Sinh 11 TỔNG HỢP KIẾN THỨC SINH 11

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thaihang99

Câu 3: Là do khi rượu được đưa vào bao tử , thấm qua thành ruột non , đi vào máu , qua bể lọc chất độc là chức năng của gan , mà khi gan muốn lọc chất độc ra khỏi cơ thể thì phải cần có nhiều nước , cho nên khi uống rượu ta phải cần uống nhiều nước kèm theo để hổ trợ cho chức năng của gan gạn lọc chất độc ra khỏi cơ thể .
Nếu ta không uống nước thì bắt buộc gan phải lấy nước từ máu để làm việc này , do đó khi uống rượu nhiều , ta lại đi tiểu nhiều là do gan đang làm việc lọc chất độc ra khỏi cơ thể và thải qua đường tiểu tiện , sở dĩ thấy khát nước nhiều là do gan đã lấy đi rất nhiều nước trong máu , cho nên ta khát nước và phải uống nhiều nước thêm để bù trừ vào lượng nước đang thiếu hụt khẩn cấp !
 
Y

yuper

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CỦNG CỐ


- Các bạn muốn có đáp án câu hỏi củng cố các bài trước thì trả lời câu hỏi cảu bài đó nhé :D

1. Cảm giác khát xảy ra khi nào? Biểu hiện? Diều gì sẽ xảy ra nếu trạng thái khát kéo dài

- Do áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm, lượng nước mất nhiều do vận động, bệnh tật,....lượng muối đứa vào cơ thể nhiều khi ăn mặn làm cho nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] trong máu tăng \Rightarrow áp suất thẩm thấu tăng. Những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước dưới vùng đồi thị gây ra cảm giác khát

- Biểu hiện: khô miệng, nước bọt tiết ít đi, nhu cầu uóng nước tăng,...

- Nếu cơ thể ở trạng thái thiếu nước kéo dài sẽ dân đến thiếu nước trầm trọng, làm rối loạn áp suất thẩm thấu và huyết áp \Rightarrow ảnh hưởng tới hoạt động của thận \Rightarrow cơ thể bị ngộ độc và có thể die

2. Vai trò của gan trong sự chuyển hoá gluxit ? Khi hàm lượng đường trong máu thay đổi sẽ gây nên những hậu quả gì?

+ Khi lượng đường trong máu tăng cao, glucóe sẽ chuyển hoá thành gliogen dự trữ ở gan và cơ

+ Khi lượng đường trong máu giảm, glicogen sẽ chuyển hoá thành glucose

- Vai trò của gan trong sự chuyển hoá gluxit:

+ Dự trữ glicogen

+ Gan tạo đường mới từ các axit amin và axit béo

+ Gan biến đổi, chuyển hoá đường đơn khác sang glucose

+ Gan chuyển hoá glucose thành gluxit

- Khi hàm lượng đường trong máu thay đổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ con người:

+ Nếu hằng số này giảm sẽ làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm thân nhiệt...

+ Nếu hằng số này tăng từ 0,15%- 0,18% sẽ gây bệnh tiểu đường rất nguy hiểm

3. Tại sao uống rượu nhiều dẫn tới khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu

- Hormone ADH kích thích TB ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả vào máu, nhờ đó luơgnj nước thải qua nước tiểu giảm. Rượu làm giảm tiết ADh nên làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận, làm mất nước \Rightarrow áp suất thẩm thấu tăng kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát, nên khi nhậu thường thấy ca nước hay nồi canh kế bên =))

4. Giải thích câu " Trời nóng chóng khát, Trời lạnh chóng đói "

- Trời nóng chóng khát là do trời nóng làm cơ thể mất nhiều mồ hôi, dẫn tới tăng áp suất thẩm thấu của máu gây ra cảm giác khát

- Trời lạnh chóng đói là do trời lạnh làm cơ thể mất nhiều nhiệt vào môi trường, cơ chế chống lạnh đc tăng cường, tăng quá trình OXH các chất, đặc biệt là glucose gây cảm giác đói


- vitconxauxi_vodoi trả lời đúng, em đc 3 tks
- thaihang99 trả lời đúng, nhưng bài này dựa vào cơ chế cân bằng nội môi để trả lời nên chưa chính xác, ko tks :D
 
Y

yuper

CHƯƠNG II. CẢM ỨNG


A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT




BÀI 1. HƯỚNG ĐỘNG


I. KHÁI NIỆM

- Khái niệm: Hướng động là hình thức phẳn ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhận kích thích theo 1 huớng xác điịnh

+ VD: Cây trồng trong bóng tối sẽ vươn ra phái có ánh sáng.....

- Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương

- Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm

- Quá trính vận động này diễn ra tương đối chậmđược điều tiết bằng hormone thực vật ( AAB, Auxin, AIA,..... )

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

1.Hướng đất ( Hướng trọng lực )

ch3.ht51.gif


- Vận động hướng đất theo chiều của trọng lực trái đất là do:

+ Sự phận bố điện tích không đều:
  • Mặt dưới của rễ mang điện tích dương
  • Mặt trên của rễ mang điện tích âm
\Rightarrow Tạo ra chênh lệch hiệu điện thế ( vài mV ) làm rễ quay xuống

+ Sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt rễ
  • Mặt dưới nhiều Auxxin cùng vs AAB gây ức chế sinh trưởng của TB
  • Mặt trên luowgnj auxin thích hợp kích thích sự sinh trưởng của tế bào, làm tế bào dài ra làm rễ quay xuống đât
+ Hạt tinh bột dồn về phía đáy của tế bào, tạo ra sức truơgn nước lớn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] khối luơgnj mặt dưới mỗi tế bào nặng hơn làm rễ đâm thẳng xuống

\Rightarrow Rễ có tính hướng đất dương

ch3.ht52.jpg


+ Hàm luợng Auxin ở mặt dưới của chồi ngọn nhiều hơn ở mặt trên [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] tế bào sẽ phân chia kéo dài [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] chồi ngọn quay lên trên

\Rightarrow Chòi ngọn có tính hướng đất âm

2. Hướng sáng

- Cây có tính hướng sáng do sự phân bố auxin không đồng đều, đặc biết là AIA:

+ Auxin vận chuyển về phía có ít ánh sáng, luợng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào

+ AIA xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang xenlulozo [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] các tế bào dãn dài ra

\Rightarrow Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm

3.Hướng nước

- Tính hướng nước dương là phản ứng sinh trưởng theo nguồn nước [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Nước đóng vai tròn như tác nhân kích thích của môi trướng dẫn tới phản ứng hướng nước

- Rễ cây luôn tìm về phía có nước [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Rễ tính hướng nước dương

- Trong lòng đất, rễ vươn khá xa, lan tỏa vào các khe hở cảu đất [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] huơngs về phái nguồn nước để lấy nước

4.Huớng hóa

- Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn chất thích hợp, cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Tính hướng hóa dương

- Rễ tránh xa nguồn hóa chất độc hại với nó [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Tính hướng hóa âm

5.Hướng tiếp xúc

- VD: các cây dây leo: bầu, bí,... có tua cuốn ( 1 dạng lá biến dạng )

- Phần thân tiếp xúc vơi giá thể thì sinh trưởng chậm, không tiếp xúc thì sinh trưởng nhanh

- Ngoài ra, còn có các dạng hướng động khác như tính hướng nhiệt, hướng theo dòng chảy của các khe suối,......

III. VAI TRÒ

- Giúp cây thích ứng với sự thay đổi của môi trường để sinh trưởng và phát triển

- Ứng dụng trong sản xuất:
  • Tưới nước, bón phân hợp lý, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh
  • Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và hút nước, muối khoáng trong đất
  • Mật độ tròng cây phải thích hợp, không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng
.
.
.
.
.
.

CÂU HỎI CỦNG CỐ


1. Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm. Nguyên nhân có sự khác biệt này?



P/s: Bài ngắn nên chỉ có 1 câu thôi :D
 
Last edited by a moderator:
T

thaihang99

1. Vì thân cần ánh sáng để thực hiện các chức năng của nó nên nó luôn hướng về phía ánh sáng --> có tính hướng sáng dương
Rễ phải tránh ánh sáng để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng nên nó tránh xa ánh sáng --> có tính hướng sáng âm.
 
Y

yuper

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CỦNG CỐ




1. Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm. Nguyên nhân có sự khác biệt này?

- Do sự khác biệt trong tính nhạy cảm của TB thân và TB rễ đối với auxin

- Ở TB rễ luôn có độ mẫn cảm lớn hơn TB thân

- Nồng độ auxin kích thích đối với T thân thì lại trở nên ức chế với TB rễ

- Do vậy TB rễ phía không được kích thích bị auxin ức chế nê nsinh trưởng chậm hơn TB phía được kích thích, rễ sẽ uốn cong tránh xa nguồn kích thích.


- thaihang99 nên dựa vào bài để trảloiwff, em trả lời chưa chính xác nên ko tks nhá :d
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 2. ỨNG ĐỘNG





I. KHÁI NIỆM

- Khái niệm: Ứng động ( vận động cảm ứng ) là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng

- Cơ chế chung: Là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh,biêns đổi qua trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp điệu đồng hồ sinh học

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động không sinh trưởng

- VD:
+ Vận động cảm ứng của cây trinh nữ: uốn, cụp lá xuóng khi bị kích thích
+ Cây bị biến dạng để bắt sâu bọ

LoadImage.asp
..............
70399638_920944fdf3_o.jpg


- Giải thích:

+ Ở cây trinh nữ:
  • Do sự giảm sút trương nước của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét
  • Vận chuyển ion K đi ra khỏi không bào ---> mất nước ---> giảm áp suất thẩm thấu
  • Phản ứng xảy ra nhanh nhưng phục hồi lại chậm
+ Ở cây bắt sâu bọ:
  • Khi con mồi chạm vào lá, sức trước nước giảm, làm các gai, tua, lông cuốn cụp và nắp đậy lại
  • Giữ chặt con mồi, cá tuyến trên các lông của lá tiết ra enzyme phân giải con mồi
  • Sau vài giờ, sức trương nước được phục hồi, nắp lại mở ra bình thường
- Kết luận: Vận động cảm ứng và vận động đóng mở nắp ở cây bắt sâu bọ đề liên quan tới sức trương nước của TB

- Khái niệm: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các TB của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở ở các miền chuyên hóa của cơ quan

2.Ứng động sinh trưởng

- Khái niệm: Là cá vận động có liên quan đến sự phân chia và sự phân chia các TB của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học, đó là vận động của cơ thể và cơ quan theo từng thời gian nhất định trong ngày

- Các kiểu ứng động sinh trưởng:
  • Vận động quấn vòng ( Vận động tạo giàn / Vận động xoắn ốc )
  • Vận động nở hoa
  • Vận động ngủ thức
a. Vận động quấn vòng ( Vận động tạo giàn / Vận động xoắn ốc )

- VD: Các loại cây dây leo: bầu, bí, mướp,....

bivica06.jpg


- Giải thích:

+ Khi thân quán quanh 1 vật [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] TB éo dài nhiều hơn trên phần ngoài - phía dưới của thân với bề mặt trong ở phía trên [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] gọi là sinh trưởng quấn

+ Phản ứng quấn là kết quả của việc tích lũy auxin trên bề mặt dưới của thân làm TB kéo dài mạnh hơn so với bề mặt trên, do đó thân sinh trưởng không đều [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] vặn vẹo và quấn quanh vật

+ Do sự di chuyển đỉnh chóp của thân eo, các tua cuốn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyểnlieen tục xoay quanh trục của nó

+ Do hormone giberein có tác dụng kích thích vận động

b. Vận động nở hoa

- Cảm ứng theo nhiệt độ:

+ VD: SGK - cái này không quan trọngm áy :p

- Cảm ứng theo ánh sáng:

+ VD: SGK :p

- Giải thích:

+ Vận động nở hoa do sự sinh trưởng không đồng đều ở 2 phía hay bề mặt của các cơ quan sinh trưởng

+ Phản ứng mở của mầm hoa do sự uốn cong trở lại của lớp là bắc và các bộ phận của bao hoa

+ Vận đông nở hoa liên quan đến sự dẫn truyền auxin và trạng thái cân bằng hormone

viewer.aspx


c. Vận động ngủ thức

- VD:
+ Vận động ngủ: các hạt giống được bảo quản ở đâu đó :)).............
+ Vận động thức: hạt giống nảy mầm..................

- Khái niệm: Là sự vạn động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi trướng ( ánh sáng, nhiệt độ,... )

thumb-400-260-L2ltYWdlcy9jb250ZW50LzIwMTIvMDcvMTIvaGF0LWx1YS1teS80NGQ4LmpwZw==
235_16_cuu-lua7.jpg.jpg


III. VAI TRÒ (SGK) :p

IV. ỨNG DỤNG ( SGK) :p
.
.
.
.
.
.

CÂU HỎI CỦNG CỐ


1.So sánh ứng động và hướng động?





P/s: Bài ngắn nên chỉ có 1 câu thôi :D
 
Last edited by a moderator:
T

thaihang99

1/- Giống: Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi trường để giúp cho thực vật tồn tại và phát triển.
2/- Khác:
* Hướng động:
- Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.
- Hướng phản ứng của cơ quan thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: hướng tới, âm: tránh xa)
- Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)
- Tốc độ: chậm.
* Ứng động:
- Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).
- Hướng phản ứng của cơ quan thực vật không phụ thuộc hướng kích thích mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan pứ.
- Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh).
- Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..)
- Tốc độ: nhanh.
 
Y

yuper

B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT



BÀI 1. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
(Tiết 1)



I. KHÁI NIỆM

* Khái niệm: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể và phản ứng lại, đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển

- Cảm ứng là đặc tính chung của mọi tổ chức sống

- Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh được gọi là phản xạ, phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ

- 1 cung phản xạ gồm các bộ phận:
  • Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể / cơ quan thụ cảm
  • Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định mức độ và hình thức phản ứng
  • Bộ phận trả lời: cơ, tuyến,.......

ch2.ht22.gif


- VD: Chạm tay vào gai nhọn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] tay co rút lại

+ Tác nhân kích thích: gai nhọn
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở tay
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp: tủy sống
+ Bộ phận trả lời: cơ tay

* Kết luận: - Ở động vật, khi bị kích thích thì có phản xạ [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] phải đầy đủ 3 bộ phận của 1 cung phản xạ

...................- Ở ĐV ( ở 1 bộ phận nào đó bị tách rời: cơ,...) khi bị kích thích thì có phản ứng [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] không phải là phản cạ vì không đủ 3 bộ phân của 1 cung phản xạ

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT KHÁC NHAU

- Nhóm ĐV đơn bào: ĐV nguyên sinh,.. - chưa có tổ chức thần kinh
- Nhóm ĐV đa bào: Hệ thần kinh cấu tạo từ đơn giản tới phức tạp:
  • HTK dạng lưới: ruột khoang,....
  • HTK dạng chuỗi hạch: Ngành giun ---> Ngành chân khớp, thân mềm
  • HTK dạng ống: ĐV có xương sống
1. Ở ĐV chưa có HTK

* Đại diện: ĐV nguyên sinh

* Cơ chế cảm ứng:
- Cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng:
+ Sự chuyển động của chất nguyên sinh nhờ các vi sợi: hướng động ( Chuyển động của cơ thể tới kích thích có lợi / tránh xa kích thích có hại )

- Phản ứng chậm, cách thức đơn giản

* VD:
  • Trùng roi bơi tới chỗ có ánh sáng để quang hợp
  • Trùng đế giày bơi tới chỗ có nhiều Oxi
  • Trùng biến hình thu chân giả lại để tránh ánh sáng

2. Ở ĐV có tổ chức thần kinh ( Hướng trọng lực )

a. ĐV có HTK dạng lưới

* Đại diện: Ngành ruột khoang

SGk-sinh-hoc-11-trang-108jpg_zpsb9eee255.jpg


* Cấu tạo HTK:
  • Gồm các tế bào cảm giác và thần kinh liên kết với nhau
  • Tế bào thần kinh nằm rải rác trên cơ thể và liên kết với nhau qua các sợi thần kinh hình thành nên mạng lưới thần kinh
  • Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ ( giải cơ miên ) hoặc với các tế bào gai
* Cơ chế cảm ứng: Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ truyền xung thần kinh qua mạng lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ hoặc các tế bào gai làm cho cơ thể co lại toàn bộ để tránh kích thích hoặc phóng gai vào con mồi

* Đặc điểm:
  • Phản ứng kịp thời, nhanh, nhưng chưa chính xác
  • Kích thích ở 1 thời điểm nào đó của cơ thể cũng gây ra phản ứng toàn thân, nên tiêu tốn nhiều năng lượng
b. ĐV có HTK dạng chuỗi hạch

* Đại diện: Ngành giun, ngành chân khớp, ngành thân mềm

* Cấu tạo:

- Giun dẹpchuỗi hạch thần kinh bậc thang:
+ Cơ thể đã phân hóa thành đầu - đuôi, lưng - bụng
+ Các tế bào thần kinh có xu hướng tập trung thành hạch thần kinh, hình thành 2 chuỗi hạch thần kinh bụng có sự liên hệ với nhau bởi các dây thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể
+ Có não ở phía đầu, từ đó phát đi 2 chuỗi hạch thần kinh bụng

- Giun đốt, các tế bào thần kinh có xu hướng tập trung thành 1 chuỗi hạch của cơ thể và cũng có não ở phía đầu

- Thân mềm, chân khớp: có hệ thần kinh tập trung hơn
+ Có sự phân hóa thành hạch não - hạch ngực - hạch bụng
+ Hạch não đặc biệt phát triển, liên hệ với các giác quan cũng rất phát triển và có sự phân hóa
+ Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động của 1 vùng xác định

Capture_zps1f4bd75e.png


* Cơ chế cảm ứng:
  • Khi có kích thích vào 1 phần nào đó của cơ thể, kích thích được truyền về hạch não hoặc hạch tương ứng, trong đó hạch não điều khiển chính xác hơn
  • Hạch phân tích kích thích và điều khiển hoat động ở phần bị kích thích để phản ứng ---> cơ thể đã có phản ứng định khu
* Đặc điểm:
  • Phản ứng có tính định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác
  • Kích thích ở 1 phần nào cơ thể, thì hạch ở phần đó điều khiển hoạt động
  • Ít tiêu tốn năng lượng
* Kết luận: Các ĐV có tổ chức thần kinh càng cao ( càng tập trung hóa ) thì hình thức cảm ứng càng phong phú, càng nhanh, càng chính xác, tiêu hao càng ít năng lượng
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 1. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
(Tiết 2)




c. ĐV có HTK dạng ống

* Nguồn gốc: có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, nằm ở phía lưng, được phân hóa thành não, tủy sống, các dây thần kinh, hạch thần kinh

nut-dot-song-1.jpg


* Cấu tạo:
  • Bộ phân TW: Não - Tủy sống
  • Bôh phận ngoại biên: Dây thần kinh + hạch thần kinh
* Phân loại: Dựa vào chức năng của hệ thần kinh chia làm 2 hệ:
  • HTK vận động ( cơ, xương )
  • HTK sinh dưỡng
- HTK vận động:
+ Cấu tạo:
  • TW: Vỏ não, chất xám tủy sống
  • Dây thần kinh não, dây thần kinh tủy
+ Chức năng: Điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là những hoạt động có ý thức theo ý muốn

- HTK sinh dưỡng:
+ Cấu tạo:
  • TW giao cảm: Sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 ---> đốt tủy thắt lưng 3
  • TW đối giao cảm: Hạch xám trong trụ não và đoạn cùng tủy sống
  • Ngoại biên: Sợi li tâm gồm 2 noron trước hạch và sau hạch tiếp cận với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng
+ Chức năng:
  • Điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan, đó là những hoạt động tự động không theo ý muốn
  • 2 bộ phận của HTK sinh dưỡng hoạt động đối lập nhau nhưng chúng phối hợp với nhau trong điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, đáp ứng nhu cầu điều hòa của cơ thể
ch2.ht23.gif


III. PHẢN XẠ - 1 THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA MỌI CƠ THỂ CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

- Động vật có HTK càng phức tạp thì số lượng các phản xậcngf nhiều và phản ứng càng chính xác, đa dạng, tiêu phí năng lượng càng ít, với số lượng noron tham gia vào cung phản xạ nhiều

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích từ môi trường thông qua HTK

- Phản xạ là thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh

- Số lượng và chất lượng phản xạ phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của cơ thể

- Có 2 loại phản xạ: PXCĐK và PXKĐK :p
.
.
.
.
.
.

CÂU HỎI CỦNG CỐ


1.So sánh PXCĐK và PXKĐK?

2. Nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở ĐV?

3. So sánh bộ phận giao cảm vầ đối giao cảm về chức năng?

4. So sánh phan hệ TK vận động và phân hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng?

5. Hãy cho biết sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì dây nào xung thần kinh sẽ truyền nhanh hơn? Tại sao?




Nhớ trả lời tối thiểu 50% câu hỏi mới có đáp án nhé ;))
 
Last edited by a moderator:
T

thaihang99

1)
- PXKĐK:
+ Bẩm sinh
+ Di truyền
+ Bền vững
+ Chung cho loài
+ Số lượng hạn chế
- PXCĐK:
+ Học được (qua rèn luyện)
+ Không di truyền
+ Không bền vững
+ Không chung cho loài
+ Số lượng hạn chế
2)
- ĐV chưa có tổ chức TK:
+ Hướng động : cơ thể phản ứng lại kích thích bằng chuyển động của cơ thể
- ĐV có tổ chức thần kinh
+ Phản ứng theo hình thức phản xạ : mức độ nhanh, chính xác, tiêu tốn năng lượng theo chiều tiến hóa của tổ chức thần kinh: dạng lưới --> dạng chuỗi hạch --> dạng ống
 
Y

yuper

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CỦNG CỐ



1.So sánh PXCĐK và PXKĐK?

sosanhPXCDKvaPXKDK_zps73fc4574.png

2. Nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở ĐV?

- Cơ quan cảm ứng: Chưa có cơ quan chuyên trách ---> có cơ quan chuyên trách thu nhạn và trả lời kích thích ở ĐV có HTK dạng lưới ---> HTK dạng chuỗi hạch ---> HTK dạng ống

- VD: blah, blah,...

- Cơ chế cảm ứng:
+ Tiếp nhận và trả lời kích thích: Từ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử protein gây nên sự vận động của chất nguyên sinh ( ĐV nguyên sinh, đơn bào,.. ) ---> Có sự tiếp nhận và dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích ( ĐV đa bào )

- Ở ĐV có HTK:
+ Từ từng phản xạ đơn ---> chuỗi phản xạ
+ Từ PXKĐK ---> PXCĐK
---> Nhờ đó mà cơ thể phản ứng linh hoạt trước mọi sự thay đổi của môi trường

- Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử lâu dài bảo đảm cho cơ thể thích nghi, tồn tại và phát triển

3. So sánh bộ phận giao cảm vầ đối giao cảm về chức năng?

Giaocmvigiaocm.jpg

4. So sánh phan hệ TK vận động và phân hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng?

hvandongvasinhduong.jpg

5. Hãy cho biết sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì dây nào xung thần kinh sẽ truyền nhanh hơn? Tại sao?

- 2 dây TK giao cảm và đối giao cảm có cấu tạo trái ngược nhau:
+ Ở dây TK giao cảm:
* Sợi trục noron trước hạch ngắn, có bao mielin
* Sợi trục noron sau hạch dài, không có bao mielin

+ Ở dây TK đối giao cảm:
* Sợi noron trước hạch dài, có bao mielin
* Sợi noron sau hạch ngắn, không có bao mielin

- Mặt khác, sợi thần kinh có bao mielin thì xung thần kinh lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh

----> Dây TK đối giao cảm sẽ có tốc đọ dẫn truyền nhanh hơn
 
Y

yuper

BONUS MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN "ĐIỆN THẾ NGHỈ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG" VÀ "DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ"


CÁC EM THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ CÂU HỎI Ở ĐÂY

1. So sánh sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi TK có bao milein và không có bao mielin

sosanhsulantruyentrensoitruccobaomielinvakocobaomielin_zps9a7b2c1a.png


2. Điện thế hoạt động khác điện thế hưng phấn sau xinap như thế nào

phanbietdienthehoatdongvadienthemangsauxinap_zps729a885e.png


3. Sự dẫn truyền xung TK trên sợi trục và trong 1 cung phản xạ khác nhau như thế nào khi bị kích thích

- Trên sợi trục TK, xung TK lan truyền theo 2 chiều vì 2 bên sợi trục nơi bị kích thích màng ở trạng thái nghỉ nên xung điện động khi xuất hiện sẽ kích thích cả 2 hướng

- Trong 1 cung phản xạ:

+ Cung phản xạ có xinap hóa học: xung TK chỉ đi theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm ---> noron cảm giác ---> TW TK ---> noron trung gian ---> noron vận động ---> cơ quan đáp ứng. Vì qua xinap hoá học, xung TK chỉ truyền đi theo 1 chiều từ màng trước xinap ---> màng sau xinap vì màng sau xinap có thụ thể tiếp nhận chất môi giới hoá học

+ Cung phản xạ có xinap điện: xung TK truyền theo 2 chiều theo dạng phóng điện

4.Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hoá học? Vì sao mặc dù có cả xinap điện lần xinap hoá học nhưng dại bộ phạn các xinap ở ĐV lại là xinap hoá học

- Cơ chế truyền tin qua xinap hoá học:

+ Khi điện thế hoạt động tới đầu tận cùng của xinap gây khử cực MSC làm mở kênh điện, giải phóng các ion [TEX]Ca^{2+}[/TEX] vào trong chuỳ xinap

+ [TEX]Ca^{2+}[/TEX] làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin acetylcholine vào khe xinap

+ Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở TBsau xinap

- Ưu điểm của xinap hoá học so với xinap điện:

+ Việc truyền thông tin ở xinap hoá học dễ điều chỉnh hơn so vs xinap điện nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap

+ Ngoài ra mức độ đáp ứng vs tín hiệu ở màng sau xinap xũng dễ điều chỉnh hơn

- Xung TK được dẫn truyền theo 1 chiều

- Chất trung gian hoá học khác nhau ở mỗi xinap gây ra những đáp ứng khác nhau


5. Dựa vào cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xinap, hãy cho biết cơ chế " điện - hoá - điện "

- Cơ chế "điện - hoá": Xung TK truyền đến màng trước xinap dưới dạng tin điện, làm các bóng xinap bị vỡ ra và giải phóng chất trung gian hoá học là acetylcholine hoặc 1 số chất khác ---> các chất trung gian hoá học đóng vai trò là tin hoá

- Cơ chế "hoá - điện": Tin hoá sẽ đc khuếch tán qua khe xinap đến màng sau xinap làm tăng tính thấm trong chốc lát gây hiện tượng khử cực và đảo cực của màng sau ---> phát sinh ra dòng điện, tin hoá đã trở thành tin điện
 
Y

yuper

BÀI 2. ĐIỆN THẾ NGHỈ & ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
(Tiết 1)







I. ĐIỆN THẾ NGHỈ

1. Khái niệm

- Khái niệm: Điện thế nghỉ ( điện thế màng/điện thế tĩnh ) là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB khi TB không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm và phía bên ngoài màng mang điện dương

- Nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ:

- Do sự chênh lệch điện thế phía trong và ngoài màng. Điện thế nghỉ có được là do tính thấm khác nhau của màng tế bào đối với ion [TEX]Na^+[/TEX] và ion [TEX]K^+[/TEX]
- Người ta thấy rằng, tính thấm của màng đối với [TEX]K^+[/TEX] lớn gấp 25 lần so với [TEX]Na^+[/TEX] (Nồng độ [TEX]K^+[/TEX] trong màng là 400 mol /kg nước, ở ngoài màng là 20, nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] trong màng là 50, ngoài màng là 440 mol)
- Do đó ở trạng thái tĩnh, trong tế bào chứa một lượng [TEX]K^+[/TEX] gấp 20 lần so với ngoài màng. Còn [TEX]Na^+[/TEX] trong màng ít hơn 8 lần so với [TEX]Na^+[/TEX] ngoài màng
- Mặt khác, do tính thấm chọn lọc, màng tế bào chỉ cho các [TEX]K^+[/TEX] tự do chui từ bên trong ra ngoài màng, còn [TEX]Na^+[/TEX] thì không. Kết quả trên bề mặt tế bào tạo thành lớp điện tích dương do [TEX]K^+[/TEX] tích tụ tại đây

- Các loại noron khác nhau có điện thế nghỉ không giống nhau. Noron vận động thường có điện thế tĩnh cao hơn các noron cảm giác

- Điện thế nghỉ chỉ tồn tại tại chỗ, nó không có khả năng lan truyền. Nhưng khi có kích thích, điện thế tĩnh sẽ thay đổi, làm xuất hiện điện thế động

- Muốn đo được điện thế nghỉ của 1 noron cần phải tìm được những nổn có sợi trục ớn và cần có các vi điện cực có thể đưa vào trong TB mà không làm TB bị tổn thương

- Cách đo điện thế nghỉ trên TB thần kinh:
  • Dùng 2 điện cực 1 và 2
  • Điện cực 1 đặt sát ngoài màng của TB
  • Điện cực 2 dâm xuyên qua màng TB vào gần mặt trong của màng TB
  • Quan sát kim của điện kế: nếu bị lệch chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài
  • Phía ngoài màng mang điện dương, phía trong màng mang điện âm
  • Chỉ đo điện thế nghỉ khi TB ở trạng thái nghỉ ngơi, không bị kích thích


- VD: trị số điện thế nghỉ ở 1 số loài
  • TB TK của mực ống: -70 mV
  • TB TK cua: -62 mV
  • TB nón trong mắt ong: -50 mV


2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

- Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau đây:
  • Sự phân bố ion không đều ở 2 bên màng TB và sự di chuyển qua lại của ion qua màng
  • Tính thấm có chọn lọc của màng Tb đối với ion ( cổng ion đóng hoặc mở )
  • Bơm [TEX]Na[/TEX] - [TEX]K[/TEX]
  • TB phải ở trạng thái nghỉ, không bị kích thích
- Trong TB nồng độ [TEX]K^+[/TEX] luôn cao hơn bên ngoài \Rightarrow [TEX]K^+[/TEX] luôn có xu hướng khuếch tán ra bên ngoài TB

- Nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] ở bên trong Tb luôn luôn thấp hơn bên ngoài \Rightarrow [TEX]Na^+[/TEX] luôn có xu hướng khuếch tán vào bên trong TB

- Do màng TB có tính thấm chọn lọc đối với [TEX]K^+[/TEX] nên bình thường cổng [TEX]K^+[/TEX] mở, còn cổng [TEX]Na^+[/TEX] thì đóng

- Ion [TEX]K^+[/TEX] đi ra ngoài TB được nhưng ion [TEX]Na^+[/TEX] không đi vào được, mặt khác do trong màng có các anion mang điện tích âm có lực hút tĩnh điện của các anion như: [TEX]protein[/TEX], [TEX]SO_4^{2+}[/TEX] làm cho ion [TEX]K^+[/TEX] không thể đi ra một cách thoải mái mà chỉ đi ra với 1 lượng nhỏ, khi ra bên ngoài TB thì bị giữa lại sát màng ngoài, không thể đi xa khỏi màng




- Nhờ hoạt động của bơm [TEX]Na[/TEX] - [TEX]K[/TEX] ( bản chất là protein, có trên màng TB) theo tỉ lệ [TEX]3:2[/TEX] ( 3 ion [TEX]Na^+[/TEX] đi vào / 2 ion [TEX]K^+ [/TEX] đi ra ) mà duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ, bơm [TEX]K^+[/TEX] từ phía ngoài trả vào phía trong TB làm cho nồng độ ion [TEX]K^+[/TEX] bên trong TB luôn cao hơn bên ngoài TB

- Hoạt động của bơm [TEX]Na[/TEX] - [TEX]K[/TEX] tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp


 
Y

yuper

BÀI 2. ĐIỆN THẾ NGHỈ & ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
(Tiết 2)







II. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm

- Khái niệm: Điện thế hoạt động là sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng khi noron bị kích thích làm thay đổi tính thấm của màng gây nên sự mất phân cực và đảo cực ( khi [TEX]Na^+[/TEX] tràn vào ) và gây nên sự tái phân cực ( khi [TEX]K^+[/TEX] từ trong TB tràn ra ngoài để trở về trạng thái điện thế nghỉ

- Điện thế hoạt động bao gồm các giai đoạn sau:
  • Giai đoạn mất phân cực: chênh lệch điện thế ở hai bên màng TB giảm nhanh từ -70 mV tới 0 mV
  • Giai đoạn đảo cực: Bên trong màng trở nên tích điện dương so với bên ngoài tích điện âm ( +30 mV )
  • Giai đoạn tái phân cực: Khôi phục lại sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng TB
  • Giai đoạn tái phân cực quá độ
sododienthehoatdong_zpsda49ed24.png


2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

- Khi bị kích thích tới ngưỡng, tính thấm của màng noron ở nơi bị kích thích sẽ thay đổi \Rightarrow màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động

- Lúc này cổng [TEX]Na^+[/TEX] mở, [TEX]Na^+[/TEX] từ ngoài ồ ạt tràn vào bên trong do chênh lệch gradien nồng độ gây mất phân cực ( khử cực ). Rồi đến đảo cực gây nên sự chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại, bên trong tích điện dương, bên ngoài tích điện âm

- Cổng [TEX]Na^+[/TEX] mở ra trong khoảnh khắc rồi đóng lại, tính thấm của màng đối với [TEX]K^+[/TEX] tăng lên \Rightarrow cổng [TEX]K^+[/TEX] mở rộng ra, [TEX]K^+[/TEX] tràn ra ngoài gây tái phân cực \Rightarrow bên ngoài tích điện dương, bên trong tích điện âm \Rightarrow điện thế nghỉ được khôi phục

1va2_zps7dda347e.png


- Kết quả của sự xuất hiện điện thế hoạt động ở vùng bị kích thich đã làm thay đổi nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] và [TEX]K^+[/TEX] ở trong và ngoài màng:
  • Nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] bên trong màng luôn luôn lớn hơn bên ngoài màng
  • Nồng độ [TEX]K^+[/TEX] bên trong màng luôn luôn thấp hơn bên ngoài màng
\Rightarrow Để lập lại trật tự ban đầu cần phải có bơm [TEX]Na[/TEX] - [TEX]K[/TEX] để đưa [TEX]Na^+[/TEX] và [TEX]K^+[/TEX] trở lại vị trí của nó theo tỉ lệ: 3[TEX]Na^+[/TEX] đi ra / 2 [TEX]K^+[/TEX] đi vào

- Cứ thế tiếp diễn làm cho xung thần kinh được lan truyền dọc trên sợi trục TK theo 1 chiều trong hệ TK và không trở lại nơi dã đi qua vì nơi này đang ở trong trạng thái trơ tuyệt đối, không tiếp nhận kích thích

3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục TK không có bao mielin

- Xung TK là điện thế hoạt động xuất hiện ở nơi bị kích thích và sẽ lan truyền dọc theo sợi trục TK

- Xung TK lan truyền dọc trên sợi trục thần kinh do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực xảy ra liên tiếp

- Vận tốc khoảng 3 - 5 m/s

- Cơ chế lan truyền:

+ Điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên

+ Khi vùng A trên màng TB bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, gây ra hiện tượng khử cực và đảo cực tại cùng A làm cho mặt trong màng tích điện dương. Lúc này mặt trong của vùng B bên cạnh đang tích điện âm. Theo quy luật lan truyền điện, dòng điện truyền từ dương sang âm ( từ A sang B )

+ Dòng điện lan truyền sang B làm thay đổi ính thấm của màng, gây khử cực và đảo cực tại vùng này và làm cho mặt trong vùng B tích điện dương... Cứ như vậy, dòng điện lan truyền từ B sang C và sang vùng khác kề bên

chieulantruyenxungTK_zpsb4def031.png

- Xung TK chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng kế tiếp, còn nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra màng đang ở trạng thái trơ tuyệt đối nên không tiếp nhận kích thích

- Nếu kích thích ở giữa sợi TK thì xung TK truyền đi theo cả 2 chiều bắt đầu từ điểm xuất phát

4. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục TK có bao mielin

- Bao mielin cơ bản là do photpho lipid cấu tạo nên, được hình thành từ TB Soan (Schwann) nên có tính chất cách điện

- Gữa 2 eo Ranvie, sợi trục TK được bao bằng bao mielin có tính chất cách điện nên không thể xảy ra khử cực,đảo cực ở vùng có bao mielin nên sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

- Do đó trên sợi trục có bao mielin, xung TK lan truyền theo lối nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác nhờ các hiện tượng mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp ở các eo Ranvie

- Vận tốc khoảng 100 - 120 m/s

lantruyentrensoiTKcobaomielin_zps432bc1a4.png
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 3. DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ







I. XINAP

1. Khái niệm

- Khái niệm: Xinap là diện tiếp xúc giữa TB TK với TB TK, giữa TB TK với các loại TB khác

- Có 3 kiểu Xinap:
  • Xinap TK - TK......... [A]
  • Xinap TK - cơ......... [B]
  • Xinap TK - tuyến... [C]

3kieuxinap_zpse8ed72a6.png


- Có 2 loại xinap:
  • Xinap hóa học: là loại xinap chủ yếu, phổ biến ở động vật
  • Xinap điện: ít gặp ở động vật
2.Cấu tạo của Xinap

a. Xinap hóa học

- Gồm 3 phần:
  • Phần trước Xinap
  • Khe Xinap
  • Phần sau Xinap
xinaphoahoc_zps79c850a1.png


* Phần trước Xinap:
  • Là phần tận cùng của sợi trục thần kinh, phần này phình to ra gọi là chùy ( cúc ) xinap tạo
  • Màng sinh chất cảu chùy xinap tạo thành màng trước của xinap
  • Trong chùy xinap chứa các bóng xinap, chúng chứa các chất trung gian hóa học có khả năng vỡ để giải phóng chất hóa học ( chất chuyể giao thần kinh )
  • có khoảng 50 chất trung gian hóa học, nhưng mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học
  • Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là acetylcholine và noradrenaline
  • Trong chùy xinap còn có các ty thể
* Khe xinap:
  • Là khe hẹpnằm giữa màng trước và màng sau xinap
  • Khe xinap noron - noron rộng khoảng [TEX]150A^o[/TEX], còn khe xinap noron - cơ rộng khoảng [TEX]500A^o[/TEX]
* Phần sau xinap:
  • Màng sau xinap là màng sinh chất của noron khác hoặc của TB cơ, TB tuyến
  • Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học đến từ các bóng xinap
b. Xinap điện

- Được cấu tạo từ các kênh ion nối giữa 2 màng TB cạnh nhau nên xung TK có thể lan truyền thằng từ noron này sang noron khác qua 1 khe hẹp khoảng 2 mm dưới dạng xung điện cực mạnh

- Xinap điện chỉ có ở các TB cơ tim và 1 số TB cơ trơn như trên thành ống tiêu hóa, khí quản và một vài vùng não

- Xung TK dẫn truyền theo 2 chiều với tốc độ rất nhanh, nhanh hơn so với xinap hóa học

3. Một số đặc tính của xinap hóa học

- Truyền tin qua xinap chỉ theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau xinap mà không theo chiều ngược lại ( vì sao xem 2 dòng cuối cùng của mục II )

- Thông tin khi qua xinap bị chậm lại

- Tần số xung TK có thể thay đổi khi đi qua xinap

- Xinap có tể bị tác động bởi một số chất
+ VD: chất curaza gắn vào thụ thểở màng sau xinap TK - cơ ngăn không cho tin TK đi qua xinap đến cơ

- Hiện tượng cộng gộp: Kích thích với cường độ dưới ngưỡng vào dây TK chi phối cơ khong làm cơ co, nhưng nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng liên tục với tần số cao có thê rgaay co cơ


II. DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG MỘT CUNG PHẢN XẠ

1. Quá trình truyền tin qua xinap

- Trong 1 cung phản xạ, xung TK xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích thích theo cơ quan cảm giác truyền về TW thần kinh ( não, tủy sống , sau đó qua noron trung gian tới noron vận động và cuối cùng truyền tới cơ quan trả lời kích thích ( cơ, tuyến,... )

- Quá trính truyền tin qua xinap được nghiên cứu nhiều ở xinap chứa chát trug gian hoá học là acetylcholine

- Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo các giai đoạn sau:
  • Xung TK đợc truyền tới tận cùng sợi TK rồi tới các chùy xinap làm thay đổi tính thấm của màng đối với [TEX]Ca^{2+}[/TEX]
  • [TEX]Ca^{2+}[/TEX] sẽ khuếch tán từ ngoài vào trong chùy xinap làm các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước của xinap làm chúng vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap
  • Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau xinap của noron kế tiếp \Rightarrow làm thay đổi tính thấm của màng sau xinap \Rightarrow làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Xung TK được hình thành và lại tiếp tục lan truyền dọc theo sợi TK và cứ như thế cho tới cơ quan đáp ứng
  • Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap và lan truyền đi tiếp thì enzyme Acetylcholinesterase có ở màng sau sẽ phân hủy chất trung gian hóa học là acetylcholine thành acetate và choline, 2 chất này sẽ quay lại màng trước, đi vào chùy xinap và được tái tổng hợp laijthanhf acetylcholine chứa trong các bóng xinap
- Sự chuyển giao xung TK qua xinap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo 1 chiều vì:
  • Chỉ có chùy xinap mới có các bóng xinap chứa các chất trung gian hóa học và chỉ có màng sau xinap mới có các thụ quan tiếp nhận các chất trung gian hóa học này
  • Do đó trong 1 cung phản xạ, xung TK chỉ dẫn truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan trả lời
truyentinquaxinap_zps88ec1557.png


III. MÃ THÔNG TIN THẦN KINH [SGK]
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 4. TẬP TÍNH






I. KHÁI NIỆM

1.Hiện tượng [SGK]

2. Khái niệm

- Tập tính là chuỗi phản ứng trả lời kích thích của môi trường nhằm giúp cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển


II. CÁC LOẠI TẬP TÍNH

cacloaitaptinh_zps1382f4a8.png


* Ý nghĩa:
  • Giúp điều khiển hoạt động của ĐV phục vụ cho đời sống của con người
  • Giúp động vật thích nghi với môi trường sống nhằm tồn tại và phát triển
  • Tạo điều kiện tốt cho động vật phát triển và có thể khai thác được nhiều động vật


III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

cosohinhthanhtaptinh_zps11cc6a51.png


IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

motsohinhthuchoctap_zps3b5c21c0.png


V. MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Tập tính kiếm ăn - săn mồi

- Kiếm ăn: Là các tập tính học được hình thành trong quá trình sống qua quá trình học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân

- Săn mồi: Do mùi vị của con mồi kích thích động vật ăn thịt dẫn đến tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Đối với con mồi khi phát hiện kẻ thù thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hoặc tự vệ

images1183293_sutu6.jpg6.jpg


2. Tập tính sinh sản

- Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng

- Bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp thê rhieenj dưới dạng một chuỗi phản xạ

- Phản xạ khởi đàu là do một kích thích của môi trường ngoài qua giác quan hay môi trường bên trong ( hormone sinh dục,.... )


3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

- Chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ khỏi các cá thể cùng loài nhằm bảo vệ nguồn thức ăn và nơi ở

- Bảo vệ lãnh thổ là cơ hội lựa chọn con cái trong mùa sinh sản dể bảo vệ nòi giống

- VD:
  • Chó sói tiết nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ
  • Hươu đực tiết ra một chất rồi quệt vào cành cây đánh dấu để tìm đồng loại và giữ lãnh thổ

4. Tập tính xã hội

- Tập tính xã hội là tập tính sống bầy dần ( chủ yếu ) gồm một số loại:
  • Tập tính thứ bậc: phân công con đầu đàn bự, khỏe, lanh lợi làm nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiện về thức ăn, sinh sản
  • Tập tính hợp tác: hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi, chống lại kẻ thù

5. Tập tính di cư

- Tập tính di cư là tập tính rất phức tạp thể hiện ở một số loài thú, chim ,cá,.. di cư theo mùa hàng nămđể tránh rét và kiếm ăn

- Động vật di chuyể quãng đuờng dài theo một hay nhiều chiều

- Động vật di cư dựa vào vị trí của mặt trời, mặt trăng, hay từ trường của trái đất, dòng nước để định vị hướng di chuyển

7040115831_d499594d4d.jpg

=)) =)) =)) =))​


VI. TẬP TÍNH Ở NGƯỜI

- Tập tính bẩm sinh: là chuỗi phản xạ không điều kiện như ăn, uống,....

- Tập tính học được: con người qua giáo dục, rèn luyện,... xây dựng được những tập tính mới, có thói quen tốt và có khả năng kiềm chế để thích ứng với một xã hội văn minh, lành mạnh


VII. ỨNG DỤNG TẬP TÍNH TRONG CHĂN NUÔI VÀ NÔNG NGHIỆP [SGK]


VIII. THAY ĐỔI TẬP TÍNH CUẢ ĐỘNG VẬT TRONG LUYỆN THÚ [SGK]
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN


A - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT






BÀI 1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT









I. KHÁI NIỆM

1. Định nghĩa

- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước, khối lượng TB, mô, cơ, quan, cơ thể, làm cây lớn lên trong từng giai đoạn

- Phát triển là toàn bộ những biến đổi về chất trong các cấu trúc và chức năng của TB, mô, cơ quan, cơ thể, diễn ra trong chu kì sống của một cá thể


2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của thực vật

- Sinh trưởng và phát triển là 2 mặt của quá trình biến đổi về chất và lượng luôn diễn ra trong cơ thể. Sự thay đổi về lượng ( Sinh trưởng ) dẫn đến sự thay đổi về chất ( Phát triển ) sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất ( Sinh trưởng ) sẽ dẫn tới ..... =))

- Ở mức độ cơ thể, sụ sinh trưởng là sự tăng số lượng rễ, cành, lá giúp cây lấy được nhiều chất dd, as,... dể cây hô hấp, quang hợp tốt \Rightarrow cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ \Rightarrow sự tích lũy về số lượng \Rightarrow sự thay đổi về chất

- Có 4 mối quan hệ rất chặt chẽ giữa Sịnh trưởng và Phát triển:
  • Sinh trưởng tốt thì sẽ phát triển tốt
  • Sinh trưởng kém thì phát triển sẽ kém
  • Sinh trưởng lấn át phát triến: Sinh trưởng thân, rễ, lá quá tốt sẽ dẫn đến kém đậu hoa, quả,... ( VD: lúa lốp,... )
  • Sinh trưởng chậm, nhưng phát triển nhanh: Cây chưa đủ cành, lá đã ra hoa ( VD : cải ngồng,... )
- Dựa vào mối quan hệ giưã sinh trưởng và phát triển, đời sống của cây được chia làm 2 giai đoạn:
  • Giai đoạn Sinh trưởng - Phát triển sinh dưỡng: Chủ yếu là hoạt động sinh trưởng của các cơ quan sinh dưỡng là chủ yếu
  • Giai đoạn Sinh trưởng - Phát triển sinh sản: Chủ yếu là hoạt động sinh trưởng của các cơ quan sinh sản là chủ yếu

3. Chu kì sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình của một chu kì sống

- Chu kì sinh trưởng và phát triển có sự kế tiếp các giai đoạn của 2 pha sinh dưỡng và sinh sản từ khi hạt mới nảy mầm vào tạo hạt mới

- Dựa vào chu kì sống của cây có thể chia thành cây 1 năm và cây nhiều năm
  • Cây 1 năm: Cây cho hoa, quả, hạt 1 lần rồi chết
  • Cây nhiều năm: Cây cho hoa, quả , hạt nhiều lần trong đời sống của cây

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP Ở THỰC VẬT

- Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia TB mô phân sinh đỉnh

- Sinh trưởng thứ cấp là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia TB của mô phân sinh bên

- Mô phân sinh là nhóm các TB chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân, phân loại

+ Cây 1 lá mầm:
  • Mô phân sinh đỉnh: Có ở thân, cành, rễ, chồi
  • Mô phân sinh lóng: Làm TB dài ra
+ Cây 2 lá mầm:
  • Mô phân sinh đỉnh: Có ở thân, cành, rễ, chồi
  • Mô phân sinh bên: Làm tăng kích thước bề ngang. Gồm:
    + Tầng sinh bần: Tạo nhu mô vỏ ở phía ngoài và thịt vỏ ở phía trong
    + Tầng sinh mạch: Nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài
* Đặc điểm của cây 1 lá mầm và 2 lá mầm:

dacdiemc1EA3ucay1lamamva2lamam_zps1728fd0e.png



III. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH TRƯỞNG [SGK]
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom