Sinh 11 TỔNG HỢP KIẾN THỨC SINH 11

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

BÀI 2: Trao đổi khoáng và Nito ở thực vật
(Tiết 2)



III. VAI TRÒ CỦA NITO ĐỐI VỚI THỰC VẬT

1. Nguồn Nito cho cây

- Trong môi trường, Nito tồn tại dưới 2 dạng:

+ [TEX]N_2[/TEX] trong khí quyển
+ Các hợp chất Nito hữu cơ và vô cơ trong đất

- Thực vật chỉ hấp thụ Nito qua rễ ở 2 dạng: [TEX]NH_4^+[/TEX] và [TEX]NO_3^-[/TEX]


800dd9ea262954351c84d776dfa3ed414g.jpg


- Có 4 nguồn cung cấp Nito cho cây:

nguonnitochocay-1.jpg

2. Vai trò của Nito đối với đời sống thực vật

- Nito có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: Protein, acid nucleic, sắc tố quang hợp,.....

- Nito có trong các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP

- Nito có trong các chất điều hòa sinh trưởng: hormone thực vật,....

- Nito tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng

\Rightarrow Do đó Nito có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch

IV. QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITO KHÍ QUYỂN

- Các nhóm vi khuẩn thực hiện:

+ Nhóm vi khuẩn tự do: [TEX]N_2[/TEX] \Rightarrow [TEX]NO_3^-[/TEX]
+ Nhóm vi khuẩn cộng sinh: [TEX]N_2[/TEX] \Rightarrow [TEX]NH_4^+[/TEX]

- Sơ đồ:

sodocodinhnitokhquyen.jpg

- Điều kiện của quá trình cố định Nito khí quyển:

+ Có các lực khử mạnh như: [TEX]NADH, FADH_2,....[/TEX]
+ Được cung cấp năng lượng dưới dạng ATP
+ Có sự tham gia của enzyme nitrogenaza
+ Được thực hiện trong điều kiện kị khí

V. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITO TRONG CÂY

1. Quá trình khử [TEX]NO_3^-[/TEX]

- Cây hấp thụ được 2 dạng Nito là: [TEX]NH_4^+ [/TEX] và [TEX]NO_3^-[/TEX], nhưng khi hình thành các axit amin thì cây cần nhiều nhóm [TEX]NH_2[/TEX] nên cây có quá trình biến đổi [TEX]NO_3^-[/TEX] thành [TEX]NH_4^+[/TEX]

- Quá trình khử [TEX]NO_3^- [/TEX]được thực hiện dưới sự xúc tác của enzyme khử reductaza:


[TEX]NO_3^- \Large\longrightarrow^{reductaza} NO_2^- \Large\longrightarrow^{reductaza} NH_4^+[/TEX]

[TEX]NO_3^- + NAD(P)H + H^+ + 2e^- \Large\longrightarrow^{reductaza} NO_2^- + NAD(P)^+ H_2O [/TEX]

[TEX]NO_2^- + 6Feredoxin[/TEX] khử [TEX]+8H^+ + 6e^- \Large\longrightarrow^{reductaza} NH_4^+ + 2H_2O[/TEX]


2. Quá trình đồng hóa [TEX]NH_3[/TEX] trong cây

- Quá trình hô hấp của của cây tạo ra các axit [TEX]R-COOH[/TEX]

- Các axit này kết hợp với gốc [TEX]NH_2[/TEX] dể hình thành axit amin:

[TEX]R-COOH + NH_2 \Large\longrightarrow H_2N-R-COOH[/TEX]​

- Từ các axit amin sẽ amin hóa tạo thành 20 loại axit amin khác nhau và các hợp chất thứ cấp khác


[TEX]A.piruvic + NH_3 + 2H^+ \Large\longrightarrow Alanin + H_2O [/TEX]

[TEX]A. \alpha xetoglutaric + NH_3 + 2H^+ \Large\longrightarrow A.glutamic + H_2O[/TEX]

[TEX]A.fumaric + NH_3 \Large\longrightarrow A.aspactic[/TEX]

[TEX]A.oxaloaxetic + NH_3 + 2H^+ \Large\longrightarrow A.aspactic + H_2O[/TEX]


- Các axit amin tạo thành có thể kết hợp với [TEX]NH_3[/TEX] để tạo thành các amit nhằm tránh cho cây khỏi bị ngộ độc do tích lũy nhiều [TEX]NH_3[/TEX] trong cây


[TEX]Alanin + NH_3 \Large\longrightarrow amit[/TEX]

[TEX]A.glutamic + NH_3 \Large\longrightarrow glutamin[/TEX]

.
.
.
.
.
.

Câu hỏi củng cố

1. Tính lượng phân bón Nito để thu hoạch 15 tấn chất khô/ha. Biết: Nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với Nito là 8g/1Kg chất khô, hệ số sử dụng phân bón là 60%. Hàm lượng Nito trong đất sau khi thu hoạch là 0

2. "Khi chu trình Kreb ngừng hoạt động thì cây sẽ bị ngộ độc bởi [TEX]NH_3[/TEX]. Điều này có đúng không. Vì sao?

3. Tóm tắt quá trình cố định Nito sinh học?
 
B

belunkute_95

câu 2 : khi chu trình creo ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc NH3 la đúng
VÌ :
+) chu tình crwep xảy ra tạo ASTT để nhận nitơ
+) có mối quan hệ chặt chẽ giữa các sản phẩm chu trinh crep với hảm lượng NH3 trong cây . các sản phẩm cùng NH3 tạo ra aa và prôtêin
 
Last edited by a moderator:
T

thienthan_gl291

Câu 1: Lương phân bón N để thu hoạch 15tấn chất khô/ha: [15x(10^3)x8x(10^-3)]/60%=200 kg Nito/ha

câu 3: quá trình cố định nito sinh hoc :
*các nhóm vk thực hiện:
+ nhóm vk tự do: N2==>NO3-
+ nhóm vk cộng sinh: N2==>NH4+
*Sơ đồ: (như trên phần cố định nito khí quyển)
*Đk :
+ Có các lực khử mạnh như: NADH, FADH2
+ Được cung cấp năng lượng dưới dạng ATP
+ Có sự tham gia của enzyme nitrogenaza
+ Được thực hiện trong điều kiện kị khí
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Hệ thống kiến thức bài 2: Trao đổi khoáng và ni tơ ở thực vật.​


wjxtg2.png

Các bạn có thể download ảnh gốc, kích thước 3500x1885 pixel tại đây
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2 ( Tiết 2 )



1.Tính lượng phân bón Nito để thu hoạch 15 tấn chất khô/ha. Biết: Nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với Nito là 8g/1Kg chất khô, hệ số sử dụng phân bón là 60%. Hàm lượng Nito trong đất sau khi thu hoạch là 0

[TEX]\frac{0,8.150.100}{60} = 200Kg[/TEX] Nito

2. "Khi chu trình Kreb ngừng hoạt động thì cây sẽ bị ngộ độc bởi [TEX]NH_3[/TEX]. Điều này có đúng không. Vì sao?

- ĐÚng, Vì chu trình Kreb ngừng hoạt động thì sẽ không có các acid hữu cơ để nhận nhóm [TEX]NH_2[/TEX] để tạo các acid amin, do đó cây sẽ tích lũy nhiều [TEX]NH_3 [/TEX] và sẽ bị độc

Tóm tắt quá trình cố định Nito sinh học

- Nhóm VK khuẩn thực hiện:

+ Nhóm VK tự do: Nostoc, Anabaena,....
+ Nhóm Vk cộng sinh: Rhizobium,....

- 4 điều kiện:

+ Lực khử mạnh
+ Năng lượng: ATP
+ Enzyme nitrogenaza
+ Nồng độ [TEX]O_2 =0[/TEX]

- Sơ đồ:

sodocodinhnitokhquyen.jpg



\Rightarrow Như vậy chỉ có bạn thienthan_gl291 được 6 tks
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Bài 3: Quang hợp(tiết 1)


I/Vai trò của quang hợp.

Phương trình đầy đủ: [TEX]6CO_2 + 12H_2O[/TEX] \Rightarrow [TEX]C_6H_{12}O_6 + 6O_2 + 6H_2O[/TEX]

-Tạo chất hữu cơ.
-Tích lũy năng lượng.
-Làm sạch bầu khí quyển.
-Vai trò quan trọng đối với con người như:
+Cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho đời sống và sản xuất.
+Quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng.


II/Bộ máy quang hợp.

1/Lá:

a/Hình thái của lá:
-Có dạng bản mỏng và mang đặc tính hướng sáng rõ rệt,nen chúng có khả năng vận động sao cho mặt phẳng của lá vuông góc với tia sáng mặt trời.

b/Giải phẫu lá:

20120817170024fIvA____Giai_phau_C3.jpg.jpg


-Mô đồng hóa gồm có mô dậu và mô khuyết.
+Mô dậu: Gòm 1 số lớp TB xếp sít nhau theo từng lớp gần như song song với nhau nhằm hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng nhất.Các mô dậu chứa rất nhiều hạt lục lạp.
+Mô khuyết: Giữa các TB có rất nhiều khoảng gian bào.Gian bào thông với không khí bằng các lỗ khí khổng.Trong các khoảng này có chứa cacbon dioxit và nước để cung cấp cho quang hợp.TB mô khuyết chứa ít lục lạp hơn so với TB mô dậu

-Trong lá có mạng lưới mạch dẫn dầy đặc làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng phục vụ cho quang hợp cũng như các hoạt động khác của cây.

-Trên biểu bì mặ dưới và mặt trên của lá có rất nhiều lỗ khí khổng thông giữa các gian bào thịt lá và không khí chung quanh.


2/Lục lạp:

Các bạn quan sát hình vẽ sau:
20120817170630KudY____300px.Chloroplast_diagram.svg.png


-Màng(memberan) bao quanh lục lạp.Đây là màng gồm 2 lớp kép tạo thành có nhiệm vụ bao bọc,bảo vệ cấu trúc bên trong và kiểm tra tình thấm thấm của các chất đi ra hoặc đi vào lục lạp.

-Hạt(grana): Gồm các tilacotit chứa hệ sắc tố,các chất chuyền electron và trung tâm phản ứng.

-Chất nền: Thể keo và có độ nhớt cao,trong suốt và chứa nhiều enzym cacboxy hóa.


3/Hệ sắc tố.

a/Các nhóm sắc tố:
-Nhóm sắc tố chính:
+Diệp lục a: [TEX]C_{55}H_{72}O_5N_4Mg[/TEX]
+Diệp lục b: [TEX]C_{55}H_{70}O_6N_4Mg[/TEX]

-Nhóm sắc tố phụ:
+Caroten: [TEX]C_{40}H_{56}[/TEX]
+Xantophyl: [TEX]C_{40}H_{56}O_n[/TEX] (n: 1 ---> 6)

-Nhóm sắc tố của thực vật bậc thấp ( phicobilin )
+ Phicoeritin: [TEX]C_{34}H_{47}N_4O_8[/TEX]
+ Phicoxyanin: [TEX]C_{34}H_{42}N_4O_9[/TEX]

b/Vai trò của các sắc tố.
-Nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím,chuyển năng lượng thu dược từ các photon cho quá trình uang phan li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
-Nhóm carotenoit sau khi hấp thu ánh sáng đã chuyển năng lượng thu được cho diệp lục.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Câu hỏi củng cố:

1/Nêu vai trò của quang hợp?

2/Nêu các đặc điểm về hình thái,cấu trúc của lá phù hợp với chứuc năng quang hợp.

3.Đặc điểm cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào?

4/Nêu các đặc tính hóa học nổi bật của chlorophil.
 
H

haphuong2396

Câu 1:
-Tạo chất hữu cơ.
-Tích lũy năng lượng.
-Làm sạch bầu khí quyển.
-Vai trò quan trọng đối với con người như:
+Cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho đời sống và sản xuất.
+Quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng.

Câu 2:
- Hình thái: Lá thường có dạng bản mỏng, luôn hước về phía ánh sáng để nhận nh tia sáng. Lá thường xếp sole vs nhau để dễ nhận ánh sáng. Lớp biểu bì mặt lá có chứa nh lỗ khí khổng để giúp lá hấp thụ khí CO2
- Cấu trúc:
+ Mô giậu chứa nhiều lục lạp nằm sát phía dưới lớp biểu bì trên của lá và xếp sít nhau theo từng lớp để tiện hấp thụ ánh sáng.
+ Sau đó là lớp mô xốp có các khoảng gian bào để chứa CO2.
+ Mạch dẫn dày đặc giúp dẫn nước và muối khoáng.
+ Bên lớp biểu bì dưới là các lỗ khí khổng để O2, CO2, H2O đi ra và vào lá.

Câu 3:
- Lục lạp có cấu tạo phù hợp vs chức năng quang hợp:
+ Các hạt grana đk cấu tạo do các tilacoit xếp chồng lên nhau, các tilacoit này chứa các hệ sắc tố, chất chuyền e và các trung tâm phản ứng để tham gia vào pha sáng của quang hợp.
+ Chất nền lục lạp là thể keo nhớt, trong suốt chứa nhiều enzim cacboxin hóa tham gia khử CO2 trong pha tối. Hơn nữa chất nền trong suốt cũng giúp cho ánh sáng có thể dễ dàng đi qua và chiếu tới hạt granna.

Câu 4:
- Nhóm sắc tố lục clorophyl hấp thụ chủ yếu ánh sáng ở vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các phôtôn cho quá trình quang phân li H2O và các phản ứng quang hóa hình thành ATP và NADPH.
- Năng lượng ánh sáng được clorophyl hất thụ đã kích thích phân tử clorophyl và các các dạng của phân tử sắt tố đã truyền năng lượng cho nhau, tạo ra các hiện tượng huỳnh quang và lân quang.
 
H

hardyboywwe

Đáp án câu hỏi củng cố bài 3: Quang hợp(tiết 1)


Đang update................................
 
H

hardyboywwe

Bài 3: Quang hợp(tiết 2)


III/Khái niệm về 2 pha của quang hợp.

Người ta chia quang hợp ra làm 2 giai đoạn.Giai đoạn cần ánh sáng trực tiếp bao gồm các phản ứng quang hóa gọi là pha sáng.Giai đoạn tiếp theo không cần ánh sáng trực tiếp mà gồm các phản ứng hóa sinh có sự tham gia của hệ thống enzym gọi là pha tối.

IV/Quang hợp ở các nhóm thực vật.

1.Pha sáng:

-Pha sáng của quang hợp xảy ra trong hệ thống tilacotit,nơi chứa các sắc tố quang hợp.
-Nội dung của pha sáng: Hấp thu năng lượng ánh sáng bởi diệp lục,vận chuyển năng lượng hấp thu vào trung tâm phản ứng và tại đấy năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng hóa học của các liên kết cao năng của phân tử ATP và tạo nên hợp chất khử mạnh [TEX]NADPH_2[/TEX].
-Pha sáng gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau: Quang vật lí và quang hóa học.
*Giai đoạn quang vật lí: Giai đoạn này mang bản chất vật lí thuần túy.Nó bao gồm quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng của phân tử diệp lục và quá trình vận chuyển năng lượng vào trung tâm phản ứng.Giai đoạn này tóm tắt được bằng sơ đồ sau:

Diệp lục + hv \Rightarrow Diệp lục * \Rightarrow\Rightarrow\Rightarrow P700

*Giai đoạn quang hóa học: Giai đoạn này bao gồm hàng loạt các phản ứng uqang hóa học.Nội dung cơ bản của giai đoạn này là phân tử diệp lục P700 trong trung tâm phản ứng ở trạng thái kích thích sẽ tham gia vào các phản ứng uqang hóa để chuyển năng lượng e kích thích vào liên kết cao năng của ATP và một phần năng lượng tạo nên chất khử [TEX]NADPH_2[/TEX].Quá trình này gọi là quá trình quang phosphoryl hóa.Quang phosphoryl hóa có thể được hình dung theo sơ đồ sau:

20120821040235UVDX____Picture.003.jpg



2.Pha tối:

Pha tối là pha khử [TEX]CO_2[/TEX] nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo hợp chất hữu cơ.

Pha tối là pha thực hiện bằng 3 chu trình ở 3 nhóm thực vật khác nhau: thực vật C3,C4 và CAM.

a/Con đường cố định [TEX]CO_2[/TEX] ở thực vật C3:
Nhóm thực vật C3 bao gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi trên khắp thế giới,chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới như lúa,ngô,khoai sắn....Chúng sống trong điều kiện khí hậu ôn hòa: cường độ ánh sáng,nồng độ Oxi,nhiệt độ bình thường.....

20120821035544XhLS____Calvin_cycle.jpg


b/Con đường cố định [TEX]CO_2[/TEX] ở thực vật C4-Chu trình Hatch-Slack:

Nhóm thực vật C4 bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô,mía,cỏ lồng vực,cỏ gấu....Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao,nhiệt độ cao,nồng độ cacbon dioxit giảm,nồng độ oxi tăng.Sản phẩm đầu tiên là một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử: axit oxalo acetic.

20120821035621FMJ2____chu.trinh.c4.3.jpg


c/Con đường cố định [TEX]CO_2[/TEX] ở thực vật CAM:

Nhóm thực vật CAM gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô nóng kéo dài.Vì lấy được ít nước nên nhóm thực vật này ban ngày phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và như vậy quá trình nhận cacbon dioxit phải tiến hành ban đêm khi khí khổng mở.

20120821035655EOCf____cam.gif
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Câu hỏi củng cố bài 3 (tiết 2)

1/Nêu vai trò của pha sáng trong quang hợp?
2/Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình cố định [TEX]CO_2[/TEX] của 3 nhóm thực vật.
3/Tại sao nhóm thực vật C4 năng suất sinh học cao gấp đôi thực vật C3
 
T

thienthan_gl291

C âu 1: Vai trò của pha sáng trong quang hợp:
trong pha này hệ sắc tố thực vật hấp thu năng lượng của các photôn ás theo pứ kích thích chất diệp lục (chdl): chdl + hv ==>chdl* ==>chdl** (chdl: chất diệp lục ở trạng thái bình thường , chdl*: chất diệp lục ở trạng thái kích thích , chdl**: chất diệp lục ở trạng thái bền thứ cấp).
Năng lượng kích thích chdl ở 2 trạng thái chdl* và chdl** đc sử dụng cho quá trình : quang phân li nước phôtphorin hoá quang hoá để thành ATP và NADPH thông qua 2 hệ quang hoá : hệ quáng hoá I và hệ quang hoá II (PSI và PSII) theo pứ:
12H2O + 18ADP +18P vô cơ +12NADP+ -----> 18ATP + 12NADPH +6O2
Kết quả là hình thành ATP và NADPH cung cấp cho pha tối và giải phóng O2 vào khí quyển.

câu 2: Giống nhau: Cả 3 chu trình đều có chu trình Canvin tạo ra PGA rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohidra, axit amin, protein, lipit,.....
Khác nhau : Chất nhận của chu trình C3 là ribulôzơ -1,5 - điphôtphat.
Chất nhận của chu trình C4 là axit phôtphôenolpiruvic.
- Sản phẩm đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3 Cacbon : APG.
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C4 là các hợp chất 4 Cacbon : Axit ôxalôaxêtic và axit malic/aspactic.
- Tiến trình của chu trình C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào nhu mô thịt lá.
- Tiến trình của chu trình C4 gồm 2 giai đoạn : Giai đoạn 1 của chu trình C4 xảy ra trong các tế bào nhu mô thịt lá và giai đoạn 2 là chu trình Cavin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch. Cả hai giai đoạn đều diễn ra ban ngày. Với chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố đinh CO2 thục hiện vào ban đêm. Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày lúc khí khổng đóng.

Câu 3: - TV C4: bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ ***g vực, cỏ gấu.... Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch - Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp
- TV CAM: gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài như : dứa, xương rồng, thuốc bỏng , các cây mọng nước ở sa mạc.. Vì lấy được nước rất ít nên nhóm thực vật này phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và như vậy quá trình tiếp nhận CO2 phải được diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. CO2 sau khi được tiếp nhận sẽ đi vào chu trình Hatch - Slack như ở TV C4. Bằng cách đó không bào rất lớn của các tế bào thịt lá không phải chỉ để dự trữ nước mà nó còn chứa 1 lượng đáng kể cacbon cho hoạt động quang hợp trong 1 thời gian dài không phụ thuộc vào việc trao đổi khí CO2. Đối với những cây mộng nước sống ở những nơi khô hạn, sự phân chia thời gian cố định CO2 vào buổi tối và khử CO2 vào sáng hôm sau là 1 đạc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hoắc khí khổng đóng vào ban ngày.

Từ những đặc điểm thích nghi như trên ta có thể thấy rằng việc xuất hiện các con đường cố định CO2 ở TV C4 và CAM giúp cho chúng có thể tồn tại một cách bền vững trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và luôn luôn thay đổi
 
H

hardyboywwe

Đáp án câu hỏi củng cố Bài 3(tiết 2)

Câu 1 bạn thienthan_gl291 trả lời chính xác.

Câu 2 thì mình bổ sung thêm vào câu trả lời của bạn một số tiêu chí về sự khác nhau giữa 3 nhóm thực vật:

+Về điểm bù CO_2: Thực vật C3 cao nhất,khoảng 30 - 70 ppm,C4 là 0 -10ppm và CAM thì thấp như C4.
+Về điểm bão hòa áh sáng: Thực vật C3 thấp.Còn 2 nhóm thực vật kia thì cao,khó xác định.
+Hô hấp sáng: Có ở C3 và không có ở 2 nhóm kia.
+Năng suất sinh vật học: C3 trung bình,C4 cao gấp đôi C3,CAM thấp.

Câu 3: Mình sẽ tóm tắt lại câu trả lời như sau:
-Enzym cố định CO2 đầu tiên là PEP-cacboxylaz có ái lực mạnh.
-Điểm bù CO2 rất thấp.
-Không có quang hô hấp hoặc rất yếu.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

BÀI 3: QUANG HỢP(tiết 3)​

V/Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.


1.Ánh sáng:
a. Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.

b. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, protein
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat

2. Nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] :
- Nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù [TEX]CO_2[/TEX]: Nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] tối thiểu để QH =HH.
- Điểm bão hòa [TEX]CO_2[/TEX]: Khi nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] tối đa để cường độ QH đạt cực đại.

3. Nước:
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất…
+Ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu CO_2 vào lục lạp.
+Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng,kích thước của lá và đến tốc độ vạn chuyeern các sản phẩm quang hợp.

4. Nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng :
- Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+Nhiệt độ tăng thìcường độ QH tăng.
+ Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350 độ C.
+ QH ngừng ở 450 - 500 độ C.

5.Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng
-Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N,P,K,S,Fe.....cho cây với liều lượng và tỉ lẹ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố quang hợp,khả năng quang hợp,diện tích lá,bộ máy enzym quang hợp và cuối cùng là đến hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.

VI.Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.

Người ta đã chứng minh được rằng: Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng ta sẽ có các số liệu sau: C: 45%, O: 42 – 45%, H: 6,5% chất khô. Tổng ba nguyên tố này chiếm 90 – 95% khối lượng chất khô. Phần còn lại: 5 – 10% là các nguyên tố khoáng. Rõ ràng là 90 – 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ và thông qua hoạt động quang hợp. Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng. Timiriazep – Nhà Sinh lí học thực vật người Nga, đã viết: “Bằng cách điều khiển chức năng quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô hạn”. Đêvit – Nhà Sinh lí học thực vật Hà Lan, cũng đã tính rằng: nếu chỉ sử dụng 5% năng lượng ánh sáng, cây trồng đã có thể cho năng suất gấp 4 – 5 lần năng suất cao nhất hiện nay. Như vậy, trồng trọt đúng là một hệ thống sử dụng chức năng cơ bản của cây xanh – chức năng quang hợp và tất cả các biện pháp kỹ thuật của hệ thống trồng trọt đều nhằm mục đích sao cho mọi hoạt động của bộ máy quang hợp có hiệu quả nhất. Có thể nói: Trồng trọt chính là ngành khẳng định năng lượng mặt trời.

VII. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng.
Đã có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng.

Nhitriporovich - nhà Sinh lí thực vật người Nga đã đưa ra biểu thức năng suất cho mối quan hệ này: Nkt = (FCO2.L.Kf .Kkt)n

Nkt : năng suất kinh tế -phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế
FCO2: khả năng quang hợp gồm: cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá.giờ) và hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2lá.ngày).
L: diện tích quang hợp, gồm chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) và thế năng quang hợp (m2 lá.ngày).
Kf: hệ số hiệu quả quang hợp - tỷ số giữa phần chất khô còn lại và tổng số chất khô quang hợp được.
Kkt: hệ số kinh tế - tỷ số giữa số chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế và tổng số chất khô quang hợp được.
n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.

Từ biểu thức trên chúng ta thấy rằng: năng suất cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Khả năng quang hợp của giống cây trồng (FCO2). - Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp (L). - Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf, Kkt). - Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n). Năng suất cây trồng phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Khả năng quang hợp của giống cây trồng (). - Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp - bộ lá (L) - Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf, Kkt) - Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n) Như vậy, các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng chính là các biện pháp nhằm: - Tăng cường độ hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao. - Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, mật độ trồng hợp lí - Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Giảm hô hấp sáng, tăng sự tích luỹ chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế. - Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

VIII. Triển vọng năng suất cây trồng.
Trên quan điểm quang hợp, muốn tăng năng suất cây trồng, chúng ta phải điều khiển quần thể quang hợp cả ba mặt: thành phần tạo nên quần thể, cấu trúc của quần thể và hoạt động của quần thể, sao cho có hiệu quả nhất.

Trong thực tế sản xuất, người ta đã nghiên cứu tạo ra các quần thể cây trồng cho năng suất cao, như quần thể tảo Chlorella, quần thể có quang hợp tối ưu của thực vật có hoa trong điều kiện khí hậu nhân tạo. Các quần thể quang hợp này đều sử dụng được 5% ánh sáng mặt trời và cho năng suất khoảng 125 tạ/ha (vùng ôn đới), 250 tạ/ha (vùng nhiệt đới), trong khi hầu hết các quần thể cây trồng, kể cả quần thể rừng nhiệt đới mới chỉ sử dụng được 0,5 – 2,5% ánh sáng mặt trời và cho năng suất khoảng 50 tạ/ha.

Trong tương lai, với sự tiến bộ của các phương pháp chọn, lai tạo giống mới với sự hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, chắc chắn việc nâng cao năng suất cây trồng ở một đất nước giàu ánh sáng như nước ta sẽ có triển vọng rất to lớn. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng. Biểu thức năng suất cây trồng đã thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa quang hợp và năng suất kinh tế. Dựa vào biểu thức năng suất cây trồng, con người có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp chọn giống, bón phân, tưới nước… để điều khiển các thành phần, quy mô và hoạt động của quần thể cây trồng nhằm nâng cao năng suất của cây trồng. Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín Trong mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Nên áp dụng kỹ thuật gieo cây giống trong khay bầu vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, nhanh bén rễ hồi xanh.

 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Câu hỏi củng cố bài 3(tiết 3)

1/Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và:
a.Nồng độ CO_2
b.Cường độ,thành phần quang phổ ánh sáng.
c.Nhiệt độ.

2/Nêu vai trò của nước và dinh dưỡng khoáng đối với quang hợp.

3/Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?

4/Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về quang hợp.

5/Vì sao nói tiềm năng năng suất cây trồng ở nước ta còn rất lớn?
 
Y

yuper

BÀI 4: Hô hấp ở thực vật
( Tiết 1 )



I. KHÁI NIỆM

1. Định nghĩa

- Hô hấp là quá trình Oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành [TEX]CO_2[/TEX] và [TEX]H_2O[/TEX] đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể

[TEX]C_6H_{12}O_6 + 6O_2 \Large\longrightarrow 6CO_2 + 6H_2O + Q ( ATP + t^o)[/TEX]​

2. Vai trò của hô hấp

- Hô hấp được xem là quá trình sinh lý trung tâm của cây xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong các QT trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ cấc hợp chất hữu cơ. ATP được sử dụng cho cấc hoạt động sống của cơ thể: sinh trưởng, phát triẻn, trao đổi chất,......

- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để tổng hợp các hợp chất hữu cơ cần thiết cho TB và cơ thể để cấu tạo nên các bào quan và cấc thành phần của các cơ quan trong cơ thể

- Sơ đồ minh họa:

sodoVaitrocuahohap-1.jpg


II. CƠ QUAN VÀ BÀO QUAN HÔ HẤP

1. Cơ quan hô hấp

- Hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể, xảy ra mạnh ở cấc cơ quan đang sinh trưởng, sinh sản và ở rễ

2. Bào quan hô hấp - Ti thể

- Ti thể có dạng hình cầu, dạng que hay sợi dài: đuờng kính 0,5 - 1 micromet, chiều dài 1 - 5 micromet

- Ti thể được bao bọc bởi vỏ gồm màng ngoài và màng trong. Màng trong có diện tích lớn hơn màng ngoài vì từ màng trong tạo ra những gờ hướng vào phía trong của ti thể thường vuông góc với trục chính ti thể

- Màng trong và màng ngoài đều được cấu trúc từ các lớp protein và lipid xen kẽ nhau. Trên vách ngăn ở màng trong hình thành những mấu lồi, người ta gọi là ôxixom. Ôxixom chứa nhiều enzyme của mạch chuyền electron

- Ti thể gồm những hạt lipoprotein, hàm lượng protein đạt 65 - 70%, lipid chiếm 25 - 30% chất khô. Ti thể có thể tự tổng hợp protein vì có ADN và ARN riêng

III. CƠ CHẾ HÔ HẤP

- Quá trình oxy hóa cấc chất hữu cơ trong cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm nhiều phản ứng hóa sinh để cuối cùng giải phóng CO2, H2O và năng lượng với dạng ATP. Có thể chia quá trình này thành 2 giai đoạn:

· Giai đoạn 1: tách hydro ra khỏi cơ chất hô hấp. Giai đoạn này được thực hiện bằng ba con đường khác nhau:

- Đường phân và lên men

- Đường phân và chu trình krebs.

- oxy hóa trực tiếp đường qua chu trình pentozophotphat.

- Trong giai đoạn 1 ta chỉ tìm hiểu con đường Đường phân - Chu trình krebs và Lên men

· Giai đoạn 2: oxy hóa các cofecment khử để tổng hợp ATP. Giai đoạn này xảy ra trên màng trong của ty thể, bao gồm 2 quá trình diễn ra đồng thời và song song nhau: quá trình chuyển vận electron và quá trình photphoryl hóa.

a. QT đường phân

- Quá trình đường phân bao gồm trên mười phản ứng riêng biệt diễn ra theo một trình tự xác định và đựơc các hệ enzym tương ứng xúc tác, chia thành 4 giai đoạn:

1. Hoạt hóa phân tử đường

2. Phân cắt đường 6C thành 2 đường 3C

3. Oxy hóa Al-3-PG thành Al-2-PG

4. Chuyển hóa Al-2-PG thành axit piruvic

- Phương trình cân bằng tổng quát của đường phân có thể tóm tắt như sau:



[TEX] C_6H_{12}O_6 + 2NAD + 2ADP + 2H_3PO_4 \Large\longrightarrow 2C_3H_4O_3 + 2NADH + 2H^+ + 2ATP + 2H^+[/TEX]​

b. Chu trình Kreb

- Khi có mặt của oxy, axit pyruvic sẽ chịu những biến đổi phức tạp. Những biến đổi này là một chu trình của các phản ứng có tên là chu trình Krebs. Chu trình Krebs còn có tên là chu trình axit citric hay chu trình axit di- và tricacboxylic phát hiện năm 1937. Chu trình này là sự kế tục trực tiếp của các quá trình đường phân trong tế bào sống, nó rất phổ biến trong mô thực vật bậc cao và ở mô động vật

- Chu trình Kreb gồm 8 phản ứng ( quá trình ):

1: Ngưng tụ acetylCoA và oxaloacetat \Rightarrow citrat
2: Đồng phân hoá citrat \Rightarrow isocitrat
3: Khử carboxyl lần 1 \Rightarrow a-cetoglutarat (a- CG)
4: Khử CO2-Oxy hóa a-cetoglutarat \Rightarrow succinylCoA
5: Từ succinylCoA \Rightarrow succinat
6: Oxy hóa succinat \Rightarrow fumarat
7: Hydrat hóa fumarat \Rightarrow malat
8: Oxy hóa malat \Rightarrow oxaloacetat


- Phương trình cân bằng tổng quát của chu trình Kreb có thể tóm tắt như sau:

[TEX]2C_3H_4O_3 \Large\longrightarrow^{+O_2} 2axetyl-CoA + 2NADH + 2CO_2[/TEX]

[TEX]2axetyl-CoA \Large\longrightarrow 4CO_2 + 6 NADH+ 2 FADH_2[/TEX]

krebs_cycle1.gif


c. Lên men ( Pha yếm khí của hô hấp )

Trong điều kiện không có oxy, axit pyruvic biến đổi theo con đường yếm khí theo các hình thức lên men tạo ra các hợp chất đơn giản hơn còn chứa nhiều năng lượng.

Tùy thuộc vào sản phẩm hình thành trong quá trình lên men người ta phân biệt các dạng lên men: lên men rượu, lên men lactic, butyric…

* Lên men rượu etylic:

- Dưới tác dụng của enzym decacboxylaza, axit pyruvic sẽ bị khử cacboxin hóa giải phóng khí cacbonic và aldehytacetic.

- Phản ứng xảy ra như sau:

image002.gif


- Nhờ có NADH2 aldehyt acetic bị khử thành rượu:

image005.gif


- Sản phẩm cuối cùng của lên men rượu là rượu ethylic và khí CO2.

* Lên men axit lactic:

- Sự lên men lactic tiến hành bởi các vi khuẩn lactic (lúc muối dưa, làm sữa chua, làm tương…)

- Axit pyruvic bị khử trực tiếp bởi NADH2 dưới tác dụng của enzym dehydrogenaza tạo axit lactic:

image008.gif

d. QT Oxy hóa - photphorin hóa

* Sự Photphorin hóa - oxy hóa:

- Sau giai đoạn đường phân và chu trình acid citric, năng lượng từ thức ăn được tích trữ trong NADH và FADH2

- Cả hai chất này sẽ chuyển điện tử đến chuỗi dẫn truyền điện tử để tổng hợp ATP thông qua sự phosphoryl hóa oxi hóa

* Con đường vận chuyển điện tử:

- Chuỗi dẫn truyền điện tử nằm trong các cristae của ty thể

- Phần lớn các thành phần của chuỗi là các protein, tồn tại dưới dạng phức hệ

- Các chất chuyên chở luân phiên chuyển từ trạng thái bị khử sang bị oxi hóa khi chúng nhận và cho điện tử

- Càng về cuối chuỗi, các điện tử càng giảm năng lượng tự do và cuối cùng chuyển đến O2 để tạo thành H2O

* Sự hóa thẩm thấu (Chemiosmosis)

- Sự vận chuyển các điện tử trong chuỗi dẫn truyền làm cho các protein bơm H+ từ dịch ty thể (matrix) ra ngăn ngoài (khoảng giữa hai màng)

- Sau đó H+di chuyển ngược vào trong, qua các kênh trên ATP synthase

- ATP synthase dùng năng lượng sinh ra từ dòng H+ để tiến hành sự phosphoryl hóa ATP

- Phương trình tổng quát:

[TEX]10NADH + 2FADH_2 \Large\longrightarrow^{O_2} H_2O + 34 ATP - 2ATP[/TEX]


photphorinhoa-oxyhoa.png
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
( Tiết 2 )



IV. HỆ SỐ HÔ HẤP

- K/n: Hệ số hô hấp ( RQ ) là tỉ số giữa số phân tử [TEX]CO_2[/TEX] thải ra và số phân tử [TEX]O_2[/TEX] lấy vào khi hô hấp

* Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số hô hấp ( RQ ):

- RQ phụ thuộc vào nguyên liệu hô hấp:

+ RQ của nhóm cacbohidrat bằng 1
+ RQ của nhóm lipid, protein < 1
+ RQ của nhiều axit hữu cơ > 1

- RQ còn bị ảnh hưởng bởi ít những quá trình trao đổi chất không có quan hệ với hô hấp

- RQ cũng biến đổi trong các pha sinh trưởng

- RQ khác nhau ở những loài khác nhau

* Ý nghĩa:
- Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì
- Đánh giá tình trạng hô hấp của cây
- Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng

V. HÔ HẤP SÁNG

- Ở thực vật đồng hoá CO2 theo chu trình Calvin, cùng với qúa trình hô hấp ở ty thể còn có quá trình hô hấp khác xảy ra đồng thời với quá trình quang hợp. Đó là hô hấp sáng

- Hô hấp ánh sáng có thể tiêu hao 30-50% sản phẩm của quang hợp. Quá trình này thực hiện ở lục lạp, perproxyxom và ty thể

- Ở lục lạp: từ các sản phẩm trung gian của chu trình Calvin là các hợp chất là 5,7cacbon với sự tham gia của tiamin pyrophotphat tách ra các đoạn 2C để hình thành axit glycolic

- Ở peroxyxom: axit glycolic bị oxi hoá axit glucoxylic với sự có mặt của enzym glycolatoxydazo. Quá trình này có sự hấp thụ oxi và giải phóng H2O2

- Ở ty thể : Từ hai phân tử glyxin tạo ra một phân tử xerin và giải phóng CO2. Đây là phản ứng then chốt dẫn đến giải phóng CO2 trong hô hấp sáng : Sau đó serin biến đổi thành axit 3-photphoglyxerin và quay lại chu trình Calvin

* Sơ đồ:

C6m7.h1.gif


* Hô hấp ánh sáng có một số khác biệt với hô hấp bình thường xảy ra ở ty thể:
- Hô hấp ánh sáng tiến hành ở lục lạp làm giảm sút cường độ quang hợp. Ở các mô không tiến hành quang hợp không có quá trình hô hấp sáng.

- Cường độ hô hấp ánh sáng lớn gấp vài lần so với hô hấp ty thể, nó phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng không gắn liền với sự tạo thành ATP

- Hô hấp ánh sáng đã phân giải các sản phẩm sơ cấp của quang hợp, tiêu hao 20-50% lượng chất hữu cơ của quang hợp, do đó những cây C4 không có hô hấp sáng, thường có nhịp điệu sinh trưởng nhanh hơn và cho năng suất cao hơn

- Hô hấp sáng liên quan với hàm lượng oxy không khí. Khi giảm hàm lượng oxy không khí. Khi giảm hàm lượng oxi từ bình thường (21%) xuống 0% thì hô hấp sáng hoàn toàn bị ức chế. Quá trình này tăng theo hàm lượng oxy tới 100%

- Hô hấp ánh sáng không nhạy cảm với các chất kìm hãm hô hấp ty thể

VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP

- Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại

VII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH HÔ HẤP

- SGK nói rất rõ về phần này, nên các em tham khảo trong SGK

.
.
.
.
.
.

Câu hỏi củng cố

1. Nêu những điểm khác nhau giữa quang hợp và hô hấp

2. Vì sao nói: " Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3"?

3. Năng lượng hô hấp là gì? Cường độ hô hấp là gì?

4. Trong TB thực vật có hai bào quan thực hiện tổng hợp ATP:
a. Đó là 2 bào quan nào?
b.Điều kiện để tổng hợp ATP ở 2 bào quan đó?
c. Sự khác nhau về nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp ATP ở 2 bào quan đó?
 
T

thaihang99

2.- Thực vật C_3 hô hấp trong điều kiện nồng độ O_2 cao, CO_2 thấp \Rightarrow Rất thích hợp cho hô hấp sáng;)
- Hơn nữa thực vật C_3 không có enzim photpho enol piruvat cacboxinlaza (PEP) \Rightarrow Một loại enzim quan trọng có khả năng cố định CO_2 ở nồng độ thấp \Rightarrow cũng là điều kiện thích hợp cho hô hấp sáng xảy ra;))

Kết luận: Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C_3
1) Nêu sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp:
Quang hợp
- Lấy khí Carbonic, nhả khí Oxy.
- Tạo thành chất hữu cơ.
- Xảy ra ở lá.
- Vào ban ngày, khi có ánh sang.
Hô hấp
- Lấy khí Oxy, nhả khí Carbonic.
- Phân giải chất hữu cơ.
- Xảy ra ở tất cả các cơ quan
suốt ngày ñêm
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

đáp án câu hỏi củng cố bài 4

..........
.....
..



...........
....................
..............................
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom