[TA-Tham khảo]Một số kinh nghiệm/mẹo học và thi Tiếng Anh

H

hocmai.tienganh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gần đây thấy mọi người đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến phương pháp, kinh nghiệm và mẹo làm bài để tiết kiệm thời gian cũng như đạt được kết quả tốt hơn.

Vậy tại sao không làm một chủ đề chuyên biệt để mọi người chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp cũng như mẹo làm bài tập và bài thi môn Tiếng Anh??? Ngay cả kinh nghiệm phân bổ thời gian làm bài, "chiến thuật" làm bài thi cũng được hoan nghênh. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho những người học và sử dụng Tiếng Anh.

Lưu ý: Để đảm bảo topic mang lại những bài viết chất lượng nhất đến các mem đang và sẽ cần đền những kinh nghiệm học tập này, nghiêm cấm mọi hình thức spam. Khuyến khích những bài viết ngắn gọn, súc tích về một chủ đề/dạng bài/cách học cụ thể.

Thank you all!


______________________________________________________

Mở màn bằng một số cách học từ vựng được cô Mai Phương khuyên trong khóa học của mình, cũng như những kinh nghiệm khác từ internet.


1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ.
Mỗi ngày bạn học khoảng 50 từ (đến hôm sau rơi rớt còn 20 - 30 từ là vừa). Một ngày bắt đầu bằng việc ôn lại từ cũ và học thêm từ mới. Tích tiểu thành đại.

2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, KHÔNG "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ và đọc đúng như tiếng mẹ đẻ!

3. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng từ điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ.

4. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là từ điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng... để có thể nắm được cách dùng của từ mình vừa học.

5. Việc đọc sách báo, văn bản, xem phim Tiếng Anh để nâng cao từ vựng cũng là một cách rất tốt. Tuy nhiên, cần cân nhắc mục đích học Tiếng Anh (để ôn thi ĐH, thi chứng chỉ, dùng để giao tiếp...) để lựa chọn văn bản phù hợp. Tránh trường hợp "tích trữ" quá nhiều từ vựng không liên quan đến lĩnh vực mình cần, dẫn đến không còn "chỗ" để ghi nhớ thứ cần thiết hơn.

...
 
Last edited by a moderator:
K

karik_quynh

cho em hỏi nếu học như thế thì phải ghi chép như thế nào cho hợp lý, chứ một từ thì có rất nhiều nghĩa, khó có thể ghi hết vào một cuốn tập được@@@
 
H

hocmai.tienganh

Với bản thân chị trước đây, thì chị bổ sung dần dần các nét nghĩa và cách sử dụng thôi chứ để một lúc ghi lại toàn bộ cũng khó mà có thể nhớ hết được.

Bên cạnh đó, Tiếng Anh cũng giống như Tiếng Việt ở chỗ người nói "sáng tác" ra câu nói của mình. Đó là lý do vì sao trong Tiếng Việt thì có từ đồng âm khác nghĩa, còn trong Tiếng Anh thì có các cụm idioms.
Và em cũng có thể đọc thấy trong những câu chuyện, bài báo (cả TA và TV) có những câu, những cụm rất lạ, chưa từng thấy bao giờ nhưng cũng rất hay. Đó là cách chơi chữ của người viết.
Vì vậy, khi học từ vựng, trước tiên cứ nắm vững những nét nghĩa chính của từ đó đi đã, sau đấy mới mở rộng ra các nét nghĩa ít được sử dụng hơn hoặc hiếm.

Còn như thế nào là nét nghĩa chính? Là những giải nghĩa được liệt kê to, rõ ràng trong từ điển :) Nói thì nghe hơi vô ích nhưng trong thưc tế, khi nghĩa TV thứ nhất không phù hợp với văn cảnh thì em phải chuyển sang nghĩa thứ 2, 3, 4. Nếu tìm không ra thì nên xem lại xem mình có tra từ điển sai không: đáng lẽ phải tra nghĩa cụm từ lại đi tra 1 từ @-)

Tạm thời thế đã :)
 
K

karik_quynh

vậy có nên tra từ điển bằng google không chị.?...........

Hocmai.tienganh: Tra từ thì được, dịch thì không! :)
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.tienganh

Một số kinh nghiệm sưu tầm được về việc học viết Tiếng Anh với Google ;)) Thỉnh thoảng thấy cũng có ích lắm :)

Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!
Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!


in first part” – 52.000
in a first part” – 114.000
in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.


Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

I discuss” – 1.240.000
I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:
In the first part I discuss” – 3.530
In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?
the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự


Lý giải kết quả tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

I said I be happy” – 2
I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.
Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị.

Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:
“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Một điều khẳng định cuối cùng: Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống.


Nguồn: Internet
Edit: Hocmai.tienganh


 
N

nguyenhanhnt2012

hì

Một số kinh nghiệm sưu tầm được về việc học viết Tiếng Anh với Google ;)) Thỉnh thoảng thấy cũng có ích lắm :)

Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!
Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!


in first part” – 52.000
in a first part” – 114.000
in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.


Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

I discuss” – 1.240.000
I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:
In the first part I discuss” – 3.530
In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?
the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự


Lý giải kết quả tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

I said I be happy” – 2
I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.
Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị.

Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:
“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Một điều khẳng định cuối cùng: Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống.


Nguồn: Internet
Edit: Hocmai.tienganh


ơ chị ơi,khi dịch em có thấy mấy số liệu này đâu nhỉ?.......................................................................
 
H

hocmai.tienganh

Số liệu thống kê kết quả của Google thay đổi từng giờ từng phút em ạ, cho nên sẽ có sự chênh lệch với số liệu trong bài viết với số liệu em (hoặc ai đó khác) search.

Như đã nói ban đầu, cách này có ích một ĐÔI KHI thôi và nó chỉ phát huy tác dụng khi người search biết cách chọn lọc, nhận xét và đưa ra kết luận. ;)
 
C

charlotte_nguyen

Cách học tiếng Anh cho kì thi tốt nghiệp


CÁCH HỌC TIẾNG ANH CHO KÌ THI TỐT NGHIỆP

Ðể ôn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh tốt và đạt kết quả cao, học sinh cần theo sát sách giáo khoa Tiếng Anh 12. Hãy xem lại phần từ vựng trong sách giáo khoa lớp 10, 11 với các chủ điểm về môi trường, tổ chức quốc tế, văn hóa thể thao, nghề nghiệp và giáo dục.


Ngoài việc học từ vựng (vocabulary), học sinh cần chú ý các điểm sau:

Verb tenses: học sinh cần chú ý khi dùng ngôi thứ ba số ít ở thì simple present; trong văn kể thường dùng với các thì ở quá khứ nhất là thì simple past; những câu có after/before/since thường dùng với past simple và present perfect; thì present continuous dùng trong câu có các từ "now/at the present/while", xem các cách diễn tả tương lai của "simple future/future with going to/present continuous/simple present", thì của động từ trong các câu điều kiện (conditional sentence) và lời nói gián tiếp (reported speech).

Verb forms: chú ý các trường hợp dùng gerund (V-ing) sau một số động từ hay cụm động từ như like, avoid, hate, start, enjoy, do you mind, I don’t mind, keep... be fed up with, be afraid of, be fond of, be aware of, be interested in, look forward to, be used to (quen với), be used for, can’t help... Let + obj + do something; Help + obj + (to) do something; Have + person + do + something; Have + something + done; Watch + obj + V-ing; Make + obj + do something; Be made + to do something.
Ví dụ:
A computer can help us (to) solve many complicated problems. It’s too late. Let’s go.

Các cấu trúc: passive voice, reported speech, relative clause (còn gọi là adjective clause), participial phrase, to-infinitive phrase, conditional sentence (ba loại câu điều kiện). Phần này có thể chiếm trên 1/5 số điểm nhưng nằm rải rác ở nhiều nơi.

Giới từ đi với các từ chỉ thời gian và nơi chốn, giới từ đi với động từ, đi với tính từ... nằm rải rác trong các bài học (unit), đặc biệt cần chú ý các phrasal verb có trong sách giáo khoa chuẩn (unit 14 & 15 và trong Test yourself F).

Cách dùng của các từ nối: because và because of/so, although/in spite of/despite/but/ even though/however/therefore (unit 7 & 9), cách dùng articles a, an, the, no article (sách giáo khoa chuẩn unit 8).

Phân biệt cách dùng: so... that/such... that/too... for... to/not + adj + enough to do something/enough + noun/as... as/not so... as/adj-er + than/more adj + than/double comparative/the + comparative..., the + comparative.../

Cách phát âm những âm cuối "s", "ed", "ch" và một số nguyên âm hoặc phụ âm học sinh thường hay nhầm lẫn. "Ed" được phát âm là /t/ khi đứng sau các phụ âm vô thanh, "s" được phát âm là /s/ khi cũng ở sau các phụ âm vô thanh và chữ "t".

Phương pháp làm bài thi: Cấu trúc đề thi theo Bộ GD-ÐT quy định năm nay có thay đổi một chút: ngữ pháp - từ vựng (22 câu) và câu có chức năng giao tiếp (3 câu). Ðề thi có 50 câu và kiến thức sẽ trải đều chương trình.

Ðể làm quen trước với lời chỉ dẫn (instruction) bằng tiếng Anh, học sinh có thể xem những câu mẫu trong sách hướng dẫn ôn thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ÐT.

Khi làm bài thi thí sinh nên làm lần lượt từ trên xuống, không dừng lại quá lâu ở những câu khó mà hãy tạm thời bỏ qua để tránh tốn thời gian và gây mệt mỏi cho trí óc. Sau khi đã làm xong các câu vừa sức mới quay trở lại làm các câu chưa trả lời.

Phần kỹ năng đọc cũng nên làm sau vì phải hiểu cả đoạn văn mới làm tốt được, tuy nhiên nếu đọc kỹ thí sinh dễ đạt được điểm cao phần này.
Khoảng bảy phút cuối giờ thi, thí sinh cố gắng làm hết các câu trả lời, kể cả những câu chưa thật sự yên tâm.

Nguồn: Internet
 
Last edited by a moderator:
V

viloetautumn

Mọi người cho mình hỏi, mình đang học 12, có tìm hiểu về Effortless english và thấy rất thích nhưng để học theo thì tốn khá nhiều thời gian,nhưng kết quả thì khả dĩ lắm, bạn nào học chưa cho mình lời khuyên nha, cảm ơn nhiều ^^
 
L

louisyun

Mọi người cho mình hỏi, mình đang học 12, có tìm hiểu về Effortless english và thấy rất thích nhưng để học theo thì tốn khá nhiều thời gian,nhưng kết quả thì khả dĩ lắm, bạn nào học chưa cho mình lời khuyên nha, cảm ơn nhiều ^^

Chào bạn mình cũng đã biết chuơnhg trình Efortless English cũng đã từng học qua nhưng mình nghĩ điểu cần thiết của bạn bây giờ là mài chữ là tốt hơn ( ý của mình là học từ vựng và nắm chắc ngữ pháp) để chuẩn bị cho thi Đại học và tốt nghiệp còn Efortlesss English chỉ giúp cho bạn thành thạo kĩ năng nghe và nói trong tiếng anh thuj, 2 kĩ năng về sau bạn học cũng dc mà ^^
 
I

interprotrans

một ngày học 50 từ mình nghĩ chắc gì học đã được hả bạn. một ngày chỉ tiêu theo mình là 5-->10 từ thôi. học dần dần, rồi sau đó tập dịch tiếng anh, cứ như vậy chắc là cải thiện được tình hình tiếng anh của bạn ngay à.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.tienganh

Hiệu quả hay không là tùy thuộc mỗi người các em ạ.
Có người có thể học 10 - 20 từ Tiếng Anh/ngày.
Cũng có người chỉ học 5 - 10 từ/ngày,
Còn như chị thì chị không học từ vựng đơn thuần mà chị học theo câu ví dụ vì khả năng ghi nhớ của chị nó "kì quái" lắm :D

Nói chung, các em cứ thử mọi cách học đi và chọn lấy một cách mình thấy phù hợp và hiệu quả nhất nhé ;)
:x
 
L

louisyun

em nghĩ có thể nghe nhạc tiếng anh xem đài cũng giúp ta có thêm một vốn từ vựng nữa chứ bạn đừng chăm cầm từ điển mà học vậy sẽ tạo cảm giác nhàm chán ^^
 
N

nhidragonhappy

Những lời khuyên khi ghi chép

- Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

- Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

- Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

- Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

- Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

- Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

- Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy

- Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

- Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó

- Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

- Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn

- Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

- Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

- Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào 5 – 10 phút cuối.

- Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu.

- Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

- Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

- Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

- Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

- Đừng quên ghi chép khi đọc . Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó.
 
Top Bottom