tăng giảm kl

T

tuonglaituoisang_999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ngâm 1 miếng Cu có khối lượng 10g trong 250g AgNO3 4%, sau 1 thời gian nhấc miếng Cu ra khỏi dd thấy khối lượng AgNO3 giảm 17% so với ban đầu. Tính khối lượng miếng kim loại sau pứ?
giải:
C1:klg kim loại tăng=khl muối giảm=(17x250x4)/(100x100)=1,7g => khl miếng kim loại sau pứ = 10+1,7=11,7g
C2: số mol Ag(+) pứ = 0,01 mol
Cu---> 2Ag tăng 152g
0,005 0,01------>0,76g
=> kl miếng kloai sau pứ=10,76g
Nhờ Thầy xem em làm sai ở chỗ nào mà kết quả khác nhau, em cám ơn Thầy ạ!
 
H

hocmai.hoahoc

Cách 1 Sai. Khối lượng muối giảm so với chính nó chứ có so với Cu(NO3)2 đâu mà em làm như thế
Lượng giảm ở đây là lượng phản ứng
 
T

tuonglaituoisang_999

Thầy ơi, nhờ Thầy giải hộ em bài này ạ:
Cho 4,58g hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng 85ml dung dịch CuSO4 1M . Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được 6 g chất rắn D. Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ caođến khối lượng không đổi được 5,2 g chất rắn E
Tính %khối lượng mỗi kim lọa trong A. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn?
em cám ơn Thầy ạ.
 
H

hocmai.hoahoc

Đối với các bài loại này thầy hướng dẫn em như sau:
Gọi số mol của kim loại mạnh là x
Gọi số mol kim loại yếu hơn là y
Gọi số mol của kim loại yếu hơn phản ứng là z (0<z<y)
Từ đó em sẽ tìm được kết quả. Bài này thầy đã dạy khá kỹ trong khoá học phương pháp giải nhanh.
 
T

tuonglaituoisang_999

Thầy ơi, khóa học pp giải nhanh Thầy dạy năm nay là bài giảng năm ngoái phải ko ạ? vì năm ngoái em đã học qua khóa của thầy rồi ạ. Cám ơn Thầy rất nhiều ạ, nhờ khóa đó mà em tiến bộ hẳn lên.
 
H

hocmai.hoahoc

Đúng rồi em. Các bài giảng năm nay có một số bài thầy làm lại nhưng về cơ bản nội dung vẫn giống như năm ngoái
 
T

tuonglaituoisang_999

em vừa xem bài giảng giới thiệu năm nay của Thầy, trong đó có câu 4 là đề dự bị 2009, Thầy có thể gửi link cho em đề dự bị đó ko Thầy, và Thầy cho em hỏi đề dự bị đó là của hocmai.vn hay là của các trường khác vậy Thầy? em cám ơn Thầy ạ.
 
H

hocmai.hoahoc

em vừa xem bài giảng giới thiệu năm nay của Thầy, trong đó có câu 4 là đề dự bị 2009, Thầy có thể gửi link cho em đề dự bị đó ko Thầy, và Thầy cho em hỏi đề dự bị đó là của hocmai.vn hay là của các trường khác vậy Thầy? em cám ơn Thầy ạ.

Thầy gửi em đề dự bị 2009 - đây là đề dự bị của bộ
 

Attachments

  • DE_DU_BI_2009.DOC
    104.5 KB · Đọc: 0
T

tuonglaituoisang_999

1/ trong 1 bình kín dung tích ko đổi chứa N2 và NH3, bật tia lửa điện thì hh sau pứ có H2 chiếm 50% thể tích thu được.
"H2 chiếm 50% thể tích thu được" và " dung tích ko đổi" có nghĩa là ban đầu 1 lít thì sau pứ cũng 1 lít trong đó có H2 0,5 lít phải ko Thầy?
2/ pt: 4H+ + NO3- + 3e ---> NO + 2H2O, pt này có áp dụng với trường hợp oxit kim loại td với a x i t ko ạ? thầy giải thích giúp em lí do luôn nha thầy?
3/ hh X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m g X bằng đ HNO3 dư đc 0,05 mol hh gồm N02 và N0 có tì khối so với H2 là 19,8, m?
4/ m g hh gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 hòa tan hết trong đ H2SO4 dđ nóng dư đc đ có 24 g muối và 0,06 mol SO2. Gía trị của m là:
A.16,26 B. 8,13 C. 19,512 D. kết quả khác.
5/ khử hoàn toàn m gam õit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO(đkc) thu đc a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng đ H2SO4 đặc nóng dư, thu đc 20,16lit1 khí SO2 ( sp khử duy nhất, đkc). Õit MxOy là?
Thầy giải hộ em nha. Em cám ơn Thầy ạ!
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1: Em nói chính xác
Bài 2: Phương trình ion đó chỉ áp dụng cho bài kim loại thôi nhé vì bài oxit còn có quá trình trao đổi với oxit nên không chính xác
Bài 3: Khi số mol 3 oxi bằng nhau ta coi hỗn hợp gồm Fe3O4 hoặc dùng phương pháp quy đổi về FeO và Fe2O3 đều ra kết quả. Sau đó dùng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố nhé em
Bài 4. Tương tự vậy em =>Dùng quy đổi
Bài 5: Em cũng dùng quy đổi nhé ( nếu có đáp án sẽ nhanh hơn thầy đoán bài này đáp án có Fe và Cr thôi)
coi hỗn hợp gồm M và O => Áp dụng định luật bảo toàn e
Từ CO => nO =nCO = ???
Từ nSO2 => nM => Công thức
Chúc em học tốt
 
T

tuonglaituoisang_999

1/ Trộn 5,6g bôt Fe vs 2,4g S rồi đun nóng (trong Đk ko co kk) thu được hh rắn M. Cho M tác dụng vs đ Hcl giải phóng ra hh khí X và 1fần ko tan G. Đốt cháy hoàn toàn X và G cần bao nhiêu V lit o2

2/ Nung nóng hh 5,6g Fe vs 4g S thu dc hh X gồm FeS FeS2, còn Fe và S dư. Cho X tác dụng hết với H2So4 đ,n dư thu dc bao nhiêu V lit khí So2
3/ hoà tan hoàn toàn hh X gồm Fe và Mg = một lượng vừa đủ dd HCl 20% thu đc dd Y. nồng độ của FeCl2 trong Y là 15,76%. nồng độ của MgCl2 trong Y là?
A. 24,24%
B.11,79%
C.11,66%
D.15,76%
4/ hh Fe, FeS, FeS2 mình cũng qui đổi về Fe và S dc luôn phải ko Thầy?
em cám ơn Thầy ạ.

Thầy chỉ hộ em cách tính ạ? em cám ơn Thầy.
 
T

tuonglaituoisang_999

toán hh

1/ Trộn 5,6g bôt Fe vs 2,4g S rồi đun nóng (trong Đk ko co kk) thu được hh rắn M. Cho M tác dụng vs đ Hcl giải phóng ra hh khí X và 1fần ko tan G. Đốt cháy hoàn toàn X và G cần bao nhiêu V lit o2

2/ Nung nóng hh 5,6g Fe vs 4g S thu dc hh X gồm FeS FeS2, còn Fe và S dư. Cho X tác dụng hết với H2So4 đ,n dư thu dc bao nhiêu V lit khí So2
3/ hoà tan hoàn toàn hh X gồm Fe và Mg = một lượng vừa đủ dd HCl 20% thu đc dd Y. nồng độ của FeCl2 trong Y là 15,76%. nồng độ của MgCl2 trong Y là?
A. 24,24%
B.11,79%
C.11,66%
D.15,76%
4/ hh Fe, FeS, FeS2 mình cũng qui đổi về Fe và S dc luôn phải ko Thầy?
em cám ơn Thầy ạ.

Thầy chỉ hộ em cách tính ạ? em cám ơn Thầy.
 
H

hocmai.hoahoc

Các bài toán này dùng phương pháp quy đổi
Bài 1, Bài 2. Coi hỗn hợp gồm Fe và S
Bài 3: Coi số mol HCl là 1 mol => Kết quả
Chúc em học tốt
 
T

tuonglaituoisang_999

Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Chào em! theo thầy đoán em là một cô bé khá xinh và học cũng khá tốt.
Thầy cũng không biết thầy em là người như thế nào, nên nếu đặt mình vào hoàn cảnh của thầy em thì thầy có một suy nghĩ như sau:
1>Khi nhận được quà mà không biết đó là ai thường thầy cũng muốn tìm hiểu nhất là lại có thư đi kèm '' không biết trong thư em viết gì'' nếu chỉ là cảm ơn thì chẳng có gì phải ngại cả hết sức bình thường mà e. Hơn nữa nếu thầy quý học sinh nào đó và hay chấm bài của học sinh đó thì việc nhận ra nét chữ là điều đương nhiên nên em viết thư khác nào em nói '' Lậy ông tôi ở bụi này''
2>Em tự tạo cảm giác không thoải mái cho mình thôi chứ khi học thì nhìn thấy giáo có sao đâu? Một nghiện cứu cho thấy rằng học sinh khi nhìn giáo viên giảng bài sẽ hiểu nhanh hơn là khi nhìn bảng đấy.
3> Em không chào có thể do em ngại, câu chào đâu có nói lên là vô lễ hay không nhưng theo thầy lần sau em cứ coi như bình thường đi. Nếu thầy là thấy giáo em thầy chào trước để cho em đỡ ngại.
4> Em nên chép bài khi thầy viết kể cả cách đó cùng với cách của thầy em vì giáo viên giảng bài mà học sinh ko chép lại người thầy có cảm giác học sinh xem thường bài giảng của mình hoặc là học sinh lười ko muốn học.
Thầy muốn khuyên em một câu: Là học sinh em chỉ cần học thật tốt mọi chuyện khác không cần quan tâm hãy cứ vô tư và thoải mái đó mới là học sinh.
Chúc em học tốt!
 
T

tuonglaituoisang_999

Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
 
Last edited by a moderator:
T

tuonglaituoisang_999

Điện phân dd hỗn hợp CuSO4 và KCl. Khi thấy ở cả 2 điện cực (trơ) đều xuất hiện bọt khí thì ngắt dòng điện. Kết quả ở catot có 448 ml khí (đktc) thoát ra, còn dd sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8g MgO. Khối lượng dd sau điện phân giảm bao nhiêu gam (coi rằng H2O bay hơi không đáng kể)?
A) 2,14g B) 1,62g C) 2,95g D) 2,89
Thầy giải hộ em bài này nhé, em giải ra 3,06g nhưng mà ko có đáp án.
 
H

hocmai.hoahoc

Dung dịch sau điện phân có thể hóa tan MgO chứng tỏ dung dịch sau phản ứng có môi trường axit.
Do đó Cl- phải hết trước Cu2+
Tại anot: Thu được Cl2 và O2
Tại catot: Thu được Cu
--> Em xem lại đề bài giúp thầy nhé
 
T

tuonglaituoisang_999

dạ đề ko sai ạ.
Thầy xem em giải như vậy có được ko ạ:
catot có khí ---> khí H2.
hòa tan được MgO ---> anot có tạo axit.
2KCl + 2H2O ---> 2KOH + H2 + Cl2
0,02 0,02
2CuSO4 + 2H2O ---> 2Cu + 02 + 2H2S04
0,02 0,01 0,02
=> m dung dich giảm = m ( H2, Cl2, 02, Cu)=3,06g
em cám ơn Thầy ạ.
 
H

hocmai.hoahoc

Thầy phân tích rồi mà. Vì sau phản ứng thu được môi trường axit nên Cl- phải hết trước. Điện phân đến khi có H2O điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại tức là catot không thể có khí được em
Thứ tự điện phân như sau:
Giai đoạn 1: Catot: Cu2+ điện phân -------------------------Anot: Cl- điện phân
Giai đoạn 2: Catot: Cu2+ điện phân--------------------------Anot: H20 -2e --> 1/2O2 + 2H+
Giai đoạn 3: Nước điện phân ở cả hai điện cực. Theo bài không có giai đoạn này.
Như vậy đề phải thay là anot xuất hiện bọt khó mới đúng
 
Top Bottom