Sử 7 [Sử 7] Câu hỏi ôn tập

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sieutrom1412

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tuy các câu này có câu dể, tra google là có nhưng độ chính xác không cao nên mình đăng để các bạn giỏi sử giải chi tiết và chính xác nhất.

CÂU HỎI
Câu 1: Vua Quang Trung có những chích sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

Câu 2: Đường lối đối ngoại của Vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Câu 4: Hẫy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ năm 1771 đến năm 1789.

Câu 5: Em hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII.

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đàu thế kỷ XVI. Ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỷ XVI.

Câu 7: Em hẫy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ. Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt dược những thành tựu nói trên?

Câu 8: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính khởi nghĩa Lam Sơn từ 1418-1427.

Câu 9: Nêu chính sách đối ngoại của triều Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX, chính sách ngoại giao của triều Nguyễn tác động như thế nào đến sự phát triển của đất nước.

Câu 10: Ở nữa đầu thế kỷ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi.

Câu 11: Nghệ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỷ trước đó.

Câu 12: Nêu những thành tựu về kỷ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX. Những thành tựu về khoa học - kỷ thuật nước ta thời kỳ này phản ánh điều gì.
 
T

thienbinhgirl

1...........- Kinh tế: + Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và
nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng ,
làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục: + Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài
liệu học tập
 
T

thienbinhgirl

2.........................Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...

Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.
 
T

thienbinhgirl

3..................................
1771 Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa
1777 Tây Sơn diệt Nguyễn
1785 Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm
1786 Tây Sơn lật đổ họ trịnh
1788 Tây sơn lật đổ nhà lê
1789 Quang Trung đánh tan quân thanh
 
T

thienbinhgirl

4......................Những cống hiến to lớn của phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 là : Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào tây sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê . Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc
 
T

thienbinhgirl

7......................+ Những thành tựu chủ yếu về giáo dục và khoa cử của Đại Việt thời Lê sơ.
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.)
- Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.(
+ Những thành tựu chủ yếu về Văn học, khoa học và nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ.
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vai trò quan trọng.
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học, Địa lí học, toán học, y học đều có nhiều tác phầm rất có giá trị.
- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng… đều phát triển, điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
 
Last edited by a moderator:
T

thienbinhgirl

8.............................- 1771: Ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa
- 9-1773: Quân Tây Sơn chiềm phủ Quy Nhơn
- 1777: Lật đổ Chính quyền phong kiến họ Nguyễn
- 1784: Đánh chiếm miền Tây Gia Định
- 1 - 1785: Chiến thắng Rạch Rầm -Xoài Mút
- 6-1786: Hạ thành Phú Xuân lật đổ chính quyền họ Trịnh
- 1788: Lên ngôi hoàng đế


chưa xác nhận vội bạn nhé
 
W

woonopro

Mọi người lưu ý, vì siêu trộm cũng là 1 thành viên online, nên mong mọi người tôn trọng để siêu trộm tự xác nhận, khi 2 ngày bạn ấy không xác nhận thì các mod hãy xác nhận
 
Q

quynh2002ht

1)a. Nông nghiệp:
Ban hành Chiếu khuyến nông.
Giảm và bãi bỏ nhiều thứ thuế.
b.Công, thương nghiệp :
Mở cửa ải, thông thương chợ búa.
Giảm thuế.
-> Hàng hoá không ngưng đọng, lợi cho tiêu dùng của dân.
“ Khách Ngô , Sở chợ tây ngồi san sát
Rập rềnh cuối bãi cờ đuôi nheo, thuyền thương khách hãy chen buồm bướm lượn...”
c. Văn hoá, giáo dục:
- Ban chiếu lập học.
- Đề cao chữ nôm.
- Lập viện Sùng chính.
- Củng cố chính quyền từ triều đình đến huyện, xã.
Ban hành luật hình thư và chế độ tín bài.
=> Xã hội dần dần ổn định, kinh tế được phục hồi và có điều kiện phát triển.
 
C

cherrynguyen_298

câu 2
a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt)
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.
 
C

cherrynguyen_298

câu 3
Năm 1771 Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo

Năm 1773 Chiếm phủ thành Quy Nhơn

Năm 1774 Kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam

Năm 1777 Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong

Năm 1785 Đánh tan 5 vạn quân Xiêm

Năm 1786
Tháng 6:Hạ thành Phú Xuân
Tháng 7:Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài

Năm 1788:
Giữa năm 1788:Quân Tây sơn tiến quân ra Bắc trị tội Vũ Văn Nhậm
Cuối năm 1788:Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế rồi tiến quân ra Bắc


Năm 1789:
Đêm mùng 3 tết:Vây đồn Hà Hồi
Ngày 5 tết: Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long
 
C

cherrynguyen_298

câu 4

-Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
 
Q

quynh2002ht

2)Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...

Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.
 
Q

quynh2002ht

3) 1777
Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn
1785
Đánh tan 5 vạn quân Xiêm, bảo vệ độc lập dân tộc
1786 – 1788
Lật đổ chính quyền phong kiến vua Lê – chúa Trịnh, cơ bản thống nhất đất nước
1789
Lãnh đạo quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh, bảo vệ được độc lập của Tổ quốc
1789 - 1792
Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và xây dựng văn hóa dân tộc củng cố quốc phòng an ninh
 
Q

quynh2002ht

4)trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.
 
Q

quynh2002ht

5)- Cuộc chiến tranh Nam – Bắc
triều đã phá hoại nền sản xuất
nông nghiệp. Chính quyền Lê
Trịnh ít quan tâm đến công tác
thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
b) Đàng Trong
- Các chúa Nguyễn tổ chức di
dân khai hoang, cấp lương ăn,
nông cụ, thành lập làng ấp mới
ở khắp vùng Thuận – Quảng.
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định..
097 805 6611
 
Q

quynh2002ht

6)
Nguyên nhân
-Đời sống nhân dân hết sức cơ cực
-Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến gay gắt.
Kết quả
- Các cuộc khởi nghĩa trước sau
đều bị dập tắt.
- góp phần làm cho triều đình
nhà Lê mau chóng sụp đổ.
 
Q

quynh2002ht

7)+ Những thành tựu chủ yếu về giáo dục và khoa cử của Đại Việt thời Lê sơ.
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế
- Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

+ Những thành tựu chủ yếu về Văn học, khoa học và nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ.
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vai trò quan trọng.
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học, Địa lí học, toán học, y học đều có nhiều tác phầm rất có giá trị
- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng… đều phát triển, điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
+ Giái thích được quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên.
- Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên là do sự quan tâm của Nhà nước, biểu hiện qua các chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.
- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.
- Đất nước thái bình
 
G

giapvinh

a. Kinh tế:
* Nông Nghiệp:
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đâtf bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Kết quả:
+ Mùa màng trở lại phong đăng
+ Cảnh thái bình đã trở lại
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế
- Mở cửa ải thông chơi búa
- Kết quả:
+ Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng
+ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
b. Phát triển văn hóa dân tộc:
- Ban bố Chiếu lập học
- Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
 
G

giapvinh

a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt)
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom