Câu 1: Theo em mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương truyện "Hạnh phúc của một tang gia" nằm ở đâu? Mâu thuẫn đó là gì? Hãy phân tích và chỉ ra ý nghĩa cơ bản của mâu thuẫn ấy?
Câu 2: Bên cạnh niềm hạnh phúc chung, mỗi thành viên trong gia đình cụ cố Hồng đều có niềm vui, niềm hạnh phúc riêng. Theo anh/chị, niềm hạnh phúc chung của mọi thành viên trong đại gia đình cụ cố Hồng là gì? Anh/chị hãy phân tích niềm hạnh phúc riêng của mỗi thành viên trong đại gia đình ấy?
Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
Câu 1 : Những mâu thuẩn:
- Nhan đề: nhan đề của chương truyện là "Hạnh phúc của một tang gia": tang gia bao giờ cũng gắn liền với sự mất mát, đau thương, sầu não nhưng tang gia ở đây lại đi với hai chữ "hạnh phúc". Chương truyện đã cho ta thấy rõ một cảnh tượng ngược đời đúng như cái nhan đề ấy.
- Sau tiêu đề, mâu thuẫn trào phúng đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động, sắc sảo trong diễn biến đám tang. Đó là mâu thuẫn giữa bất hạnh và hạnh phúc, giữa đau khổ và sung sướng, giữa trang nghiêm và sự bát nháo, lố lăng.
+ Cái chết của cụ tổ không làm con cháu buồn khổ theo lẽ thường mà trái lại đó là cái chết được đợi chờ, khao khát từ lâu. Để có được cái chết mà gia đình hằng mong ước bấy lâu, ông cháu rể phải dùng khổ nhục kế một cách hào hứng, bỏ tiền ra thuê thằng Xuân tóc đỏ tố cáo việc ông ta mọc sừng khiến cụ tổ uất lên mà chết. Từ "thật" trong câu "ông cụ già chết thật" như một tiếng reo hò vui tươi, một tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm sau bao ngày mong chờ, phấp phỏng.
+ "Hạnh phúc" do cái chết của cụ tổ đem đến cho con cháu đã được miêu tả rất sinh động. Đó là thứ hạnh phúc tột bậc, tràn trề và không thể kiềm chế dành cho tất cả mọi người, từ trong tới ngoài tang gia. Những từ "hạnh phúc", "sung sướng", "vui vẻ" được lặp đi lặp lại suốt trong đoạn trích càng khẳng định niềm hạnh phúc.
+ Đoạn văn đã dựng lại sinh động cảnh tang gia bối rối với tất cả những băn khoăn, lo lắng, bận rộn,.... Nhưng nguyên nhân của chúng lại là việc tổ chức sao cho to tát, linh đình, long trọng một "ngày vui" để đem lại lợi ích, danh giá cho người còn sống chứ tuyệt nhiên không phải vì sự ra đi của người đã khuất.
+ Không hề có không khí trang nghiêm, thành kính cần có mà chỉ có sự lố bịch, kệch cỡm và giả dối tột cùng của đám tang
- Trạng thái tâm lí tương phản trước và sau khi phát phục
+"Với một bầy con cháu chỉ nóng ruột muốn chôn cái xác chết của cụ tổ" thì việc chậm trễ của lễ tang bị coi là điều đáng chỉ trích, phê phán. Tất cả sự bất bình ấy đều xuất phát từ nguyên nhân: mong muốn riêng tư của họ bị trì hoãn vì chưa có lệnh phát phục
+ Nếu với đám tang bình thường, lệnh phát phục là giây phút thiêng liêng, đau buồn nhất của tử biệt sinh li thì ở đây đó lại là giây phút sung sướng, hạnh phúc hằng ao ước vì có vậy thì mới làm thoả được sự chờ đợi của những người ở đó
- Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung trong đám tang: Bên ngoài là hình thức của một tang gia chí tình chí hiếu, lo tổ chức một đám ma to tát nhưng đằng sau những khuôn mặt đau buồn, giọt nước mắt đau khổ là sự sung sướng tột cùng, phấn khích vì lợi ích mà đám ma mang lại.
=> Lên án một xã hội nhố nhăng, giả tạo và vô nhân tính, trong xã hội ấy những kẻ lộc lừa, bất tài như Xuân tóc đỏ lại có thể được tuân hô như một người tri thức thông thái, những thứ hư danh, vật chất phù phiếm lại quan trọng hơn cả tình cảm con người
Câu 2 :
Cả gia đình tràn ngập trong niềm vui, sự mong chờ và hạnh phúc bởi lẽ khi cụ cố tổ mất thì cũng là lúc cái chúc thư đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông trên giấy tờ nữa.
*Niềm vui của từng thành viên trong gia đình:
- Cố Hồng con trai trưởng “ chí hiếu” của cụ cố Tổ:
+ Vui mừng vì sấp được diễn cái trò già yếu trước mặt mọi người.
+ Dẫu chỉ mới độ 50 tuổi nhưng lâu nay ông ta luôn ước mong được gọi là cụ cố , nên nay sung sướng ngất ngay vì nhờ cái chết của cha mà mình, nhờ cái đám tang kia mà ông mới cia cơ hội mặc lên người cái áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”.
⇒ Cái chết của cụ cố Tổ chính là dịp để đứa con trai khoe khoang sự giàu có và phô trương lòng hiếu thuận của mình, nhưng thật chất hắn chỉ là một con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình.
- Ông Văn Minh: cháu đích tôn của cụ cố Tổ thì vui sướng vô cùng vì cái chúc thư kia bây giờ đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa. Và đồng thời đây cũng chính cơ hội để ông được dịp lăng xê những mốt trang phục mới lạ và tạo bạo nhất của của hàng mình.
⇒ Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
- Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục tân thời táo bạo nhất của tiệm may Âu hóa.
⇒ Người cháu dâu thực dụng, thiếu tình người. Chỉ biết lợi dụng cái chết của cụ cố Tổ để quảng bá cho tiệm may và chưng diện cho bản thân.
- Cô Tuyết: Được dịp mặc bộ y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết. Cô như chẳng chút mẩy may, đau buồn trước sự ra đi của người cha quá cố, nhưng lại đau khổ như kim châm vào lòng khi không thấy Xuân tóc đỏ đâu với khuôn mặt “buồn lãng mạn”.
⇒ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ và bất hiếu.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
⇒ Là một con người vô tâm,kém hiểu biết, cậu ta xem cái chết của cụ Tổ như một cơ hội để phô bày, khoe khoang và thử nghiệm đồ dùng.
- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế, bởi nó giúp ông có thêm hẵng mấy nghìn đồng..
⇒ Là một người đàn ông nhu nhược, không có liêm sĩ và cũng chả có lòng tự trọng. Luôn nghĩ tới những thứ lợi ích cỏn con, nhỏ nhạch.
Bạn tham khảo bài làm
chúc bạn học tốt.
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-lop-11.827695/