Biện pháp giải quyết:
1./ Muốn giảm bớt xe Honda, trước hết phải có phương tiện cho dân đi. Tức là chính quyền phải tạo ra phương tiện di chuyển công cọng. Phải có một mạng lưới xe buýt đầy đủ từ cơ sở, với mọi tuyến đường và mọi giờ giấc. Hiện nay, hệ thống xe buýt còn quá lỏng lẻo, chỉ chạy tượng trưng mấy con đường chính, và chỉ chạy ban ngày, tới 6 giờ chiều là hết rồi! Thế thì dân làm sao di chuyển? Trước năm 1975, từ Hội An đi Đại Lộc mỗi ngày có vài chuyến xe đò. Hiện nay chỉ còn một chuyến duy nhất vào buổi sáng sớm cho những người đi buôn mà thôi!? Ở Đà Nẵng, từ chợ Hàn muốn tìm xe buýt đi chợ Mới, hoặc các nơi khác trong thành phố đều không có! Tại sao vậy??? Tại vì nhà nước không nhìn thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Trước 1975, khi xe đò vào tới bến, là có xe Lamb 3 bánh (Lambretta) chở được khoảng 12 người, đi khắp các ngã đường trong thành phố. Hay quá! Ngày nay xe Lamb biến đâu mất?! Thay vào đó, khi xe đò tới bến, là hằng trăm bác tài Honda thồ châu vào hỏi: đi không, đi không? Một sự phát triển ngược đời, làm sao có „văn hóa“ được? Xe buýt, ngoài việc giải quyết vấn đề TNGT, còn là một phương tiện giao thông bình dân đại chúng. Với 3.000$VN người dân có thể di chuyển một lộ trình rất xa, mà nếu đi xe thồ phải mất tối thiểu 20.000$. Tiền đâu? Nếu không có xe buýt, người dân phải tự tạo phương tiện để di chuyển. Người giàu có, hoặc có thân nhân ở nước ngoài gởi tiền về, thì mua được xe. Còn người bình thường (đại đa số) không có tiền phải làm sao? Không lẽ chịu chết? Đây là nguyên nhân gây ra nạn giết người cướp của, đạo đức suy đồi. Như câu chuyện thương tâm của Trương Ngọc Hoa, 25 tuổi sau đây:
Phóng viên Đặng Huyên kể: „…tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy gương mặt thư sinh của kẻ thủ ác. Hoa cao ráo trắng trẻo, giọng Nghệ An đều đều, chầm chậm chứ hoàn toàn không có vẻ trân tráo, lỳ lợm thường thấy ở những kẻ tội phạm. Tôi hỏi, vì sao Hoa lại lên Hà Nội để gây án? Hoa cúi mặt lặng thinh một hồi rồi… khóc nức nở hệt như một đứa trẻ. Hoa kể, quê Hoa ở tận Diễn Trường, Diễn Châu, Ngệ An. Bố mẹ Hoa làm nông nghiệp cả, cuộc sống chỉ tạm đủ ăn... Học hết trung học, Hoa nằng nặc đòi bố mẹ cho lên thủ đô học nghề... Thế là cha mẹ Hoa dồn tất cả vốn liếng tích cóp được suốt bao nhiêu năm ròng cho Hoa lên Hà Nội học nghề vệ sĩ... Hoa có bạn gái là sinh viên một trường trung cấp tại Hà Nội. Hoa ngượng nghịu thú nhận: „Em cần có một chiếc xe máy, để làm phương tiện đi làm, nhưng chủ yếu, để nâng cao thể diện“. Hoa kể, đi với bạn gái, nhiều khi em thấy ngượng, vì ở Hà Nội người ta đi xe máy nhiều quá! Có những đứa choi choi, còn kém em đến mấy tuổi, ở gần khu em học, thay xe máy như thay áo… Lúc em đòi mua xe máy, cha mẹ em cứ bảo, hay là mua cho em cái xe đạp cho đỡ tiền, nhưng em cự lại rằng, ở Hà Nội thì phải đi xe máy (!)…Đêm 2-4-2006 Hoa đã trở lại cửa hàng Biti´s, nơi ngày xưa Hoa đã làm, để gây án. Hoa đã dùng hung khí giết hại người bảo vệ một cách dã man…
Phóng viên kể tiếp: Tương tự trường hợp Hoa là Nguyễn Văn Hải, kẻ vừa bị Tòa Án Nhân Dân TP Hà Nội tuyên án tử hình(!). Hải mới tròn 20 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường trung cấp ở Hà Nội, vốn không phải là kẻ lưu manh, từ bé tới lớn chưa một lần vi phạm pháp luật… (6)
Trên đây chỉ là 2 trường hợp cướp của giết người điển hình xảy ra tại Hà Nội. Còn biết bao nhiêu trường hợp tội phạm khác xảy ra trên khắp đất nước?!! Cho nên, khi mình tạo được phương tiện di chuyển công cọng cho người dân xử dụng, là đồng thời cũng dẹp được tệ nạn cướp của giết người, nâng cao mức sống văn hóa đạo đức. Vì không thấy được tầm quan trọng đó cho nên hiện nay có những chính sách, quy định lệch lạc không đúng, như bắt phạt tài xế xe buýt nào về bãi đậu trể giờ chẳng hạn….làm mấy bác tài đôi khi phải bỏ cả khách, cắm đầu chạy vì sợ bị phạt! Không, chúng ta không được tính toán lời lỗ một cách quá thiển cận như vậy! Tiền bạc làm sao so sánh được với mạng người và sự an ổn của quần chúng?!
2./ Sau khi đã có được một mạng lưới xe buýt chặt chẻ hẳn hoi rồi (trên khắp miền đất nước), ta nghĩ đến việc giảm lần số lượng xe Honda lưu hành (tạm thời cứ để cho Honda lưu hành để không gây ra xáo trộn). Ta dùng chính sách „gậy ông đập lưng ông“, „tương kế tưu kế“, bằng cách bắt đóng thuế lưu hành xe Honda. Một chiếc mỗi năm bắt đóng 500.000$ thuế chẳng hạn (nhiều hay ít hơn còn tùy nhà nước). Làm như thế một mặt, công quỹ sẽ có một số tiền rất lớn để chi dùng cho ngân sách quốc gia như trả lương cho công nhân viên chức, hoặc đưa về phát triển nâng đở nông thôn để lôi kéo dân từ thành phố (quá đông) trở về lại nông thôn (quá ít); mặt khác, tạo sức ép để giảm lần xe Honda, buộc họ phải từ bỏ „vũ khí giết người“ không gươm dao đó đi, để đưa đất nước lần vào tình trạng ổn định, có trật tự.
Nếu cần sau nầy sẽ dùng biện pháp mạnh, cấm xe Honda lưu hành trong thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn, như thủ đô Yangon của Miến Điện và Bắc-Kinh của Trung Quốc đã làm rất có hiệu quả.
Song song với 2 việc chính yếu trên (thiết lập mạng lưới xe buýt và đóng thuế lưu hành xe Honda), chính quyền còn phải làm những việc sau đây:
- Thiết lập lề đường cho người đi bộ. Người đi bộ cần phải có một lối đi hẳn hòi để có được sự an toàn thoải mái, tránh tai nạn và nâng cao đời sống văn hóa. Bất cứ ở đâu, hẻm hóc nào, cũng phải có đường riêng cho người đi bộ, không ai được quyền đậu xe, hoặc ngăn trở lề đường nầy. Giao công việc nầy cho Phường Khóm chịu trách nhiệm. Huy động và khuyến khích dân 2 bên đường nên làm lề đường trước mặt nhà cho bằng phẳng, ngăn nắp không lồi lõm cao thấp (theo quy định của nhà nước).
- Vạch lằn riêng cho người đi xe đạp và xe gắn máy. Hiện nay đã có, nhưng chưa đều và không được áp dụng, vì xe cộ quá đông. Một khi đã làm chủ được tình hình, sẽ bắt người dân phải tuân theo những lằn mức nầy.
- Ở ngoại thành, huy động dân đắp đường riêng cho xe đạp và người đi bộ dọc theo hai bên quốc lộ. (Huy động Thanh Niên Xung Phong, Học Sinh, Sinh Viên… vào việc nầy). Có ngồi trên xe đò mới thấy được sự nguy hiểm trên đường. Xe chạy rất nhanh mà xe đạp và Honda cứ tàng tàng phía trước mặt. Chỉ một rủi ro tích tắt là chết liền! Nếu nhà nước làm được việc nầy là cứu được biết bao nhiêu người thoát chết, sẽ là một điểm son rất lớn, lấy lại được sự tin tưởng, ủng hộ của quần chúng ngay, vì hiện nay các nước Châu Á hình như chưa có nước nào là được điều nầy (nhưng các nước Tây Phương, nước nào cũng có đường riêng cho người đi bộ, đường riêng cho người đi xe đạp và đường riêng cho người đi xe hơi, gắn máy). Nếu mình làm được, mình sẽ là nước đầu tiên ở Châu Á biết lo phúc lợi cho dân.
- Mở những lớp chỉ dẫn huấn luyện luật lệ đi đường, nếp sống mới cho người dân trong từng khu phố
- Xử dụng TV, phim ảnh, truyền thanh vào công việc tuyên truyền, giáo dục nầy.
- .….
3./ Nhưng trên hết, rất quan trọng là phải có một chính quyền cho thật mạnh. Nếu cần thì độc tài! Như ông Lý Quang Diệu ở Singapor chẳng hạn. Vì trình độ dân trí còn quá thấp và rất „ù li“, nếu không „trị“ thì họ coi thường không sợ, rất khó làm việc. Mình làm phúc lợi cho dân cho nước thì dân sẽ ủng hộ thôi, không ngại gì cả! Chính phủ lâu nay tỏ ra quá mềm yếu với những phần tử bất hảo. Đã đến lúc phải tỏ ra cứng rắn, không nhân nhượng. Phải thẳng tay đối với những kẻ gây rối vi phạm luật lệ. Người dân nên giúp đở chính quyền, tiếp tay để chính quyền dể làm việc, hầu giử gìn an ninh trật tự chung, rảnh tay đối phó với bọn lưu manh ưa chống đối phá hoại.
Đó giản dị chỉ có thế. Dễ làm, không rườm rà rắc rối, không tốn kém gì nhiều. Cứ lần hồi giải quyết vấn đề căn bản trước, xong rồi lần ra đến ngọn...
Vấn đề quá cấp bách, không được chần chờ. Chờ đợi một ngày là cả trăm người chết và bị thương. Nếu biện pháp nầy được lưu ý áp dụng nhanh và triệt để, tôi tin chắc rằng chỉ trong vòng không đầy 5 năm chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề rối loạn giao thông, cứu được hàng triệu người khỏi bị thương vong, đưa đất nước đi vào quỹ đạo của các nước văn minh, tân tiến.
Mong lắm thay!