Sử [ Tổng Hợp Lịch Sử ] Các Tác Phẩm Lịch Sử

W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Từ Binh trạm 32 trở về chỉ huy sở, tôi cho triệu tập các cơ quan tham mưu công binh, vận tải bàn khẩn trương mở đường kín và tổ chức một đội do các anh Tô Đa Mạn, Phan Quang Tiệp phụ trách khảo sát để mở tuyến đường kín từ Binh trạm 32 chạy thẳng vào khu vực ba biên giới. Tham mưu trưởng công binh Phạm Diêu rất tâm đắc chủ trương mở đường kín. Anh nói:

- Phương án này rất khả thi. Đường 69 dành cho xe con nối từ đường 18 về sở chỉ huy Bộ Tư lệnh dài 50 cây số, kín như bưng, lâu nay chúng ta vẫn cho xe con chạy ban ngày khá an toàn.

Tôi kết luận:

- Việc mở đường kín, cơ bản đã được thống nhất. Đề nghị cơ quan tham mưu công binh nắm lại toàn bộ những tuyến đường kín đã có kể cả đường kín cục bộ của các binh trạm. Khi có kết quả của đoàn khảo sát, sẽ hoàn chỉnh phương án cụ thể. Vấn đề này đến nay chúng ta mới tính đến là quá chậm, nếu không nói là đã lãng quên một trong ba yếu tố mà cổ kim đã dạy là địa lợi. Có được một con đường bảo đảm cho vận chuyển quy mô lớn giữa ban ngày trong rừng già là một đặc ân của thiên nhiên, phải triệt để khai thác. Đồng thời ta vẫn kết hợp cho xe đi đội hình nhỏ vừa chạy ban đêm, vừa tăng khối lượng hàng bổ sung, vừa phân tán địch. Có như vậy mới đáp ứng cục diện chiến trường thay đổi từng ngày, từng giờ, bảo đảm cho chiến trường đánh to thắng lớn được.

Tròn 20 ngày cắt rừng dõi tìm, một sáng đoàn khảo sát trở về, vào thẳng chỗ tôi làm việc. Áo quần ai cũng đỏ quạch một màu đất nhưng dáng vẻ hồ hởi, phấn khởi vô cùng. Tôi cho mời chỉ huy cơ quan tham mưu sang. Tất cả chụm đầu trên tấm bản đồ mà đoàn khảo sát vạch sẵn đường chì, khoanh tròn các cột mốc quan trọng mà đường kín sẽ đi qua. Ánh mắt hết thảy cứ rạng dần theo tay anh Tô Đa Mạn rê đi trên tấm bản đồ đó.

Tôi trao đổi thêm với anh Phạm Diêu: Huy động các kỹ sư cầu đường có năng lực, ngay chiều và tối đó phải hoàn chỉnh phương án để sáng mai trình Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh.

Sáng hôm sau, phương án mở đường kín được đề xuất. Qua khảo sát thực địa, tuyến đường này dài 700 cây số. 70 phần trăm đường kín đi dưới tán rừng già, quãng qua rừng non, rừng thưa chiếm 22 phần trăm, còn lại là qua quãng trống, suối cạn.

Về xác định tuyến, tôi đề nghị:

- Trong quá trình khảo sát, thi công tiếp tục điều chỉnh để tận dụng lợi thế rừng. Giải pháp cho quãng trống còn lại có thể đào cây le và những cây dễ sống, trồng để nguỵ trang.

Theo gợi ý của tôi, anh Mạn bổ sung:

- Đoạn đường từ Binh trạm 32 đến ngã ba biên giới, nếu tận dụng tối đa rừng già, sẽ dài thêm khoảng 100 cây số. Như vậy, tổng chiều dài đường kín sẽ là 800, thay vì 700 cây số.

Về tổ chức thi công, sẽ tiến hành nhiều mũi, hợp điểm, để nhanh chóng thông tuyến. Đường kín dành cho xe tải chạy ban ngày, chạy thắng đến điểm giao hàng, không theo cung, trạm như trước, nên nếu như chỉ hoàn chỉnh từng đoạn cục bộ, vẫn không đưa vào sử dụng được.

Lực lượng thi công dự kiến gồm ba trung đoàn công binh cơ động và sáu tiểu đoàn trực thuộc binh trạm; vật tư kỹ thuật huy động 30 máy húc C100, 20 máy húc DT75, 800 tấn thuốc nổ, 36 xe ben, toàn bộ lực lượng chia làm bốn mũi, mỗi mũi phụ trách 200 cây số. Thời gian thi công chủ yếu là ban ngày, có thể "lấn đêm".

Bộ Tư lệnh bảo đảm đủ gạo, thực phẩm, thuốc sốt rét… Khởi công ngày 20 tháng 4 năm 1971, dự kiến kết thúc đầu năm 1972.

Các anh Lê Xy, Nguyễn Lang hỏi:

- Thời gian thi công có thể nhanh hơn được không?

Anh Phan Quang Tiệp trả lời:

- Báo cáo, ta thi công vào mùa mưa, nếu huy động thêm lực lượng làm đường cũng không hiệu quả. Vả lại đường kín cũng chỉ có thể sử dụng trong mùa khô. Nền đường không cơ bản, chỉ cần đôi chút mưa dầm, sẽ lầy lún, khó khắc phục.

Tôi cho đây là một ý kiến chí lý.
 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh hoàn toàn nhất trí phương án mà cơ quan công binh đề xuất.

Kết luận hội nghị, tôi nhấn mạnh:

- Từ sáng tạo của quần chúng, những kinh nghiệm hoạt động trên một số đoạn đường kín đã có, và phương án do Tham mưu trưởng công binh trình bày, Bộ Tư lệnh đã bổ sung và nhất trí đây là một phương án táo bạo, có tính khả thi cao, có tầm chiến lược.

Bởi lẽ nó đã khai thác triệt để yếu tố địa lợi mà binh pháp xưa từng khái quát, để nâng lên tầm cao của nghệ thuật quân sự. Tuy chúng ta tính đến chậm, nhưng chưa quá muộn. Bộ Tư lệnh tin chắc sẽ thành công. Lúc đó công trình đường kín sẽ góp phần loại trừ hữu hiệu hơn AC.130. Từ nay đến khi hoàn thành tuyến đường kín, chờ thì thấy lâu, nhưng cứ làm và lúc nó đến thì rất nhanh.

Vì vậy phải triển khai chuẩn bị đồng bộ, chu đáo để không mất thời cơ. Trước hết, cơ quan tham mưu công binh phải tung hết kỹ sư, cán bộ chỉ huy bám sát các mũi, vừa điều chỉnh thiết kế, vừa hướng dẫn thi công. Tranh thủ tối đa đưa tuyến đường vào dưới tán rừng già. Đây là đường dã chiến, để giữ được bí mật lâu chỉ thiết kế mặt đường cho một làn xe; triệt để không chặt cây, dù phải đi đường vòng, dài hơn. Cứ 200 mét, làm chỗ tránh cho hai xe; một cây số, có chỗ tránh cho 10 xe; 10 cây số, có chỗ tránh cho một đại đội xe 36 chiếc; nơi bằng phẳng, làm đường đôi song song, bảo đảm cho trung đoàn xe vào ra liên tục, không ùn tắc. Ở những nơi nền đường yếu, cầu, ngầm, nơi rừng thưa, trống trải, phải bố trí đủ công binh chết để bảo đảm giao thông, để nguỵ trang; bố trí đủ xe xi-téc tưới nước khắc phục bụi đất, tránh địch phát hiện.

Về vận chuyển, phải kết hợp cả ba cách: Vận chuyển đội hình lớn đi ban ngày trên đường kín; vận chuyển đội hình nhỏ đi ban đêm trên đường công khai; đồng thời chọn những cán bộ, chiến sĩ lái xe dũng cảm, mưu trí, tổ chức một số tiểu đội chạy ở những tuyến đường "hấp dẫn", chuyên làm nhiệm vụ nghi binh, thu hút giam chân lũ "ác điểu" AC.130 để cao xạ tiêu diệt. Trên đường kín, không được vận chuyển ban đêm. Đội hình tiến công trên đường kín là đại đội trong trung đoàn. Mỗi trung đoàn có từ 9 đến 12 đại đội; không có cấp tiểu đoàn. Mỗi đại đội biên chế 36 xe, chủ yếu là ZiL 130 mới; có xe bảo đảm kỹ thuật đi cùng.

Các Cục Chính trị, Tham mưu tác chiến, Tham mưu vận chuyển bố trí đủ cán bộ để đặt các trạm chỉ huy, lắp đặt hệ thống thông tin hữu tuyến, trạm thu phát bộ đàm sóng ngắn, điểm cấp phát xăng dầu, trạm y tế, đội kích kéo… Tất cả phải bố trí theo cự ly phù hợp nhất suốt toàn tuyến.

Lực lượng phòng không (cao xạ, tên lửa) bố trí trận địa thật, trận địa nghi binh trên đường công khai; phải chọn đúng vị trí phù hợp và cách đánh linh hoạt, để vừa kéo địch ra những tuyến đường mình đã chọn, vừa bảo vệ đội hình xe vận tải ban đêm trên đường công khai; vừa sẵn sàng đánh địch nếu từng đoạn đường kín bị lộ.

Các phân đội bộ binh kết hợp với quân và dân bạn Lào tại chỗ kịp thời phát hiện, dập tắt thám báo, biệt kích nếu chúng xuất hiện.

Mặc dù bị cuốn hút bởi bao công việc trong suốt mùa mưa và đầu mùa khô 1971-1972, nhưng đợi đến ngày thông xe "đường kín" là cả một chuỗi dài thấp thỏm hồi hộp. Bộ Tư lệnh phân công anh Lê Xy đặc trách chỉ đạo chuẩn bị lực lượng vận tải, kho và tổ chức chỉ huy để khi thông "đường kín" sẽ tổ chức vận tải ô tô cấp trung đoàn.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Đúng như dự kiến, ngày 30 tháng 1 năm 1972, "đường kín" thông toàn tuyến. Tôi cùng anh Lê Xy và một số cán bộ binh chủng, chính trị, hậu cần trực tiếp kiểm tra lần cuối để định ngày đưa vào sử dụng. Toàn đoàn gồm 5 xe con, chỉ đi ba ngày là tới điểm chót cùng. Dự tính nếu xe vận tải đi đội hình lớn phải mất 5 ngày. So với vận tải theo cung, nhanh hơn từ 15 đến 20 ngày. Quả là một kết quả vô cùng lý tưởng đối với các nhà vận tải.

Ngày 10 tháng 2 năm 1972, đội hình xe của Trung đoàn 13 vận tải ô tô - một trung đoàn thiện chiến được chọn chạy khánh thành "đường kín". Đồng thời, để mừng công trình đặc biệt quan trọng này, Bộ Tư lệnh quyết định mở liên tiếp hai chiến dịch vận tải quy mô lớn lấy tên là "Đồng Xoài" và "Bình Giã".

Lúc này, anh Đặng Tính - Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân chủng phòng không - Không quân được Bộ Chính trị đưa vào giữ chức Chính uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn thay anh Vũ Xuân Chiêm về công tác ở cơ quan Bộ.

Với bản lĩnh kiên cường được tôi luyện qua thực tiễn chiến đấu, luôn lạc quan, nhiệt tình tới mức say sưa công việc, anh Đặng Tính "nhập cuộc" rất nhanh. Vừa vào tuyến, song cả hai chiến dịch "Đồng Xoài" và "Bình Giã", anh đều đề nghị Bộ Tư lệnh được xuống chỉ đạo trực tiếp tại thực địa. Cả hai chiến dịch này đều thắng lợi lớn.

Đối với bộ đội Trường Sơn, chiến dịch vận tải là một sáng tạo lớn về nghệ thuật chủ động tiến công hiệp đồng binh chủng; là một cách phát huy sức mạnh tổng hợp về vật chất, tinh thần để thúc đẩy, chuyển hoá tương quan lực lượng từng bước, buộc địch bị động đối phó.

Dưới góc độ vận tải thuần tuý, chiến dịch vận tải là đổi mới vận trù học, thực hiện vận chuyển quy mô lớn hơn, chính diện sâu hơn và rộng hơn về diện. Đặc biệt là đổi mới, thực hiện được phong cách chỉ huy trực tiếp, tập trung, thống nhất.

Mặc dầu từ mùa khô 1966-1967 ta đã từng bước phát triển quy mô, tổ chức vận tải cơ giới trên tuyến, nhưng suốt trong mấy năm liền, vẫn chỉ vận tải theo cung; chưa phát huy được sức mạnh chỉ huy tập trung, thống nhất, hiệu quả thấp, có anh em không ngần ngại mà nói rằng: Với cung cách này chỉ nặng "bốc lên dỡ xuống". Nói thì đơn giản. Nhưng tình hình cầu đường cùng với hoạt động đánh phá của địch khi đó buộc ta chưa thể làm khác. Đã có lúc tôi thử nghiệm nhập Binh trạm 33 và Binh trạm 34, song quyết định có tính "mệnh lệnh" này không hiệu quả.

Sau mấy năm trăn trở, nghiên cứu, chúng tôi nảy ra ý định:

- Trong khi chưa thể tổ chức chạy thẳng (cung dài) suốt tuyến, thử tổ chức chiến dịch vận tải. Quá trình thực hành chiến dịch, yêu cầu nhiệm vụ buộc ba hoặc bốn binh trạm "tự nguyện" gộp thành một tập đoàn, bỏ cung ngắn, chạy thẳng. Hiệu quả của những chiến dịch này không chỉ chở nhiều, nhanh quân và hàng cho chiến trường mà còn tác động "phá vỡ" được tư tưởng cục bộ, cát cứ của một số anh em muốn bám giữ cách tổ chức binh trạm.

Với một vài chiến dịch có tính chất thử nghiệm thắng lợi, từ năm 1970, chúng tôi liên tục tổ chức các chiến dịch "đột kích", "tổng đột kích", tạo thành phong trào sôi nổi khắp toàn tuyến.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Sau một thời gian dài "săn đuổi", ngày 14 tháng 8 năm 1972, đại đội 14 cao xạ 57 ly, Trung đoàn 591 bắn rơi một chiếc AC.130 tại ngã ba Máy Húc; nửa tháng sau, tiểu đoàn 67 tên lửa Trung đoàn 275 bắn cháy một AC.130 tại Na Bo. Lính lái xe hả hê, "tán":

- Điện cho Nixon đưa thêm AC.130 sang để nếm đòn cho đã…

Đến đây, thủ đoạn đánh phá đội hình xe bằng máy bay AC.130 đã bị phá sản. Thêm một lần nừa trí tuệ, ý chí của con người Việt Nam lại chiến thắng nền công nghệ quân sự bậc cao của Hoa Kỳ.

Nhân thành tựu mới, ngẫm lại, tôi như thấy mình có khuyết điểm. Mặc dầu mấy năm trước, địch chưa sử dụng AC.130 để "săn" xe. Nhưng nếu chúng tôi chạy bén hơn, sử dụng "đường kín" cho xe con chở hàng cục bộ, đặc biệt là những trục ngang ra các hướng chiến trường, chắc chắn đã tháo gỡ được một phần khó khăn.

Cũng vì vậy, nên có anh em nói: Nhờ máy bay AC.130 mà chúng ta có được đường cho xe vận tải chạy ban ngày. Chuyển được nhiều hàng nhanh hơn, bảo đảm cho chiến trường đánh to, thắng lớn.

Xây dựng hoàn chỉnh tuyến "đường kín" dài trên 800 cây số trong vòng 9 tháng để đưa vào vận tải cơ giới, ta giải quyết được cùng một lúc hai vấn đề:

- Vô hiệu hoá triệt để thủ đoạn đánh phá, chặn xe của địch bằng máy bay AC.130.

- Thực hiện vận tải cung dài đội hình lớn, đi thắng từ đầu đến cuối tuyến; kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm, vận chuyển theo từng cung trạm, vừa chậm vừa kém hiệu quả.

Lịch sử công binh Việt Nam, lịch sử ngành vận tải quân sự và lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng có thể lưu ghi "đường kín" trên tuyến vận tải quân sự chiến lược là một sáng tạo lớn của bộ đội Trường Sơn từ trong máu lửa của cuộc chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

***

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ba nước Đông Dương trong xuân hè 1971, đặc biệt là chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã làm thay đổi quan trọng cục diện chiến tranh.

Trên chiến trường miền Nam, Mỹ - nguỵ chuyển hắn sang thế phòng ngự.

Để thúc đẩy tình hình phát triển nhanh theo chiều hướng có lợi cho ta, từ mùa hè năm 1971, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua.

Tháng 6 năm 1971, Quân uỷ Trung ương thông qua kế hoạch tác chiến năm 1972. Chiến trường bắc Quảng Trị được chọn là hướng tiến công chủ yếu.

Trung tuần tháng 10 năm 1971, anh Văn Tiến Dũng vào nắm tình hình chiến trường để chuẩn bị cho chiến dịch Trị-Thiên.

Ngày 20 tháng 10, anh Dũng có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn tại hậu cứ ở Bố Trạch, Quảng Bình.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Sau khi được anh thông báo chủ trương của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong xuân hè 1972, tôi báo cáo tổng thể hoạt động của tuyến từ sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.

Nghe xong, anh Dũng chỉ thị:

- Bộ Tổng tham mưu đã quyết định tăng cường thêm cho Tuyến 559 cao xạ và tên lửa phòng không. Anh Lê Văn Tri sẽ vào làm việc cụ thể. Các anh nghiên cứu tiếp, thấy cần bổ sung gì, báo cáo ngay lên Bộ. Đối với cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến trường đòi hỏi Bộ Tư lệnh Trường Sơn phải bảo đảm khối lượng gấp nhiều lần những gì mà tuyến làm được trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.

Nhận "dự lệnh" của trên, Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh bàn tính thực lực, khả năng đảm đương, kết hợp những điều đúc kết trong thực tế công việc, chúng tôi nhận thấy một vấn đề nổi cộm lên là: Từ sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tuyến chi viện Trường Sơn đã phát triển hơn 130.000 cây số vuông, quân số xấp xỉ 80.000, với hơn 50 đầu mối (binh trạm, trung đoàn, sư đoàn) trực thuộc Bộ Tư lệnh. Hình thức tổ chức nếu vẫn duy trì quy mô cũ dễ phát sinh tình hình quan liêu, kém năng động trong lãnh đạo chỉ huy, dễ có những quyết định không kịp thời, thiếu chính xác.

Từ thực tế đó, và từ hiệu quả hoạt động bước đầu của Bộ Tư lệnh khu vực 470, Đoàn hậu cứ 571, chúng tôi quyết dịnh tổ chức tuyến thành các Bộ Tư lệnh khu vực.

Ngày 20 tháng 7 năm 1971, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng phê chuẩn phương án tổ chức mới của Bộ Tư lệnh Trường Sơn Theo đó, toàn tuyến hình thành bốn Bộ Tư lệnh khu vực 470, 471, 472, 478, Bộ Tư lệnh khu vực hậu cứ 571 và hai sư đoàn: Sư đoàn bộ binh 968, Sư đoàn cao xạ 377 phối thuộc. Mỗi khu vực có diện tích từ 20.000 đến 25.000 cây số vuông, đảm nhiệm một hướng chiến trường. Bộ Tư lệnh khu vực chỉ huy bộ đội hợp thành (5 - 6 binh trạm và một số trung đoàn binh chủng), có nhiệm vụ mở đường, bảo đảm giao thông, vận chuyển chiến lược - chiến dịch, tổ chức hành quân, tác chiến bảo vệ hành lang, giúp bạn.

Riêng Sư đoàn 968 bộ binh vẫn tác chiến ở khu vực Savanakhet Saravan, Bloven, A-tô-pơ… Sư đoàn 377 phòng không chốt nam - bắc đường số 9.

Với bước điều chỉnh tổ chức tuyến lần này, các anh trong Bộ Tư lệnh Trường Sơn: Lê Đình Sum, Nguyễn An, Lê Nghĩa Sĩ, Nguyễn Lang, Hoàng Thế Thiện…, Tham mưu trưởng phòng không Ngô Huy Biên được cử làm Tư lệnh hoặc Chính uỷ từng khu vực. Ngoài anh Đặng Tính vào thay anh Vũ Xuân Chiêm, lúc này Bộ Chính trị tăng cường anh Phan Khắc Hy - Chính uỷ Bộ Tư lệnh Không quân vào làm Phó tư lệnh và đề bạt anh Trần Quyết Thắng - Chính uỷ Đoàn 565 làm Phó chính uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn.

Bằng việc điều chỉnh biên chế tổ chức và đưa tuyến "đường kín" vào hoạt động, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã bước vào mùa khô 1972 với thế và lực mới. Đến cuối tháng 2 năm 1972, sau hai chiến dịch vận chuyển "Đồng Xoài", "Bình Giã", toàn tuyến đã bảo đảm đủ lượng hàng cho các chiến trường, tổ chức hành quân cho các đơn vị thực binh cấp trung đoàn, sư đoàn với trên 55 nghìn quân từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào tăng cường cho chiến trường.

 
W

woonopro

ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN
- Chương 4: Chiến Dịch Đường 9 – Nam Lào, Bản Anh Hùng Ca Của Cuộc Chiến Đấu Chống Ngặn ChặnTrên Đường Trường Sơn -

Đặc biệt, đã tổ chức bảo đảm cho ba tiểu đoàn pháo tầm xa, một tiểu đoàn xe tăng… vào thẳng chiến trường Nam Bộ, tạo nên sự thay đổi mạnh về tương quan lực lượng, gây bất ngờ lớn cho địch.

Ngày 30 tháng 3 năm 1972, cuộc tiến công chiến lược xuân - hè 1972 đồng loạt nổ ra trên khắp miền Nam. Ở hướng chủ yếu Trị - Thiên, ngày 2 tháng 5 ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, bắc Kontum. Nhưng cũng từ đó, cuộc chiến đấu của quân và dân ta nhằm giữ vững vùng giải phóng diễn ra vô cùng ác liệt. Kẻ địch vừa tập trung lực lượng phản kích chiếm lại những vị trí đã mất - đặc biệt là Thành cổ Quảng Trị, vừa tập trung máy bay, pháo từ các hạm tàu oanh kích triệt các nguồn tiếp tế. Binh trạm 19 thuộc Cục Vận tải trực tiếp bảo đảm cho mặt trận Đông Hà - Quảng Trị, từ hướng bắc bị tổn thất nặng. Các mũi chi viện khác cũng chững lại do các tuyến vận chuyển chiến dịch chỉ là đường độc đạo. Trong khi đó, chiến sĩ ta ở tiền duyên trông chờ từng viên đạn, nắm cơm, túi thuốc chiến thương…

Trong tình thế "nước sôi lửa bởng" như vậy, đầu tháng 5, anh Đinh Đức Thiện cấp tốc vào thay mặt Quân uỷ Trung ương giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn đảm nhiệm việc chi viện cho mặt trận Đông Hà - Quảng Trị.

Sau khi bàn bạc, cân nhắc mọi yếu tố, Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh thống nhất phương án khẩn trương đưa Binh trạm 12 do anh Phạm Thái làm Binh trạm trưởng, anh Ngô Quang Bình làm Chính uỷ, lật cánh sang bắc Quảng Trị thay chân Binh trạm 19 để binh trạm này lùi ra Đồng Hới tập trung chuyển hàng vào giao cho Binh trạm 12 tại Xuân Bồ (Quảng Bình) và Hồ Xá (Vĩnh Linh); đồng thời, điều hai trung đoàn công binh, hai trung đoàn cao xạ 591, 210 bảo vệ tuyến vận chuyển của Binh trạm 12; điều Sư đoàn phòng không 377 và hai trung đoàn cao xạ khác tăng cường cho Quân khu Trị-Thiên và khu vực Đông Hà, Thành cổ Quảng Trị.

Anh Đinh Đức Thiện nhất trí phương án trên. Nhưng tôi biết anh trở ra Hà Nội không ít lo lắng. Anh tâm sự:

- Giá như có được phép phân thân, để tớ vừa ở lại với các cậu trong này, vừa cùng cơ quan Tổng cục tổ chức đối phó với "trò" phong toả của không quân và hải quân Mỹ trên miền Bắc thì tuyệt biết mấy. Lúc này, địch không chỉ đặt giao thông, cầu đường lên thành mục tiêu hàng đầu, mà chúng còn cho rải mìn, thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông, cảng biển trên miền Bắc. Tình thế đang căng như dây đàn.

Nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến dịch không được phép chậm trễ. Chính uỷ Đặng Tính, Phó chính uỷ Lê Xy cùng một số cán bộ chủ trì cơ quan xuống trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ Binh trạm 12 triển khai nhiệm vụ bảo đảm cho mặt trận Đông Hà - Quảng Trị.

Cùng lúc đưa Binh trạm 12 lật cánh sang làm nhiệm vụ vận chuyển chiến dịch ở hướng bắc, Bộ Tư lệnh giao cho Bộ Tư lệnh 478 nhiệm vụ bảo đảm cho chủ lực Trị-Thiên từ hướng tây và một số đơn vị chủ lực bắc Khu 5.

Thấy anh Lê Đình Sum - người đứng mũi chịu sào Bộ Tư lệnh 473, sức khỏe không bảo đảm, Bộ Tư lệnh quyết định để anh Phan Khắc Hy xuống làm Tư lệnh 473 và rút anh Sum về cơ quan.

Những ngày hè năm 1972, ở mặt trận Trị-Thiên, thử thách đối với những người lính Trường Sơn không chỉ là mưa lũ nắng cháy mà còn cả đạn bom, máu lửa. Nhưng vượt lên tất cả, đến cuối tháng 5, được lực lượng vận tải Tổng cục Hậu cần bảo đảm đủ chân hàng, Binh trạm 12 và Bộ Tư lệnh 478 đã vận chuyển, bảo đảm cho mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị 8.000 tấn vật chất, các hướng khác của Trị-Thiên 3.700 tấn, tạo điều kiện cho các lực lượng của ta tiếp tục tiến công và giữ vững vùng giải phóng.

Yêu cầu nóng bỏng nhất của mặt trận Đông Hà - Quảng Trị lúc này là bảo đảm vật chất cho lực lượng chốt giữ Thành cổ Quảng Trị. Do đường bộ đa phần là độc đạo bị đánh dồn dập, Bộ Tư lệnh kịp thời chỉ thị Binh trạm 12 nhanh chóng tổ chức một mũi vận chuyển "vu hồi" bằng thuyền máy do các đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Ngô Văn Đạt chỉ huy tiến dọc theo bờ biển vào Gia Đẳng, Mỹ Thuỷ; ngược sông Thạch Hãn lên tiếp tế cho Trung đoàn 48 đang chốt giữ Thành cổ. Mặc dù bị địch đánh chặn bằng máy bay, pháo hạm, vướng thuỷ lôi; có thuyền bị đắm, thuỷ thủ hy sinh, song mũi vận chuyển "vu hồi" theo đường thuỷ vẫn đáp ứng được một phần vật chất cho chiến dịch.

Nếu chiến dịch Trị-Thiên xuân hè 1972, mà đỉnh cao là cuộc chiến đấu trong 82 ngày đêm của quân và dân ta chốt giữ Thành cổ Quảng Trị dưới mưa bom bão đạn quân thù, là bản anh hùng ca bất hủ, thì cuộc chiến đấu sôi động rất đỗi hào hùng của những người lính Trường Sơn góp phần làm nên bản anh hùng ca đó cũng mãi mãi được lịch sử lưu danh.

Trung đoàn trưởng trung đoàn phòng không 591 - Lê Văn Lầm hy sinh trong khi chỉ huy bộ đội chiến đấu, Phó chủ nhiệm hậu cần Bộ Tư lệnh Trường Sơn - Nguyễn Văn Tốn hy sinh trong khi xuống kiểm tra đơn vị; hàng trăm chiến sĩ hy sỉnh trong khi làm nhiệm vụ, hàng chục thuỷ thủ hy sinh khi chở hàng vào chi viện cho lực lượng trấn giữ Cổ thành Quảng Trị… là những hình ảnh hằn sâu trong ký ức tôi về những ngày hè năm 1972 - những tháng ngày khốc liệt nhất trên chiến trường Đông Hà - Quảng-Trị.

Kết thúc một mùa khô phục vụ chiến đấu và chiến đấu, bộ đội Trường Sơn đã giành được thắng lợi lớn. Đặc biệt, việc đưa hệ thống đường kín vào hoạt động, nối dài đường ống xăng dầu qua nam Bạc… đã tạo được thế trận mới; bước đầu chuyển đổi cơ bản tương quan lực lượng trên tuyến vận tải quân sự chiến lược.

 
W

woonopro

♥Đường xuyên Trường Sơn - Chương V♥

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

1.Ngay sau khi cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972 của quân và dân ta ở miền Nam nổ ra, Mỹ đã huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân, sử dụng khối lượng bom đạn khổng lồ, ào ạt chi viện cứu nguy cho quân nguỵ trên chiến trường và trở lại đánh phá miền Bắc. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, Mỹ hy vọng nhanh chóng huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quân sự của hậu phương miền Bắc, chặn nguồn chi viện cho miền Nam, làm nao núng quyết tâm, hạn chế sức tiến công của ta trên chiến trường, buộc ta phải chấp nhận những giải pháp mà chúng đưa ra tại hội nghị Paris.

Trên mặt trận giao thông vận tải, địch tập trung oanh kích dữ dội hệ thống cầu đường, kho tàng, huỷ diệt khu tập kết chân hàng, tuyến đường ống xăng dầu… Tuyến đường bộ 1A, đường 15 qua địa bàn Khu 4 cùng lúc bị máy bay và pháo hạm Mỹ chặn đánh quyết liệt; đặc biệt là các điểm vượt sông Lam, sông Gianh, sông Nhật Lệ… Đồng thời với đánh phá cac tuyến giao thông nội địa, từ cuối tháng 5 năm 1972, địch đã cho thả thuỷ lôi, bom từ trường, bom chờ nổ "bịt" chặt các cửa sông, cảng biển miền Bắc.

Do địch sử đụng lực lượng mạnh với nhiều khí tài hiện đại, áp dụng thủ đoạn đánh phá xảo quyệt, ồ ạt, nên việc tổ chức đánh trả, bảo vệ mục tiêu, chống bao vây phong toả của ta trong giai đoạn đầu gặp khó khăn. Hoạt động vận chuyển chi viện chiến trường bị ngưng trệ. Ở tuyến nam Khu 4, trước đây trung bình mỗi tháng 4.000 tấn hàng được chuyển theo đường biển từ cảng Bến Thuỷ (Vinh) vào cảng Gianh, từ cuối tháng 5 bị giảm hẳn. Số lượng lương thực được chuyển theo các tuyến giao thông nội địa vào lập chân hàng ở nam Quảng Bình mỗi ngày khoảng nghìn tấn nay chỉ còn trên dưới 100 tấn… Thiệt hại về hàng hoá, xe máy, tàu thuyền vận tải khá lớn.

Những tháng cuối hè ở nam Khu 4, mưa bão đang vào mùa cao điểm, cường độ đánh phá của địch ngày càng ác liệt hơn. Bao nhiêu khó khăn dồn nén, trong khi ở mặt trận Đông Hà - Quảng Trị, ta và địch đang ở thế cầm cự quyết liệt. Giao thông vận tải trở thành mặt trận nóng bỏng nhất. Bảo đảm giao thông, chống phong toả, thực hiện vận chuyển chi viện chiến trường là nhiệm vụ đột xuất số 1 của quân và dân miền Bắc lúc này.

Trước yêu cầu cấp bách của chiến trường, Hội đồng Chi viện tiền tuyến của Chính phủ được thành lập. Ban điều hoà giao thông Trung ương tái hoạt động. Đặc biệt, để giải toả ách tắc ở "yết hầu" nam Khu 4, ngày 4 tháng 10 năm 1972, Hội đồng Chính phủ quyết định quân sự hoá toàn bộ hệ thống giao thông vận tải từ nam sông Lam vào tới Vĩnh Linh; giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn thống nhất chỉ huy giao thông vận tải từ bờ bắc sông Gianh vào tận hậu phương chiến dịch Dông Hà - Quảng Trị. Đồng thời, Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ huy giao thông vận tải thống nhất, gồm một số đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Bình và đại diện Bộ Tư lệnh Trường Sơn, do anh Trần Sự - uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ, Tỉnh đội trưởng Quảng Bình làm Trưởng ban, anh Lại Văn Ly - Phó chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ty Giao thông vận tải làm uỷ viên.
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Về phía Bộ Tư lệnh Trường Sơn, ohúng tôi phân công anh Phan Khắc Hy tham gia, làm Phó ban. Lúc này anh Phan Khắc Hy đã được điều ra giữ chức Tư lệnh Sư đoàn khu vực hậu cứ 571.

Với thực tiễn sống động, hào hùng mà mỗi con người, chuyến đò bến phà, trên đất Quảng Bình cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến, cho nhiệm vụ chi viện chiến trường, chúng tôi luôn cho rằng Quảng Bình là điểm tựa, là căn cứ bàn đạp của đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Bởi mấy lẽ:

- Hơn 13 năm, kể từ khi tuyến chi viện chiến lược mới chỉ là những lối mòn giao liên, Quảng Bình luôn là địa bàn mà Bộ Tư lệnh Trường Sơn chọn nhiều vị trí để đặt "Đại bản doanh ". Cũng vì vậy từ những tên đất bình thường như bao vùng quê khác: Cù Lạc, Hiền Ninh, Thạch Bàn…, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã được tiếp đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào thăm, chỉ đạo trực tiếp. Để rồi chúng tôi có được những quyết sách quan trọng, nhất là vào những thời điểm quyết định.

- Quảng Bình là tâm điểm của năm tuyến đường ngang, năm trục vượt khẩu, nối đông và tây Trường Sơn. Trên mảnh đất "eo thắt" nhất suốt một dải chiều dài "chữ S" này, với bề ngang có chỗ không quá năm chục cây số, có biết bao tên đất, tên làng, dòng sông…, như Mụ Giạ, Xuân Sơn, Long Đại, ngã ba Dân Chủ, Khe Ve, Khe Rinh, bến phà Gianh… đã đi vào lịch sử như biểu tượng sáng ngời tinh thần bất khuất, kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc đối đầu với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

- Dải đất nhỏ này là căn cứ tập kết của các lực lượng, các binh chủng thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn và lực lượng hùng hậu từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường. Quảng Bình là trung tâm dự trữ vũ khí, lương thực, vật tư kỹ thuật, để từ đây, bộ đội Trường Sơn chuyển tải tới các chiến trường.

- Quảng Bình còn là "hậu phương kế cận" của Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Mỗi mùa mưa tới, sau những tháng ngày căng thẳng, đấu trí đấu lực với kẻ thù trên tuyến, từ những cánh rừng, trục đường cả đông và tây Trường Sơn, các lực lượng tập kết về đây. Nghỉ ngơi một chút, phục hồi sức khỏe, tập huấn, xốc lại đội hình… với biết bao công việc phải làm. Người dân nơi đây luôn rộng lòng chở che, chăm bẵm những người con từ tuyến trước trở về. Dù cho hậu phương này vẫn đang ngày đêm rực lửa.

Có thể hơn bất cứ nơi đâu trên hậu phương lớn miền Bắc, Quảng Bình, Vĩnh Linh là vùng đất hứng chịu sự tàn phá, huỷ diệt tàn khốc nhất của kẻ thù. Triền miên, dai dẳng, kể từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, không một thôn làng, mảnh ruộng, khoanh vườn nào nơi đây không gánh chịu hàng chục tấn bom thù. Nhưng trong bom đạn người dân Quảng Bình, Vĩnh Linh luôn ngẩng cao đầu; bản lĩnh của họ được đúc kết từ những điều đã thấm vào máu thịt: Xe chưa qua, nhà không tiếc, hay: Nhà tan cửa nát cũng ừ. Đánh tan giặc Mỹ, cực chừ sướng sau…
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt từ năm 1966 đến 1969 là những năm tháng chiến trường Trị-Thiên và tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn gặp muôn vàn khó khăn.

Dù ngày đêm phải gồng mình lên chống chọi với chiến tranh phá hoại, một hạt thóc, củ khoai trên đồng phải cõng bao bom đạn, bão giông…, nhưng người dân Quảng Bình đã lấy khoai sắn thay cơm, dành gạo chi viện chiến trường. Trong những tháng ngày khó khăn chồng chất đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh, từ Bí thư tỉnh uỷ đến các anh Cổ Kim Thành - Chủ tịch tỉnh, Lại Văn Ly, Trần Sự, Đặng Gia Tất và nhiều cán bộ khác đã có mặt thường xuyên.ở những "điểm nóng", trực tiếp chỉ đạo huy động nhân tài vật lực cho mặt trận giao thông vận tải. Trên mặt trận này, hầu như mỗi người dân Quảng Bình là một dân công; trai gái đều là thanh niên xung phong. Nhà dân là doanh trại bộ đội, là quân y xá, là kho hàng. Mỗi chủ nhà là một thủ kho đầy bản lĩnh và phẩm chất trong sáng tuyệt vời. Trong khi cả gia đình, sắn khoai là chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng gạo của chiến trường không hề suy suyển một hạt…

Nói về Quảng Bình những ngày chống chiến tranh phá hoại, trong tôi lại hiện về một Quảng Bình của dĩ vãng với những mối quan hệ nhiều chiều với Đường Hồ Chí Minh - với con đường thống nhất đất nước. Từ những ngày "Bình - Trị-Thiên khói lửa" của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) ở miền tây Quảng Bình đã có đường giao liên qua Ba Rền, Liên U do anh Hùng Sơn - Tỉnh uỷ viên phụ trách. Năm 1959, khi tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn vừa hình thành, các anh Hùng Sơn, Nguyễn Húng, Nguyễn Vạn, Lê Hành… đã cộng tác hết sức đắc lực với Ban cán sự Đoàn 559… Có anh đã trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo bảo vệ hành lang.

Thời gian sẽ trôi đi cùng năm tháng, nhưng cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn không bao giờ quên được Quảng Bình quê hương "Hai giỏi", mảnh đất kiên cường - điểm tựa vững như "bàn thạch" của mình.

Hè năm 1972, đất và người Quảng Bình lại thêm một lần "được thử lửa".

Tình trạng thiếu lương thực trên chiến trường rất nguy ngập. Trong khi ách tắc giao thông ở Khu 4 (sông Lam, sông Gianh…) chưa được tháo gỡ, Bộ Chính trị buộc phải chỉ thị cho Tỉnh uỷ Quảng Bình động viên nhân dân tỉnh nhà tiết kiệm gạo chi viện cho mặt trận.

Mặc dù lúc này Quảng Bình đang bị địch đánh phá vô cùng tàn khốc sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn, lương thực bị cạn kiệt, nhưng người dân ở đây đã sẵn sàng dành những hạt gạo cuối cùng cho tiền tuyến. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quảng Bình đã huy động được 500 tấn gạo giao Bộ Tư lệnh Trường Sơn chuyển gấp tiếp tế cho bộ đội. Tôi như thấy những hạt gạo này được chắt ra từ mồ hôi, nước mắt, và cả máu của bao người thân, của bà con cô bác - những người nông dân lam lũ, tảo tần… 500 tấn gạo, dè sẻn lắm cũng chỉ đủ nuôi 10 vạn quân trong một tuần. Nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no", và phải hiểu đây là hạt gạo Quảng Bình, mới thấy hết giá trị của nó, mới thấy sự hy sinh của nhân dân là vô bờ bến.
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Ngày 22 tháng 10 năm 1972, Nixon tuyên bố tạm ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, và trở lại đàm phán với ta ở Paris. Chớp thời cơ, ta tập trung toàn bộ lực lượng vận tải tuyến hậu phương, mở nhiều chiến dịch vận tải, đặc biệt đẩy nhanh nhiều hàng vào chiến trường. Nhiệm vụ bức xúc nhất lúc này của Quảng Bình và Bộ Tư lệnh Trường Sơn là giải toả hai trọng điểm sông Gianh, sông Nhật Lệ.

Sau khi được giao chỉ huy giao thông từ bắc sông Gianh vào Vĩnh Linh, Bộ Tư lệnh Trường Sơn quyết định đưa ngay hai trung đoàn công binh, hai trung đoàn cao xạ thiện chiến ra mở đường vòng tránh các trọng điểm trên quốc lộ 1, quốc lộ 15 và bảo vệ các trọng điểm đó.

Lại những ngày toàn dân Quảng Bình làm vận tải chi viện chiến trường. Già trẻ, gái, trai, nam phụ, lão ấu… bám đường, bám hàng…

Các hợp tác xã vận tải, đánh cá của các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch… được tổ chức thành các tiểu đoàn vận tải đường sông, hoạt động trên các sông Gianh, Kiến Giang, Nhật Lệ, Long Đại, sông Son… lập chân hàng cho hai binh trạm cửa khẩu đường 16 và đường 20.

Đầu tháng 11 năm 1972, tôi cùng Tham mưu trưởng vận chuyển Nguyễn Chúc và bí thư của tôi là Lê Mai Trung sang Binh trạm 16 bắc sông Gianh, do anh Nguyễn Tuy làm Binh trạm trưởng, Phùng Hữu Đễ làm Chính uỷ, bàn tìm cách giải toả hàng ở cảng Gianh.

Nhân thể, tôi về thăm quê Quảng Trung - Quảng Trạch. Năm đó, mẹ tôi đã 89 tuổi, nhưng "ơn trời" còn khỏe và mỉnh mẫn. Sau hơn 4 năm, tôi mới có được nửa buổi chiều bên mẹ.

Bố tôi mất khi tôi vừa tròn 8 tuổi, mẹ tảo tần gánh thêm phần chồng hôm sớm nuôi con. Đất nghèo, con đông. Khó lấy gì đo được nỗi vất vả gian nan mà mẹ chịu đựng để chúng tôi được học hành nên người. Lớn lên, tôi hoạt động cách mạng. Nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập "gõ cửa". Mẹ không những không can ngăn mà còn động viên, ngay cả những khi phong trào ở địa phương gặp khó khăn nhất. Nhà tôi là cơ sở để cán bộ hoạt động bí mật lui tới. Nhớ chuyện cũ, tôi càng thương quý mẹ khôn xiết.

Biếu mẹ một củ sâm, một ký đường, năm ký gạo, tôi xin phép lên đường. Chia tay giữa chiều đông, mẹ cứ dặn đi dặn lại: "Mạ già rồi, nhưng ở nhà có chị em, bà con chòm xóm. Con khỏi lo, cố mà giữ sức khỏe để phục vụ dân, phục vụ Đảng".
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Phút chia xa, nhìn ráng chiều nghiêng xuống hiên nhà, như chính "bóng chiều" đổ xuống cuộc đời gian truân của mẹ, tôi khó lê nổi bước xuống thuyền!

***

Mùa mưa qua, ách tắc ở "yết hầu" nam Khu 4 được giải toả. Tới tháng 10, các đơn vị đã chuyển được hơn 8.000 tấn vũ khí vượt phà Gianh, Long Đại; tháng 11 đưa tiếp vào chiến trường hơn 10.000 tấn vật chất. Nguồn hàng từ hậu phương chuyển vào đã từng bước khắc phục được khó khăn của các chiến trường.

Vừa về Sở chỉ huy, được dự báo các anh Văn Tiến Dũng, Đinh Đức Thiện sẽ vào làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn, tôi giao cho anh Lê Mai Trung - một đồng chí giúp việc cho tôi trong nhiều năm, có kinh nghiệm, trình độ và tận tuỵ với công việc, cùng các cơ quan chuẩn bị báo cáo để làm việc với đoàn của Bộ.

Cuối tháng 11, anh Văn Tiến Dũng và anh Đinh Đức Thiện thay mặt Quân uỷ Trung ương vào giao chỉ tiêu vận chuyển năm 1973 cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Một chỉ tiêu rất lớn so với những năm trước. Mặc dù vậy, xét thế và lực của tuyến cũng như yêu cầu bảo đảm cho chiến trường đánh lớn, chúng tôi đồng tình với quyết định của trên và hứa quyết tâm thực hiện bằng được.

 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Để giành thế chủ động trước một khối lượng vận chuyển rất lớn, Bộ Tư lệnh Trường Sơn quyết định sớm ra quân đồng loạt. Do hành lang đông Trường Sơn còn mưa dầm bởi ảnh hưởng gió mùa đông bắc, chúng tôi cho tổ chức đội hình vận tải quy mô tiểu đoàn, đại đội xe là chủ yếu. Ở tây Trường Sơn, trời khô, đường tốt, đội hình vận tải chủ yếu là trung đoàn xe.

Là người làm nhiệm vụ vận tải quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hẳn không ai quên được chiến dịch vận tải đặc biệt có tên là "VT5" vào tháng 12 năm 1972. "VT" là vận tải. "VT5" là "Vận tải tranh thủ tụt thang. Vậy đấy, trong cuộc đối đầu này, khi đối phương hoặc chịu không nổi phải "tụt thang", hay tụt thang với một mưu ma chước quỷ khác, thì ta tranh thủ "leo thang". Thật là một cuộc ra quân vô cùng rầm rộ.

Đầu tháng 12, Bộ Tư lệnh Trường Sơn thống nhất với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình huy động tổng lực các phương tiện vận tải sẵn có; đặc biệt là số thuyền của các hợp tác xã vận tải thuỷ, của các gia đình, đóng thêm thuyền gắn máy để chuyển hàng trên các tuyến sông nội địa và ven biển. Thuyền ken thuyền, tàu lớn song hành tàu bé, đi lại như thoi đưa trên sông Gianh, Kiến Giang, Nhật Lệ… chẳng khác gì ngày hội. Khẩu hiệu của hậu phương hướng về tiền tuyến lúc này là: "Một ngày bằng hai mươi năm!".

Thất bại nặng nề trước cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, cũng như sự bất lực hoàn toàn của chiến tranh phá hoại, phong toả miền Bắc, hạ tuần tháng 12 năm 1972, "Nhà Trắng" giở "ngón nghề" cuối cùng - mở cuộc tập kích chiến lược đường không, chủ yếu bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa bàn trọng yếu khác.

Hy vọng kiếm một chút gì đó để "mặc cả" với ta tại bàn đàm phán ở Paris; nhưng rốt cục Mỹ đã phải trả giá cho bước phiêu lưu này bằng một "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân miền Bắc. Xác "Siêu pháo đài bay" rơi lả tả trên đường phố Hà Nội, xuống cả hồ làng hoa Ngọc Hà. Giặc lái Mỹ trở thành "sứ giả" không mời của khách sạn "Hin Tơn" Hà Nội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do dân tộc ta tiến hành sau gần 20 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường và "Điện Biên Phủ trên không" - 12 ngày đêm Hà Nội đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

"Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…"

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, giọng nữ phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam vang lên khắp mọi miền Tổ quốc, thông báo Hiệp định Paris được ký kết. Đúng là: "Khao khát trăm năm mãi đợi chờ, Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ. Một trời êm ả xanh không tưởng...". Cảm ơn anh Xuân Thuỷ đã nói hộ tiếng lòng tôi, tiếng lòng của bao người. Trời xuân xanh quá. Tôi như nghe, như thấy trong lời thơ anh Xuân Thuỷ, trong giọng đọc của cô phát thanh viên có nắng, gió quê hương, mồ hôi và máu lửa, có tiếng ngàn quân reo trên những cánh rừng Trường Sơn…


 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Như một phản ứng dây chuyền, tiếp sau Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 22 tháng 2 năm 1973, Hiệp định Viên Chăn - chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Lào được ký kết.

Với bản lĩnh kiên cường của một Đảng vô sản dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và với những trang sứ nóng hổi về Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Đảng ta, nhân dân và quân đội ta không ảo tường vào "thiện chí" của kẻ thù. Nhưng dẫu sao, về pháp lý quốc tế, với Hiệp định Paris và Hiệp định Viên Chăn, ở đông - tây Trường Sơn, chiến sự cũng phải ngừng. Một thời cơ mới, một vận hội mới đang đến với dân tộc, với bộ đội Trường Sơn.

Tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, và khi thời cơ đến chủ động nắm bắt thời cơ, huy động sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi quyết định là một vấn đề thuộc về nghệ thuật tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.

Từ ngày thành lập, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát huy một cách sáng tạo kinh nghiệm, truyền thống của cha ông, lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Các bước ngoặt quyết định của lịch sử dân tộc từ ngày có Đảng thường bắt nguồn từ thế và lực mà ta tạo ra. Ở những thời điểm quyết định, Đảng ta đã biết phát huy cao độ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để tiến công địch, giành thắng lợi quyết định. Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) - đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ… là những bằng chứng hùng hồn về tài nghệ tuyệt vời của Đảng, của dân tộc ta.

Ý thức được "một thời cơ mới, một vận hội mới" đang đến với sự nghiệp kháng chiến, với lịch sử tuyến vận tải quân sự chiến lược, Bộ Tư lệnh Trường Sơn chủ trương đẩy mạnh nhịp độ vận chuyển chi viện mùa khô, đồng thời chuẩn bị phát triển hoàn thiện thế trận của tuyến chi viện chiến lược, góp phần tạo thế và lực mới trên chiến trường.

***
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới

Đầu xuân Quý Sửu - 1973, đồng chí Lê Duẩn, người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta lúc đó vào thăm, chúc Tết bộ đội Trường Sơn.

Thật khó nói hết không khí vui vẻ náo nức tại sở chỉ huy Bộ Tư lệnh ở Hiền Ninh, Quảng Ninh chiều mồng một Tết năm đó, khi anh Duẩn vào. Xuân đất trời, xuân chiến thắng hoà quyện trong nhau làm ngây ngất lòng người.

Sau chén rượu, dăm ba câu chuyện và lời chúc đầu xuân, công việc lại kéo chúng tôi về với không khí làm việc nghiêm túc "nóng bỏng".

Tôi báo cáo anh Lê Duẩn những phần việc chủ yếu đã làm, dự kiến kế hoạch sau thắng lợi quyết định của hai nước Việt - Lào.

Anh Ba rất vui, lắng nghe và thi thoảng ghi chép đôi chút. Phải sau hơn một giờ, nghe tôi báo cáo xong, anh mới hỏi thêm một số vấn đề. Đề cập tình hình và nhiệm vụ sắp tới, anh khẳng định:

- Tình hình địch-ta trên chiến trường lúc này đã hoàn toàn khác trước. Chúng ta đang đứng trước một thời kỳ thuận lợi. Cục diện chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi cơ bản theo hướng có lợi cho ta. Thời cơ đó có được là do ta đã tạo nên bằng quá trình chiến đấu gần 20 năm. Đương nhiên cũng do một phần ở những sai lầm của địch. Đồng thời ta không bao giờ quên sự góp sức của bạn bè thế giới, xu thế của thời đại. Nhiệm vụ của chúng ta giờ đây là phải bằng mọi nỗ lực, tận dụng tối đa lợi thế đó, tạo thời cơ mới để đẩy nhanh công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định một chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập tự do. Nhân dân ta, dân tộc ta, đất nước ta phải chịu đựng những năm dài đằng đẵng chiến tranh, từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hơn ai hết, Đảng ta, nhân dân ta rất khát khao hoà bình. Nhưng nền hoà bình phải do tự ta chiến đấu giành lại. Phải có hoà bình, chúng ta mới thực hiện được độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… Bộ Chính trị đánh giá cao những kết quả mà tuyến đường Hồ Chí Minh đã làm những năm qua, và tin chắc tuyến đường sẽ thực hiện tốt sứ mạng là cầu nối Bắc - Nam, góp phần tích cực tạo thời cơ mới…

Sổ vàng truyền thống Binh đoàn Trường Sơn còn lưu ghi bút tích của anh Lê Duẩn trong chuyến anh vào thăm đầu xuân Quý Sửu: "Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng…

Đó cũng là con đường đoàn kết của các dân tộc, của ba nước Đông Dương…

Quang vinh thay bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến đấu và chiến thắng trên con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại.

Sáng hôm sau, mùng 2 Tết, tôi và anh Đặng Tính vừa tiễn chân, vừa hướng dẫn ành Lê Duẩn thăm cầu phao Long Đại do công binh Trường Sơn thi công dùng cho hai làn xe. Đoàn đến cùng lúc một đơn vị vận tải đang dàn đội hình qua cầu. Lễ xuất quân đầu xuân rất gây ấn tượng. Tiếp đó, anh Lê Duẩn tới thăm một đơn vị cao xạ 57 ly bảo vệ cầu. Điểm dừng cuối cùng của anh là Binh trạm 12 - một đơn vị vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển bảo đảm chiến dịch Đông Hà - Quảng Trị, năm 1972.
 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
Trước đông đảo cán bộ, chiến sĩ của binh trạm, anh xúc động nói:

- Tổ quốc ta, nhân dân ta, Đảng ta rất tự hào có những người con kiên cường dũng cảm vô cùng tận như các đồng chí…

Hơn một phần tư thế kỷ qua, kể từ ngày anh Lê Duẩn vào thăm chúng tôi ở Quảng Bình đầu xuân Quý Sửu, đến nay tôi vẫn nghĩ những dòng anh viết, những điều anh nói về bộ đội Trường Sơn là một trong những ý nghĩ, tình cảm vô cùng quý giá mà các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước dành cho tuyến đường mang tên Bác.

Đón Tết xong, anh Đặng Tính và tôi nhận được điện triệu tập họp của Thường trực Quân uỷ Trung ương. Ngày 5 tháng 2 năm 1973, hai anh em có mặt tại Hà Nội nhận nhiệm vụ Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng giao. Điều tôi thực sự tâm đắc trong đợt công tác lần này là ngoài những chỉ tiêu vận chuyển chi viện theo yêu cầu quân sự và quốc kế dân sinh vùng giải phóng, Quân uỷ Trung ương đã giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn nhiệm vụ phát triển hoàn thiện thế trận vận chuyển. Đặc biệt là thế trận cầu đường và tổ chức lực lượng theo quy mô thích hợp với điều kiện mới, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Những nhiệm vụ chủ yếu mà Thường trực Quân uỷ Trung ương giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn hôm đó, sau này được phát triển và hoàn thiện thành Nghị quyết 81/QUTW của Quân uỷ Trung ương (5-5-1973) - Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ chi viện chiến trường và phát triển tuyến chi viện Trường Sơn trong tình hình mới.

Nhận nhiệm vụ trên giao, khi mùa khô đã qua nửa thời gian, Bộ Tư lệnh chủ trương tranh thủ đẩy mạnh khâu vận chuyển chiến lược, tập trung dứt điểm sớm khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường khoảng 80.000 tấn; tạo đủ chân hàng để Bộ Tư lệnh Sư đoàn 470 sử dụng Trung đoàn 53 vận tải đường sông chuyển giao Nam Bộ trong mùa mưa.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh quyết định điều chỉnh lại tổ chức toàn tuyến theo hướng thành lập những sư đoàn binh chủng cơ động trực thuộc Bộ Tư lệnh. Cụ thể, chúng tôi đề nghị Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng cho bỏ cấp binh trạm, các sư đoàn khu vực, thành lập các sư đoàn binh chủng nhằm tạo "những quả đấm" mạnh, thực hiện vận chuyển đường dài và đủ sức giải quyết nhũng công trình trọng điểm trong một thời hạn cho phép.

Cũng phải đến mùa hè năm 1973, việc điều chỉnh tổ chức, biên chế mới ngã ngũ, bằng việc Quân uỷ Trung ương phê chuẩn chuyển Sư đoàn khu vực hậu cứ 571 thành Sư đoàn 571 ô tô vận tải và chuyển Sư đoàn khu vực 473 thành Sư đoàn công binh 473 trực thuộc Bộ Tư lệnh. Đây là hai sư đoàn binh chủng chưa có tiền lệ trong lịch sử tổ chức quân đội ta. Chúng tôi cho đây là một sáng tạo độc đáo của Đảng ta trong xây dựng lực lượng vũ trang và lãnh đạo chiến tranh cách mạng.

 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
Để bảo đảm cho sự thành công trong xây dựng, quản lý và chỉ huy những sư đoàn binh chủng mới mẻ này, Bộ Tư lệnh quyết định chọn, sắp xếp những cán bộ giàu kinh nghiệm, có kiến thức và năng lực chỉ huy vào những vị trí chủ chốt.

Với Sư đoàn 571 ô tô cơ động vận tải, chúng tôi bố trí anh Nguyễn Đàm làm Tư lệnh, anh Phan Hữu Đại làm Chính uỷ, anh Hoàng Trá và anh Nguyễn Tất Giới làm Phó tư lệnh, anh Phan Biên làm Phó chính uỷ.

Với Sư đoàn 473 công binh, anh Nguyễn Văn Kỷ được cử làm Tư lệnh, anh Bùi Thế Tâm làm Chính uỷ; hai anh Cao Đôn Luân, Tô Đa Mạn làm Phó tư lệnh, anh Phan Bá Dậu làm Phó chính uỷ.

Xung quanh việc thành lập sư đoàn ô tô vận tải và sư đoàn công binh lúc này còn có ý kiến chưa ủng hộ, viện dẫn tổ chức quân đội nhiều cường quốc quân sự cũng không có. Chỉ đến Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lịch sử đã trả lời một cách công bằng, sòng phẳng nhất về quyết định đầy tính sáng tạo này.

Như vậy từ cuối hè năm 1973 đến kết thúc sứ mạng lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Tư lệnh Trường Sơn có tám sư đoàn (gồm hai sư đoàn ô tô vận tải: 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470, 472, 473, 565; Sư đoàn phòng không 377, Sư đoàn bộ binh 968) và một số trung đoàn trực thuộc (gồm: 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng). Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn - tương đương trung đoàn, với gần 10 nghìn nam nữ thanh niên.

Nói tới sự trưởng thành, lớn mạnh của tổ chức binh chủng hợp thành thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn, không thể không nói tới lực lượng phục vụ - những con người tận tuỵ cống hiến hết mình trong lửa đạn, trong gian khổ - những người lính hậu cần, đặc biệt là quân nhu, quân y Trường Sơn. Không chỉ phục vụ lực lượng trên tuyến mà còn phục vụ các chiến trường, cả ta và bạn; nên quân y Trường Sơn được Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế hỗ trợ, giúp đỡ tích cực. Bác sĩ Vũ Văn Cẩn - Cục trưởng Cục Quân y, một con người hết mình vì sức khỏe của bộ đội, vì chiến trường, sau là Bộ trưởng Bộ Y tế, đã dành nhiều tâm sức trực tiếp chỉ đạo hoạt động của quân y Trường Sơn.

Trong nhiều năm, các anh Nguyễn Ngọc Thảo, Lê Trung Nguyên, Vũ Bá Lợi… đã cùng đông đảo các bác sĩ quân y giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết xây dựng hệ thống quân y trên tuyến chi viện chiến lược khá hoàn chỉnh, đồng bộ, lớn mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ quân y chiến lược và quân y tuyến chiến dịch.


 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
Xuất phát từ quan điểm "Cứu chữa con người là trên hết", lần đầu tiên trên tuyến cũng như các hướng ra chiến trường, quân y Trường Sơn đã hình thành một tuyến thống nhất có sự chỉ huy, theo dõi, cấp cứu, điều trị liên tục 24/24 giờ trong ngày thông qua hệ thống thông tin trực ban ở Bộ Tư lệnh.

Đến cuối năm 1972, tổ chức quân y Trường Sơn, gồm 4 bệnh viện (59, 46, 47, 48), 16 bệnh xá, 125 đội điều trị, đội phòng dịch và đội phẫu; hàng trăm đội cứu thương cơ động với hơn 200 bác sĩ, dược sĩ cao cấp; hơn 1.300 y sĩ, dược sĩ; 4.200 y tá, dược tá… Lực lượng quân y đã cùng với quân nhu góp phần xứng đáng bảo đảm sức chiến đấu của bộ đội trong điều kiện vô cùng ác liệt.

Quân y Trường Sơn đã sớm đề ra phương châm "Cấp cứu tại chỗ, phòng bệnh đi trước". Nhờ vậy mà hạn chế thấp nhất mức độ tử vong; đặc biệt là tử vong do sốt rét ác tính - một căn bệnh trầm kha làm giảm ghê gớm sức chiến đấu của bộ đội.

***


 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
Ngày 1 tháng 3 năm 1973, Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn họp quán triệt nhiệm vụ Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng giao.

Tại hội nghị này, chúng tôi thống nhất đánh giá: Từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết, chiến trường Trường Sơn thay đổi căn bản. Mỹ buộc phải chấm dứt đánh phá bằng không quân. Tuy vậỷ không loại trừ khả năng quân nguỵ Sài Gòn phản lại Hiệp định đã ký kết, cho máy bay đánh phá khi ta tổ chức vận chuyển lớn. Có thể chúng đánh quy mô hạn chế hơn. Nhưng toàn tuyến phải hết sức cảnh giác, chủ động đối phó.

Do hiện thời ta làm chủ địa bàn đông và tây Trường Sơn, nên có khả năng chấm dứt được tình trạng dai dẳng cố hữu trước đây là chỉ vận chuyển mỗi mùa khô. Vấn đề cốt yếu là khẩn trương xây dựng thế trận mới, vận chuyển cả năm liên tục. Để làm được điều đó, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh thống nhất xây dựng cơ bản tuyến vận tải.

Trong năm 1973 phải mở thông tuyến phía đông từ Cầu Khỉ (nam Quảng Bình) đến Sa Thầy (Kontum) sau đó vào Bù Gia Mập, Bù Đốp. Trọng điểm là đoạn Bù Lạch - Trao - Bến Giằng, đoạn Đắc Pét - đèo Lò Xo, đoạn từ đường 19 vào Bù Gia Mập; nâng cấp tuyến phía tây, bảo đảm vận chuyển và cơ động binh khí kỹ thuật cả hai mùa; trọng điểm là từ Bản Đông và Flây Khốc. Cùng với phát triển cầu đường, cần đẩy nhanh tuyến đường ống xăng dầu đông Trường Sơn song hành với tuyến ống phía tây; hoàn chỉnh mạng thông tin tải ba trên toàn tuyến và nối tới các chiến trường một cách vững chắc.

Nhằm động viên, cổ vũ sĩ khí của cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn, tạo đà thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới, chúng tôi tổ chức Đại hội mừng công sau 14 năm thành lập tuyến và thực hành vận chuyển chi viện chiến trường.

Ngày 7 tháng 3, Đại hội mừng công khai mạc. Quy mô chưa từng có, khí thế rầm rộ chưa từng có là cảm nhận của số đông đại biểu về dự đại hội. Lần này Bộ Quốc phòng cho phép Bộ Tư lệnh Trường Sơn bắn pháo hoa mừng chiến thắng.

Không chỉ bà con Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình - nơi Bộ Tư lệnh đặt chỉ huy sở, mà có lẽ không ít đại biểu lần đầu được chứng kiến quang cảnh tưng bừng mừng thắng lợi như vậy… Về chung vui với bộ đội Trường Sơn có đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải… Cũng thật vinh dự, lần mừng công này, chúng tôi lại được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là lần thứ ba anh thay mặt Bộ Chính trị, Chính phủ, Quân uỷ Trung ương dự hội nghị mừng công của bộ đội Trường Sơn.

Nói chuyện với Đại hội, anh Văn khẳng định chiến công trong 14 năm qua của cán bộ, chiến sĩ, thanh nhiên xung phong trên tuyến đường mang tên Bác "Đã góp phấn xứng đáng vào thắng lợi của các chiến trường. Đó là những cống hiến lớn lao, một trong những cống hiến có tính chất quyết định về chiến lược vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta; không những thế, thành tích, chiến công đó đã có tác dụng giúp Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương thực hiện chiến lược đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương… Thành tích chiến đấu, công tác, xây dựng trong 14 năm qua của các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn là một trong những thành công kiệt xuất của đường lối quân sự và chính trị của Đảng ta, là kinh nghiệm quý báu làm phong phú thêm khoa học và nghệ thuật quân sự của quân đội ta. Trong thành công to lớn của bộ đội Trường Sơn chứa đựng lời đáp về câu hỏi: Vì sao một dân tộc nhỏ mà anh hùng như Việt Nam dã đánh thắng một tên đế quốc to như đế quốc Mỹ".

 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
- Đẩy mạnh tốc độ xây dựng đường ống xăng đầu và thông tin tải ba xuyên Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ.

- Phát triển nhanh chuyển quân bằng cơ giới, chuẩn bị tốt để khi thời cơ đến có thể cơ động "thần tốc" được cả đội hình quân đoàn binh chủng hợp thành…

Xong công việc ở Bộ Tư lệnh, anh Đặng Tính và tôi đưa anh Võ Nguyên Giáp đi thị sát chiến trường.

Theo yêu cầu của anh, lộ trình được chọn là những trục đường, những trọng điểm trước đây địch đánh phá quyết liệt nhất. Chúng tôi đưa anh tới trọng điểm Văng Mu, tới tập đoàn trọng điểm ATP.

Dừng lại ở đỉnh đèo Phu La Nhích, Đại tướng chọn một điểm cao và dùng ống nhòm quan sát toàn cảnh trọng điểm mà chắc rằng trước đây đã có lúc để lại trong anh những lo lắng, buồn vui, khi nhận được tin báo từ chiến trường. Tôi thấy anh lặng người khá lâu trước cảnh tượng chừng 100 cây số vuông vốn là rừng nguyên sinh bị đạn, bom, chất độc khai quang của Mỹ đào quật, huỷ diệt, chỉ còn lác đác mấy thân cây cháy trụi. Hố bom chồng chất hố bom. Xác xe cháy, hỏng nằm cong queo, tưa tướp, ngổn ngang…

Tiếp đó, Đại tướng tới thăm tiểu đoàn 83 công binh anh hùng trụ bám đỉnh đèo Phu La Nhích, đại đội 1 công binh bảo vệ ngầm Ta Lê; đại đội thanh niên xung phong và một đơn vị cao xạ bảo vệ Cua chữ A. Bộ đội, thanh niên xung phong được báo trước, tập trung đông đủ đón đợi. Mọi người vô cùng xúc động khi anh Văn xuất hiện với bộ quân phục đỏ quạch bụi đường. Không ít nữ thanh niên xung phong khóc rưng rức. Anh Văn nói trong nghẹn ngào, xúc động:

- Qua trọng điểm đánh phá của địch mới thấy hết sức chịu đựng, trí sáng tạo của các đồng chí. Đường Hồ Chí Minh thực sự là một kỳ công, một kỳ tích được tạo dựng bởi ý chí vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam… Các đồng chí đều xứng đáng là anh hùng. Không có các đồng chí, không có ngày hôm nay…

Nhưng muốn giành được đỉnh cao toàn thắng, chúng ta cần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo hơn nữa. Đường Trường Sơn không dừng lại ở mức độ này mà phải được mở, rải đá, đi được cả hai chiều, cả hai mùa mưa nắng…


 
W

woonopro

- ĐƯỜNG XUYÊN TRƯỜNG SƠN -
Chương 5: Xây dựng đường xuyên Việt đông Trường Sơn hoàn chỉnh thế trận tuyến chi viện chiến lược, chủ động đón thời cơ mới
Phần vì trách nhiệm, nghĩa tình, phần vì điều kiện cho phép, chúng tôi tổ chức đón dưa Quốc trưởng và Hoàng hậu tận tình, chu đáo theo thể thức đón tiếp Nguyên thủ quốc gia.

Biết Quốc trưởng và Hoàng hậu có sừ dụng tiếng Pháp, chúng tôi bố trí anh Lê Đình Sum nói tiếng Pháp khá tốt đi cùng đoàn suốt cuộc hành trình trên Trường Sơn; tổ chức bảo vệ cẩn mật. Để Quốc trưởng và Hoàng hậu có điều kiện nghỉ ngơi chu đáo trong những ngày lưu lại ở chặng đường cuối trước khi trở về Tổ quốc, chúng tôi đã cho chuẩn bị một lán nhỏ trên sông, làm bằng tre, theo dáng biệt thự, đầy đủ tiện nghi, nhưng đơn giản.

Được tổ chức đón đưa trọng thị, chu đáo, Quốc trưởng và Hoàng hậu vô cùng cảm kích. Chia tay chúng tôi, Quốc trưởng xúc động nói:

- Ở Bắc Kinh, tôi không hiểu nổi Đường Hồ Chí Minh. Qua chuyến đi này, tôi thấy tuyến đường của các bạn vô cùng vĩ đại. Nhất định các bạn sẽ thắng. Là người con của đất nước Ăng Co huy hoàng, vợ chồng chúng tôi rất biết ơn các bạn đang giúp cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia. Rất cảm ơn các bạn đã tổ chức cho chúng tôi chuyến đi an toàn, thành công, thoải mái…

Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ ngày có cuộc hành hương của Quốc trưởng Sihanouk và Hoàng hậu trên đường Hồ Chí Minh, thế giới, đặc biệt là đất nước Chùa tháp đã trải qua bao biến cố thăng trầm, can qua, chìm nổi; lòng người cũng có lúc, có ai "sớm nắng chiều mưa"; nhưng phải khẳng định, trong khó khăn, binh đao, lửa đạn, mới thấy hết nghĩa tình bè bạn.

Tháng 4 năm 1973, các anh Tố Hữu, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Thọ Chân dẫn đầu đoàn cán bộ của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, Uỷ ban thống nhất Trung ương vào làm việc và nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp các chiến trường. Theo yêu cầu của đoàn, chúng tôi tổ chức để các anh theo đường tây Trường Sơn vào Nam Bộ, và từ Nam Bộ sẽ theo đường đông Trường Sơn ra Tây Nguyên, Khu 5, Trị-Thiên.

Nghe tôi dự kiến lộ trình như vậy, anh Tố Hữu và anh Thiện đều bảo:

- Phải làm xong đường ở Đắc Lắc, để tới khi quay ra chúng tôi sẽ đi theo đường đó. Bởi ở phía đông, địch còn cắm chốt ở Đức Lập, Đắc Pét, Đắc Mỉn…

Lường sức mình và khó đoán chắc lúc nào các anh quay ra, tôi đành khất, tuỳ tình hình cụ thể sẽ điện báo cáo các anh sau.

 
Top Bottom