Toán <span class="MathJax_Preview"></span><span class="MathJax" id="MathJax-Element-1-Frame" role="textbo

L

luongpham2000

Bài $20$: Khi chia $135$ cho một số tự nhiên, ta được thương bằng $6$ và còn dư. Tìm số chia và số dư.
 
H

hocvuima

Ta gọi số chia là $a$, số bị chia là $b$.
Ta có:
$(135-b):a=6$
$(135-b)=6a$
\Rightarrow $135-b\vdots 6$
Vì $a>b$ nên ta có bảng sau:
$\begin{matrix}
b & | & 3 & 9 & 15\\
135-b & | & 132 & 126 & 120\\
a & | & 22 & 21 & 20
\end{matrix}$
 
L

luongpham2000

Số dư thì sao hả bạn?
Giải lại bài nhé:
---------------------------
Gọi số chia là $x$ và số dư là $r$, ta có $r=135-6x$ trong đó $0<135-6x<x$.
Giải hai bất đẳng thức: $135-6x>0$ và $135-6x<x$, ta được:
$a<22\dfrac{1}{2}$ và $x>19\dfrac{2}{7}$
Do $x\in N$ nên $x$ bằng $20,21,22$, tương ứng số dư bằng $15,9,3$
 
L

luongpham2000

Bài $21$: Cho $A=\dfrac{1}{11}+\dfrac{1}{12}+\dfrac{1}{13}+...+ \dfrac{1}{70}$
Chứng minh rằng: $A<2,5$
 
N

ngocsangnam12

Bài $21$: Cho $A=\dfrac{1}{11}+\dfrac{1}{12}+\dfrac{1}{13}+...+ \dfrac{1}{70}$
Chứng minh rằng: $A<2,5$

Nhớ thanks nhá ~
Ta tách tổng $A$ thành $6$ nhóm.
$A=(\frac{1}{11}+...+\frac{1}{20})+(\frac{1}{21}+...+\frac{1}{20})+(\frac{1}{21}+...+\frac{1}{30})+(\frac{1}{31}+...\frac{1}{40})+(\frac{1}{41}+...+ \frac{1}{50})+(\frac{1}{51}+...+\frac{1}{60})+( \frac{1}{61}+...+\frac{1}{70})$
$=> A<\frac{1}{11}.10+\frac{1}{21}.10+\frac{1}{31}.10+\frac{1}{41}.10+\frac{1}{51}.10+\frac{1}{61}.10$
$=> A< 1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+\frac{1}{6}=1+(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4})+(\frac{1}{5}+\frac{1}{6})<2+0,5=2,5$
 
L

luongpham2000

Bài $22$: Cho $A=\dfrac{1}{2}.\dfrac{3}{4}.\dfrac{5}{6}...\dfrac{199}{200}$
Chứng minh rằng $A^2<\dfrac{1}{201}$
 
N

ngocsangnam12

Giải
Ta có :
$A= \frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{5}{6} .......\frac{199}{200}$
Nếu tăng 1 đơn vị vào mỗi mẫu số và tử số thì kết quả sẽ bé hơn
=> $A < \frac{2}{3} . \frac{4}{5}. \frac{6}{7}......\frac{200}{201}$
Vậy $A^2$ <($\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{5}{6}....\frac{199}{200}$).($\frac{2}{3}$.$\frac{4}{5}$.$\frac{6}{7}$....$\frac{200}{201}$)
=> $A^2 < \frac{1}{201}$
 
L

luongpham2000

Bài $23$: Chứng minh rằng: $5^{27}<2^{63}<5^{28}$
_______________
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Bài $23$: Chứng minh rằng: $5^{27}<2^{63}<5^{28}$
_______________

Bắt đầu ta cách các số để tìm cách rồi lấy số tự nhiên rồi ngồi phân tích :p
Mình thấy sao bài này nhìn quen quen nhể ?? Lạ thật ???
Do $125<128 =>5^3<2^7=>(5^3)^9<(2^7)^9=>5^{27}<2^{63}$
Mà $512<625=>2^9<5^4=>(2^9)^7<(5^4)^7=>2^{63}<5^{28}$
OK
 
L

luongpham2000

Bài $24$: So sánh hai phân số:
$\begin{pmatrix}
\dfrac{1}{243}
\end{pmatrix}^9$ và $\begin{pmatrix}
\dfrac{1}{83}
\end{pmatrix}^{13}$
 
Last edited by a moderator:
H

hocvuima

Ta có:$\Big(\dfrac{1}{243}\Big)^9$
=$\Big(\dfrac{1}{3}\Big)^{36}$
=$\Big(\dfrac{1}{81}\Big)^{12}>\Big(\dfrac{1}{81} \Big)^{13}>\Big(\dfrac{1}{83}\Big)^{13}$
Vậy $\Big(\dfrac{1}{243}\Big)^9>\Big(\dfrac{1}{83}\Big)^{13}$
 
L

luongpham2000

Bài $25$: Tính:
$A=4+2^2+2^3+2^4+...+2^{20}$
-----------------------------------------------
 
H

hocvuima

$a=4+2^2+2^3+...+2^{20}$
$a.2=8+2^3+2^4+...+2^{21}$
$a.2=8+2^3+2^4+...+2^{21}+2^2-2^2$
$a.2=8+2^{21}-2^2+a$
$a=8+2097152-4$
$a=2097156$
 
L

luongpham2000

Bài $26$: Tính giá trị biểu thức sau:
$A=(-1).(-1)^2.(-1)^3.(-1)^4...(-1)^{2010}.(-1)^{2011}$

*Giải và trình bài lời giải thích rõ ràng nhé!
 
H

hocvuima

$A(-1).(-1)^2.(-1)^3.(-1)^4...(-1)^{2010}.(-1)^{2011}$
$A=(-1).1.(-1).1...1.(-1)$
Vì ta có $(2011-1):2+1=1006$ thừa số có số mũ thuộc dạng $2n+1$ mà $1006\vdots 2$ nên $A=1$
 
L

luongpham2000

Nếu đề $28$ sai sót thì nói nhé, đề này hình như bị lỗi:
Bài $28$: Trên tia $Ox$ cho $4$ điểm $A,B,C,D$. Biết rằng $A$ nằm giữa $B$ và $C$; $B$ nằm giữa $C$ và $D$; $OA=7~cm;~OD=3~cm;~BC=8~cm$ và $AC=3BD$.
$a)$ Tính độ dài $AC$
$b)$ Chứng tỏ rằng: Điểm $B$ là trung điểm đoạn thẳng $AD$
 
Last edited by a moderator:
L

luongpham2000

Mình đã sửa lại đề: Chú ý nhé! Phần câu $b$, mình sửa $AC$ thành $AD$ rồi đó.
 
Top Bottom