Sau khi tham khảo nhiều nguồn khác nhau,tui xin đc nêu lên vài ý tổng quát về ĐL H_V :|.
Định luật H_V là định luật cơ bản nhất trong việc nghiên cứu DT quần thể,nó đúng với 1 gen 2 hay nhiều alen,đúng với gen trên NST thường và gen DT LK với NST giới tính.Với gen trên NST thường thì quần thể ngẫu phối đang xét về gen đó sẽ dễ dàng đạt tới trạng thái cân bằng DT chỉ sau 1 thế hệ,vì tính trạng do gen đó chi phối biểu hiện đồng đều ở cả 2 giới.Với gen DT lk với GT thì do tính trạng thường không phân chia đồng đều cho 2 giới,nhất là đối với các gen trên X không có alen tương ứng trên Y và ngược lại,nên cấu trúc DT của QT không thể đạt trạng thái CBDT chỉ sau 1 thế hệ đc.Một lưu ý nữa là cần nhắc lại k/n ngẫu phối vì đây là k/n luôn đi liền với Đl H_V,mà có một số bạn có thể chưa hiểu rõ hoặc nhầm lẫn ý nghĩa của nó.Không nên nhầm lẫn giao phối tự do và ngẫu nhiên theo nghĩa hoàn toàn "tự do",sẽ dễ đưa đến việc thắc mắc trong quần thể người thì làm sao mà "tự do" về "chuyện đó" đc---->Đl H_V không đúng???=((.Cũng không nên xem ngẫu phối là giao phối giữa những cá thể khác nhau,phân biệt với tự phối là giao phối trên cùng 1 cá thể

Vì nếu như vậy sẽ xem giao phối gần và giao phối có lựa chọn cũng là giao phối ngẫu nhiên (cũng là giao phối giữa những cá thể khác nhau),nhưng rõ ràng điều này không đúng vì ta đã đc học trong sach GK sinh 12 nâng cao là "giao phối gần,giao phối có lựa chọn là 2 hình thức giao phối thuộc giao phối không ngẫu nhiên"

.
Tóm lại cần hiểu khái niệm giao phối tự do và ngẫu nhiên ở đây là các cá thể có KG và KH khác nhau có thể gặp nhau một cách ngẫu nhiên và giao phối không chọn lọc.Để hiểu thế nào là giao phối không chon lọc,cần hiểu thế nào là giao phối có chọn lọc (SGK sinh 12 nâng cao trang 151,phần giao phối không ngẫu nhiên có vd về điều này).
Riêng bài tập về quần thể người của bạn chủ topic thì tui xin đưa ra hướng giải như sau:
Vì bệnh mù màu do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y gây ra,nên ở nam thường dễ mắc bệnh này hơn nữ,và ở nam chỉ cần mang 1 alen lặn về gen này thì đã bị mắc bệnh.DO đó tần số alen lặn a = tần số KH nam bệnh = tần số KG nam bệnh (*) ,và tương tự cho alen trội tương ứng.Dựa vào điều này ta sẽ tính tần số alen của nam giới rồi suy ra tần số KG (cấu trúc DT) của nữ giới trong quần thể.Gọi tần số alen lặn A là p,của alen lặn a là q (A a là 2 alen của gen ĐB qui định bệnh máu khó đông nằm trên NST X của người).
Đề bài cho trong quần thể 100 người (50 nam,50 nữ) có 2 người nam mắc bệnh (XaY)
===>Tần số KH của người nam bệnh trong quần thể là 2/50=0,04
Vì (*) ===> q=0,04 ;mà p+q=1 ==>p=0,96
===> Tần số KG của nữ giới trong quần thể là p2 XAXA =0,96^2=0,9216 ;
2pq XAXa = 0,0768 ; q2 XaXa = 0,0016
===>Tần số KH của nữ không bị mù màu trong quần thể là 0,9216 + 0,0768 =0,9984
và tần số KH của nữ bị mù màu là 0,0016
Điều này nghĩa là trong quần thể người, phụ nữ ít có nguy cơ bị mù màu hơn so với nam giới ( 0,0016 so với 0,04).
===>Cấu trúc DT của QT là :
0,96 XAY : 0,04 XaY : 0,9216 XAXA : 0,0768 XAXa : 0,0016 XaXa
Tổng quát ta có cấu trúc DT của quần thể đang xét với gen nằm trên NST GT X không có alen tương ứng trên Y là :
p2 XAY : q2 XaY : p2 XAXA : 2pq XAXa : q2 XaXa
------->Bài viết này có tham khảo và sử dụng một số kiến thức từ một số nguồn như sinhhocvietnam.com,bài viết của bạn hoasakura,sách Sinh học đại cương của tác giả Phạm Thành Hổ.Có thể còn chỗ chưa chính xác,mong các bạn xem và góp ý thêm
