Tham Luận

  • Thread starter denondapnghia
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 5,514

D

denondapnghia

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

có ai tư vấn cho mình cách học văn đi ạ? và mình cũng không biết làm thế nào để tự kiểm tra kiến thức môn văn của mình nữa? ( mình ôn thi lại, năm ngoái thi khối a b năm nay thi lại khối d, haizz....mình k có điều kiện để đi ôn mà chỉ tự ôn ở nhà thôi)
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Em có tham gia các khoá học trực tuyến trên Hocmai.vn không?
Nếu như em không có điều kiện để tham gia các khoá học ôn thi Đh hay chuyên đề trên Hocmai.vn thì chị có thể chia sẻ cho em 1 số kinh nghiệm như sau. Em hãy hệ thống lại toàn bộ giới hạn kiến thức thi ĐH môn Văn: bao gồm một số bài lớp 11 và lớp 12.
Hãy thống kê theo từng mảng một.
Chẳng hạn: về tác gia: có 5 tác gia lớn cần phải học: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nam Cao (nắm chắc kiến thức về tiểu sử, nội dung sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của từng tác gia)
Văn học VN giai đoạn 30 -45: giai đoạn này có : Thơ Mới (thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử) và văn xuôi hiện thực (sáng tác Nam Cao, Thạch Lam...)
VH VN giai đoạn 45 - 54
VHVN 54 - 75
VHVN sau 1975
Ứng với từng giai đoạn đó sẽ có những tác phẩm.
Với thơ: tất nhiên em phải học thuộc rồi, hãy bắt đầu từ việc phân tích bài thơ: về nội dung và nghệ thuật; hiểu được tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm. Sau đó hãy tìm các bài thơ có liên quan tới chủ đề bài thơ này hay của cùng tác giả để làm nổi bật phong cách nhà thơ đó.
Với văn xuôi: riêng kịch thì em phải tìm hiểu về thể loại, đặc trưng của kịch là ntn, khi phân tích tp kịch thì pt theo kết cấu ntn?
Cũng giống như thơ, em cần phân tích đc tp ấy, pt các nhân vật trong tp, chú ý đến diễn biến tâm lí.
Với văn xuôi em phải học các dẫn chứng tiêu biểu.
Để hiểu được tp đó em nên đọc đi đọc lại nhiều lần, hãy nhập tâm để hiểu được thông điệp mà nhà văn muốn thể hiện.
Một điều nữa là em nên có sự liên hệ giữa các tác phẩm cùng giai đoạn, cùng chủ đề, cùng cảm hứng (ví dụ cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, cảm hứng nhân đạo..., hình ảnh người phụ nữ...)
Khi phân tích các tác phẩm, em chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội VN khi tác phẩm ra đời, vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới định hướng sáng tác của tác giả đó.
- Với phần nghị luận xã hội: em có thể đọc một số gợi ý cách làm trong link dưới đây:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=283754
+ Hiện nay internet rất phát triển, là 1 kho tài liệu để các em có thể tận dụng, trên youtube cũng có nhiều bài giảng miễn phí em có thể tham khảo.
Nếu như không có điều kiện học online hay ôn ở ngoài thì em có thể lên mạng tìm tài liệu.
Nhưng chú ý: hãy tìm những nguồn đáng tin cậy em nhé! Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó mà.
Hi, một vài lời chia sẻ, hi vọng có thể giúp em phần nào. Còn gì thắc mắc em cứ hỏi nhé!
Thân ái!
 
H

happy.swan

Tuy em chưa thi nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người và kinh nghiệm bản thân trong đợt thi cấp III (Tuy kiến thức ít nhưng có lẽ cũng có hiệu quả)
-Chia bài học theo thời gian và lập sơ đồ tư duy với bài học.
-Mỗi ngày cố gắng viết và rèn luyện kĩ năng viết bài.
-Tham khảo những tư liệu: đề thi, văn mẫu và kiến thức cuộc sống để viết nghị luận xã hội.
-Chia sẻ bài học với những người bạn (Mựơn vở bạn cũ thi khối D hoặc khối có thi văn về xem và học)
-Bồi dưỡng những cảm xúc và những hiểu biết bên cạnh các tác phẩm.
 
V

viloetautumn

Học văn

Viết mỗi ngày là viết thế nào nhỉ? Vì quả thực nếu dành thời gian mà viết bài có lẽ mất khá nhiều thời gian.....Và em muốn hỏi là có nên tập lập dàn ý không? Vì khi thi phải tranh thủ thời gian nghĩ gì viết nấy có lẽ mới kịp ạ ^^
 
H

hocmai.nguvan

Cái này tuỳ thuộc vào quỹ thời gian của em thôi.
Nếu như e có nhiều thời gian trống thì viết nhiều, không thì viết ít.
Chẳng hạn, em có thể đặt ra chỉ tiêu cho mình là 2 ngày giải quyết xong 1 đề chẳng hạn. Thì mỗi ngày em sẽ viết 2-3 đoạn văn cho đề đó.
Thực ra chị nghĩ các em nên rèn kỹ năng lập dàn ý. Có thể chỉ là dàn ý sơ lược thôi.
Điều đó giúp các em hệ thống luận điểm theo trình tự hợp lý, giảm thiểu tối đa việc bỏ sót hoặc trùng lặp ý.
Một khi các em đã quen với thói quen lập dàn ý, nó sẽ trở thành 1 kỹ năng, khi vào phòng thi em chỉ cần gạch ra những ý cần thiết thôi. Mở bài và thân bài thì ko cần rồi, mình có thể gạch mấy gạch đầu dòng cho từng luận điểm và các dẫn chứng đi kèm, Việc này thực ra không mất nhiều thời gian đâu em à. Chị thấy rất có ích khi làm bài đó.
Hi vọng em và các bạn có thể rèn luyện cho mình kỹ năng viết bài phù hợp và đạt hiệu quả cao!
 
B

babycute1997

Văn là một môn học cần sự say mê và một chút gì đó gọi là năng khiếu văn hoc. ;);). theo mình nghĩ văn cần đọc nhiều và tích lũy kiến thức một cách lô rích nhất, VD: Khi chúng ta đọc một bài văn mẫu, nếu thấy tác giả của bài viết có cách dùng một số từ độc đáo, sáng tạo bạn câng ghi chép vào một quyển sổ riêng. hay bạn có thể tìm hiểu một số cách mở bài hay, lôi cuốn rồi chép lại. tích lũy dần và biến kiến thức của người khác thành kiến thức của mình. Văn là một môn học không có sự khuôn khổ hay công thức như một số môn toán lí hóa. Bởi nó cần sự sáng tạo là chính, bạn cần vượt qua những công thức hay các ý văn khuôn khổ sáo rỗng, khô khan hay các cách mở bài quá quen thuộc. Đối với nghị luận văn học, chỉ cần bạn vẫn giữ dược nội dung chính của tác phẩm là được. Còn lại tùy sức bạn sáng tạo lời văn của mình..
Còn việc có nên lập dàn ý cho bài văn hay không, theo mình nghĩ là rất cần thiết. Bởi khi chúng ta đi theo dàn ý mình vạch ra sắn thì sẽ không có tình trạng thiếu ý hay thừa ý. khi bước lập dàn ý trở thành một thói quen thì theo mình nghĩ nó chỉ mât khoảng vài phút là bạn có thể làm được một dàn ý với đầy đủ những ý cơ bản của bài văn.@-)@-)
Hi. năm nay mình mới học lớp 11 nên mình chỉ có chừng ấy kjinh ngiệm thôi. hi. chúc bạn thành công nhé!!!@@:)>-:)>-
 
S

suzulinh

help me

mọi người có biết sach tham khảo sinh học hay ngữ văn lớp 9 nào thì chỉ cho em với.:)
 
Top Bottom