Sinh 11 TỔNG HỢP KIẾN THỨC SINH 11

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 4


- Các bạn tải bản với kích thước chuẩn tại đây:
http://www.mediafire.com/?cet4cpqfm0ezm11





hohap1.png
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT




Bài 1. TIÊU HÓA

( Tiết 1 )




I. KHÁI NIỆM TIÊU HÓA

- Bộ máy tiêu hóa có nhiều chức năng:

- Chức năng tiêu hóa

- Chức năng chuyển hóa

- Chức năng nội tiết và một số chức năng khác...

- Trong đó, quan trọng nhất là chức năng tiêu hóa

1. Định nghĩa

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn giản, dễ hấp thụ để cung cấp cho cấc TB thông qua màng TB

2. Chiều hướng tiến hóa

- Tiêu hóa nội bào [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Tiêu hóa ngoại bào

- Cơ thể đơn bào [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Cơ thể đa bào bậc thấp [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Cơ thể đa bào bậc cao

- Chưa có cơ quan tiêu hóa [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Cơ quan tiêu hóa đơn giản - Túi tiêu hóa [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Ống tiêu hóa

- Kích thước thức ăn nhỏ [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Kích thước thức ăn lớn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] kích thước thức ăn lớn hơn

II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Đại diện: ĐV nguyên sinh ( trùng roi, trùng biến hình,... )

- Hình thức tiêu hóa: nội bào

- Quá trình tiêu hóa:

+ Khi tiếp xúc với thức ăn, màng sinh chất lõm sâu vào tạo nên túi thực bào. Miệng túi khép lại, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong

+ Không bào tiêu hóa gắn và dung hợp với lizoxom, các enzyme của lizoxom thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản

+ Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào Tế bào chất cung cấp nguyên liệu và năng luợng cho cơ thể

+ Phần thức ăn không được tiêu hóa được thải ra ngoài tế bào theo kiểu xuất bào


viewer.aspx



2. Ở động vật có túi tiêu hóa

- Đại diện: ngành giun dẹp, ngành ruột khoang (.....)

- Hình thức tiêu hóa: vừa nội bào vừa ngoại bào

+ Túi tiêu hóa có 1 lỗ thông duy nhất ra ngoài nên lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn

- Quá trình tiêu hóa:

+ Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hóa, TB tuyến trên thành túi tiết enzyme vào xoang túi tiêu hóa. Thức ăn được enzyme thủy phân thành các mảnh nhỏ, các mảnh thức ăn này được các TB có roi thực bào và tiêu hóa nội bào


viewer.aspx



3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các túi tiêu hóa

- Đại diện: Ngàng chân khớp, Động vật có xương sống ( ở giun tròn, ống tiêu hóa chưa phân hóa rõ ràng )

- Ống tiêu hóa: Miệng [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] thực quản [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] dạ dày [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] ruột non [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] ruột già [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] hậu môn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] thiên nhiên =))

- Tuyến tiêu hóa:

+ Các tuyến tiêu hóa nằm ngoài ống tiêu hóa:
  • Tuyến nước bọt
  • Tuyến tụy
  • Gan, túi mật

+ Các tuyến tiêu hóa nằm trên thành ống tiêu hóa:
  • Tuyến dạ dày
  • Tuyến ruột
  • Một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi...

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào thông qua các quá trình biến đổi cơ học, hóa học và sinh học ( chủ yếu ở ĐV có VSV cộng sinh )

+ Biến đổi cơ học: Các tác động như:
  • Cắn, xé, nhai, nghiền,... của miệng
  • Sự co bóp, nhào trộn của dạ dày
  • Các nhu động ruột
[TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa để tăng tốc độ tiêu hóa, đồng thời đẩy thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa

+ Biến đổi hóa học: Các tác động của enzyme có trong các dịch tiêu hóa và trong thức ăn làm phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

+ Biến đổi sinh học: Có chủ yếu ở các loài ĐV ăn thực vật nhờ các VSV trong dạ dày và ruột để tiêu hóa thức ăn
 
Last edited by a moderator:
H

haphuong2396

C3. Năng lượng hô hấp là gì? Cường độ hô hấp là gì?
- CĐHH là đại lượng đo khả năng quang hợp ở thực vật, thường được tính bằng số ms CO2 hấp thụ hay số mg )2 thải ra (thường sử dụng cho TV thủy sinh) khi quang hợp trong 1 đơn vị t/g và trên 1 đơn vị diện tích quang hợp. CĐQH P = mg CO2(mg O2)/dm^2/giờ.
- Năng lượng hô hấp là: ATP :(

C4. Trong TB thực vật có hai bào quan thực hiện tổng hợp ATP:
a. Đó là 2 bào quan nào?
b.Điều kiện để tổng hợp ATP ở 2 bào quan đó?
c. Sự khác nhau về nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp ATP ở 2 bào quan đó?

a. là lục lạp và ty thể
b. ĐK:+ Có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 lớp màng
+ Có kênh ATP-sintetaza
c. +ở ty thể: là năng lượng oxi hóa các hợp chất hữu cơ
+ ở lục lạp: là năng lượng ánh sáng
:):D:)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: jumania
Y

yuper

Bài 1. TIÊU HÓA
( Tiết 2 )



III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĂN TẠP

1. Ở khoang miệng

- Miệng và thực quản là hai đoạn đầu tiên của ống tiêu hóa, có các chức năng tiêu hóa sau:

+ Tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ

+ Đưa thức ăn từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản sát ngay phía trên tâm vị của dạ dày

+ Phân giải tinh bột chín

* Bộ răng:


rangDVanthitvaantap.png



* Hấp thu ở miệng:

- Miệng không hấp thu thức ăn nhưng có thể hấp thu một số thuốc như: Risordan, Nifedipin... Các thuốc này có thể ngậm dưới lưỡi để cắt cơn đau thắt ngực hoặc hạ huyết áp

2. Ở dạ dày và ruột

a. Ở dạ dày

* Cấu tạo của dạ dày:

- Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên thông với thực quản qua tâm vị, phía dưới thông với ruột non qua môn vị, được chia làm 3 phần: đáy, thân và hang

- Thành dạ dày có 3 lớp cơ dày: từ ngoài vào trong là: cơ dọc [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] cơ vòng [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] cơ chéo

image002.gif


- Niêm mạc dạ dày có 3 loại TB:
    • Tế bào chính: bài tiết ra các enzym
    • Tế bào viền: bài tiết acid HCl và yếu tố nội
    • Tế bào cổ tuyến: bài tiết chất nhầy
[/LIST]


image004.jpg


* Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa:
  • Chứa đựng thức ăn
  • Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn
* Nhóm enzym tiêu hoá:

- Pepsin: Là enzym tiêu hóa protein được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen, trong môi trường pH < 5,1, pepsinogen được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, có tác dụng thủy phân protêin thành từng chuỗi polypeptid dài ngắn khác nhau:

+ Chuỗi dài: gọi là proteose

+ Chuỗi ngắn: gọi là pepton

- Lipase dịch vị: Là enzym tiêu hóa lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác dụng thủy phân các triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn (triglycerid trong sữa, lòng đỏ trứng) thành glycerol và acid béo.

- Chymosin (rennin, presur, lab- ferment): Là enzym tiêu hóa sữa, có vai trò quan trọng ở những trẻ còn bú mẹ. Có tác dụng phân giải một loại protein đặc biệt trong sữa là caseinogen thành casein làm sữa đông vón lại

* Hoạt động tiêu hóa ở đày:

- Biến đổi cơ học:

+ Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành nhũ trấp

+ Đẩy phần nhũ trấp nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối nhũ trấp này một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy nhũ trấp đi xuống tá tràng

- Biến đổi hóa học: Nhờ các enzyme trong dịch tiêu hóa ở dạ dày đã biến đổi thức ăn ( chủ yếu là protein ) thành các chất đơn giản hơn dưới tác dụng của [TEX]HCl[/TEX]

* Hấp thu ở dạ dày: Dạ dày có thể hấp thu đường, sắt, nước và rượu.

- Sắt

+ Sắt khi vào dạ dày được dịch vị hòa tan và trở thành Fe2+, một phần nhỏ được dạ dày hấp thu theo hình thức vận chuyển chủ động, phần còn lại được tá tràng tiếp tục hấp thu

- Đường

+ Dạ dày có thể hấp thu một ít glucose

- Nước

+ Nước được hấp thu một phần ở dạ dày theo hình thức vận chuyển thụ động để cân bằng áp lực thẩm thấu. Vì vậy, khi dịch trong dạ dày nhược trương thì sự hấp thu nước tăng lên

- Rượu

+Được hấp thu chủ yếu ở dạ dày theo hình thức vận chuyển thụ động

+Riêng ở trẻ bú mẹ, dạ dày có thể hấp thu 25% chất dinh dưỡng trong sữa mẹ

b. Ở ruột

* Ruột non có chức năng hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy nó đóng vai trò tiêu hoá quan trọng nhất

- Đặc điểm cấu tạo của ruột non rất thuận lợi cho quá trình tiêu hóa :

+ Là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa

+ Có nhiều loại dịch tiêu hóa đổ vào, hệ thống enzym rất phong phú có khả năng phân giải tất cả thức ăn thành dạng có thể hấp thu được

* Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột:

- Hoạt động cơ học: Ruột non có 4 hình thức hoạt động cơ học

+ Co thắt: Có tác dụng chia nhũ trấp thành từng mẩu ngắn để dễ ngấm dịch tiêu hóa

+ Cử động quả lắc: Có tác dụng trộn đều nhũ trấp với dịch tiêu hóa để tăng tốc độ tiêu hóa

+ Nhu động: Là những làn sóng co bóp lan từ đoạn đầu đến cuối ruột non, có tác dụng đẩy thức ăn di chuyển trong ruột

+ Phản nhu động: Là những làn sóng co bóp ngược chiều với nhu động nhưng xuất hiện thưa và yếu hơn nhu động.

+ Phản nhu động phối hợp với nhu động làm chậm sự di chuyển của nhũ trấp để quá trình tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn

- Tiêu hóa hóa học và các loại enzyme:

+ Ở ruột non có đầy đủ các loại enzyme để tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn:
  • Nhóm enzyme phân giải protein
  • Nhóm enzyme phân giải lipid
  • Nhóm enzyme phân giải cacbohidrat
  • Enzyme phân giải acid nucleic
  • Enzyme phân giải nucleotit và nucleosit

3. Hấp thu các chất dinh dưỡng

a. Bề mặt hấp thụ của ruột

* Hầu hết các chất cần thiết cho cơ thể (sản phẩm tiêu hóa, nước, điện giải, thuốc) đều được đưa từ lòng ống tiêu hóa vào máu qua ruột non và được hấp thu tại đây. Sở dĩ như vậy là nhờ ruột non có những đặc điểm cấu tạo rất thuận lợi cho sự hấp thu:

- Ruột non rất dài, khoảng 3 m. Niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều nhung mao và vi nhung mao tạo nên diềm bàn chải có diện tích tiếp xúc rất lớn, khoảng [TEX] 300 m^2[/TEX]. Bên trong nhung mao có hệ thống mạch máu, bạch huyết và thần kinh rất thuận lợi cho sự hấp thu

- Tế bào niêm mạc ruột non chứa nhiều yếu tố cần thiết cho sự hấp thu vật chất qua màng như: enzym, chất tải, năng lượng

- Tất cả thức ăn khi xuống đến ruột non đều được phân giải thành những sản phẩm có thể hấp thu được


4thanhruotnon.jpg


b.

* Cơ chế hấp thu:

- Vận chuyển thụ động: các chất được khuếch tán theo gradien nồng độ nên không tiêu tốn năng lượng, vận chuyển glixeron, acid béo, vitamin tan trong dầu

- Vận chuyển chủ động: Các chất được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ nên tiêu tốn năng lượng, vận chuyển gluxit, acid amin,....

* Con đường vận chuyển:

- Con đường máu: vận chuyển gluxit, acid amin,....

+ Các chất này sau khi được hấp thu vào mạch máu sẽ theo tĩnh mạch ruột qua gan ( Ở đây, gan đã đièu chình nồng độ các chất và khử độc), sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim

- Con đường bạch huyết: vận chuyển acid béo và glixeron

+ Acid béo và glixeron sau khi thấm qua màng TB lông ruột lập tức tổng hợp lại thành Lipid, sau đó được vận chuyển về tim
 
Y

yuper

Bài 1. TIÊU HÓA

( Tiết 3 )




IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

- Thức ăn: thực vật, chưa nhiều xenlulozo, ít dinh dưỡng, nghèo lipid và protein

- Số lượng thức ăn nhiều để bù lại lượng nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng

- Dạ dày phải lớn để chứa dược nhiều thức ăn, ruột non dài để tạo thời gian dài để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

1. Động vật nhai lại

a. Tiêu hóa thức ăn ở miệng

* Thức ăn: cứng, ít chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa, nhưng dễ kiếm :))

* Bộ răng:

- Răng cửa và răng nanh: hàm trên không có răng, nhưng có tấm sừng giúp hàm dưới tì vào để giữ cỏ. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau giúp giữ và giật cỏ

- Có khoảng trống hàm: tạo sự thuận lợi cho chuyển động của cỏ

- Răng hàm và răng cạnh hàm: có bề mặt nghiền rộng, nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

- khớp hàm cùng với cơ cắn và cơ bướm lớn tạo ra các chuyển động sang hai bên có tác dụng trong nhai, nghiền nát cỏ

[TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] bộ răng thích hợp với việc ăn cỏ, thức ăn cứng, khó tiêu nên phải được biến đổi kĩ về mặt cơ học

a. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột

- Dạ dày của ĐV nhai lại được chia làm 4 ngăn:
  • Dạ cỏ
  • Dạ tổ ong
  • Dạ lá sách
  • Dạ múi khế
+ Trong đó, dạ múi khế là dạ đà chình thức, 3 ngăn còn lại là do thực quản phát triển thành

- Dạ cỏ là nới chứa cỏ, tại đây cỏ được làm ấm, làm ẩm, làm mềm và được hệ VSV sống cộng sinh tiêu hóa. Hệ VSV trong dạ cỏ tiết ra các enzyme tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong cỏ, đặc biệt là enzyme xenlulaza phân giải xenlulozo thành cấc axit hữu cơ

- Từ dạ cỏ, thức ăn được chuyển sang dạ tổ ong từng búi nhỏ và ợ lên miệng để nhai lại khi chúng nghỉ ngơi. Cỏ được nhai và nghiền với rất nhiều nước bọt. Thức ăn sau khi nhai lại được đưa xuống dạ lá sách để hấp thu bớt nước và chuyển thức ăn xuống dạ múi khế

- Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế như ở người

- Ruột của chúng rất dài ( có thể vài chục mét ), tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được triệt để

- Manh tràng ( ruột tịt ) của ĐV nhai lại rất phát triển và có hệ VSV sống cộng sinh, các chất dinh dưỡng đơn giản tạo ra trong ruột tịt được TB niêm mạc ruột tịt hấp thụ

- Nhu cầu protein của ĐV nhai lại ít hơn các loài khác, VSV từ dạ cỏ xuống là nguồn cung cấp protein quan trọng cho chúng. Ngoài ra, chúng còn tận dụng triệt để nguồn Nito trong Urê, Urê theo đường máu vào tuyến nước bọt và đc các VSV trong dạ dày sử dụng để tổng hợp các hợp chất chứa Nito ( chủ yếu là protein )

* Tiêu hóa ở ĐV ăn thực vật có dạ dày đơn:

- Cấu tạo và hoạt động tiêu hóa của ĐV có dạ dày đơn về cơ bản tương tự như ĐV nhai lại. Tuy nhiên chúng có 1 số điểm khác biệt:
  • Không ợ lên nhai lại thức ăn
  • Dạ dày 1 ngăn. Phần phía trên dạ dày có VSV cộng sinh
  • manh tràng phát triển hơn so với ĐV nhai lại và cũng có hệ VSV cộng sinh

3. Chim ăn hạt và gia cầm

( Tiết sau )
 
Y

yuper

Bài 1. TIÊU HÓA

( Tiết 4 )





3. Chim ăn hạt và gia cầm

- Hệ tiêu hóa của chim: Mỏ [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] miệng [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] thực quản [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] diều [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] dạ dày tuyến [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] dạ dày cơ ( mề )[TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] ruột non [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] ruột già

a. Tiêu hóa ở miệng

- Do không có răng nên chim không nhai mà nuốt

- Nước bọt tiết ra rất it, chủ yếu là dịch nhầy, làm trơn và ướt thức ăn

+ Nước bọt chứa ít amilaza,pH gần như trung tính

b. Tiêu hóa ở diều

- Diều là nơi chứa thức ăn, đồng thời làm mềm và ướt thức ăn, enzyme trong nước bọt khi vào diều tham gia tiêu hóa thức ăn trong diều

- Khi chim nuốt thức ăn, 1 phần đi vào diều, một phần đi thẳng vào dạ dày

- Thời gian thức ăn lưu lại trong diều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trung bình khoảng 2h

- Thức ăn được đẩy xuống dạ dày nhờ nhu động của diều. Khi dạ dày rỗng gây ra phản xạ co bóp diều

- Trong thời kì nuôi con, diều của bồ câu đực và cái sản sinh ra sữa diều ( chứa protein, lipid, muối vô cơ, amilaza, saccaraza ), sữa diều là do các TB nêm mạc diều rungnj ra tạo thành

c. Tiêu hóa ở dạ dày tuyến

- Dạ dày tyuến có các tuyến tiết dịch vị ( bao gồm proteaza và HCl )

- Thức ăn lưu lại tỏng dạ dày tuyên một thời gian ngắn và được chuyển vào dạ dày cơ, toàn bộ dịch vị của dạ dày tuyến cũng đi vào dạ dày cơ

c. Tiêu hóa ở dạ dày cơ

- Dạ dày cơ do khối cơ trơn tạo thành

- Niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến tiết ra chất dạng keo, tạo nên lớp sưng hóa trên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày cơ tránh bị tổn thuong khi nghiền thức ăn cứng

- Dạ dày cơ có chức năng nghiền nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn vs enzyme của dạ dày tuyến

- Trong dạ dày cơ có nhiều hạt cát hoặc sỏi làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn hạt

c. Tiêu hóa ở ruột

- Quá trình này tương tự ở thú





CÂU HỎI CỦNG CỐ
.
.
.
.
.
.
.
.


1. Nêu cơ chế của việc đóng mở mô vị? Tác dụng của việc đóng mở này là gì?

2. Sự co dãn của ruột có tác dụng như thế nào trong quá trình tiêu hóa?

3. Vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?

4.Vì sao trâu bò chỉ ăn cỏ ( chứa chủ yếu là xenlulozo, ít protein ) mà vẫn to lớn được?

5. Trình bày cơ chế điều hòa tiết dịch tụy, dịch ruột

 
T

thaonhib4

BÀI 2: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
(Tiết 1)

I. Hô hấp:

1. Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Hô hấp ở động vật gồm : hô hấp ngoài và hô hấp trong.


2. Phân loại:
- Hô hấp ngoài (biểu hiện bên ngoài): là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
- Hô hấp trong (bản chất của hô hấp, hô hấp nội bào): là quá trình oxi hóa các chất trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.


II. Bề mặt trao đổi khí:

- Bề mặt trao đổi là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào(máu) ra ngoài.
- Bề mặt trao đổi khí nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể cũng đồng thời là nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đặc điểm bề mặt TĐK:
-Bề mặt TĐK rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt TĐK và thể tích cơ thể lớn).

-Bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.


-Bề mặt TĐK có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.


-Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt TĐK.


III. Các hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:


- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán.




1271898960.nv.jpeg


1271898966.nv.jpeg




2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Động vật : côn trùng.
- Các ống khí làm nhiệm vụ dẫn khí, phân nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất, tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể và thực hiện trao đổi khí.
Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng.




3. Hô hấp bằng mang:



- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc


- Cơ chế: O2 hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời CO2 từ máu khuếch tán vào dòng nước chảy qua các lá mang nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: ở cá là sự nâng hạ của xương nắp mang, phối hợp với sự mở đóng của miệng;


+ Cách sắp xếp của các mao mạch các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài, làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang.

+ Ở tôm, cua là hoạt động của các tấm quạt nước.



- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.


Mang cá là cơ quan hô hấp phù hợp ở MT nước.Vì:



-Mang cá có bề mặt TĐK rộng: mang có nhiều cung mang, cung mang có nhiều phiến mang, mỗi phiến mang là một lá rộng; các phiến mang sắp xếp // ở trên cung mangàS bề mặt TĐK lớn.


- Trên các phiến mang cũng như toàn bộ phần khác của mang đều có dày đặc các mao mạch bao phủ. Phiến mang mỏng và ẩm ướt(có nhớt nhầy)àgiúp hòa tan khí tại bề mặt TĐK giữa cơ thể và môi trường.


- Trong máu có sắc tố hố hấpàmang cá có màu đỏ. Sắc tố hô hấp vận chuyển khí O2 từ MT vào cơ thể và khí CO2 từ cơ thể ra MT.


- Nồng độ khí CO2 bên trong cơ thể>bên ngoài cơ thể, vì vậy CO2 khuếch tán từ bên trong cơ thể (mang) ra MT. Nồng độ O2 bên ngoài MT nước>bên trong cơ thểàkhí O2 được khuếch tán từ nước vào mang.


- Chiều của dòng nước ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu bên trong mao mạch.


1271898963.nv.jpeg


 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

BÀI 2: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
(Tiết 2)


4. Hô hấp bằng phổi:


- Động vật : Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.



- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực tạo ra sự chênh lệch áp suất tràn vào hay tống ra khỏi phổi dễ dàng.


– Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
c181ht28kn6.jpg



Phổi là cơ quan hô hấp phù hợp ở môi trường cạn:


phoivaphenang.jpg


- Phổi có bề mặt TĐK rộng: phối xốp, số lượng phế nang lớn 700-800 triệu ->tăng diện tích bề mặt TĐK.


- Trên các phế nang có dày đặc các mao mạch bao phủ. Các phế nang tập hợp thành từng chùm -> cách sắp xếp này làm mất nước tối thiểu nên phổi luôn ẩm ướt. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy làm ẩm không khí -> giúp hòa tan khí tại bề mặt TĐK giữa cơ thể và môi trường.


- Trong máu có sắc tố hô hấp -> phổi có màu đỏ hồng. Sắc tố hô hấp vận chuyển khí O2 từ môi trường vào cơ thể và khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.


Phoi.jpg


- Nồng độ khí CO2 bên trong cơ thể lớn hơn bên ngoài cơ thể vì vậy CO2 khuếch tán từ bên trong cơ thể ra MT. Nồng độ O2 bên ngoài MT lớn bên trong cơ thể-> khí O2 được khuếch tán từ không khí vào phổi.


- Bên ngoài 2 lá phổi có có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lòng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít ào và thở ra.


- Sự nâng hạ của cơ hoành và co dãn của cơ gian sườn làm thay đổi thể tích khoang ngực.



image003jpg050318.jpg



* Trao đổi khí ở chim:


* Ở chim, sự trao đổi khí thực hiện qua các ống khí nằm trong phổi với hệ thống mao mạch bao quanh.


799348f7cbabb5e6f2958cf1acb02c981c1b46c29109cb66832957c7baff455e4g.jpg




- Sự lưu thông khí qua các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của các túi khí thông với các ống khí. Không khí lưu thông liên tục qua các ống khí ở phổi theo một chiều nhất định kể cả lúc hít vào và lúc thở ra nên không có khí đọng trong các ống khí ở phổi.
=> Như vậy, trao đổi khí xảy ra liên tục giữa máu trong mao mạch với không khí giàu O2 lưu thông trong ống khí



6b84caa2199f15743c8a0743fec429a9_36973579.thohonhen.jpg


Quá trình hô hấp ở chim hiệu quả nhất trong số động vật trên cạn. Vì:


- Quá trình hô hấp không bị gián đoạn do các không khí giàu ôxi lưu thông trong phổi theo 1 chiều liên tục cả khi hít vào và thở ra



- Không khí lưu thông qua các lỗ khí ở phổi theo chiều liên tục \Rightarrow không có khí đọng trong các ống khí ở phổi



- Có hệ thống túi khí trước và sau hỗ trợ cho quá trình hô hấp \Rightarrow hiệu quả hô hấp lớn



- Quá trình hô hấp diễn ra theo 2 chu kì \Rightarrow hiệu quả hô hấp cao


501872529_a5860be182.jpg








 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

BÀI 2: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
(Tiết 3)


I.SƠ LƯỢC VỀ SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ HÔ HẤP:


Sự tiến hóa của hệ hô hấp bắt đầu từ sự hô hấp bằng mang ở các loài thích nghi với đời sống dưới nước đến việc hình thành nên cơ quan hô hấp tiến bộ hơn là phổi thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn.
t403914.jpg

bengal_tiger.jpg


Bước tiến hóa của hệ hô hấp của các loài động vật có mối quan hệ biện chứng với sự tiến hóa của các hệ cơ quan khác trong cơ thể (như tuần hoàn, tiêu hóa, vận động...)



II. SỰ TIẾN HÓA:



1. Phân ngành sống đầu và sống đuôi:

Bắt đầu từ nhóm phân ngành nguyên thủy nhất là Sống Đầu và Sống Đuôi : tiến hóa theo chiều hướng thụ động, vùi mình trong cát, phụ thuộc vào môi trường sống nên hệ hô hấp của chúng có cấu tạo rất đơn giản, nhập chung với ống tiêu hóa. Từ đó hiệu suất hô hấp rất thấp. Do vậy chúng đều cạnh tranh không hiệu quả đối với các phân ngành khác, sớm tiến sâu vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa của động vật.


Lưỡng tiêm
lancelet.jpg

Hải tiêu:
seasquirt.jpg




2. Phân ngành có xương sống:


Phân ngành Có Xương Sống có đời sống tích cực, linh hoạt và thích nghi hiệu quả với môi trường do vậy mà các hệ cơ quan trong cơ thể cũng tiến hóa theo hướng tích cực, trong đó cơ quan hô hấp đã có sự đa dạng và biến đổi chuyên hóa (đã tách ra khỏi cơ quan tiêu hóa và hoạt động độc lập) để thích nghi từng bước với nhiều môi trường sống khác nhau: từ dưới nước lên cạn và lên không.

Cá:
dolphin2.jpg


Lưỡng cư:
avatar.aspx


Bò sát:
55215748-1233028986-bo%20sat%20111%20tuoi_01.jpg


Chim:
11009339-chim5.jpg


Thú:
voi.jpg


a. Nhóm động vật không hàm:

- Đặc điểm:

+ Hô hấp bằng mang, mang có nguồn gốc nội bì.
+Tuy nhiên tổng lớp không hàm lại tiến hóa không thành công và cũng nhanh chóng tiến nhanh vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa chung của sinh giới.
+ Tuy có đời sống tích cực hơn Sống Đầu và Sống Đuôi nhưng chúng lại thích nghi với đời sống kí sinh thụ động, vận động ít. Do vậy mà ống hô hấp vẫn chưa tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa. Đặc điểm này phản ánh hướng tiến hóa kém trong bậc thang tiến hóa.
VD: cá bám đá
image005.jpg


b. Nhóm động vật có hàm:

- Đặc điểm:

+ Hệ hô hấp có nguồn gốc ngoại bì.
+ Hô hấp phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng ( cơ quan hô hấp đã tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa gồm 2 hình thức chính là hô hấp qua mang và phổi). Từ đây hình thành nên hàng loạt các lớp động vật phát triển tiến bộ như: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
-VD:
+ Hô hấp bằng phổi
+ Hô hấp bằng mang (ở tiết 1+2 đã nêu)

* Xét từng lớp:

- LỚP CÁ:

[FONT=&quot]- Cơ quan hô hấp là mang, tùy vào từng nhóm đại diện mà có nắp mang hay không có nắp mang, thích nghi với trao đổi khí hòa tan trong nước.

- Mặc dù số lượng loài lớn, chiếm lĩnh thế giới dưới nước, hệ hô hấp đã phân hóa hoàn toàn về chức phận và cấu trúc nhưng hiệu suất hô hấp vẫn con thấp.

- Vì: hô hấp bằng cách trao đổi khí trong môi trường nước
(hàm lượng khí hòa tan ít) làm khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị hạn chế.

[/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot]- Trước yêu cầu của sự phát triển liên tục trong sinh giới đòi hỏi Lớp Cá phải biến đổi hệ hô hấp của mình để tăng diện tích trao đổi khí từ đó hô hấp với hiệu suất cao hơn, giúp con vật có thể vận động tích cực hơn. Trước khi hình thành nên lớp động vật có cơ quan hô hấp tiến bộ hơn thì lớp Cá đã trải qua quá trình hình thành nên các hình thức hô hấp trung gian: bóng hơi, da, cơ quan trên mang, phổi.
Neoceratodus (châu Úc)
Prototerus (châu Phi )
Lepidosiren (Nam Mỹ)
Cá Latimeria chalumnae (theo Raven)
Phát hiện năm 1938, vùng Tây Ấn Độ Dương, ở độ sâu 100 - 400m
Cá phổi (Prototerus)
lungfishLepidosirenparadoxa.jpg


- LỚP LƯỠNG CƯ:
[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot][FONT=&quot]- Lớp Lưỡng Cư tiến hóa hơn lớp Cá ở chỗ chúng đã hình thành phổi trong quá trình sống. Và mang chỉ còn xuất hiện trong giai đoạn ấu trùng.

- Sự tiến hóa của lớp Cá lên Lưỡng Cư đánh dấu một bước ngoặc quan trọng chứng tỏ sự mở rộng môi trường sống ngày càng hiệu quả của các loài động vật.

[/FONT]
[/FONT]Tuy nhiên Lưỡng Cư vẫn còn mang nhiều đặc điểm chưa tiến bộ: cấu tạo của phổi vẫn còn đơn giản, phế nang ít phát triển, diện tích phổi còn nhỏ (chỉ chiếm 2/3 diện tích da). Do vậy Lưỡng Cư phải hô hấp qua da để có thể cung cấp đủ oxi cho nhu cầu của cơ thể.
- LỚP BÒ SÁT:

- Từ Lưỡng Cư muốn phát triển lên một lớp động vật tiến bộ hơn thì cấu tạo của hệ hô hấp nói riêng phải thay đổi rõ rệt. Chiều hướng tiến hóa phải đi theo nguyên tắc ngày càng hoàn thiện về cấu tạo và đạt hiệu quả cao về chức năng.

- Lớp Bò Sát tiến hóa hơn Lưỡng Cư ở chỗ chúng đã hoàn toàn hô hấp bằng phổi, da khô và không còn hô hấp qua da, cấu tạo của phổi cũng hoàn chỉnh hơn với nhiều vách ngăn chia thành các phế nang, hô hấp bằng nhiều kiểu khác nhau, chúng chỉ còn giữ dấu vết của mang trong giai đoạn của phôi...

\Rightarrow Bò Sát đã hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn, không còn phụ thuộc vào môi trường nước.


- LỚP CHIM:

- Lớp Chim xuất phát từ Bò Sát, đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn trên không. Chính vì có lối sống như vậy dẫn đến cấu tạo cơ quan hô hấp của Chim cũng có những đặc điểm đặc biệt: có hệ thống túi khí giúp tăng cường độ hô hấp, hô hấp kép trao đổi khí triệt để và hiệu quả...

- Đến lớp Chim có thể nói hệ hô hấp đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trong lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí.

\Rightarrow Thân nhiệt luôn ổn định (hằng nhiệt).

- Lớp Chim đã khắc phục được những mặt hạn chế trong cấu tạo và chức năng hệ hô hấp để có thể thành công chiếm lĩnh bầu trời, phân tán rộng rãi giống loài của chúng trên khắp hành tinh đến tận vùng địa cưc lạnh giá hay vùng hoang mạc nóng bỏng.


- LỚP THÚ:

- Lớp Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống.



- Hệ hô hấp có cấu trúc tương tự như Bò Sát nhưng phức tạp hơn: phổi có nhiều phế nang phân nhánh, động tác hô hấp cũng đa dạng với sự tham gia của cơ gian sườn, cơ hoành.



- Xu thế tiến hóa theo hướng làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích
[FONT=&quot] [/FONT]


 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

BÀI 3: TUẦN HOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN​


(TIẾT 1)​


I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN:


Chưa có HTH ~> có HTH ~> + HTH hở
........................................... + HTH kín ~> + HTH đơn
.................................................................+ HTH kép

1. Hệ tuần hoàn hở:

a. Đại diện: Những đv có kích thước nhỏ như: chân khớp, thân mềm.
sên biển

bien1.jpg


châu chấu
sodo.700x0.jpg



b. Đường đi của máu trong HTH hở:

Máu từ tim ~> ĐM ~> khoang cơ thể ~> tĩnh mạch ~> tim


c. Đặc điểm của HTH hở:

- Máu được tim bơm vào động mạch và tràn vào khoang cơ thể. tại đây máu trộn lẫn với nước mô thành hỗn hợp máu-nước mô. máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào, sau đó theo tĩnh mạch và về tim.

- Máu có sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển O2. sắc tố HH chứa Cu ( hêmôxianin) làm máu có màu xanh nhạt.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm


2. Hệ tuần hoàn kín:


a. Đại diện: mực ống, bạch tuộc, ĐVCXS

b. Đường đi của máu trong HTH kín:

Máu từ tim ~> động mạch ~> mao mạch( trao đổi chất) ~> tĩnh mạch ~> tim

so-do-cau-tao-he-tuan-hoan-mau.JPG

c. Đặc điểm của HTH kín:

- Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim. máu trao đổi chất với các tb cơ thể qua thành mao mạch.

- Máu chứa sắc tố HH làm tăng khả năng vận chuyển O2 . sắc tố HH chứa Fe(vd:hêmôglôbin) làm cho máu có màu đỏ

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao tốc độ nhanh.

- Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh[/SIZE][/FONT]

* HTH đơn:

- Đại diện: Cá

- Đặc điểm:

+ Tim có 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ

+ Máu chảy đi nuôi cơ thể dưới áp lực trung bình

+ Đường đi của máu:

Tâm thất bơm máu giàu CO2 ~> ĐM mang ~> MM mang (trao đổi khí với mt nước) ~> máu giàu O2 vào ĐM lưng ~> hệ MM cơ thể (trao đổi khí) ~> máu giàu CO2 theo tĩnh mạch về tim

* HTH kép:

- Đại diện: lưỡng cư, bò sát, chim, thú

- Đặc điểm:

+ Đặc điểm của tim: tim lưỡng cư có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tim bò sát có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất tuy nhiên vách ngăn giữa 2 tâm thất không hoàn toàn(vách ngăn hụt), riêng cá sấu vách ngăn đã hoàn toàn giống chim và thú.

+ Đặc điểm của quá trinh trao đổi chất:

-- Ở lưỡng cư máu trong tâm thất là máu pha trộn giữa máu giàu O2, và CO2 . do đó máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn.

-- Đường đi của máu:

Vòng tuần hoàn nhỏ: máu giàu CO2 từ tâm thất ~> phổi và da (trao đổi khí) ~> máu giàu O2 theo TM phổi ~> tâm nhĩ trái

Vòng tuần hoàn lớn: máu pha từ tâm thất ~> ĐM ~> MM (trao đổi chất) ~> TM ~> tâm nhĩ phải

-- Bò sát: ở tâm thất có vách hụt nên máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn lưỡng cư[/SIZE]

-- Chim, thú: vách ngăn tâm thất đã hoàn toàn ~> tim chia thành 4 ngăn riêng biệt nên máu đi nuôi cơ thể không còn bị pha trộn
 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

BÀI 3: TUẦN HOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN​
(TIẾT 2)



II. SINH LÍ TIM:

- Tim có chức năng như 1 cái bơm hút và đẩy máu trong hệ tuần hoàn.

- Tim là động lực chính trong HTH.


Tim ở ĐV tiến hóa: tim sơ khai ở côn trùng và giun đốt
à tim 2 ngăn ở cá ~> tim 3 ngăn ở lưỡng cư ~> 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất không hoàn toàn ở bò sát ~>
4 ngăn hoàn toàn ở chim, thú.


1.
Cấu trúc của tim ở người:

tim.jpg


Tim người nằm ở lồng ngực trong 1 khoang có màng gọi là bao tim, dài khoảng 12cm và gần với hình nón.

Ở nam giới trưởng thành tim nặng khoảng 300g và ở nữ khoảng 250g.
Thành cơ tim dày không đều nhau: tâm thất dày hơn tâm nhĩ, tâm thất trái dày và khỏe hơn tâm thất phải.

~> Sự khác nhau này ảnh hưởng tới hình dạng của buồng tâm thất, do đó khi hoạt động tâm thất phải vặn mình sang trái làm cho tim ngày càng mất đối xứng (mỏm tâm thất thường hướng sang trái).



2. Cơ tim:


- Mô cơ tim được biệt hóa 1 cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng bơm. và chiếm gần 50% trọng lượng của tim.

- Các tế bào cơ tim riêng rẽ phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa xen (đĩa nối), giữa 2 tb cơ kế tiếp nhau có kênh ion chung, tạo nên 1 mạng lưới liên kết dày đặc với nhau, cấu trúc này cho phép các xung điện được
truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác, do đó các tế bào đã nối với nhau, co bóp gần như đồng thời với nhau.


3.
Các đặc tính sinh lí của cơ tim:


a. Tính hưng phấn:
là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim.

- Cụ thể là: khi hạch tự động của tim phát ra các xung điện, các xung điện lan truyền đến các cơ tim làm tim co lại.


- Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không” : Khi kích thích dưới ngưỡng thì các TB tim không co, khi kích thích bằng hoặc trên ngưỡng, thì mỗi tb cơ tim đều đáp ứng tối đa để tạo ra 1 co bóp cực đại.
( đối với cơ vân: cường độ kích thích yếu thì số sợi cơ tham gia co ít, cường độ kích thích tăng lên thì số sợi cơ tham gia co tăng dần)


b. Tính tự động của tim:


Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được nuôi trong dd sinh lí có đủ O2 và to thích hợp. Khả năng tự động co dãn nhịp nhàng theo chu kì gọi là tính tự động của tim.

- Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim. ( đây là 1 tập hợp sợi đặc biệt trong thành tim) hdtt bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc – kin.

- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát ra xung điện(xung thần kinh). Cứ sau 1 khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mạng Puốc-kin lan ra khắp tâm thất làm tâm thất co.


ch5.ht31.gif

c. Tính trơ có chu kì:

- Nếu kích thích vào tim vào lúc tim đang co thì tim không đáp ứng (không trả lời). Giai đoạn này tim không đáp ứng với bất kì kích thích nào gọi là giai đoạn trơ tuyệt đối.

- Nếu kích thích vào lúc tim đang dãn thì tim đáp ứng bằng 1 lần co bóp phụ gọi là ngoại tâm thu. sau đó là 1 thời gian dãn nghỉ dài hơn bình thường, gọi là nghỉ bù.

Có thời gian nghỉ bù là do xung điện định kì phát ra từ nút xoang nhĩ lan đến tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không gây ra co cơ tim, phải đợi cho đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang nhĩ thì tim mới co lại bình thường.

Tim hoạt động có tính chu kì nên giai đoạn trơ cũng lặp lại theo chu kì. nhờ tính trơ trong giai đoạn tâm thu mà cơ tim không bị co cứng như cơ vân.


4. Chu kì hoạt động của tim:


* Tim
co dãn nhịp nhàng theo chu kì, 1 chu kì tim bao gồm:

+ Pha co tâm nhĩ
+ Pha co tâm thất
+ Pha dãn chung


giai đoạn tâm nhĩ co 0.1 giây, sau đó tâm nhĩ dãn suốt cả chu kì tim
giai đoạn tâm thất co (tâm thất thu), giai đoạn chia thành 2 thời kì:

+ Thời kì tăng áp: tâm thất bắt đầu co, áp suất trong TT cao hơn tâm nhĩ làm van nhĩ -thất đóng, lúc náy áp suất trong TT vẫn thấp hơn trong ĐM nên van tổ chim vẫn chưa mở.

mo%20-%20dong%20van%20tinh%20mach.jpg


+ Thời kì tống máu: TT tiếp tục co làm cho PTT cao hơn Pđmc và Pđmp làm cho van tổ chim mở ra, máu tống từ TT vào ĐM. thời gian TT co là 0,3 giây.


+ Giai đoạn tâm trương toàn bộ: sau khi co thì TT bắt đầu dãn ra, trong khi đó thì TN đang dãn, giai đoạn cả TT và TN đều dãn gọi là gđ dãn chung, tg dãn chung là 0,4s.


5. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim:



a. Thể tích tâm thu:
là lượng máu TTT hoặc TTP bơm 1 lần vào mạch



b. Lưu lượng tim:
là lượng máu tâm thất trái hoặc phải bơm vào ĐM trong 1 phút. lưu lượng tim trái bằng lưu lượng tim phải.

- Lưu lượng tim kí hiệu là Q và tính theo công thức: Q = Qs x f


Q là lưu lượng tim; Qs là thể tích tâm thu; f là tần số tim trong 1 phút
 
T

thaonhib4

BÀI 3: TUẦN HOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN
[FONT=&quot](TIẾT 3)[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]
III. SINH LÍ HỆ MẠCH:[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
Hệ mạch bao gồm: hệ thống ĐM, MM và TM[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]1. Đặc tính ính lí của hệ mạch:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
a. Tính đàn hồi:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
image058.jpg
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- ĐM có tính đàn hồi là do ĐM đc cấu tạo từ các sợi cơ trơn và các sợi đàn hồi.[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
Trong kì tâm thu, tim tống máu vào ĐM làm ĐM dãn rộng ra, tạo cho ĐM 1 thế năng. khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi, ĐM co lại thế năng của ĐM chuyển thành động năng đẩy máu chảy trong ĐM. Vì vậy, mặc dù tim bơm vào ĐM theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong ĐM thành dòng liên tục.[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
300px-Arterial_System_en.svg.png
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
b. Tính co thắt:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
khả năng co lại của mạch máu làm cho lòng mạch hẹp lại, giảm lượng máu đi qua, các động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn nên tính co thắt cao[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
2. Huyết áp:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Tim bơm máu vào mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]
tra-den.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Sự biến động huyết áp là do các yếu tố:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
+ Nhịp tim và lực co tim. (tim đập nhanh làm huyết áp tăng, tim đập chậm làm huyết áp giảm)[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
+ Sức cản của mạch máu. (VD: lòng thành mạch hẹp lại do thành mạch máu bị xơ vữa, làm huyết áp tăng hoặc thành mạch kém đàn hồi khi tuổi già gây bệnh cao huyết áp)[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]
xo-vua-dong-mach-mot-ngyennhan-gay-roi-loan-tuan-hoan-nao.JPG
[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
+ Khối lượng máu và độ quánh của máu ( VD: khi mất máu thì huyết áp giảm. hoặc ăn mặn thường xuyên làm tăng thể tích máu gây bệnh cao huyết áp)[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
+ Sự biến động huyết áp trong hệ mạch [FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]3. Vận tốc máu:[/FONT][FONT=&quot] là [/FONT]tốc độ máu chảy trong 1 giây.[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Trong [/FONT]hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ ĐMC (500mm/s) đến tiểu ĐM , vận tốc máu thấp nhất trong MM (0.5mm/s) và tăng dần từ tiểu TM đến TMC (200-250mm/s)[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Biến [/FONT]động của vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tiết diện mạch máu và huyết áp. Vận tốc máu trong các đoạn mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch và tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch[FONT=&quot].[/FONT]
image056.jpg
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
4. Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch: Máu chảy trong tĩnh mạch và trở về tim là do các yếu tố sau:[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Sức bơm của tim[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Sức hút của tim[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Áp suất âm của lồng ngực[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
- Ảnh hưởng của trọng lực[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]5. Trao đổi chất trong mao mạch:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Ở [/FONT]đoạn đầu MM, nơi tiếp xúc với tiểu ĐM, áp lực thủy tĩnh (h/áp) đẩy dịch ra khỏi mạch là 36-39mmHg. Trong khi đó áp suất keo (lực kéo dịch vào lòng mạch do protein huyết tương tạo ra) là 25-28mmHg à nước và các chất hòa tan(các ion, glucozo, aa…) di chuyển từ lòng mạch ra dịch kẽ.[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
Ở cuối MM, nơi tiếp giáp với tiểu tĩnh mạch, áp lực đẩy dịch ra khỏi lòng mạch là 15-18 mmHg, trong khi đó áp suất keo là 25-28 mmHg. Như vậy, chênh lệch giữa lực hút và lực đẩy dịch là 10mmHg, nước và chất hòa tan di chuyển từ dịch kẽ vào trong MM.[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
Ngoài ra còn có các hình thức vận chuyển tích cực, ẩm bào và khuếch tán.[FONT=&quot][/FONT]
 
T

thaonhib4

BÀI 3: TUẦN HOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN​
(TIẾT 4)


IV. ĐIỀU HÒA TUẦN HOÀN MÁU:

điều hòa hoạt động của tim, mạch máu theo 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch.


1. Cơ chế thần kinh: trung khu điều hòa tim, mạch nằm ở hành não

- Trung khu điều hòa tim gồm 2 trung khu: trung khu tăng cường tim và trung khu ức chế tim.

- Trung khu điều hòa mạch cũng gồm 2 trung khu: trung khu co mạch và trung khu dãn mạch


Điều hòa hoạt động tim mạch theo nguyên tắc phản xạ:

+ Phản xạ tăng áp: Khi O2 trong máu giảm, CO2 tăng tác động lên thụ thể ở xoang ĐM cảnh và cung ĐMC, các thụ thể hóa học ở đây gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não xung thần kinh theo dây thần kinh giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh, đồng thời xung thần kinh đến mạch máu gây co mạch ~> huyết áp tăng.

+ Phản xạ tăng áp: khi máu về tâm nhĩ phải nhiều làm căng vùng Bainbridge là vùng quanh 2 tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ vùng này sẽ phát xung động đi theo các soi cảm giác của dây X về hành não ức chế dây X, làm cho tim đập nhanh thanh toán tình trạng ứ máu ở tim phải. phản xạ này làm tăng huyết áp.


2. Cơ chế thể dịch:

- Hoocmôn ađrenalin do phần tủy tuyến trên thận tiết ra điều hòa hoạt động tim mạch. ađrenalin làm tim đập nhanh mạnh lên, và làm co mạch máu nội tạng, co mạch máu dưới da, dãn mạch máu cơ xương.

- Hoocmôn norađrenalin gây co mạch máu toàn thân và làm tăng huyết áp.

- Một số chất khác có ảnh hưởng đến tim mạch như:

+ Histamin:
làm tăng tính thấm của MM , gây dãn mạch và giảm huyết áp.

+ Ca2+ trong máu cao làm tim đập nhanh và gây co mạch.


+ Nồng độ O2 giảm, CO2 tăng gây dãn MM, tămg lượng máu chảy vào MM.

* Ngoài cơ cơ chế thần kinh, thể dịch nêu trên, còn có cơ chế tự điều hòa hoạt động tim (định luật Starling): nếu cơ tim càng bị kéo dãn căng thì lực co cơ tim càng mạnh. chính nhờ khả năng này mà tim có thể tự thay đổi lực tâm thu theo từng điều kiện của cơ thể
.


V. TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT:

* Hệ bạch huyết bao gồm bạch huyết và hệ mạch bạch huyết.

- Hệ mạch bạch huyết gồm có mao mạch và tĩnh mạch bạch huyết. Trên tĩnh mạch bạch huyết có các hạch bạch huyết, hạch bạch huyết có nhiệm vụ thực bào vi khuẩn, virút, vật lạ và sản sinh ra bạch cầu limphô, đơn nhân đưa vào bạch huyết
.

+ Mao mạch bạch huyết 1 đầu bịt kín, còn đầu kia thông với tiểu tĩnh mạch bạch huyết, các tiểu tĩnh mạch bạch huyết ~> tĩnh mạch bạch huyết lớn hơn ~> 2 ống bạch huyết ngực phải và trái ~> các tĩnh mạch máu dưới đòn phải và trái.

+ Tĩnh mạch bạch huyết có van bạch huyết. Các van giúp bạch huyết di chuyển 1 chiều trong mạch bạch huyết.

* Bạch huyết lưu thông trong mạch là do:

- Sự co bóp của cơ trơn trên thành mạch bạch huyết

- Áp suất âm ở lồng ngực: tạo điều kiện cho các tĩnh mạch bạch huyết lớn trong lồng ngực dãn ra, hút bạch huyết từ các tĩnh mạch nhỏ hơn
.

- Hoạt động của cơ xương và van tĩnh mạch bạch huyết: cơ xương co ép vào tĩnh mạch, đồng thời kết hợp với hoạt động của van tĩnh mạch làm cho bạch huyết chỉ chảy 1 chiều.


* CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho động vật có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm?
Vì sao các động vật có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?


2. Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn?

3. Tại sao giun đốt xét trên con đường tiến hóa thì xuất hiện trước chân khớp nhưng ở giun đốt lại có hệ tuần hoàn kín còn chân khớp lại có hệ tuần hoàn hở?

4. Vì sao ở một số người máu rất khó đông?

5. Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn thai. những biến đổi của hệ tuần hoàn của thai sau khi sinh?





 
Y

yuper

- Từ bây giờ topic sẽ hoạt động trở lại, mỗi tuần mình sẽ post 2 bài, nếu tuần nào ko post đủ sẽ post bù vào tuần sau

- Cuối mỗi bài có câu hỏi củng cố, nếu các bạn ko tham gia trả lời mình sẽ ko post đáp án :D. Các câu hỏi này có thể có trong các bài kiểm tra 15', 1 tiết và học kì đấy :D. Nên muốn có đáp án đày đủ, các bạn hãy tham gia trả lời, ít nhất lơing phải trả lời 50% số câu hỏi mình đưa ra. mối câu hỏi tương ứng 3 - 5 tks

BÀI 4: CÂN BẰNG NỘI MÔI



I. KHÁI NIỆM & Ý NGHĨA

- Khái niệm: Cân bằng nội môi là các đặc tính sinh lý, sinh hóa của môi trường bên trong cơ thể luôn giữ ở mức hằng định
+ VD: thân nhiệt cơ thể luôn ổn định ở [TEX]36,7^oC[/TEX]

- Ý nghĩa:
  • Đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển, thực hiện các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể,
  • Nếu cơ thể mất cân bằng sẽ gây ra những biến đổi gây rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan hoặc die
  • Môi trường nội môi duy trì được sự ổ định nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi
II. CƠ CHẾ ĐẢM BẢO CÂN BẰNG NỘI MÔI

- Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận:

+ Bộ phân tiếp nhận kích thích: là các thụ thể, thụ quan, cơ quan,... có vai trò tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hay ngoài cơ thể và hình thành cung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

+ Bộ phận điều khiển: Là TW thần kinh hay tuyến nội tiết, có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hormone tới bộ phận đáp ứng kích thích

+ Bộ phận đáp ứng kích thích ( bộ phận thực hiện ): Là các cơ quan như gan, thận,.... Các bộ phận này dưạ trên tín hiệu thần kinh hoặc hormone để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng ổn định

- Liên hệ ngược là sự trả lời của bộ phạn thực hiện, làm biến đổi các đặc tính lý hóa của môi trường trong, sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích


canbangnoimoi_zps5831f86f.png


1. Cân bằng áp suất thẩm thấu

a. Vai trò của thận trong sự điều hòa luợng nước và muối khoáng


* Điều hòa lượng nước:

canbangapsuatthamthau_zps4a629310.png


* Điều hòa muối khoáng:

- NaCl là thành phàn chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu, việc điều hòa luơgnj muối trong máu chính là điều hòa nồng độ [TEX]Na^+[/TEX]

- Khi nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] giảm thì hormone andoteron của vỏ tuyến trên thận tiết ra có khả năng tái hấp thu [TEX]Na^+[/TEX]

- Khi nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] tăng \Rightarrow áp suất thẩm thấu tăng \Rightarrow gây cảm giác khát \Rightarrow uống nước \Rightarrow Muốn đảm bảo cân bằng luợng nước và muối khoáng trong cơ thể thì phải thông qua việc bài xuất nước tiểu qua thận để đảm bảo cân bằng nội môi

* Tóm lại:

- Thận có vai trò trong duy trì áp suất thẩm thấu vì thận tham gia vào việc điều hòa luợng nước, muối khoáng và các chất hữu cơ, vô cơ hòa tan trong máu:
+ Thận thải nước khi cơ thể thừa nước
+ Thận tái hấp thu nước khi cơ thể thiếu nước
+ Thận tăng cường tái háp thu [TEX]Na^+[/TEX] khi nồng độ [TEX]Na^+[/TEX] trong máu giảm và thải các chất như [TEX]H^+, HCO^-_3, ure,...[/TEX] khi nồng độ các chất đó trong máu cao
b. Vai trò của gan trong sự chuyển hóa các chất

* Điều hòa Glucose:

- Khi lượng glucose trong máu tăng, gan điều chỉnh bằng cách:
+ Glucose [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Glicogen dự trữ trong gan và cơ

+ Phần glucose dư thừa sẽ đc dự trữ ở các phân tử mỡ ở mô mỡ

\Rightarrow Luợng glucose trong máu tương đối ổn định ( [TEX]\approx 0,1%[/TEX] )

- Khi lượng glucose trong máu giảm, gan điều chỉnh bằng cách:
+ Glicogen [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] Glucose đưa vào máu

+Tạo glucose mới từ các chất hữu cơ khác như: acid lactic,...

\Rightarrow Lượng glucose được bù đắp

- Quá trình điều hòa luợng glucose trong máu có sự tham gia của cá hormone do tuyến tụy và tuyến trên thận tiết ra:
+ Tuyến tụy:
  • Insulin: do TB beta tiết ra
  • Glucagon: do TB alpha tiết ra
+ Tuyến trên thận:
  • Cortizol
  • Adrenalin
* Điều hòa protein trong huyết tương

- Fibrinogen, anbumin, globulin được sản xuất và phân hủy ở gan, trong đó anbumin có nhiều nhất và quan trọng nhất trong protein huyết tương vì nó có chức năng: Tác động như 1 hệ đệm, làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, có tác dugnj giữ nuớc giúp cho dịch mô thấm trở lại máu

2.Cân bằng pH nội môi

* Điều hòa pH nội môi: Là điều hòa cân bằng acid - bazo ( toan - kiềm ) trong máu ([TEX]pH=7,35-7,45[/TEX]). Nếu tăng hay giảm pH thì tế bào dịch mô sẽ bị rối loạn. Muốn giữ được pH tương đối ổn định để đảm bảo cho mọi hoạt động sống của tế bào là nhờ 1 hệ thống đệm

* Chất đệm: là các chất có khả năng lấy ion [TEX]H^+[/TEX] hoặc [TEX]OH^-[/TEX] khi các ion này xuất hiện trong môi trường trong và làm cho pH của môi trường thay đổi rất ít

a. Hệ đệm bicacbonat ( [TEX]NaHCO_3/ H_2CO_3[/TEX] - [TEX]HCO_3^-/CO_2[/TEX] )

- Không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối ưu

- Có cả trong dịch nội bào lẫn ngoại bào

- Nồng độ của cả 2 thành phần trong hệ đệm có thể được điều chỉnh: [TEX]CO_2[/TEX] ( trong phổi ), bicacbonat ( ở thận )

- Hệ đệm [TEX]NaHCO_3/H_2CO_3[/TEX]:
+ Ion bicacbonat: [TEX]HCO_3^-[/TEX] - hoạt động như một bazơ yếu

+ Acid cacbonic: [TEX]H_2CO_3[/TEX] - hoạt động như một axit yếu

- Khi môi trường xuất hiện [TEX]H^+[/TEX], pH sẽ giảm, dịch mang tính axit thì:

[TEX]NaHCO_3 \rightleftharpoons Na^+ + HCO_3^-[/TEX]

[TEX]HCO_3^- + H^+ \Large\longrightarrow H_2CO_3[/TEX]

- Khi môi trường chuyển sang bazơ thì :

[TEX]H_2CO_3 \rightleftharpoons H^+ + HCO_3^-[/TEX]

[TEX]H^+ + OH^- \Large\longrightarrow H_2O[/TEX]
b. Hệ đệm photphat ( [TEX]Na_2PO_4/NaH_2PO_4[/TEX] - [TEX]HPP_4^{2-}/H_2PO_4^-[/TEX] )

- Đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận vì nó có khả năng đệm tối đa ở vùng này

- Hệ đệm phôtphat có cả trong và ngoài dịch tế bào. Hệ này có 2 dạng :

+ [TEX]HPO_4^{2-}[/TEX]: hoạt động như 1 bazo yếu

+ [TEX]H_2PO_4^-[/TEX]: hoạt động như 1 acid yếu

- Khi môi trường xuất hiện [TEX]H^+[/TEX] thì [TEX]HPO_4^{2-}[/TEX] sẽ đóng vai trò một bazơ :

[TEX]HPO_4^{2-} + H^+ \Large\longrightarrow H_2PO_4^-[/TEX]

- Khi môi trường chuyển sang bazo thì:

[TEX]H_2PO_4^- \rightleftharpoons HPO_4^{2-} +H^+[/TEX]

[TEX]H^+ + OH^- \Large\longrightarrow H_2O[/TEX]

c. Hệ đệm Proteinat ( Protein )

- Nhờ gốc -[TEX]COOH[/TEX] ( acid yếu ) nên khi nồng độ [TEX]OH^-[/TEX] tăng:

[TEX]COOH \Large\longrightarrow COO^- + H^+[/TEX]

- Nhờ gốc -[TEX]NH_2[/TEX] ( bazo yếu ) nên khi nồng độ [TEX]H^+[/TEX] tăng:

[TEX]NH_2 + H^+ \Large\longrightarrow NH_3^+[/TEX]

- Hệ đệm prôtêin là hệ đệm quan trọng nhất trong cơ thể, có các loại protein tham gia hoạt động: abumin, glôbulin và fibrinôgen

- Trong đó thuộc hệ đệm có anbumin, chiếm tới 60% tổng số prôtêin huyết tương. Vai trò đệm của anbumin là vừa điều chỉnh tính kiềm nhờ gốc -COOH (gốc cacboxyl) vừa điều chỉnh tính axit nhờ gốc -NH2 (gốc amin). Ngoài nhiệm vụ đệm, anbumin còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì thẩm áp máu. Nhờ đó mà anbumin giúp điều chỉnh lượng nước giữa máu và mô. Như vậy anbumin giúp cho việc kiểm soát khối lượng máu; điều này cũng có liên quan đến việc điều chỉnh huyết áp
.
.
.
.
.
.

Câu hỏi củng cố

1. Cảm giác khát xảy ra khi nào? Biểu hiện? Diều gì sẽ xảy ra nếu trạng thái khát kéo dài

2. Vai trò của gan trong sự chuyển hoá gluxit ? Khi hàm lượng đường trong máu thay đổi sẽ gây nên

những hậu quả gì?

3. Tại sao uống rượu nhiều dẫn tới khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu

4. Giải thích câu " Trời nóng chóng khát, Trời lạnh chóng đói "

 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 4:
_Trời nóng chóng khát:
-Khi trời nóng, cơ thể tiết mồ hôi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hôi bay hơi sẽ toả nhiệt), ta có cảm giác mát, dễ chịu.
-Mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ có cảm giác khát nước.
_Trời mát chóng đói:
-Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh nhiệt vì cơ thể luôn mất nhiệt do lạnh.
-Do đó, cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucoz để cung cấp năng lượng nên nồng độ glucoz trong máu giảm, gây cảm giác đói nhanh.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom