CHƯƠNG II. CẢM ỨNG
A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
BÀI 1. HƯỚNG ĐỘNG
I. KHÁI NIỆM
- Khái niệm: Hướng động là hình thức phẳn ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhận kích thích theo 1 huớng xác điịnh
+ VD: Cây trồng trong bóng tối sẽ vươn ra phái có ánh sáng.....
- Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là
hướng động dương
- Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là
hướng động âm
- Quá trính vận động này diễn ra
tương đối chậm và
được điều tiết bằng hormone thực vật ( AAB, Auxin, AIA,..... )
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
1.Hướng đất ( Hướng trọng lực )
- Vận động hướng đất theo chiều của trọng lực trái đất là do:
+ Sự phận bố điện tích không đều:
- Mặt dưới của rễ mang điện tích dương
- Mặt trên của rễ mang điện tích âm
\Rightarrow Tạo ra chênh lệch hiệu điện thế ( vài mV ) làm rễ quay xuống
+ Sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt rễ
- Mặt dưới nhiều Auxxin cùng vs AAB gây ức chế sinh trưởng của TB
- Mặt trên luowgnj auxin thích hợp kích thích sự sinh trưởng của tế bào, làm tế bào dài ra làm rễ quay xuống đât
+ Hạt tinh bột dồn về phía đáy của tế bào, tạo ra sức truơgn nước lớn [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] khối luơgnj mặt dưới mỗi tế bào nặng hơn làm rễ đâm thẳng xuống
\Rightarrow
Rễ có tính hướng đất dương
+ Hàm luợng Auxin ở mặt dưới của chồi ngọn nhiều hơn ở mặt trên [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] tế bào sẽ phân chia kéo dài [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] chồi ngọn quay lên trên
\Rightarrow
Chòi ngọn có tính hướng đất âm
2. Hướng sáng
- Cây có tính hướng sáng do sự phân bố auxin không đồng đều, đặc biết là AIA:
+ Auxin vận chuyển về phía có ít ánh sáng, luợng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào
+ AIA xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang xenlulozo [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] các tế bào dãn dài ra
\Rightarrow
Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm
3.Hướng nước
- Tính hướng nước dương là phản ứng sinh trưởng theo nguồn nước [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX]
Nước đóng vai tròn như tác nhân kích thích của môi trướng dẫn tới phản ứng hướng nước
- Rễ cây luôn tìm về phía có nước [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX]
Rễ tính hướng nước dương
- Trong lòng đất, rễ vươn khá xa, lan tỏa vào các khe hở cảu đất [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] huơngs về phái nguồn nước để lấy nước
4.Huớng hóa
- Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn chất thích hợp, cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX]
Tính hướng hóa dương
- Rễ tránh xa nguồn hóa chất độc hại với nó [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX]
Tính hướng hóa âm
5.Hướng tiếp xúc
- VD: các cây dây leo: bầu, bí,... có tua cuốn ( 1 dạng lá biến dạng )
- Phần thân tiếp xúc vơi giá thể thì sinh trưởng chậm, không tiếp xúc thì sinh trưởng nhanh
- Ngoài ra, còn có các dạng hướng động khác như tính hướng nhiệt, hướng theo dòng chảy của các khe suối,......
III. VAI TRÒ
- Giúp cây thích ứng với sự thay đổi của môi trường để sinh trưởng và phát triển
- Ứng dụng trong sản xuất:
- Tưới nước, bón phân hợp lý, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh
- Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và hút nước, muối khoáng trong đất
- Mật độ tròng cây phải thích hợp, không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng
.
.
.
.
.
.
CÂU HỎI CỦNG CỐ
1. Thân có tính hướng sáng dương, rễ có tính hướng sáng âm. Nguyên nhân có sự khác biệt này?
P/s: Bài ngắn nên chỉ có 1 câu thôi