Sử [Sử 7] Đề cương ôn tập HKII

xX Shiro _ Mayu Xx

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng ba 2017
24
8
16
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1_ Trình bày hiểu biết và nêu đóng góp của Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
2_ Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
3_ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa?
4_ Hãy cho biết kế hoạch của vua Quang Trung để đại phá quân Thanh? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
5_ Nêu chủ trương, đường lối đối ngoại của vua Quang Trung đối với nhà Thanh? Theo em đường lối đó hiện nay ta nên vận dụng như thế nào trong quan hệ đối với Trung Quốc?

*( Bạn nào làm giúp mình với!)
xX Shiro _ Mayu Xx xin chân thành cảm ơn rất nhiều!!!:r2
 

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
24
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
nó có hết trong SGK đó em...
câu 5: tham khảo tư Yahoo
Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...

Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.
--
Có thể hiểu “quyền lực cứng” của đường lối ngoại giao ở triều đại Quang Trung là sức mạnh quân sự làm cơ sở cho “quyền lực mềm” - đường lối ngoại giao. Chính chiến thắng lẫy lừng quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi trong vòng vài ngày đã tạo nên một “quyền lực cứng” làm vua quan nhà Thanh phải kiêng nể, thậm chí sợ hãi.

Tại Tam Điệp, 10 ngày trước khi kéo binh ra Thăng Long, Quang Trung đã hình dung được việc quét sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi chỉ là chuyện nhỏ, việc ngoại giao sau này với một nước lớn như Trung Hoa mới là điều quan trọng. Việc đó chỉ có Ngô Thì Nhậm mới làm được.

Ngô Thì Nhậm đã thực hiện một loạt chiến dịch ngoại giao đặc biệt với Trung Hoa, đem lại những thắng lợi chưa từng có với phương châm bình đẳng và độc lập. Kế sách dùng “giả vương” Phạm Công Trị sang Trung Hoa diện kiến, mừng thọ vua Càn Long là một thắng lợi vô tiền khoáng hậu. Phái đoàn nước Nam được đón tiếp hết sức trọng thị. Bọn Phúc Khang An đều biết đó là “giả vương” nhưng vẫn phải cay đắng ngậm miệng, lừa dối cả vua Càn Long. Chỉ là một cú lừa nhưng Ngô Thì Nhậm đã làm cho vua Càn Long phải hết sức kính trọng vua ta và ban nhiều đặc ân mà chỉ ở triều đại Quang Trung mới được hưởng. Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên trong đoàn sứ bộ theo “giả vương”, chứng kiến sự kính trọng của triều đình Mãn Thanh với nước Nam đã viết: “Trước giờ người mình đi sứ Tàu, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như vậy.”

Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc=> thể hiện sự anh minh trong dùng người

Quang Trung chưa bao giờ coi việc tấn phong “An Nam Quốc vương” là quan trọng nên ông cũng không muốn tiếp sứ thần ở Huế, cũng không muốn ra Thăng Long để được tấn phong mà chỉ cử vị “giả vương”. Việc Quang Trung đề nghị bỏ lệ cống người vàng và hai năm mới cống một lần cũng là một thắng lợi hết sức to lớn. Thậm chí, Quang Trung còn “dám” đòi lại đất lưỡng Quảng, đòi cưới công chúa “nhà trời” chỉ 3 năm sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Đây là chuyện chưa từng có và cho thấy thực lực của triều Nguyễn - Tây Sơn bấy giờ đã mạnh lắm mới dám làm chuyện “động trời” ấy.

Sau khi biết tin vua Quang Trung băng hà, vua Càn Long hết sức thương tiếc. Lúc ấy đoàn sứ bộ ta vẫn đang ở Trung Quốc. Vua Càn Long hạ chỉ cho các địa phương nơi sứ bộ ta đi qua phải giữ yên lặng, ngưng các cuộc yến tiệc, vui chơi để chia buồn. Điều ấy cho thấy vua Càn Long kính trọng vua Quang Trung như thế nào
 
  • Like
Reactions: xX Shiro _ Mayu Xx

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Trình bày hiểu biết và nêu đóng góp của Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
- Nguyễn Trãi:
  • Hiệu Ức Trai, quê ở Chí Linh, Hải Dương, con trai Nguyễn Phi Khanh, học rộng, tài cao, có lòng thương dân hết mực
  • Nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, phò tá Lê Lợi đánh giặc Minh
  • Đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị
  • Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
- Lê Lợi:
  • Hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn (Thanh Hoá)
  • Đánh đuổi giặc Minh xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
  • Phục hưng đất nước, xây dựng tiền đề phát triển một vương triều hùng mạnh

Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc?
- Khẳng định chủ quyền dân tộc
- Khiến nhân dân ngày càng đoàn kết
Hãy đánh giá những cống hiến của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Lê - Trịnh
- Thống nhất đất nước
- Đánh tan quân Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc
Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa?
Tham khảo tại đây
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
- Nguyên nhân:
  • Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân
  • Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của bộ chỉ huy nghĩa quân
- Ý nghĩa:
  • Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Lê - Trịnh
  • Thống nhất đất nước
  • Đánh tan quân Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom