Triều Tống nó có yếu kém ngay từ vua đầu tiên và nhất là vua thứ hai là Tống Thái Tông: lo đi đánh các nước chư hầu trong "ngũ đại thập quốc" nên tài lực vật lực hao mòn, không còn đủ sức chống quân Liêu và Tây Hạ. Cái nữa là tình trạng tham nhũng trong các quan lại và đấu tranh quyền lực trong các phe phái quan lại cuối thời Thái Tổ và Thái Tông khiến triều đình suy kiệt sức kháng cự bên ngoài, vua thì quá trẻ như Chân Tông, Nhân Tông và một loạt các vua kế tiếp; đấu tranh quyền lực giữa các quan lại, đấu tranh giữa quan lại với hậu cung (chấn hưng của tể tướng Khấu Chuẩn, cải cách Khánh Lịch của Hàn Kỳ, tài xử án của Bao Công không cứu vãn được nát bét này). Triều đình Tống ở Khai Phong phủ (gọi là Bắc Tống; sau này Nam Tống đóng đô ở phía nam, xa nhất là Lâm An). Chính trị nát bét ngay từ những năm đầu sau khi nhà Bắc Tống thành lập khiến TQ về sau càng yếu dần (bộ máy quan lại thời Tống là khá cồng kềnh, tuyển chọn lúc đầu tiến cử và sau mới là khoa cử). Cuối thời Bắc Tống thì hậu cung của Lương Thái hậu nắm quyền (bà ta thân với ngoại bang - nguồn gốc phát triển mạnh tư tưởng chủ hoà). Nước Triều Tiên thời vua Cao Ly thì nó khác một chút: quan võ mạnh hơn quan văn; nhưng triều Bắc Tống buồn cười ở chỗ là quan văn lại mạnh hơn quan võ. Đó chính là lý do...