào Cù Lạc, Cổ Giang, Quảng Bình. Lúc này Bộ Tư lệnh được tăng cường một số cán bộ có trình độ năng lực vững. Các anh Ngô Thành Vân, Lê Xy được bổ nhiệm Phó chính uỷ, anh Nguyễn An giữ chức Phó Tư lệnh…

Vào Cù Lạc, sau vài ngày chỉ đạo các đơn vị diễn tập thực binh hiệp đồng chiến đấu cấp trung đoàn, tạo đà cho chiến dịch nhập tuyến, tôi cùng anh Phan Tử Quang - Cục trường Cục Xăng dầu tới Mỹ Đức đôn đốc bộ đội khởi công ngay tuyến đường ống xăng dầu đông Trường Sơn.

Qua nắm tình hình, thấy lực lượng thi công đường ống quá mỏng, gồm một tiểu đoàn thợ xây dựng, một tiểu đoàn công binh do Binh trạm 9 phụ trách, tôi hỏi anh Phan Tử Quang:

- Liệu đến 15 tháng 12 này, đường ống có vào được đến Sê Pôn không?

Ngẫm nghĩ một lúc, anh Quang hỏi lại tôi:

- Anh xem hướng đó có đường ô tô chưa?

- Mới có 60 cây số từ ngã ba đường 10 đến sở chỉ huy tiền phương Bộ Tư lệnh ở bắc Sê Pôn, và cũng chỉ có xe con đi được; nhưng qua mùa khô rồi, chắc hỏng hết?

 
W

woonopro

Đường Xuyên Truyền Sơn - Series lịch sử dài tập

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

- Vậy, nếu anh lo được đường để vận chuyển đường ống, kèm đường dây thông tin, chúng tôi đề nghị Tổng cục tăng cường một đại đội thợ và một số xe chuyên chở đường ống; thi công theo giải pháp dã chiến: vừa chôn, vừa treo, chắc sẽ kịp.

Tôi nhất trí phương án anh Quang đề đạt, cụ thể sẽ tăng cường đủ một trung đoàn công binh và thanh niên xung phong, kết hợp thi công lắp đặt đường ống và khôi phục, mở rộng đường 18. Như vậy cùng với tuyến đường ống này, chúng ta sẽ có thêm trục đường ngang thứ năm nối đông - tây Trường Sơn gần đường 9 về phía bắc.

Anh Quang nói thêm, đầy quyết tâm:

- Nếu tiến độ trắc trở, chệch choạc, đầu tháng 11, chúng tôi sẽ điều hai đại đội xe chở đường ống "vu hồi" theo đường 20 vòng đường 9 rồi rẽ lên.

Vấn đề kéo dài tuyến đường ống đông Trường Sơn cơ bản thống nhất. Bộ Tư lệnh chỉ đạo các đơn vị triển khai ngay. Hậu cần ưu tiên bảo đảm cho lực lượng "con cưng" này. Do vận chuyển bằng cơ giới gặp khó khăn, bộ đội, công nhân đường ống, thanh niên xung phong phải vác bộ hàng nghìn ống, hàng chục tấn phụ kiện vượt qua bao đỉnh núi, sông, suối. Để bảo đảm tiến độ, lúc cao điểm, hết thảy cán bộ, chiến sĩ Binh trạm 9 được huy động đi vác ống.

Tiến tới tổ chức các chiến dịch vận tải quy mô đội hình trung đoàn xe tiến công, trung tuần tháng 10, Bộ Tư lệnh diễn tập bộ đội hợp thành cấp trung đoàn, gồm năm tiểu đoàn xe, một trung đoàn pháo cao xạ, một trung đoàn công binh và một số phân đội bảo đảm. Địa bàn diễn tập từ Ba Trại vào đến Hoàn Lão, Xuân Sơn (Quảng Bình). Thành công mỹ mãn cuộc diễn tập tạo tiền đề cho chiến dịch nhập tuyến. Lúc này, gần ba vạn quân và phương tiện đã tập kết gọn trên hai hướng: đội hình tập kết ở Hương Khê vào theo đường 12; đội hình tập kết ở Bố Trạch vào theo hướng đường 20.

Trước mùa khô mới, các anh Văn Tiến Dũng, Đinh Đức Thiện, Lê Văn Tri thay nhau vào Cù Lạc, trực tiếp giúp chúng tôi giải quyết một số vấn đề cụ thể.

Nghe tôi báo cáo kết quả điễn tập thực binh và kế hoạch nhập tuyến, anh Dũng phấn khởi nói:

- Công việc chuẩn bị như vậy là rất tốt, toàn diện, khẩn trương.

Trước mắt, cần thận trọng để tổ chức vượt khẩu thành công; vì lực lượng nhập tuyến của Đoàn lần này rất lớn. Vượt khẩu thắng lợi sẽ có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chiến đấu và kết quả thực hiện nhiệm vụ mùa khô này.

Anh Dũng lưu ý chúng tôi cần trao đổi thêm với anh Lê Văn Tri về kế hoạch tác chiến phòng không bảo vệ hành lang.

Gặp anh Lê Văn Tri ở Cù Lạc, với tôi ngoài việc hiệp đồng chiến đấu, còn là sự hội ngộ bạn cũ cùng sẻ chia gian lao, thành công trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên quê hương. Nay anh Tri đã là Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, một con người trung thực, nhiệt tình với công việc, với bạn bè, đồng chí…
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Anh Tri thống nhất với chúng tôi cần tăng cường cho tuyến một số trung đoàn pháo cao xạ 57 ly có khí tài, một trung đoàn tên lửa đất đối không và làm sân bay dã chiến ở Khe Gát (tây Quảng Bình) bí mật tập kết máy bay để khi cần có thể sử dụng máy bay tiêm kícỉl đánh địch, bảo vệ lực lượng và đường.

Thời gian anh Đinh Đức Thiện vào không nhiều, nhưng với bản tính "tham công tiếc việc", ưa cái cụ thể, ngoài làm việc với Bộ Tư lệnh, anh còn cho tập trung các ban ngành báo cáo toàn bộ công tác chuẩn bị. Nghe xong, anh hể hả nói:

- Cứ thế mà quyết, phải thắng nhanh, gọn; đặc biệt phải tập trung mọi cố gắng lao nhanh tuyến đường ống xăng dầu xuống phía nam như dự định…

So với những năm trước, chiến dịch nhập tuyến năm nay được chuẩn bị khá công phu, chu đáo.

Nhưng rồi như thường lệ, tháng 10 miền Trung thường là tháng bão. Ngày 30 tháng 10, sau khi các đội hình tập kết chờ lệnh xuất phát, bất thần cơn bão số 9 ập vào, gây mưa lớn ở khu vực cửa khẩu. Bao công lao của anh em duy tu, bảo dưỡng đường sá trong suốt mùa mưa gần như bị mưa lũ cuốn xuống sông, xuống vực.

Đường 20 bị sụt lở, lầy lún. Nước ở quãng ngầm Ta Lê dâng đột ngột 3 mét. Cầu, chiếc hỏng, chiếc bị nước cuốn phăng. Bộ Tư lệnh quyết định tạm dừng chiến dịch nhập tuyến, tập trung lực lượng khắc phục hậu quả lũ lụt; đồng thời đưa sở chỉ huy dã chiến lên phía trước, gần tập đoàn trọng điểm ATP.

Sau một tuần ra phục vụ ngay trọng điểm, theo dõi chặt chẽ hoạt động tác chiến, bảo đảm giao thông của ta và tình hình địch đánh phá, cũng như diễn biến thời tiết sau bão, tôi phát lệnh nhập tuyến trên cả hai hướng: đường 12 và đường 20. Hướng nghi binh là đường 18.

Tảng sáng ngày 6 tháng 11, bầu trời khu vực cửa khẩu đường 20 choàng một lớp mây mù trắng đục. Mặc từng tốp máy bay trinh sát của địch quần đảo trên trọng điểm, các đơn vị lần lượt cho đội hình xe xuất phát. Những "chiến mã Trường Sơn", ca-bin khoác "giáp" làm bằng nứa ken dày, chống bom bi và đạn 20 ly, toàn thân choàng là nguỵ trang, nối nhau vượt trọng điểm dưới sự yểm trợ của cao xạ, tên lửa và công binh.

Đứng trước hầm chữ A trên trọng điểm nhìn đoàn xe hùng dũng lao lên phía trước, bắt gặp những ánh mắt, nụ cười của anh em lái xe, trong tôi lại trào dâng niềm vui khôn tả.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Chiến dịch nhập tuyến diễn ra suôn sẻ. Năm ngày kể từ khi phát lệnh, tôi nhận được điện của các anh trong sở chỉ huy tiền phương, chốt ở nam Cà Phê Nọi, báo về là đã chỉ huy các đội hình xe vượt Bạc. Hai ngày sau, đội hình xe các binh trạm tuyến cuối cũng vào vị trí tập kết an toàn. Chiến dịch nhập tuyến kết thúc.

Đây là chiến dịch hành quân nhập tuyến đại quy mô, diễn ra trong một không gian hẹp, thời gian ngắn, nhưng giành thắng lợi lớn.

Ta bảo toàn được lực lượng và phương tiện kỹ thuật. Tổn thất về xe không quá 0,5 phần trăm, là tỷ lệ chưa từng có trong những chiến dịch nhập tuyến trước đây. Lượng hàng chuyển theo được hơn một vạn tấn. "Vốn liếng" tạo được đầu mùa khô này thật khả quan.

Thắng lợi của chiến dịch nhập tuyến khẳng định bước trường thành mới về năng lực tổ chức chỉ huy của các cấp và trình độ hiệp đồng của các binh chủng.

Nhân đà thắng lợi bước đầu, các binh trạm khẩn trương triển khai kế hoạch vận chuyển tháng đầu mùa khô, tiếp đó là chiến dịch "Tổng công kích" tháng 1 năm 1970.

Chuẩn bị cho chiến dịch "Tổng công kích", Bộ Tư lệnh triệu tập gấp cuộc họp gồm chỉ huy binh trạm và các trung đoàn cơ động.

Tại hội nghị, tôi phân tích vắn tắt tình hình, nêu chỉ tiêu chiến dịch vận tải bộ đội hợp thành trong tháng 1 năm 1970 và những giải pháp chủ yếu để thực hiện bằng được các chỉ tiêu đó.

Hội nghị nhất trí cao những đánh giá của Bộ Tư lệnh về chiến dịch nhập tuyến cũng như kế hoạch tổng công kích. Trước đây, thường khi nhận kế hoạch, không ít cán bộ lo lắng, căng thẳng; nay mọi người hồ hởi, phấn khởi, tự tin hơn, quyết tâm. Tất cả cho chiến trường ngay từ ngày đầu, tháng đầu.

Kết thúc hội nghị, tôi cùng Cục trường xăng dầu Tổng cục Hậu cần Phan Tử Quang và anh Mai Trọng Phước, người được giao trực tiếp chỉ đạo thi công, xuống kiểm tra việc lắp đặt tuyến đường ống xăng dầu. Lúc này, tuyến đường ống K200 từ Ra Mai đã được kéo dài vào khu vực K5, điểm mút chót ở giữa một cánh rừng già, khá bằng phẳng, phía nam Bản Cọ (bắc đường 9 - khu vực Sê Pôn). Tại đây công binh đang khẩn trương san sửa, gia cố một đôi chỗ để kịp hoàn tất hai con đường cho xe ra vào trạm nhận xăng. Quả là một cố gắng phi thường của bộ đội xăng dầu, công binh, thanh niên xung phong…!

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, đúng vào dịp kỷ niệm tròn một phần tư thế kỷ ngày thành lập Quân đội, lễ khánh thành tuyến đường ống xăng dầu K200 - Bản Cọ được tổ chức tại K5.

 
Top Bottom