[TDTT] Fan club Manchester United

L

longhoangtran

Sau đây là PROFILE của " Bô ja`" FERGUSON
6 yếu tố tạo nên một Ferguson đại thành công ở MU


Ông là một chiến lược gia đại tài. Một người hiếu thắng. Hay chỉ là một người may mắn... Tất cả đều đúng, nhưng không thể tách rời, mà luôn bổ trợ cho nhau và góp phần giúp Fergie có 20 năm thành công ở CLB áo đỏ thành Manchester. Ông mới kỷ niệm "điểm mốc lịch sử" hôm 6/11.

Nhà cầm quân hiếu thắng. Nói cách khác, Ferguson không bao giờ muốn "sống chung với thất bại" - như chính ông thừa nhận. Đây có lẽ là cá tính điển hình và dễ nhận thấy nhất ở HLV người Scotland. Vì điều đó biểu hiện ngay trong lối sống, từng hành động và lời nói của ông. Khi đội nhà ghi bàn hay giành chiến thắng, Ferguson luôn nhảy cẫng lên ăn mừng. Còn khi thua, trên gương mặt ông là sự thất vọng chảy dài, thậm chí là cáu bẳn (thế nên mới có vụ "chiếc giày bay" vào mặt Beckham, khi MU để thua Arsenal ở vòng 5 Cup FA năm 2003).


f1.jpg

Ferguson và nụ cười chiến thắng
Không dừng ở đó, nhiều người còn cho rằng Ferguson bị ám ảnh bởi sự hiếu thắng. Nhưng có lẽ, đó cũng chính là lý do biến ông trở thành một HLV thành công như hiện nay. Mang "nỗi ám ảnh" ấy, Fergie truyền vào các học trò, dạy họ cách thi đấu bằng khát khao chiến thắng mãnh liệt. Và chính vì điều này mà không ít lần "Quỷ đỏ" thành Manchester đã làm nên những cuộc lội ngược dòng lịch sử, nhờ những bàn thắng muộn đến chẳng ai ngờ.

Một công nhân. Trước khi đến với trái bóng một cách chuyên nghiệp, Ferguson từng trải qua những năm tháng làm việc khá vất vả trong xưởng đóng tàu của người cha. Chính quãng thời gian làm việc như "một công nhân đích thực" ấy đã ảnh hưởng nhiều đến tư duy và phong thái làm việc của ông sau này. Chẳng cần biết những cậu học trò của mình là "sao" phương nào, trên sân cỏ, Fergie luôn đòi hỏi họ - những Giggs, Rooney, Ronaldo hay trước đây là Beckham, Nistelrooy - phải tập luyện và thi đấu cần mẫn, chăm chỉ như những người công nhân.

Và chính phẩm chất này đã giúp Ferguson hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền. Trong mỗi thương vụ ông luôn cố gắng hạn chế đến mức tối đa sự lãng phí. Dù bị cho là "hớ" trong việc mua Milner, Poborsky hay Veron, nhưng sẽ chẳng bõ bèn gì nếu đem so với những thương vụ thành công về cả phương diện tiền bạc lẫn chuyên môn như: Cantona, Schmeichel, Solskjaer, Johnsen, Irwin, Sharpe hay Kanchelskis. Hai trong số những cầu thủ đóng góp nhiều nhất cho thành công của MU vào những năm 90, Cantona và Schmeichel, mỗi người có giá chỉ chưa đầy 2 triệu bảng. Còn khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn, Fergie luôn toan tính để có được những "món hàng" tương xứng như: Pallister, Keane, Cole, Yorke, Stam hay Nistelrooy, Rooney.

Chiến lược gia. MU là đội bóng Anh đầu tiên sử dụng lối đá phản công chớp nhoáng. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Ferguson đã xây dựng cho đội bóng của ông một lối chơi tấn công bùng nổ, hoa mỹ nhưng hiệu quả trên nền một hàng thủ vững chắc, những cầu thủ chạy cánh khôn ngoan và hàng công sắc sảo. Khi Champions League ra đời năm 1992, cũng là lúc Ferguson bắt đầu tìm cách để đối chọi với các đội bóng châu Âu. Có lúc MU của ông chơi 4-4-2, rồi 4-5-1 hay 4-3-3. Có lúc thành công, có lúc thất bại. Nhưng chỉ nội khả năng tìm tòi, hướng đến sự đa dạng trong lối chơi thôi cũng đủ để biến ông trở thành một trong những chiến lược gia tài ba nhất của làng bóng đá Anh.


f2.jpg

Với tầm nhìn xa trông rộng của một chiến lược gia, Ferguson thậm chí đã "dẹp" luôn đội hình hùng mạnh từng giành "cú đúp" năm 1994 để tạo cơ hội cho lứa cầu thủ trẻ. Vì theo ông "những cầu thủ trẻ như Beckham và Scholes đều là những tài năng xuất chúng. Họ cần được trải nghiệm để trở nên mạnh mẽ hơn". Khi Fergie nói điều này trước đây, có nhiều người cho rằng: "Ông ta bị mất trí rồi". Nhưng cuối cùng, ông đã thành công khi đặt niềm tin vào lứa cầu thủ này.

Chuyên gia tâm lý. Bóng đá là một môn thể thao giải trí nhưng những người chơi trong đó lại chịu rất nhiều sức ép. Điều này đòi hỏi các HLV phải tự biến mình thành những nhà tâm lý. Và Alex Ferguson có lẽ là bậc thày trong lĩnh vực này.

Ông biết phải làm gì, như thế nào và vào lúc nào để có được hiệu quả tối ưu nhất. Chúng ta hãy nhớ lại những từ ngữ rất có sức thuyết phục mà Fergie đã nói với các học trò vào giờ nghỉ giữa hiệp trong trận chung kết kinh điển Champions League năm 1999, thời điểm MU bị Bayern Munich dẫn 0-1: "Nếu cứ thi đấu như thế này, đến cuối trận các cậu sẽ phải đứng cách chiếc Cup một quãng ngắn mà không được phép chạm vào nó. Với nhiều người trong số chúng ta, đây sẽ là cơ hội thuận lợi nhất để giành chiếc Cup danh giá này. Bởi vậy, hưng phấn lên nào. Có dám chiến thắng không?". Trận này, MU thắng ngược 2-1 nhờ hai bàn thắng vào vài phút cuối trận.

Rồi cái cách ông giải mối bất hoà giữa Ronaldo và Rooney, nảy sinh trong trận tứ kết World Cup 2006, cũng là một minh chứng điển hình. Hiện nay, khi nhìn hai cầu thủ này chơi bóng cùng nhau, cười đùa và thân thiết, ít có thể tin rằng trước đó họ từng coi nhau như kẻ thù trong một thời gian ngắn.

Một người bản lĩnh. Nhờ yếu tố này Fergie mới có thể đứng trước áp lực và sóng gió dư luận để đưa ra những quyết định có tính mạo hiểm hay đưa các học trò vượt qua những thời khắc khó khăn. Chính ông đã giúp Giggs tránh khỏi sự nhòm ngó của giới truyền thông, quyết liệt bảo vệ Cantona khi tiền đạo người Pháp gặp rắc rối (bị treo giò 8 tháng vì đạp vào một CĐV), bênh vực Beckham khi tiền vệ chạy cánh này gặp sự cố ở World Cup 1998, hay mới đây nhất là chuyện của Ronaldo và Rooney.

Người may mắn. Đây là yếu tố mà chính Ferguson, trong lễ mừng "Cú ăn ba" lịch sử ở sân Old Trafford năm 1999, cũng đã tự thừa nhận.


Tổng kết lại 20 năm làm việc tại MU, HLV Alex Ferguson đã đoạt được vô số danh hiệu: một Cup Champions League (1999); một Cup C2 (1991); 8 chức vô địch Anh (1993, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003); 5 chiếc Cup FA (1990, 1994, 1996, 1999, 2004); hai League Cup (1992, 2006); một Cup liên lục địa (1999); một Siêu Cup châu Âu (1991).

Các mùa giải MU trắng tay dưới thời Alex Ferguson là 1986 đến 1989, 1994-1995, 1997-1998, 2001-2002, 2004-2005.

dh-tb.jpg

Đội hình tiêu biểu của MU dưới thời HLV Alex Ferguson

THÍA NÀO. TÊN NÀO DÁM CHÊ NGAI NỮA HOK?
 
L

longhoangtran

Hình ảnh độc về MU và 'bố già' Alex Ferguson

Giành hàng loạt danh hiệu lớn nhỏ với CLB "Quỷ đỏ" thành Manchester; được làm việc cùng hàng tá danh thủ tài năng đến từ khắp thế giới; đón nhận cảm xúc buồn, vui, thất vọng, hạnh phúc. Fergie đã trải qua "tất cả" trong 20 năm ngồi trên ghế HLV trưởng tại sân Old Trafford.


1.jpg

Người đàn ông trông khá "ngon lành" này là Alex Ferguson 20 năm trước. Sau nhiều mùa bóng thành công với CLB Aberdeen (3 chức vô địch Scotland, 3 Cúp FA Scotland, 1 Cúp C2 khi đánh bại Real Madrid năm 1983), phần thưởng cho nhà cầm quân sinh ngày 31/12/1941 này là chiếc ghế HLV của đội chủ sân Old Trafford.
2.jpg

Cuộc sống tại thành Manchester không thực sự suôn sẻ. Phải tới năm 1990, Ferguson mới có danh hiệu đầu tiên trong số 23 chiếc Cúp từng đoạt với MU: FA Cup.
3.jpg

Một trong những hành động sáng suốt nhất của Ferguson là mua Eric Cantona - "kẻ" đã giúp Leeds United vượt qua MU trong cuộc đua giành chức vô địch Anh mùa bóng 1991-1992. Sau này, rõ ràng Sir Alex đã không phải hối hận. Ngay trong mùa bóng đầu tiên, Cantona đã chơi tốt khi ghi 9 bàn thắng và chuyền nhiều đường quyết định giúp MU có được ngôi quán quân xứ sương mù sau 26 năm chờ đợi.
4.jpg

Cặp Ferguson - Cantona tiếp tục "sòn sòn" cho ra đời nhiều danh hiệu. Bức ảnh trên chụp trong trận chung kết FA Cup 1994 khi MU thắng Chelsea 4-0. Mùa bóng đó, "Quỷ đỏ" chính thức trở thành một trong số sáu CLB của bóng đá Anh giành cú đúp nội địa.
5.jpg

Nhưng không phải chuyện đời lúc nào cũng đẹp. Cú đá kung-fu vào mặt một CĐV Crystal Palace năm 1995 của Cantona đã buộc anh nhận 8 tháng treo giò. Đội bóng của HLV Ferguson rơi vào cảnh mất thủ lĩnh. Chức vô địch Anh bởi thế cũng "đi tong".
6.jpg

Alex đã không bỏ rơi cậu học trò "cá tính" trong hoạn nạn. Và Cantona đã đền ơn ông bằng cú đúp nội địa ngọt ngào mùa bóng 1995-1996.
7.jpg
8.jpg

9.jpg
10.jpg

Sau quyết định chia tay bóng đá khá sớm của Cantona (năm 30 tuổi), tưởng chừng MU sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng tài dụng quân khôn khéo, Ferguson đã làm hồi sinh thủ môn Peter Smeichel, nâng đẳng cấp của Ryan Giggs, Roy Keane lên một tầm cao mới, "câu kéo" được cặp sát thủ Andy Cole - Dwight Yorke, phát hiện thế hệ Beckham, Scholes, Butt, anh em nhà Neville, giúp "Quỷ đỏ" vươn tới đẳng cấp mạnh nhất của bóng đá châu lục. Đỉnh cao là cú ăn 3 năm 1999: Champions League, chức vô địch Anh, FA Cup.
11.jpg
13.jpg

14.jpg

Kỷ niệm bóng đá ngọt ngào nhất với Alex Ferguson có lẽ là trận chung kết Champions League 1999 trên sân Nou Camp. MU bị Bayern Munich dẫn trước một bàn ngay từ phút thứ 6. Nhưng chỉ trong vòng 3 phút cuối cùng, Sheringham (người mặc áo khoác được ông chỉ đạo trước khi vào sân) và Solskjaer đã ghi liền hai bàn để đem về chiến thắng 2-1 "quỷ khóc thần sầu".
15.jpg
16.jpg

Sự ra đi của lão tướng Peter Smeichel trong mùa hè 1999 (tới Sporting Lisbon) đã đặt ra bài toán thủ môn mà đến tận giờ Sir Alex vẫn chưa tìm được đáp án chuẩn. Kể cả thủ môn vô địch thế giới và châu Âu, Fabien Barthez cũng không thể thay thế trọn vẹn.
rud.jpg
23.jpg
18.jpg

19.jpg
20.jpg

21.jpg
22.jpg

Dù tương đối thành công với hai vụ mua Van Nistelrooy và Cristiano Ronaldo, Alex Ferguson đã sai lầm khi quản lý Beckham quá chặt và cho anh này xơi giày bay trong mùa giải 2002-2003 dẫn tới cuộc ra đi tới Real Madrid, bán Jaap Stam chỉ vì siêu trung vệ này viết tự truyện cạnh khóe, sai lầm khi mua Juan Veron, Diego Forlan, thất bại trong vụ câu Ronaldinho (chưa rõ khả năng thành công nếu cầu thủ này tới Old Trafford). Tất cả đã khiến MU yếu đi và kém cạnh tranh trên mọi mặt trận.
26.jpg
27.jpg

Hai bản hợp đồng đắt giá với hai cầu thủ người Anh, Rio Ferdinand và Wayne Rooney, vẫn chưa đem lại nhiều thành công cho MU. Rio là nguyên nhân khiến đội sa sút trong mùa giải 2003-2004 vì bản án treo giò 8 tháng ("quên" không xét nghiệm doping). Còn Wayne thiếu sự ổn định cần thiết ở độ tuổi còn quá trẻ. Khả năng nhìn người của Ferguson giảm sút?
25.jpg
28.jpg

Arsene Wenger và Jose Mourinho - hai đối thủ lớn nhất của Sir Alex trong những năm gần đây.

Sự xuất hiện trong mùa hè 2005 của ông chủ mới - Malcolm Glazer - đã khiến các CĐV MU tức giận. Bản thân Ferguson cũng chẳng còn giữ được vị trí "không thể động đến" nếu thành tích thi đấu không tỷ lệ thuận với số tiền đầu tư và kích thích khả năng kinh doanh của CLB.

Sau mùa giải 2004-2005 trắng tay, cơn khát của MU tạm giải tỏa nhờ danh hiệu League Cup 2006. Các CĐV hy vọng nguồn cảm hứng nhỏ nhoi này sẽ giúp CLB nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới.

Tổng kết lại 20 năm làm việc tại MU, HLV Alex Ferguson đã đoạt được vô số danh hiệu: 1 Cúp Champions League (1999), 1 Cúp C2 (1991), tám chức vô địch Anh (1993, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003), năm chiếc Cúp FA (1990, 1994, 1996, 1999, 2004), hai League Cup (1992, 2006), 1 Cúp liên lục địa (1999), 1 Siêu Cúp châu Âu (1991). Các mùa giải MU trắng tay dưới thời Alex Ferguson là 1986 đến 1989, 1994-1995, 1997-1998, 2001-2002, 2004-2005.
31.jpg
 
V

v.huyen

OH THẬT LÀ HOÀNH TRÁNG NHA ,ĐÂY MỚI ĐÚNG LÀ 1 FAN CLUB MU THẬT SỰ , EM HY VỌNG SAU KHI MÙA GIẢI NĂM NAY BẮT ĐẦU MỌI NG` VẪN VÀO ĐÂY CHIA SẺ NHỮNG CẢM XÚC CỦA MÌNH VỀ MANU , CÙNG NÓI VỀ NHỮNG TRẬN ĐẤU CỦA MANU NHA !
mushirt.gif
manucheer.gif
 
L

longhoangtran

hok co' gì. Ta fan cua MANU cơ mà. ma`Huyen bao nhiu tuổi hè? . Để dễ xưng hô
 
L

longhoangtran

Toàn cảnh Premiership qua những con số


FA-26-12-06-341.jpg



Mùa bóng 2006/07 đã khép lại với giải Ngoại hạng Anh và dù những con số chẳng đủ phản ánh hết các mặt của chặng đường dài, chúng ta vẫn có thể tìm thấy từ đó một cái nhìn toàn cảnh, những chi tiết thú vị và cả những dấu ấn khó phai ...

Sức mạnh tấn công giúp MU đăng quang
Đây là điều rất dễ nhận thấy bởi với 83 bàn sau 38 vòng đấu, hiệu suất 2,2 bàn/trận, MU vượt xa hai đội bóng đứng sau là Chelsea và Arsenal ngót nghét 20 bàn, trong khi số pha ăn mừng của Liverpool và Tottenham thậm chí còn chưa bằng 70% thành tích của các học trò Fergie.
mu-15-5-07.jpg


MU đã có tới 17 cầu thủ lập công tại giải Ngoại hạng Anh và nếu xét trên tất cả các mặt trận, thậm chí con số đó lên tới 20 người, bao gồm từ cả những hậu vệ như Vidic, Evra, Neville, Silvestre, tài năng trẻ như Richardson, Eagles đến những cầu thủ vừa trở lại sau chấn thương nghiêm trọng Solskjaer và Alan Smith.

Chính sức mạnh đó giúp họ dẫn đầu cả về thành tích sân nhà (47 điểm/19 trận, 46 bàn thắng) cũng như sân khách (42đ, 37 bàn) và chức Vô địch sau 4 năm dài chờ đợi vì thế hoàn toàn xứng dang
Giây phút đăng quang của Quỷ đỏ thành Manchester.

Tăng "người không phổi" và số bàn thắng
Sự thăng hoa của MU cùng với lối chơi tấn công quyến rũ ở mùa giải này như một cú hích giúp Premiership trở lại với những trận cầu giàu bàn thắng. Từ tỷ lệ đáng báo động 2,35 bàn/trận ở mùa giải 05/06, những tín hiệu lạc quan đầu tiên đã trở lại khi số bàn thắng trung bình tăng lên mức 2,47'
Những con số ấn tượng khác
Danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa bóng của Cristiano Ronaldo hoàn toàn thuyết phục bởi ngoài việc là tiền vệ ghi nhiều bàn thắng nhất (17 bàn), anh còn dẫn đầu về khả năng kiến tạo với 14 đường chuyền giúp đồng đội lập công, xếp trên Fabregas - người sở hữu 13 pha "dọn cỗ".
- Đội bóng thắng nhiều nhất là MU với 28 trận, trong khi dù trụ hạng thành công, West Ham vẫn là đội để thua nhiều trận nhất với tỷ lệ 21/38 vòng đấu.

Kết quả chung cuộc


- Đội vô địch MU và á quân Chelsea cùng vào thẳng vòng bảng Champions League mùa sau.
- Liverpool và Arsenal đứng thứ 3 và 4 dự vòng sơ loại thứ 3 Champions League.
- Tottenham, Everton và Bolton dự Cúp UEFA.
- Blackburn dự Cúp Intertoto (do Reading và Portsmouth rút lui).
- Sheffield United, Charlton và Watford xuống hạng

HO*HO*...VI LÀ DÂN MU NÊN TUI CHI NÓI CHÍNH VỀ MU THUI. CÁC FAN # THÔNG CẢM NHA
 
L

longhoangtran

E hem...
ĐKVĐ MU đụng độ Reading ngày khai mạc giải

mu1506071-1.jpg
Quỷ đỏ Manchester United sẽ mở đầu cho công cuộc bảo vệ chức VĐ giải Ngoại hạng bằng trận đấu đầu tiên của mùa bóng mới 2007/08 với Reading vào ngày 11/8.


Ban tổ chức giải Ngoại hạng mới đây đã chính thức công bố lịch thi đấu Premiership 2007/08. Theo đó các trận đấu thuộc vòng mở màn cho mùa giải mới sẽ bắt đầu vào thứ Bảy (11/8) với các cặp đấu đáng chú ý như Bolton – Newcastle, Aston Villa - Liverpool,… Nhưng có lẽ cặp đấu đáng chú ý nhất trong vòng đầu tiên sẽ là cuộc so găng của hai đối thủ cùng thành London Arsenal và Fulham.



Đối với các nhà ĐKVĐ Manchester, cuộc thử lửa đầu tiên trong công cuộc bảo vệ chức VĐ vừa giành được trong mùa giải qua sẽ là cuộc đối đầu với Reading. Và sau đó là sự gặp gỡ các đội bóng tốp dưới như Portsmouth, Manchester City và Tottenham trước khi bước vào cuộc gặp đáng nhớ với Sunderland (1/9/2007) cùng vị HLV (hay người quen cũ) Roy Keane.
Một mùa giải mới tại Anh đã sớm được "hâm nóng".



Còn với đại gia Chelsea, đối thủ sẽ là một Birmingham không quá khó để “nuốt trôi”. Tuy nhiên thử thách thực sự sẽ đến với The Blues tại vòng đấu thứ 3 với Liverpool (18/8) trên sân Anfield.



Một số cuộc “gặp mặt” đáng chú ý tiếp theo tại lượt đi Premiership 2007/08 sẽ là MU - Chelsea (22/9), Liverpool - Arsenal (27/10), Arsenal – MU (3/11), Liverpool – MU, Arsenal - Chelsea (15/12),



Dự kiến giải đấu sôi động bậc nhất hành tinh mùa giải 2007/08 sẽ kết thúc sớm vào Chủ nhật, 11/5, để các tuyển thủ có thời gian tập trung tại ĐTQG chuẩn bị cho VCK Euro 2008

:lol:
Anh em hãy vào dự đoán tỷ số đê
Man sẽ óanh cho thằng tơi bời để trả thù cho việc HLV cua RD đã nẫng tay trên cái danh hiệu HLV xuất sắc củaPremiership
và cuối cùng lại rinh cai ở dưới này về.. hehe...



Premiership1506071-2.jpg
 
M

maths

MAN hả? có 1 thời tôi thik MAN
ấy là khi có BẸCKS ở đấy
nhưng nếu như có MAN thi ; tôi vẫn ủng hộ nhiệt tình
 
M

maths

công nhận công nhận
nhưng BECKS đi rồi tôi thấy chả có gì để mà thik cả
nhưng cônng nhận một điều rằng BECKS của mình cũng chỉ là 1 player giỏi chứ ko phải là vô địch
 
V

v.huyen

longhoangtran said:
ai thick MANU mà chả thick Becks . Nhưng cũng cần sự đổi mới chứ. ok?
em cũng nghĩ thế đó , mới đầu vì thích becks mà thích MU nhưng giơg tình iu với MU đã quá lớn vượt lên tất cả , dù becks có ra đi thì cũng chả sao , đúng là MU cần sự đổi mới nếu cứ mãi dựa vào những nhân tố trong quá klhuws thì làm sao có MU của ngày hộm nay ?
 
H

hoanghaily

tôi ko thích MU vì beck
tôi thích MU vì lối đá tấn công nghẹt thở của MU
Beck chỉ là một nhân tố của MU thôi
không có beck MU vẫn thành công
 
M

missyou19

c.ronaldo niềm tự hào của man khi hạ gục alex furguson = kết quả 17 bàn thắng ở mùa giải vừa rùi
 
L

longhoangtran

chà . Anh ho*n em 1 tuoi Thui Huyền ah. Được goi = anh roài. SƯỚNG. Thế này mới là dân MAN chứ
 
L

longhoangtran

MAN cua anh em ta hok những đá hay mà làm kinh tế cũng giỏi. Đây là minh chứng của mùa giải năm nay nè
Real vô địch, MU ngồi chờ… đếm tiền
ghep-11607-s.jpg

ngài Fergie có lẽ đang ngồi chờ tiền từ Real "bay về".

Theo một nguồn tin từ Anh, “Quỷ đỏ” sẽ được nhận tổng cộng khoảng 2 triệu Bảng trong trường hợp Real Madrid giành chức vô địch La Liga sẽ kết thúc vào cuối tuần này. Nói một cách chính xác thì số tiền mà MU được nhận nhận là do hai ngôi sao cũ của họ, Ruud van Nistelrooy và David Beckham mang lại.



Sở dĩ có điều này là vì trong các bản hợp đồng chuyển nhượng Nistelrooy và Becks từ MU đến Real Madrid, HLV Alex Ferguson đều “cài” thêm được một vài điều khoản có lợi cho đội chủ sân Old Trafford chứng tỏ sự khôn ngoan của HLV "cáo già" này.



Cụ thể là, trong vụ chuyển nhượng trị giá 10,3 triệu Bảng của Ruud van Nistelrooy, hợp đồng có kèm theo điều khoản rằng Real sẽ phải trả cho MU 500.000 Bảng nếu “kền kền trắng” giành chức vô địch La Liga và 500.000 Bảng nữa trong trường hợp chân sút người Hà Lan đoạt danh hiệu Pichichi, vua phá lưới TBN.



Tương tự là bản hợp đồng “cỡ bự” 25 triệu Bảng của Becks năm 2003, cũng kèm điều khoản MU sẽ được nhận 1 triệu Bảng nếu Real đăng quang trong quãng thời gian tiền vệ người Anh phục vụ tại sân Bernabeu.

beck-ruud-11607-s.jpg

Beckham và Nistelrooy đang nỗ lực để giúp
Real vô địch Liga, đồng thời mang tiền về cho MU!

Nguy cơ” Real Madrid phải trả những khoản tiền trên cho MU là rất lớn bởi đội bóng của HLV Capello đang dẫn đầu Liga và chỉ cần một chiến thắng trước đội khách Mallorca trên sân nhà vào cuối tuần này là họ sẽ có được danh hiệu vô địch sau 3 mùa giải trắng tay. Đây không phải là mục tiêu quá khó bởi Mallorca, hiện đang xếp thứ 11, đã chính thức trụ hạng và không còn động cơ thi đấu rõ ràng.



Ngoài ra, việc Ruud van Nistelrooy… kiếm tiền về cho đội bóng cũ cũng có tới 90% cơ hội trở thành hiện thực bởi tiền đạo người Hà Lan đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới Liga với 25 bàn thắng, vượt xa người xếp sau là Diego Milito của Zaragoza tới 3 bàn.



Nistelrooy đang có phong độ ghi bàn cực kỳ ấn tượng khi anh “khai hỏa” trong cả 7 trận đấu gần đây của Real và sẽ là một bất ngờ cực lớn nếu anh để mất danh hiệu Pichichi vào tay Milito, người sẽ cần phải có thêm 4 bàn thắng nữa trong trận đấu cuối cùng để vượt qua van Nistelrooy!



Dù vậy, trong trường hợp này, chắc chắn chủ tịch Ramon Calderon và các thành viên BLĐ Real muốn… mất tiền hơn là ngược lại, bởi chức vô địch Liga thứ 30 trong lịch sử mới là mục tiêu tối thượng của Los Merengues lúc này, chứ không phải là chuyện 2 triệu Bảng “vặt”, phải không Real?

HEHE thấy chưa . MAN mới là nhất :lol:
 
L

longhoangtran

Ngày "đại hỷ" ở xứ sương mù

CHÚC MỪNG ĐÊ
Hôm 16/6,Gary Neville,Michael Carrick lên xe hoa với những người con gái trong mộng của họ.

images1339683_CarrickPA1706_450x298.jpg

Michael Carrick cùng cô dâu Lisa Roughead trong ngày cưới
Đám cưới Gary Neville: Trang trọng và cởi mở
Ngay từ sớm, Gary Neville cùng Emma Hadfield tay trong tay với bó hoa tươi thắm đã bước lên chiếc Bentley màu bạc hướng thẳng đến nhà thờ thành phố Manchester. Đám cưới của chàng hậu vệ đội trưởng M.U diễn ra theo nghi lễ truyền thống cởi mở, khi tất cả những người tò mò đều có thể ngắm nhìn hoặc chụp ảnh đôi uyên ương trong ngày hạnh phúc.

Dù hôn lễ được ấn định lúc 3h chiều, nhưng trước đó đã có hàng trăm con mắt hiếu kì "phục kích" sẵn với máy quay video, điện thoại chụp ảnh trên đoạn đường đến nhà thờ, và khuôn viên bên ngoài thánh đường Manchester.

images1339689_McLoughlin160607PA_468x392.jpg

Rooney & Coleen tiến vào nhà thờ thành phố Manchester
Hoà lẫn trong nhóm khách mời, nổi bật nhất phải kể đến bộ đôi Wayne Rooney - Coleen McLoughlin. Dù vừa tham dự ngày vui của Gerrard và Alex Curran ở vùng Berkshire lúc sáng, nhưng Rooney cùng người yêu đã thuê hẳn một chiếc chuyên cơ riêng để bay trở lại Manchester tham gia vào lễ cưới đồng đội Gary Neville.

Đã xuất hiện những chàng vỗ tay lớn từ các CĐV lúc Rooney và Coleen bước vào nhà thờ. McLoughlin diện bộ váy màu ngọc lam pha trắng, cùng Rooney trong bộ vest màu xám sang trọng tươi cười rạng rỡ tô điểm thêm không khí vui vẻ trước buổi lễ.

Tuy nhiên, cũng có những sự vắng mặt đáng tiếc từ phía các vị khách mời, như cặp vợ chồng nhà Beckham, Rio Feridnand và HLV Alex Ferguson vì nhiều lý do khác nhau.

Được biết, Gary Neville lần đầu tiên biết đến Emma là hồi năm 2004. Kể từ đó đến nay, tình cảm giữa 2 người ngày càng trở nên thắm thiết và mặn nồng. Hiện phu nhân của Neville đang làm việc trong vai trò một chuyên gia tâm lý.

images1339691_garyGOFF1706_468x613.jpg

Cặp vợ chồng G.Neville - Emma tràn ngập hạnh phúc bước ra đại sảnh
Để chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ trọng đại, Neville đã thuê hẳn một đội ngũ vệ sỹ riêng nhằm bình ổn đám đông phía bên ngoài nhà thờ. Đúng 3h15’ chiều, hôn lễ mới bắt đầu được cử hành. Cô dâu Emma trong bộ áo cưới trắng toát và bó hoa lưu ly bước lên tấm thảm đỏ tiến vào đại lễ đường.

Đến 4h30, mọi thủ tục hôn lễ theo nghi thức truyền thống đã hoàn tất. Cặp cô dâu chú rể tràn ngập hạnh phúc bước ra đại sảnh trước những tràng vỗ tay chúc mừng không ngớt từ bạn bè và người hâm mộ.

Sau đó, họ nhanh chóng bước lên xe cưới, rồi cùng các quan khách tiến về ngôi biệt thự trị giá 6 triệu bảng mà Gary Neville mới tậu ở vùng Bolton để tổ chức ăn mừng trong một bữa tiệc cực kỳ hoành tráng


:D :lol:
CHÚC HẠNH PHÚC
 
L

longhoangtran

Sir Bobby Charlton - Huyền thoại trong những huyền thoại

Nhắc đến MU – chúng ta không thể nào không nhắc tới một huyền thoại, một con người nhiệt huyết đã cống hiến cả tuổi đời của mình cho sắc đỏ thành Manchester, một trong những người đầu tiên tấu lên những khúc nhạc đẹp tuyệt vời để giờ đây nó đã biến thành một bản giao hưởng màu đỏ làm đắm say lòng người – ông là Sir Bobby Charlton.

Ngày 11/10/1937 ở vùng Ashington, Northumberland, vương quốc Anh đã đánh dấu một sự kiện lịch sử - một phụ nữ có cái tên đơn giản, Cissie đã sinh hạ một cậu con trai bình thường như bao đứa trẻ khác và đặt tên nó là Robert Charlton. Cậu bé lớn lên trong một gia đình có truyền thống theo nghiệp bóng đá, 3 người chú của cậu bé đều chơi bóng cho Leeds Utd và đặc biệt là người chú họ của anh, Jackie Milburn là một huyền thoại của Chích choè Newcastle. Cũng chính vì vậy, cậu bé Charlton đã ngấm niềm đam mê với trái bóng tròn ngay từ thuở ấu thơ, cậu trưởng thành rất nhanh về kỹ năng chơi bóng qua sự dạy dỗ nhiệt tình của người mẹ và năng khiếu bẩm sinh của bản thân.

Vào ngày 9/2/1953, khi đó Charlton mới 16 tuổi, cậu bắt đầu làm quen với trái bóng trong những trận thi đấu của đội tuyển trường Grammar do một thành viên của MU, ông Joe Armstrong dẫn dắt. Nhận ra năng khiếu của Charlton, Joe Armstrong đã mạnh dạn đề nghị MU ký hợp đồng với cậu và cũng trong năm đó, Robert Charlton chính thức trở thành một Quỷ đỏ.

Được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp, tài năng của Charlton ngày một nở rộ, từ một cậu bé chỉ thường xuyên tập đá bóng với mẹ, giờ đây Charlton đã trở thành một trong những tài năng của thế hệ Busby Babes - thế hệ gồm những cầu thủ tài năng trưởng thành từ đội trẻ MU dưới sự dẫn dắt của tượng đài vĩ đại Sir Matt Busby (tuy nhiên thế hệ này đã nhanh chóng tan rã vào năm 1958 khi có đến 8 cầu thủ tử nạn trong thảm hoạ đường băng Munich).

Charlton thi đấu tổng cộng 14 trận trong đội hình 1 của MU ngay trong mùa giải đầu tiên góp mặt, năm đó, Quỷ đỏ đã đăng quang ngôi vô địch tại giải quốc gia nhưng lại để hụt mất cú đúp đầu tiên của thế kỷ 20 sau khi chịu thua Aston Villa 2 - 1 trong trận chung kết cúp FA đầy tranh cãi trên sân Wembley trước sự chứng kiến của 100.000 khán giả.


Ngày 14/2/1958, trong khi mọi người đang vui vẻ đón mừng lễ Valentine thì chàng trai Robert Charlton lầm lũi trở về từ bệnh viện trong trạng thái khủng hoảng tinh thần, thảm hoạ đường băng Munich 8 ngày trước đã cướp mất 8 đồng đội – 8 người bạn vô cùng thân thiết của ông trong đó có đội trưởng Roger Byrne, Mark Jones, Billy Whelan, Eddie Colman, Geoff Bent và người bạn thân thiết Duncan Edwards. Thế hệ Busby Babes coi như tan rã.

Tuy nhiên cũng trong cái năm kinh hoàng đó, Robert Charlton bất ngờ được triệu tập vào đội tuyển quốc gia, có lẽ vinh dự này đã làm anh nguôi ngoai bớt nỗi đau mất bạn. Biến đau thương thành sức mạnh, Charlton dần trở nên mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và lạnh lùng hơn trong những pha dứt điểm, thời kỳ đầu ông được bố trí chơi tiền đạo cánh nhưng Charlton luôn trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều mỗi khi thi đấu dạt vào bên trong.

Dần dần anh được HLV đôn lên đá trung phong cắm và như cá gặp nước, Charlton bắt đầu khẳng định tên tuổi của mình tại ĐT Anh cũng như CLB Manchester United. Năm 1959, chàng tiền đạo trẻ Robert Charlton đã lập được một cú hattrick trong chiến thắng 8-1 trước ĐT Mỹ và 2 năm sau đó, anh tiếp tục ghi thêm 1 cú hattrick khác trong trận thắng ĐT Mexico với tỉ số 8-0.
Tuy nhiên năm 1966 mới là thời khắc mà cả xứ sở sương mù phải nhắc đến tên của Robert Charlton khi 2 cú sút sấm sét của anh đã giúp 3 chú sư tử vồ chết con mồi Bồ Đào Nha giúp ĐT Anh lọt vào chung kết World cup 1966 tổ chức tại Anh và sau đó đăng quang chức vô địch đầu tiên sau khi đánh bại ĐT Đức 4-2, đồng thời trở thành nước chủ nhà duy nhất đăng quang chức vô địch kể từ sau khi ĐT Italia làm được điều tương tự vào năm 1934.

Trái với khi thi đấu cho ĐTQG, ở Manchester United, Robert Charlton chơi ở vị trí tiền đạo cánh trái, khả năng kỹ thuật, những cú sút như búa bổ cộng với việc được thi đấu bên cạnh những huyền thoại như Denis Law hay George Best giúp Charlton nói riêng và MU nói chung làm mưa làm gió tại đấu trường quốc nội.

Năm 1968, đội trưởng Robert Charlton dẫn dắt bầy Quỷ đỏ lọt vào chung kết cúp Châu Âu và không phụ lại lòng tin của người hâm mộ, cầu thủ có cái đầu hói rất dễ nhận ra này đã ghi 2 bàn trong chiến thắng 4-1 của MU trước Benfica, qua đó giúp MU nâng cao chiếc cúp Châu Âu danh giá ngay trên sân nhà Wembley – đây là một trong những thời khắc không thể nào quên của bất kỳ CĐV nào yêu màu đỏ thành Manchester nói chung và cá nhân Robert Charlton nói riêng.

1 tuần sau khi đi vào lịch sử tại Wembley, Charlton tiếp tục đánh một dấu son khác tại cấp độ ĐTQG khi ghi bàn thắng thứ 45 cho 3 chú sư tử trong trận đấu giao hữu gặp ĐT Thụy Điển, với số bàn thắng này, ông đã phá kỷ lục của huyền thoại Jimmy Greaves lập ra cách đó 1 năm. Tuy nhiên chỉ 1 vài ngày sau đó, Charlton cũng trải qua một thời khắc buồn trong sự nghiệp của mình khi ĐT Anh thất bại trước Yugoslavia trong trận bán kết cúp Châu Âu và thua nốt đội Liên Xô cũ với tỉ số 2-0 trong trận tranh giải 3.

Sau World cup năm 1970, Charlton tuyên bố giã từ ĐTQG, ông đã chơi cho 3 chú sử tử tổng cộng 106 lần và ghi được 49 bàn thắng, rất tiếc là số lần khoác áo ĐT Anh của Charlton đã bị huyền thoại của West Ham, Bobby Moore phá vỡ vào năm 1973 và cho đến thời điểm hiện tại, ông chỉ đứng thứ 3 trong số những cầu thủ có số lần khoác áo ĐT Anh nhiều nhất (sau Bobby Moore và thủ thành Peter Shilton - nạn nhân của tác phẩm “Bàn tay của Chúa” do Cậu bé vàng Diego Maradona sáng tác).

Trở về MU, Charlton trải qua một mùa giải thực sự khó khăn vào năm 1970 khi nội bộ đội bóng có dấu hiệu rạn nứt, mối quan hệ giữa 3 huyền thoại Charlton, George Best và Denis Law xấu đi trông thấy, thậm chí George Best còn gọi Charlton là một kẻ “giả nhân giả nghĩa”. Thất vọng với sự nghiệp đã không thể cứu vãn, Charlton nói lời chia tay với MU vào mùa giải năm 1972-73, đồng thời cũng là lời vĩnh biệt với sự nghiệp quần đùi áo số, điều đáng tiếc duy nhất của ông là trong trận đấu chia tay, George Best đã từ chối tham dự.

Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, Robert Charlton (giờ đã chuyển thành Robert “Bobby” Charlton) trở thành HLV cho CLB Preston North End, trợ lý cho ông là người đồng đội cũ tại ĐT Anh, Nobby Stiles. Tuy nhiên ông đã không thể ngay lập tức thành công trong lĩnh vực mới mẻ này và buộc phải rời cương vị HLV ngay trong mùa giải đầu tiên dẫn dắt CLB.

Sau khi chấm dứt sự nghiệp HLV tại Preston North End, Sir Charlton tiếp tục thử lửa trên cương vị giám đốc của CLB Wigan Athletic, tại đây ông đã có rất nhiều ý tưởng mới giúp CLB mở rộng thi trường và với kinh nghiệm tích lũy sau một thời gian dài, vào năm 1984, ông được mời quay lại CLB cũ trở thành nhân vật cốt cán trong BLĐ Quỷ đỏ MU. Hoạt động không biết mệt mỏi trong suốt 10 năm, cuối cùng đến năm 1994, Robert Charlton cũng đã được cả nước Anh ghi nhận công lao khi nữ hoàng Anh quyết định trao tặng tước Hiệp sĩ cho ông, đồng thời Sir Bobby Charlton cũng vinh dự có mặt trong Viện bảo tàng các nhân vật vĩ đại của bóng đá Anh đặt tại Preston.


Giờ đây, ông được biết đến với cương vị là chủ tịch danh dự của MU – nhưng hơn thế nữa, ai cũng biết đến tên tuổi của ông như một con người vĩ đại về nhân cách, một tên tuổi lớn của bóng đá thế giới, chính ông đã góp phần viết nên những trang sử huy hoàng đầu tiên cho nước Anh nói chung và MU nói riêng. Có thể nói rằng, Sir Bobby Charlton đã trở thành một tượng đài trong lòng người hâm mộ, ông sẽ sống mãi với thời gian như một huyền thoại trong những huyền thoại.

Thành tích của Sir Bobby Charlton:

106 lần khoác áo ĐT Anh, ghi được 49 bàn.
Giành chức vô địch World cup năm 1966.
Có 757 lần khoác áo MU và ghi được tổng cộng 249 bàn.
Vô địch cúp Châu Âu cùng MU năm 1968.
Vô địch giải hạng nhất năm 1967, 1965, 1957.
Cầu thủ xuất xắc nhất Châu Âu năm 1966.
Vô địch cúp FA năm 1963.
 
Top Bottom