[SINH_CHỦ ĐỀ 3]ôn thi ĐH 2010.

L

lamanhnt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chào các bạn. Một mùa thi lại sắp tới. Thời gian để chúng ta ôn tập và tổng kết lại kiến thức của bản thân là không nhiều. Hôm nay mình lập topic này để chúng ta cùng ôn tập kiến thức cho kỳ thi đại học sắp tới. Vì đây là một diễn đàn mở nên không cần thiết phải đăng ký. Chỉ cần bạn muốn và cần tới topic này thì hãy thảo luận sôi nổi nhé:D.
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Công thức xác định mối liên quan về số lượng các loại nuclêôtit trong ADN, ARN
- Trong phân tử ADN (hay gen) theo NTBS:
A = T ; G = X (1)
Suy ra số nuclêôtit của ADN (hay gen)
N = A + T + G + X
Từ (1) ta rút ra: N = 2A + 2G = 2T + 2X (2)
Nếu xét mối tương quan các nuclêôtit của 2 mạch đơn ta có:

T = A = T1 + T2 = A1 + A2 = T1 + A1 = T2 + A2
(4)
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = X1 + G1 = X2 + G2
(5)

Nếu gọi mạch gốc của gen là mạch 1 ta có mối liên quan về số lượng các đơn phân giữa gen và ARN:

Um = A1 = T2
Am = T1 = A2
Gm = X1 = G2
Xm = G1 = X2 (6)

Từ (6) suy ra: Um + Am = A = T
Công thức xác định mối liên quan về % các loại đơn phân trong ADN với ARN
- Mỗi mạch đơn của gen bằng 50% tổng số nuclêôtit của gen. Nếu cho mạch gốc của gen là mạch 1, có thể xác định mối liên quan % các đơn phân trong gen và ARN tương ứng:
% A2 x 2 = % T1 x 2 = % Am
% T2 x 2 = % A1 x 2 = % Um (8)
% G2 x 2 = % X1 x 2 = % Um
% X2 x 2 = % G1 x 2 = % Xm
Từ công thức (8) suy ra:

%A+%T=(%A+%Um)/2
Các công thức tính chiều dài của gen cấu trúc (LG) khi biết các yếu tố tạo nên gen, ARN, prôtêin
Những bài toán xác định mối liên quan về cấu trúc, cơ chế, di truyền của gen, ARN, prôtêin có thể được qui về một mối liên hệ qua xác định chiều dài của gen cấu trúc.
3.1 Khi biết các đại lượng khác nhau của gen cấu trúc:
a) Biết số lượng nuclêôtit (N) của gen:

L=N/2. 3,4 (10)

Ở một số loài sinh vật chưa có cấu tạo tế bào (virut) gen có cấu trúc mạch đơn nên chiều dài của chúng bằng số nuclêôtit của gen nhân với 3,4 Å .
b) Biết khối lượng phân tử của gen (M): Ở sinh vật nhân chuẩn gen có cấu trúc mạch kép, mỗi nuclêôtit nặng trung bình 300 đ.v.C nên chiều dài gen được tính theo công thức:

L=( M.3,4)/(300.2) (11)

c) Biết số lượng nuclêôtit 2 loại không bổ sung trên gen:
LG = (A + G) x 3,4Å = (T + X) x 3,4Å (12)
d) Biết số lượng chu kỳ xoắn của gen (Sx)
Mỗi chu kỳ xoắn của gen gồm 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å , chiều dài gen:
LG = Sx x 34Å (12’)
e) Biết số lượng liên kết hoá trị (HT)
- Số lượng liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit (HTG) bằng số nuclêôtit của gen bớt đi 2

L=(HTG +2).3,4/2 (13)

- Số lượng liên kết hoá trị trong mỗi nuclêôtit và giữa các nuclêôtit (HTT+G)

L=(HTT+G +2).3,4/2 (13’)
(HTT+G = 2N –2)

f) Biết số liên kết hiđrô giữa các cặp bazơnitric trên mạch kép của gen (H)
Số lượng liên kết hiđrô của gen được tính bằng công thức (2A + 3G) hoặc (2T + 3X). Muốn xác định được chiều dài của gen cần phải biết thêm một yếu tố nào đó, ví dụ: % một loại nuclêôtit của gen, số lượng một loại nuclêôtit của gen, từ đó tìm mối liên hệ để xác định số nuclêôtit của gen, rồi áp dụng công thức (10), sẽ tìm được chiều dài của gen.
g) Biết số lượng nuclêôxôm (Ncx) và kích thước trung bình của một đoạn nối (SN) trên một đoạn sợi cơ bản tương ứng với một gen.
Dựa vào lí thuyết mỗi nuclêôxôm có 146 cặp nuclêôtit, mỗi đoạn nối có từ 15 – 100 cặp nuclêôtit có thể xác định được chiều dài của gen.
- Với điều kiện số đoạn nối ít hơn số lượng nuclêôxôm:
LG = [(Ncx x 146) + (Ncx – 1)SN] x 3,4Å (14)
- Với điều kiện số đoạn nối bằng số lượng nuclêôxôm:
LG = [(Ncx x 146) + (Ncx x SN)] x 3,4Å (14’)
3.2 Khi biết các đại lượng tham gia vào cơ chế tái bản của gen:
a) Biết số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp (Ncc) và số đợt tái bản (K) của gen
Dựa vào NTBS nhận thấy sau mỗi đợt tái bản một gen mẹ tạo ra 2 gen con, mỗi gen con có một mạch đơn cũ và một mạch đơn mới. Vậy số nuclêôtit cung cấp đúng bằng số nuclêôtit có trong gen mẹ. Nếu có một gen ban đầu, sau k đợt tái bản liên tiếp sẽ tạo ra 2k gen con, trong số đó có hai mạch đơn cũ vẫn còn lưu lại ở 2 phân tử gen con. Vậy số lượng gen con có nguyên liệu mới hoàn toàn là (2k – 2). Số lượng nuclêôtit cần cung cấp tương ứng với (2k – 1) gen. Trên cơ sở đó xác định số lượng nuclêôtit cần cung cấp theo các công thức:

(2k – 1)N = Ncc


(2k – 2)N = NCM

(NCM: số lượng nuclêôtit cung cấp tạo nên các gen có nguyên liệu mới hoàn toàn)



Từ đó suy ra chiều dài gen:

L=Ncc .3,4/(2k-1) (15)

(15')

b) Biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung được cung cấp qua k đợt tái bản gen
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các mạch đơn mới (ví dụ biết A + G, hoặc T + X) ta lấy số lượng nuclêôtit đó chia cho (2k – 1) gen sẽ xác định được số lượng nuclêôtit có trên một mạch đơn gen. Suy ra:


(16)

(A + G là số lượng 2 loại nuclêôtit có trong các mạch đơn mới ở các gen con)
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các gen con chứa nguyên liệu hoàn toàn mới giả sử bằng A + G hoặc T + A. Ta có:


(16')
c) Biết số lượng liên kết hoá trị được hình thành sau k đợt tái bản của gen.
- Liên kết hoá trị hình thành giữa các nuclêôtit: sau k đợt tái bản trong các gen con tạo ra vẫn có 2 mạch đơn gen cũ tồn tại ở 2 gen con. Vậy số gen con được hình thành liên kết hoá trị tương đương với (2k – 1) gen. Số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trên mỗi gen bằng N – 2. Vậy số liên kết hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit (HT).
HT = (2k – 1)(N – 2)
Từ đó suy ra N và xác định chiều dài gen:

Lgen={(HT/(2^k-1)+2]:2}.3,4 (17)
- Liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit và trong mỗi nuclêôtit được hình thành trên các gen con (HT):
HT’ = (2k – 1)(2N – 2)
Chiều dài gen:
Lgen={(HT/(2^k-1)+2]:4}.3,4

d) Biết số lượng liên kết hiđrô bị phá huỷ (Hp) sau k đợt tái bản của gen:
Từ 1 gen sau k đợt tái bản liên kết số gen con bị phá huỷ liên kết hiđrô để tạo nên các gen con mới bằng (2k – 1) gen.
Ta có đẳng thức: Hp = (2k – 1)(2A + 3G)
rút ra:
2A+3G= Hp/(2^k-1)

Lúc này bài toán trở về xác định giá trị của N ở trường hợp f để từ đó xác định giá trị LG.
3.3 Khi biết các đại lượng tạo nên cấu trúc mARN
a) Biết số lượng ribônuclêôtit (RARN) của phân tử mARN:
LG = RARN x 3,4Å (18)
b) Biết khối lượng của phân tử mARN (MARN)
Mỗi ribônuclêôtit có khối lượng trung bình 300đvC. Vậy chiều dài gen:

Lgen= M(ARN). 3,4/300 (19)

c) Biết số lượng liên kết hoá trị của phân tử mARN (HTARN)
- Nếu biết số lượng liên kết hoá trị trong mỗi ribônuclêôtit và giữa các ribônuclêôtit thì chiều dài của gen được tính bằng:

Lgen= (HT+1).3,4/2
(20)
- Nếu chỉ biết số lượng liên kết hoá trị giữa các ribônuclêôtit thì công thức trên được biến đổi:
LG = (HTARN + 1) x 3,4Å (20')
d) Biết số lượng ribônuclêôtit được cung cấp (Rcc) sau n lần sao mã
Sau mỗi lần sao mã tạo nên 1 mã sao nên:
L= Rcc.3,4/n (21)
e) Biết thời gian sao mã (tARN) - vận tốc sao mã (VARN)
Thời gian sao mã là thời gian để một mạch gốc của gen tiếp nhận ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào và lắp ráp chúng vào mạch pôliribônuclêôtit để tạo nên 1 mARN. Còn vận tốc sao mã là cứ 1 giây trung bình có bao nhiêu ribônuclêôtit được lắp ráp vào chuỗi pôliribônuclêôtit. Từ 2 đại lượng này sẽ xác định được số lượng ribônuclêôtit của 1 mARN:
RARN = tARN x VARN
Lúc này bài toán xác định chiều dài gen lại trở về công thức (18)
LG = (tARN x VARN) x 3,4Å (22)
3.4 Khi biết các đại lượng tạo nên cấu trúc prôtêin
a) Biết số lượng axit amin trong 1 prôtêin hoàn chỉnh (AH)
Prôtêin hoàn chỉnh không còn axit amin mở đầu, nên số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh ứng với các bộ ba trên gen cấu trúc chưa tính tới bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc. Vậy tổng số bộ ba trên gen: (AH + 2). Suy ra:
LG = (AH + 2)3 x 3,4Å (23)
b) Biết số lượng axit amin cung cấp tạo nên 1 prôtêin (Acc)
Số axit amin cung cấp tạo nên 1 prôtêin bằng số bộ ba trên gen cấu trúc, chưa tính đến bộ ba kết thúc. Vậy số bộ ba trên gen:
(Acc + 1)
Chiều dài gen:
LG = (Acc + 1)3 x 3,4Å (24)
c) Biết khối lượng 1 prôtêin hoàn chỉnh (Mp)

Vì khối lượng 1 axit amin bằng 110 đvC. Suy ra số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh là: Mp/110

Ta có: L=(Mp/110 +2)3. 3,4 (25)

d) Biết số lượng liên kết peptit được hình thành (Lp) khi tổng hợp 1 prôtêin.
Cứ 2 axit amin tạo nên 1 liên kết peptit. Vậy số lượng liên kết peptit hình thành khi tổng hợp 1 prôtêin ít hơn số lượng axit amin cung cấp để tạo nên prôtêin đó là 1. Ta có số lượng bộ ba trên gen cấu trúc: (Lp + 2)
Chiều dài gen: LG = (Lp + 2)3 x 3,4Å (26)

e) Biết số lượng liên kết peptit trong 1 prôtêin hoàn chỉnh (LPH)
Từ số lượng liên kết peptit trong 1 prôtêin hoàn chỉnh suy ra số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh (LPH + 1). Suy ra số lượng bộ ba trên gen cấu trúc (LPH + 3).

Chiều dài gen: LG = (LPH + 3)3 x 3,4Å (27)

f) Biết thời gian tổng hợp 1 prôtêin (tlp), vận tốc trượt của ribôxôm (Vt)
LG = (tlp x Vt)Å (28)
g) Biết vận tốc giải mã (Va) aa/s. Thời gian tổng hợp xong 1 prôtêin (tlp) (s)

Thời gian tổng hợp xong 1 prôtêin chính là thời gian ribôxôm trượt hết chiều dài phân tử mARN. Từ 2 yếu tố trên xác định được số lượng bộ ba trên gen cấu trúc: (Va x t1p).

Chiều dài gen: LG = (Va x t1p)3 x 3,4Å (29)
h) Biết số lượt tARN (LtARN) được điều đến để giải mã tổng hợp 1 prôtêin.

Cứ mỗi lần tARN đi vào ribôxôm chuỗi pôlipeptit nối thêm 1 axit amin. Vậy số lượt tARN đi vào ribôxôm thực hiện giải mã bằng số lượng axit amin cung cấp để tạo nên 1 prôtêin. Ta có số lượng bộ ba trên gen cấu trúc (LtARN + 1).

Chiều dài gen: LG = (LtARN + 1)3 x 3,4Å (30)
i) Biết số lượng phân tử nước được giải phóng (H2O)↑ khi hình thành các liên kết peptit để tổng hợp nên 1 prôtêin.

Cứ 2 axit amin kế tiếp nhau khi liên kết giải phóng ra một phân tử nước để tạo nên 1 liên kết peptit. Vậy số phân tử nước được giải phóng đúng bằng số liên kết peptit được hình thành.

Suy ra: LG = (H2O↑ + 2) x 3 x 3,4Å (31)
k) Biết thời gian của cả quá trình tổng hợp prôtêin (tQT)
Khi có nhiều ribôxôm trượt qua, vận tốc trượt của ribôxôm (Vt) hoặc vận tốc giải mã, khoảng cách thời gian giữa các ribôxôm (tTXC).

Từ thời gian của quá trình tổng hợp prôtêin và khoảng cách thời gian giữa các ribôxôm suy ra thời gian tổng hợp 1 prôtêin (tlp):
tlp = TQT – tTXC
Vậy: LG = (TQT – tTXC) x Vt (32)
hoặc: LG = tlp x (Va x 10,2) (32’)
Các công thức tính số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cung cấp sau k đợt tái bản của gen.
Theo NTBS ta tính được số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp để tạo nên các gen có nguyên liệu hoàn toàn mới:
A = T = (2k – 2)A
G = X = (2k – 2)G
Số lượng nuclêôtit mỗi loại cung cấp để tạo nên các gen con sau k đợt tái bản:
A = T = (2k-1)A (33’)
G = X = (2k – 1)G
Các công thức tính vận tốc trượt của ribôxôm.

a) Khi biết khoảng cách độ dài LKC và khoảng cách thời gian giữa 2 ribôxôm (tKC) kế tiếp nhau:
Vt = LKC x tKC (Å/s) (35c)
b) Khi biết thời gian giải mã trung bình 1 axit amin (t1aa):
tlp = TQT – tTXC

Vậy: LG = (TQT – tTXC) x Vt (32)

hoặc: LG = tlp x (Va x 10,2)
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Câu 1: theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Axit nuclêic và lipit
B. Saccarit và photpholipit
C. Prôtêin và axit nuclêic
D. Protein và lipit
Câu 2: phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêic trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen làm biển đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu 3: Loại đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là:
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn
B. mất đoạn lớn
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn
D. đảo đoạn
Câu 4: Gen A có chiều dài 4080 A bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng:
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. thêm 2 cặp nuclêôtit
D. mất 2 cặp nuclêôtit
Câu 5: một gen có 4800 liên kết hiđro và có tỉ lệ A/G= ½, bị đột biến thành alen mới có 4081 liên kết hiđro và có khối lượng 108.10^4 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T=A=601, G=X=1199
B. T=A=598, G=X=1202
C. T=A=599, G=X=1201
D. A=T=600, G=X=1200
Câu 6: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. mất đoạn
B. dị bội
C. chuyển đoạn
D. đa bội
Câu 7: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biên:
A. lặp đoạn và mất đoạn
B. chuyển đoạn tương hỗ
C. đảo đoạn và lặp đoạn
D. chuyển đoạn và mất đoạn
Câu 8: phát biểu nào sau đây là đúng:
A. ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ tổng hợp là metiônin
B. trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X
C. một bộ ba mã di truyển có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin
D. phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép
Câu 9: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng:
A. di truyền qua sinh sản hữu tính
B. tạo thể khảm
C. nhân lên trong mô sinh dưỡng
D. di truyền qua sinh sản vô tính
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng
B. cây sồi rụng lá vào cuối thu và ra lá non vào mùa xuân
C. số lượng hồng cầu trong máu tăng khi đi lên núi cao
D. một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
Câu 11: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể loài:
A. 48
B. 36
C. 24
D. 12
Câu 12: Loài đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là:
A. đảo đoạn
B. mất đoạn lớn
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn
D. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn
Câu 13: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít áp dụng ở:
A. vi sinh vật
B. thực vật
C. nấm
D. động vật bậc cao
Câu 14: thể dị bội là thể có:
A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi.
B. Một số gen trong một tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến
C. Số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.
D. Một số NST trong một tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.
Câu 15: phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng:
A. đột biến gen lặn không biểu hiện được.
B. đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp
C. đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp
D. đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp
Câu 16: yếu tố nào quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại AND:
A. hàm lượng AND trong nhân tế bào
B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trên AND
C. tỉ lệ A+t/G+X
D. thành phần các bộ ba nuclêôtit trên AND.
Câu 17: Một gen dài 0,51 mocromet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là:
A. 6000
B. 3000
C. 4500
D. 1500
Câu 18: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen:
A. mất một cặp nuclêôtit
B. đảo vị trí các cặp nuclêôtit
C. thêm một cặp nuclêôtit
D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
Câu 19: Cơ chế phát sinh đa bội chẵn là:
A. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân li
B. một cặp NST nào đó tự nhân dôi nhưng khôgn phân li
C. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST khôgn phân li
D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân li.
Câu 20: Bằng chứng nào sau đây cho rằng ủng hộ vật chất di truyề xuất hiện đầu tiên trên trái đất là ARN:
A. ARN có thành phần nuclêôtit là uraxin
B. ARN có kích thước nhỏ hơn AND
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử
D. ARN có khả năng nhân đôi mà không cần enzim( bản chất là prôtêin)
Câu 21: Một phân tử ARN có chiều dài là 2040 được tách từ vi khuẩn cừu Ecoli có tỉ lệ A, G, U và X là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta dùng phân tử ARN này để tổng hợp nhân tạo một đoạn AND có chiều dài bằng chiều dài mARN. Theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit cần dùng để tổng hợp phân tử AND:
A. G=X=360, A=T= 240
B. G=X=320, A=T= 280
C. G=X=240, A=T= 360
D. G=X=280, A=T=360
Câu 22: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen của một gen nào đó trong vốn gen quần thể:
A. đột biến điểm
B. đột biến lệch bội
C. đột biến dị đa bội
D. đột biến tự đa bội
Câu 23: có 8 phân tử AND tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tạo ra 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hòan toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử AND là:
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Câu 24: Bộ ba đối mã( anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin:
A. 5’ XAU3’
B. 3’XAU5’
C. 5’AUG3’
D. 3’AUG5’
Câu 25: một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n=14. Số loại thể một kép có thể có ở loài này là:
A. 21
B. 42
C. 7
D. 14
Câu 26: Phân tử AND ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ. Nếu chuyển những phân tử AND này sang môi trường chỉ có N^14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử AND ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14
A. 30
B. 8
C. 16
D. 32



 
L

lamanhnt

trên đây là phần mình tổng hợp từ các đề thi đại học và cao đẳng môn sinh các năm trước. Chúng ta sẽ cùng trao đổi đáp án và hướng giải tối ưu nhất cho các câu hỏi này.
 
H

huongcoi123

thank, mình có 1 số bài phần xác suất, đột biến gen, nhưng ko bít cách post lên diễn đàn, hj, thông cảm , mới vào lần đầu!
 
K

ken_crazy

1c --2d--3d--4a--5c--6d--7a--8a--9a--10a--11d--12a--13d--14c--15b--16b--17c--18d--19d--20d--21c--22a--23a--24a--25c--26a
lamanh nâng mức độ câu hỏi lên đi
 
H

ha_van_linh2002

Câu 2: phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêic trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen làm biển đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu này D vẫn đúng mà--đảo đoạn chẳng hạn--thay đổi đó chứ hình như C mới có vấn đề
 
L

lamanhnt

Câu 2: phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêic trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen làm biển đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu này D vẫn đúng mà--đảo đoạn chẳng hạn--thay đổi đó chứ hình như C mới có vấn đề.

Câu C có vấn đề ở chỗ nào cậu. Tớ thấy nó đúng mà:D. Cho ý kiến nào.
 
Q

quynhloan72

câu 2: câu C: đột biến gen có trường hợp thay 1 nu này bằng nu khác làm thay đổi bộ ba mã hoá nhưng amin không đổi do bộ ba mã hoá có tính thoái hoá nên không làm thay đổi cấu trúc protein nen tính trang không đổi
còn câu D: đột biến gen chỉ làm thay đổi nu trên gen chứ đâu làm thay đổi vị trí gen trên NST đâu nhỉ
ai xem giùm mình thử không biết hiểu sao hết
 
L

lamanhnt

đây là tài liệu nguyên phân giảm phân. Các bạn xem và đóng góp ý kiến cho mình nhé!!!!!!!!!!!!!
 

Attachments

  • nguyen phan giam phan.pdf
    169.6 KB · Đọc: 0
L

lamanhnt

tuyển tập trắc nghiệm hocmai.vn+sưu tầm có ích:):)&gt.......................................................................
 

Attachments

  • trac nghiem-sinh hoc ftu1612-162hmu.pdf
    422.7 KB · Đọc: 0
L

lamanhnt

Bài toán liên kết- hoán vị gen
1. các gen liên kết hoàn toàn: trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và trên nhiều nhóm gen(nhiều nhóm NST) và mỗi nhóm gen có tối thiểu 1 cặp dị hợp thì:
- số loại giao tử=2^n( với n là số nhóm gen hay số cặp NSt)
- để xác định thành phần gen mỗi loại giao tử ta dùng sơ đồ phân nhánh hoặc sơ đồ đại số mà mỗi loại giao tử của nhóm gen này phối hợp đủ kiểu với các loại giao tử nhóm kia.
2. Các gen liên kết ko hoàn toàn
- trong th liên kết gen ko hoàn toàn, mỗi nhóm gen phải chứa hai cặp gen dị hợp trở lên mới phát sinh giao tử mang tổ hợp gen chéo trong quá trính giảm phân.
- Nếy có 2 cặp gen dị hợp thì:
- Số giao tử: 2^2=4 loại tỉ lệ ko bằng nhau
- Thành phân gen có 2 loại giao tử ko bình thường mang gen liên kết tỉ lệ mỗi loại giao tử này là >25%. Khi thành phần hai loại giao tử HVG mang HVG mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 cặp gen tương ứng đổi chỗ, thì tỉ lệ mỗi loại giao tử này <25%
- Nếu có 3 cặp gen dị hợp thì có thể xảy ra sự trao đổi chéo 2 chỗ và có thể ko xảy ra chéo 2 chỗ.
 
L

lamanhnt

Bài toán liên kết- hoán vị gen
1. các gen liên kết hoàn toàn: trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và trên nhiều nhóm gen(nhiều nhóm NST) và mỗi nhóm gen có tối thiểu 1 cặp dị hợp thì:
- số loại giao tử=2^n( với n là số nhóm gen hay số cặp NSt)
- để xác định thành phần gen mỗi loại giao tử ta dùng sơ đồ phân nhánh hoặc sơ đồ đại số mà mỗi loại giao tử của nhóm gen này phối hợp đủ kiểu với các loại giao tử nhóm kia.
2. Các gen liên kết ko hoàn toàn
- trong th liên kết gen ko hoàn toàn, mỗi nhóm gen phải chứa hai cặp gen dị hợp trở lên mới phát sinh giao tử mang tổ hợp gen chéo trong quá trính giảm phân.
- Nếy có 2 cặp gen dị hợp thì:
- Số giao tử: 2^2=4 loại tỉ lệ ko bằng nhau
- Thành phân gen có 2 loại giao tử ko bình thường mang gen liên kết tỉ lệ mỗi loại giao tử này là >25%. Khi thành phần hai loại giao tử HVG mang HVG mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 cặp gen tương ứng đổi chỗ, thì tỉ lệ mỗi loại giao tử này <25%
- Nếu có 3 cặp gen dị hợp thì có thể xảy ra sự trao đổi chéo 2 chỗ và có thể ko xảy ra chéo 2 chỗ.
còn tiếp...
 
T

trumno1992

uhm nhưng có ai biết làm sao copy nội dung bài viết trong tệp .pdf không chỉ mình ,mới post lên được chứ kiếm từng câu mệt lắm
 
T

thank_kiri

Tools -> Select & Zoom -> Select Tool, sau đó thì bôi đen và copy như bình thường thôi.
À, có điều, mình mới test, hocmai ko hỗ trợ font trong file pdf này, nên bạn copy paste sẽ bị lỗi font @_@. Đành gõ từng câu vậy nhé. Học hành mà, siêng một chút cũng chẳng hại gì đâu ^^
 
V

vanculete

lâm anh còn đề nào thì đưa link cho mình , mình đang cân đề thi thử môn sinh .
 
Top Bottom