Thế giới bài tập THCS

T

tuyen_13

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập:
Bài 1:Tính nhiệt lượng cần thiết để nung nóng 1 thanh thép 2 tạ từ 20◦C lên 370◦C? Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg độ.
b, Tính khối lượng nhiên liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trên biết Nsuất tỏa nhiệt của nhiên liệu q = 46 kJ/kg và hiệu suất đạt 40% .
A. 32200 kJ và 1,25 kg
B. 80500 kJ và 1,25 kg
C. 32200 kJ và 1,75 kg
D. 80500 kJ và 1,75 kg
Bài 2:Trong 1 bình có m1 = 2kg nước ở t1 = 25◦C. Người ta thả vào bình m (kg) nước đá ở t2 = -20 ◦C
Tính nhiệt độ chung của nước trong bình khi cân bằng nhiệt nếu:
a. m2 = 1 kg.
b. m2 =0,2 kg.
Biết c1 = 4,2 kJ/kg.K; c2 =2,1 kJ/kg.K; λ =340 kJ/kg.
A. 14,5◦C và 10◦C
B. 0 ◦C và 14,5◦C.
C. 10◦C và 14,5◦C
D. 0 ◦C cho cả 2 trường hợp

Bài 3: Tính nhiệt độ cần thiết để đun 200cm3 nước trong một ấm nhôm có khối lượng 500g từ 20◦C đến khi sôi. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J /kg độ, của nhôm là 880J/kg độ.
A. 1024 kJ
B. 102,4 kJ
C. 880 kJ
D. 88 kJ
Đây là 3 bài khởi động còn rất nhiều bài khó hơn ở phía sau…



Thân ái :x
-------------------Tuyen_13------------------
 
T

tuyen_13

Ngòai bài tập các mem có thể trả lời câu hỏi Vui sau:

-------Về mùa hè tại sao ở xứ nóng người ta thường mặc quần áo dài hoặc quấn quanh người những tấm vải lớn. Còn ở nước ta khi trời nóng ta hay mặc quần áo ngắn...
 
P

pham_mai_huong

Ngòai bài tập các mem có thể trả lời câu hỏi Vui sau:

-------Về mùa hè tại sao ở xứ nóng người ta thường mặc quần áo dài hoặc quấn quanh người những tấm vải lớn. Còn ở nước ta khi trời nóng ta hay mặc quần áo ngắn...

Em xin phép trả lời:D

Ở nước mình nhiệt độ ko khí thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên mặc quần áo mỏng để cho cơ thể tỏa nhiệt ra không khí phải không anh.. Câu này dễ quá anh ạh!

Để em làm mấy bài tập kia xem..Mới đầu mà xem đã ko đơn giản rồi ..
 
C

caubetaihoa

bài 1 nhé:
Q=m.c.(t1-t2)
=200.460.350
=32200000(J)
Có:Q có ích chia cho Q toàn phần =H
suy ra Q toàn phần =Q có ích chia H =32200000:40%= 805000000(J)
Q=q.m
suy ra m nhiên liệu =Q:q=1.75(kg)
:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
C

caubetaihoa

bài 2 nè
Q tỏa của 2 kg nước từ 25 độ>0 độ là
Q1=m1.c1.(t1-0)=2.4200.25=210000(J)
Q thu của 1 kg nước đá từ -20 độ>0 độ là
Q2=m2.c2.(0-t2)=1.2100.20=42000(J)
Q1>Q2 suy ra nước đá nóng chảy
Q cần để đá nóng chảy hết là:
Q2'=m.l=1.340000=340000(J)
Q2+Q2'>Q1 suy ra nước đá ko nóng chảy hết
suy ra nhiệt độ sau khi cân bằng la 0 độ C
goi mx la khối lượng nước đá tan
PTCB nhiệt
m2.c2.(0-t2)+mx.l=m1.c1.(t1-0)
suy ra mx =0.5 kg

tương tự cau B ra kết quả là 14,5 độ C
:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
C

caubetaihoa

giải nốt bài 3 để đi ngủ nào
ờ 200 cm khối =0.2 dm khối
ma khối lượng riêng của nước =1kg/dm khối
suy ra 0.2 dm khối nước nặng 0.2 kg
500g=0.5 kg
Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên đến 100 độ C là
Q1=m1.c1.(t2-t1)=67200(J)
Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên đến 100 độ C là
Q2=m2.c2.(t2-t1)=35200(J)
vậy Q cần thiết là
Q1+Q2=102400(J)
:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
L

lonty

Em xin phép trả lời:D

Ở nước mình nhiệt độ ko khí thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên mặc quần áo mỏng để cho cơ thể tỏa nhiệt ra không khí phải không anh.. Câu này dễ quá anh ạh!

Để em làm mấy bài tập kia xem..Mới đầu mà xem đã ko đơn giản rồi ..
tại vì người ta nóng nhưng vẫn mang nhiều quần áo vì sợ bị nướng thịt .nước ta nhiều cây ,ít nóng hơn mặc ngắn cho mát.đồng thời nước ta nhiều gió mát nên mặc ngắn để còn hưởng gió nữa còn họ thì ngược lại
 
P

pham_mai_huong

Bài 1:

Qo =322.10^5 J

---> Q tòan phần : Q = 805.10^5 J

Biết q --> m=Q/q =1,75 kg

Bài 2: Nếu nước hạ tới O độ C thì nó tỏa ra nhiệt lượng Q1 = 210kJ

a, m2 =1kg

Nhiệt lượng cần cũng cấp để nc đá tăng nhiệt độ tới 0 là Q2 = 42 kJ.

Q1> Q2: nc đá bị nóng chảy

Nlượng cần để nước đá nóng chảy hòan tòan là:

Q2' = lamda.m2 =340kJ

Q1 < Q2 + Q2' : nc đá chưa nóng chảy hòan tòan:

Vậy nhiệt độ cân bằng là 0 độ C


Em ra khối lượng nc đá đã đông đặc là my=0,12 kg :D

Em tính thêm

khối lượng nc đá nóng chảy tính đc là mx=0,5kg

Trong bình sẽ có 2,5 kg nước

Và klượng nc đá còn lại là 0,5 kg.


Câu b Q2 = 8,4 kJ , Q2' =68kJ

Q1 > Q2 + Q2': nc đá nói chảy hết và tính đc t =14,5 độ C.

Bài 3:

Q thu = 102,4 KJ
 
P

pham_mai_huong

tại vì người ta nóng nhưng vẫn mang nhiều quần áo vì sợ bị nướng thịt .nước ta nhiều cây ,ít nóng hơn mặc ngắn cho mát.đồng thời nước ta nhiều gió mát nên mặc ngắn để còn hưởng gió nữa còn họ thì ngược lại


Có lẽ cậu đúng!

Nhưng tớ ko học theo đâu nhé! Chỉ tham khảo thôi nhé! ;)

A.Tuyến đồng tình với đáp án của tớ rùi!
 
F

firedrake2801

ai giai? giup bai` ni dzoi'
cho mach dien nhu hinh` ve~
/---------Đ2--------------Đ4------
| | |
Đ1 Đ3 Đ5
/---|----------------|--------------|


cho điện trở của các đèn bẳng nhau,P4=1W, tính các P còn lai.
 
T

tuyen_13

ai giai? giup bai` ni dzoi'
cho mach dien nhu hinh` ve~
/---------Đ2--------------Đ4------
| | |
Đ1 Đ3 Đ5
/---|----------------|--------------|


cho điện trở của các đèn bẳng nhau,P4=1W, tính các P còn lai.


Bài này ko khó! ;)

Anh gợi ý nhé!

Gọi R là điện trở của mỗi đèn >> Điện trở tương đương của {Đ1//Đ3//Đ5}


Tính công suất theo nguyên tắc:
Nối tiếp:
eq.latex


Và song song thì :
eq.latex



Chúc em tự mình làm được !:)
 
T

tuyen_13

Bài 4:
3kg nước ởđược đưa vào lò dùng hơi nóng. Nước từ lò đi ra có nhiệt độ \[
70^o C
\]. Hỏi lò đã nhận được 1 lượng nhiệt bao nhiêu:-/

Biết nhiệt hóa hơi của nước là 2,3. \[
10^6
\]J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg độ.

Bài 5:
Bỏ 400 g nước đá \[
0^o C
\] vào 500 g nước ở \[
40^o C
\]. Hỏi đá có tan hết ko? Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg độ và Nhiệt nchảy là \[
3,4.10^5 J/kg
\].



Hic lỗi nặng!


Tạm đã...mai chỉnh...
 
T

tuyen_13

Trên đây vẫn là 2 bài cơ bản, nếu mem nào muốn hơn 1 chút có thể làm thêm những bài sau:

Bài 6:
Người ta thả 300 g hỗn hợp bột nhôm và bột thiếc được nung nóng tới \[
100^o C
\] vào bình nhiệt lượng kế có chứa 1kg nước ở \[
15^o C
\]. Nhiệt độ nc khi cân bằng là \[
17^o C
\]. Tính klượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp trên biết khối lượng của Nhiệt Lượng Kế là 200g.

Cho nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt kế, Nhôm, Thiếc, và Nước lần lượt là:

460K/kg.K ; 900J/kg.K; 230J/kg.K; 4200J /kg.K


Bài 7:
Có 2 bình cách nhiệt.

Bình 1 có \[
m_1 = 4kg
\] nước ở \[
t_1 = 20^o C
\] và bình 2 có \[
m_2 = 8kg
\] nước ở \[
t_2 = 40^o C
\].

Người ta trút 1 lượng nước m từ bình 2 sang 1. Sau khi nhiệt độ bình 1 đã ổn định, người ta trút ngược lại lượng nước m từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ cân bằng ở bình 2 khi cân bằng nhiệt là \[
t_2’ = 38^o C
\].

Tính giá trị m và nhiệt độ ổn định \[
t’_1
\]
ở bình 1.
 
K

kevodanh_2981

lớp 9 chưa học nhiệt hoá hơi anh ơi
về xem lại sách đi anh Tuyên ơi
cải cách nó bỏ phần này rùi
spam hic đừng la em
 
F

firedrake2801

kôhng phải a ơi , anh hỉu sai đề rui
cho
(((R4 nt R5)// R3)nt R2)//R1
cho các điện trở bằng nhau
P4=1W
tính các P con` lại ( e chua hoc cong thứcNối tiếp:
eq.latex


Và song song thì :
eq.latex
 
T

tuyen_13

kôhng phải a ơi , anh hỉu sai đề rui
cho
(((R4 nt R5)// R3)nt R2)//R1
cho các điện trở bằng nhau
P4=1W
tính các P con` lại ( e chua hoc cong thứcNối tiếp:
eq.latex


Và song song thì :
eq.latex

ANh ko dịch được hình của em một cách chắc chắn :|

Nhưng với 2 công thức anh đưa là đúng
Áp dụng vào là làm được mà!

@765...: Có sách GK cho anh mượn8-} anh có đâu..
 
M

mrs.english

Anh Tuyến ơi,ra mấy bài về định luật Ôm ấy cho nó thực tế.Ở trường,em thích nhất mấy bài đó,ra đi anh.
 
Top Bottom