Đặt vấn đề:
Hiện nay tình trạng học tập chạy theo thành tích không chú ý đến thực chất là một vấn nạn trong nhà trường và trong xã hội.
Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã góp phần điều chỉnh lại mục đích dạy và học trong nhà trường. Mỗi học sinh phải có trách nhiệm loại trừ những hiện tượng tiêu cực bằng chính những hành động cụ thể của mình.
Thân bài
a. Giải thích:
Nội dung - mục đích – ý nghĩa của cuộc vận động.
Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục hướng tới hoạt động dạy và học thuộc các cấp trong nhà trường. ĐỐi với hoạt động dạy học của giáo viên, cuộc vận động này định hướng mục đích giảng dạy.
Dạy để học sinh hiểu biết tri thức thực sự toàn diện không chạy đua theo thành tích nhất thời đảm bảo chất lượng dạy, đảm bảo công bằng minh bạch trong đánh giá thi cử chọn đúng những học sinh có năng lực, có kiến thức vững vàng không để tình trạng nâng điểm tuỳ tiện, đánh giá sai thực chất học sinh.
Đối với hoạt động học tập của học sinh. cuộc vận động này củng cố điều chỉnh lại mục đích học, cách học đã và đang có. Thực tế, đã có hiện tượng học lệch, học tủ, học để đối phó với kỳ thi, coi cóp trong kiểm tra, thi cử,….
Tóm lại đây là cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để hoạt động dạy và học trong nhà trường có chất lượng cao, trang thiết bị cho học sinh tri thức, hiểu biết thực sự. Đây cũng là cuộc vận động nhằm đảm bảo cho giáo dục nước nhà lành mạnh, tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu, để hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Bởi vì giáo dục là chiến lược đào tạo con người là gốc rễ của sự phát triển bền vững của xh.
b. Thực trạng hiện tượng tiêu cực trong thi cử về bệnh thành tichs trong giáo dục, trong việc học tập của học sinh hiện nay.
- Một số học sinh lười học, ham chơi nhưng lại muốn được điểm cao => xoay sở coi cóp.
- 1 số nhà trường do chạy theo thành tích => có những y/c thấp với học sinh, nới ná với học sinh => cho điểm dễ, để cho học sinh coi cóp.
c
. Nêu lên những hoạt động tích cực của các tập thể lớp những cá nhân tích cực có ảnh hưởng tốt tới cuộc vận động: Những con người chăm chỉ học tập, thực hiện nghiêm khắc trước nội quy, có những giáo viên chăm chỉ nâng cao tay nghề, kiến thức cho học sinh. => chất lượng học tập giảng dạy được nâng cao.
d. Ta phải làm gì để phong trào nói không … đạt hiệu quả cao ?
- Cần quán triệt vấn đề thật chặt chẽ từ trên xuống.
- Cán bộ lãnh đạo là người tiên phong, kiên quyết thực hiện.
- Phải tuyên truyền sâu rộng cho ptrào.
- Lên án mạnh mẽ các biểu hiện của tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường.
- Mỗi giáo viên học sinh cần thấy được tính cấp thiết của vấn đề và thực hiện nghiêm túc.
e. Liên hệ bản thân: Phần này nên làm chi tiết một chút vì thầy cô đánh giá cao phần này.
Kết luận:
- Nâng cao chất lượng học tập không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà trước hết với mỗi cá nhân, mỗi học sinh cần có sự cố gắng nghiêm khắc với bản thân.
- Ý nghĩa to lớn, thiết thực của cuộc vận động: Nó có tác dụng điều chỉnh mục đích giảng dạy, học tập.
- CHỉ có kiến thức, hiểu biết thực sự - kết quả quá tình học tập rèn luyện nghêm túc mới đem lại cho mỗi người giá trị chân thực, đóng góp tích cực cho cuộc vận động và đem lại hiệu quả cho chính mình.
Hi vọng bài này sẽ đến kịp với bạn (bạn có thể tham khảo thêm 1 bài đã viết về trung thực ở lớp 11). Mình viết vậy nhưng không bao giờ tin rằng cuộc vận động này sẽ trở nên triệt để được, mình cũng không biết sao nữa.