Giới thiệu sơ qua về BĐT chebysev:
Khi học về BĐT, điều đầu tiên, mang đến một cái nhìn đẹp đẽ, quyến rũ và mộng mơ trong ta, đó chính là các BĐT cổ điển. Ai mà không từng say sưa với Cosi trọng số, lãng mạn với cách nhóm Bunhacopxki hay miệt mài cùng Svác thì người đó hẳn chưa mang hết con tim mình đặt vào BĐT! Nhưng trong số muôn vàn BĐT cổ điển tuyệt vời ấy, có một đứa con chiên như bị hắt hủi, bỏ rơi, một nét đẹp cổ điển ít ngừơi chú ý đến. Tôi nói đó chính là BĐT chebysev. Chúng ta hãy cùng tìm và khai phá một nét đẹp bị lãng quên này nào!
Trong nhiều trường hợp, ta cần đưa các BDT về một dạng chuẩn để việc sử dụng BDT chebyshev đạt hiệu quả tối đa. Xin giới thiệu với mọi người các cách phân tích BDT về dạng “chebyshev” thường được dùng:
Ta sẽ cố gắng đưa bài toán BDT về các dạng :
[tex]C_1x+C_2y+C_3z \geq 0[/tex]
Trong đó:
[tex]x=a-b, y=b-c, z=c-a [/tex]và các hoán vị(1)
[tex]x=ka+mb-nc, y=kb+mc-na, z=kc+ma-nb[/tex] và các hoán vị với [tex]x+y+z=t(a+b+c)[/tex] và [tex]t \geq 0[/tex].(2)
[tex]x=a^2-bc, y=b^2-ca, z=c^2-ab[/tex] và các hoán vị.(3)
[tex]x=(a-b)(a-c), y=(b-c)(b-a), z=(c-a)(c-b)[/tex] và các hoán vị.(4)
[tex]x=(a-b)^2, y=(b-c)^2, z=(c-a)^2[/tex](5)
…
Các biểu thức C_1, C_2, C_3 phụ thuộc vào việc phân tách thành x,y,z.
Ý nghĩa của việc phân tách:
Ta thường sử dụng các cách phân tách (1), (4) và (5) vì khi đó sau khi đã áp dụng BDT chebyshev thì ta được BDT về dạng: (C_1+C_2+C_3)(x+y+z) lớn hoặc bé hơn 0. Do đó, với các x,y,z như trên thì ta có thể yên tâm về điều kiện dấu bằng xảy ra tại a=b=c tức ba biến bằng nhau.
Vậy phân tách như thế nào cho hợp lí và gọn nhẹ? Ta có thể trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng vì thực ra, với PP SOS thì việc phân tách thành (1), (5) đã được chứng thực là rất dễ thực hiện(dẫu vậy vẫn nên lưu ý rằng, cách phân tích (1) có thể khác rất xa cách phân tích (5), không đơn thuần là ta phân tích (5) rồi lấy ra hạng tử (a-b), (b-c), (c-a) để nhân vào C_1, C_2, C_3). Còn với kiểu phân tích (4) thì hẳn các bạn cũng nhận ra đó chính là dạng quen thuộc của BDT schur. Tóm lại, việc phân tích này là có thể thực hiện được không mấy khó khăn. Nhưng quan trọng là ta phân tích thế nào và ra sao để có thể sắp thứ tự các biến một cách dễ dàng. Đây chính là mấu chốt của tất cả các kĩ thuật.
Ví dụ vể việc phân tách chebyshev: