Địa 12 Sự phân hóa khí hậu

0941715419

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
443
100
61
20
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU GÂY RA SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU
VIỆT NAM.
a, Giải thích được nguyên nhân. Do
* Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
* Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa
* Ảnh hưởng của địa hình
b, Trình bày được đặc điểm sự phân hóa khí hậu (Khí hậu gồm các yếu tố như: nhiệt
độ, lượng mưa, gió…)
* Theo không gian:
* Phân hóa theo thời gian:
c, Liên hệ Bình Thuận
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
21
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU GÂY RA SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU
VIỆT NAM.
a, Giải thích được nguyên nhân. Do
* Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
* Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa
* Ảnh hưởng của địa hình
b, Trình bày được đặc điểm sự phân hóa khí hậu (Khí hậu gồm các yếu tố như: nhiệt
độ, lượng mưa, gió…)
* Theo không gian:
* Phân hóa theo thời gian:
c, Liên hệ Bình Thuận

NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU GÂY RA SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.
a, Giải thích được nguyên nhân.
* Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: Góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng tăng dần từ Bắc vào Nam
* Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa:
- Gió mùa Đông Bắc: miền Bắc có mùa đông lạnh, miễn Nam không có mùa đông
- Gió mùa Tây Nam: lạnh ẩm, tầng ẩm không dày --> hiệu ứng phơn vào mùa hạ ở vùng duyên hải miền Trung--> Gây mưa ở Đông Nam Bộ
* Ảnh hưởng của địa hình: độ cao, hướng địa hình

b, Trình bày được đặc điểm sự phân hóa khí hậu (Khí hậu gồm các yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, gió…)
* Theo không gian:
- Phân hóa theo chiều Bắc Nam:
+ Càng vào Nam --> càng gần xích đạo nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần -- >Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, trong khi đó, biên độ nhiệt giảm dần. Miền Nam ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (do có dãy Bạch Mã chắn ngang)
- Phân hóa theo độ cao:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn
+ Ảnh hưởng của qui luật đai cao: cứ lên 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 độ C
--> mùa đông bớt lạnh hơn vùng ĐB, mùa hạ không khí khô, hiệu ứng phơn
* Phân hóa theo thời gian:
- Đầu mùa hạ (T5, T6) ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới --> mưa tiểu mãn cho miền Trung
- Thu đông ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, bão biển, frong cực, gió Đông Bắc đầu mùa --> mưa.
- Ở phía Bắc hoành sơn có từ 2 - 3 tháng lạnh, nhiệt độ dưới 18 độ C; trong khi đó phía Nam không ảnh hưởng

c, Liên hệ Bình Thuận
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
- Không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước.
- Khí hậu phân hóa thành 2 mùa: mùa mưa (T5 - T10) và mùa khô (T11 - T4 năm sau)

Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy trao đổi phía dưới để được hỗ trợ nhé!
Chúc bạn học tốt:Tonton9
Bạn có thể tham khảo thêm: Hệ thống hóa kiến thức Địa 12
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
21
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
bạn ơi cái phần a mình ko hiểu hoàn lưu gió mùa là gì ạ
Mình sẽ ghi tóm tắt như sau nhé^^
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm ở trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
Việt Nam có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12, 1, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2,3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh ( nhiệt độ dưới 18 độ C). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống dưới 12 độ Bắc. Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như chỉ kết thúc ở bức chắn dãy Bạch Mã
+ Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thôi theo hướng Đông Bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng.

- Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta
+ Vào tháng 5,6,7: khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên khô nóng ( gió Tây còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 - 40 độ C và độ ẩm dưới 50%
+ Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam ( xuất phát từ áp cao cận chí tuyển nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu:
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt
+ Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông
 
Top Bottom