[Sinh học 8] Con người

H

hongnhung.97

Bạn nghĩ gì khi được gọi là "con người"?
~~> Mình cần phải sống sao cho tốt ^^. Vì thấy bản thân hơn con thú 1 chử người. Tức là biết tư duy trừu tượng, biết nói, biết viết, biết chia sẻ và được nửa quyền định đoạt cuộc sống đi về đâu. Tóm lại là nghĩ bản thân mình càng cần sống tốt hơn nữa ^^
 
P

pemivip

Thực ra em nghĩ chưa hết :D :
- Mình là "con" bởi vì mình cũng nguồn gốc là con vật, tức là mình vẫn mang trong mình phần "con". Con vật không có khả năng tư duy, không thể có tình cảm, tình yêu, đạo đức, trí thông minh, và không có 1 xã hội như con người.
- Mình là người bởi mình là loài tiến hoá hơn các động vật khác, mình có não phát triển hơn, biết đi bằng 2 chân, có cảm xúc, có tâm hồn. Xã hội loài người có luật pháp, có trường học,... nói chung là phát triển hơn động vật rất nhiều.
- Tuy con người đã tiến hoá hơn nhưng vẫn mang trong mình phần "con". Vì vậy, ta không thể giống con vật bởi ta là loài phát triển hơn. Ta phải ngoan ngoãn, lễ phép, học tập tốt, phải có nhiều đức tính tốt, phải biết yêu thương mọi người thì ta mới hoàn toàn là "người".
 
N

nhoc_bettyberry

Bạn nghĩ gì khi được gọi là "con người"?

Câu này giống như spam thế :-?
Cho mình đặt câu hỏi zới đc ko :M012:
Ngồi nhiều sẽ có tác hại như thế nào đối với cơ thể con người?
[Khổ lắm mình hết ngồi máy tính rồi ngồi học ít nằm với đứng lắm nên sợ :((]
 
H

hongnhung.97

Con vật không có khả năng tư duy, không thể có tình cảm, tình yêu, đạo đức, trí thông minh, và không có 1 xã hội như con người.
Câu trả lời của anh rất hay ah ^^, thực em không nghĩ rộng thế :p. Tuy nhiên em phản đối câu này ;)) [tìm mãi mới ra :p]
Con vật hoàn toàn có khả năng tư duy. Nó biết nên làm gì là tốt cho nó. Chỉ là khả năng tư duy trừu tượng thì nó 'tạm thời' chưa có [Em dùng từ tạm thời vì chuyện tương lai mà :-j]. Chuyện gì cũng có thể xảy ra]. Con vật có tình cảm, tình yêu. Như khi nhìn thấy đồng loại của nó chết, nó cũng cảm thấy buồn chứ [biểu hiện qua rất nhiều hành động: loài voi...]. Còn đạo đức thì do hoàn cảnh mà ra, cái khái niệm đạo đức này thực ra không dễ trả lời^^. Không có 1 xã hội: em phản đối. Thực ra 1 đán khỉ đã tạo nên 1 xã hội của riêng nó ^^. [Lâu lâu mới được vặn vẹo anh;))]

Ngồi nhiều sẽ có tác hại như thế nào đối với cơ thể con người?
- Thiếu vận động thì cơ thể có khả năng mắc bệnh cao [béo phì ~~> tim mạch... - trường hợp LDL(cholesterol xấu ^^) quá nhiều]
- Cơ thể ít được rèn luyện ~~> Phát triển không tốt
- Dễ bị mỏi các cơ, thiếu máu lên cơ quan[biểu hiện: tê]
...
P.s Thêm 1 điểm giống nhau nữa ;))
 
T

thienthannho.97


- Ngồi nhiều sẽ tăng nguy cơ tử vong
- Ảnh hưởng đến việc trao đổi chất
 
P

pemivip


Câu trả lời của anh rất hay ah ^^, thực em không nghĩ rộng thế :p. Tuy nhiên em phản đối câu này ;)) [tìm mãi mới ra :p]
Con vật hoàn toàn có khả năng tư duy. Nó biết nên làm gì là tốt cho nó. Chỉ là khả năng tư duy trừu tượng thì nó 'tạm thời' chưa có [Em dùng từ tạm thời vì chuyện tương lai mà :-j]. Chuyện gì cũng có thể xảy ra]. Con vật có tình cảm, tình yêu. Như khi nhìn thấy đồng loại của nó chết, nó cũng cảm thấy buồn chứ [biểu hiện qua rất nhiều hành động: loài voi...]. Còn đạo đức thì do hoàn cảnh mà ra, cái khái niệm đạo đức này thực ra không dễ trả lời^^. Không có 1 xã hội: em phản đối. Thực ra 1 đán khỉ đã tạo nên 1 xã hội của riêng nó ^^. [Lâu lâu mới được vặn vẹo anh;))]


ngồi type nhanh quá, ý nó cứ tuôn ra mà ko để ý :)). Chấp nhận phản đối :cool:
ý anh là khả năng tư duy logic là kém phát triển, con người có cách tư duy sâu rộng hơn
còn xã hội của nó thì quên chưa nói :D, xã hội của nó không phức tạp như xã hội loài người, vì xã hội loài người có rất nhiều thành phần, phức tạp hơn rất nhiều :D
 
T

thienthannho.97

Tiếp câu nữa ah

(*) Vào mùa này trả em thường bị mọc nước nhỏ ở bàn tay hay bàn chân, vậy đó là bệnh gì, chữa trị như thế nào, cho một số bài thuốc ví dụ. [người em iu quí của mình bị như thế:((]
 
P

pemivip

Tiếp câu nữa ah

(*) Vào mùa này trả em thường bị mọc nước nhỏ ở bàn tay hay bàn chân, vậy đó là bệnh gì, chữa trị như thế nào, cho một số bài thuốc ví dụ. [người em iu quí của mình bị như thế:((]

hình như em muội bị ghẻ thì phải :D
Cách điều trị ghẻ said:
Điều trị bệnh tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết kí sinh trùng gây bệnh và tránh không bị tái nhiễm Thuốc đặc hiệu để diệt cái ghẻ là DEP, bôi thuốc ngày 1-2 lần len chổ có mụn nước,ngứa. Khi có bội nhiễm do ghẻ, phải điều trị bằng kháng sinh thích hợp, hoặc dùng Xanh Methylen bôi lên chổ bị bội nhiễm. Khi bị ghẻ phải thay quần áo thường xuyên, it nhất là 1 lần/ngày. Quần áo thay ra phải giặt phơi ngoài ánh nắng, là kĩ 2 mặt. Nếu không có điều kiện thì quần áo phải để riêng 4-5 ngày mới được mặc lại. Có 1 cách nữa là đi tắm biển, khoảng 1 tuần ghẻ sẽ chết sạch sẽ!
Muội cũng nên nhớ là đừng tắm cho e bằng xà phòng nhá ;)) có gì dùng Johnson Baby gì đó cho nó đỡ bị dị ứng
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tiếp ah

Câu 1: Bằng cách nào mà các tế bào của cơ thế thường xuyên trao đổi được các chất với môi trường ngoài?
Câu 2: Làm thế nào để có một hệ tim mạch khỏe làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ?
Câu 3: Hãy nêu các bước xử lí thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu.
 
P

pemivip

Câu 1: Huynh nghĩ các tế bào của cơ thế thường xuyên trao đổi được các chất với môi trường ngoài thực chất là do nhu cầu trao đổi các yếu tố cần thiết cho cơ thể
Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường said:
* Cơ thể đã lấy từ môi trường ngoài:Ôxi, thức ăn, nước,muối khoáng qua hệ hô hấp và hệ tiêu hoá.
* Cơ thể thải ra môi trường ngoài: Khí CO2, các chất thải qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoávà hệ bài tiết.
Cơ thể luôn cần oxi để hô hấp, luôn cần thức ăn để sinh ra năng lượng, luôn cần bài tiết những chất độc ra ngoài. Vì vậy hoạt động trao đổi chất diễn ra thường xuyên là do nhu cầu thiết yếu của con người!
Câu 2: Muốn có một hệ tim mạch khoẻ cần:
VD: Một số bệnh tim: said:
-Tăng nhịp tim:Khuyết tật bẩm sinh,cơ thể bị sốc,sử dụng chất kích thích.
-Tăng huyết áp:Tức giận, ăn quá nhiều muối,chất mỡ, thịt, trứng giàu cô let stê rôn,sử dụng chất kích thích.
-Hư thành cơ tim:Vi rút ,vi khuẩn gây bệnh viêm họng ,thấp khớp tấn công thành cơ tim.
-Bệnh tim thường gặp:Cao huyết áp,thấp huyết áp,suy tim,xơ vữa động mạch.
-Không sử dụng các chất kích thích có hại cho tim mạch.
-Tạo cuộc sống tin thần vui vẻ.
-Phòng chống vi rút ,vi khuẩn bệnh viêm họng, thấp khớp.
-Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
-Kiểm tra sức khoẻ định kì.
- Thể dục thể thao thường xuyên.
Câu 3:
Huynh thực ra nếu bị ngã thì dùng nước lọc đổ vào chỗ bị ngã thật nhiều xong rồi dùng ê-gâu thế là vài ngày sau khỏi thôi :))
Các bước xử lí thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu said:
Sây sát, trầy trụa, đứt tay... là những chuyện hầu như không thể tránh được trong những sinh hoạt hằng ngày. Dù không nguy hiểm, nhưng khi máu đã chảy ra, bạn cũng cảm thấy đau đớn, muốn vết thương chóng lành, thậm chí còn lo nó bị nhiễm trùng, sưng mủ và gây khó chịu nhiều ngày sau.
Với một chút kiến thức phổ thông về y tế, bạn có thể giải quyết vấn đề này không chút khó khăn. Và chỉ thêm một chút kiến thức nữa, bạn có thể làm vết thương lành nhanh hơn!
"Chảy máu thì cầm máu; chảy máu thì sát trùng; chảy máu thì dán băng keo, bôi thuốc... Chuyện đơn giản mà." Nhiều người đã nói như vậy. Nhưng bạn có giật mình không khi biết được rằng trong những loại thuốc trị vết thương bán tại tiệm thuốc tây, có loại làm vết thương lành sớm hơn 5 ngày, có loại làm vết thương lâu lành hơn?
Thật vậy, trong một nghiên cứu về hiệu quả của những loại thuốc trị vết thương được bày bán tự do trong các tiệm thuốc tây, bác sĩ Jemes L. đã đưa ra kết quả sau: Một vết thương nếu chỉ được sát trùng mà không dùng thuốc gì khác sẽ tự lành trong khoảng 13 ngày. Cũng vết thương này khi dùng kem hiệu Polysporin sẽ lành trong khoảng 8 ngày; còn nếu dùng các loại thuốc có iốt, như thuốc đỏ chẳng hạn, vết thương sẽ lành trong... gần 16 ngày.
Kết quả này có lẽ sẽ làm một số độc giả cảm thấy rụng rời vì chính mình đã dùng thuốc đỏ rất nhiều lần. Dù sao đi nữa, đây là chuyện có thật, sự thật này đã được chứng minh rõ ràng qua những tài liệu được công bố rộng rãi từ Đại học Y khoa Pennsylvania (Mỹ). Những tài liệu này còn cho biết thêm về hiệu quả của một số thuốc khác: như Neosporin làm lành vết thương trong khoảng 9 ngày, thuốc bôi của hãng Johnson khoảng gần 10 ngày, thuốc xịt Bactine hoặc Methiolate khoảng 14 ngày, thuốc sát trùng Hydrogen Peroxide 3% khoảng hơn 14 ngày, Campho-Phenique khoảng hơn 15 ngày.
Qua những kiến thức nhỏ nói trên, có lẽ bạn đã một phần nào thấy được tầm quan trọng của loại thuốc cần dùng trong việc chữa trị vết trầy, vết cắt. Dưới đây là những chuyện tối thiểu cần làm khi bị các vết thương này.
Cầm máu
Phương pháp nhanh chóng nhất để cầm máu là đè chặt vết thương đừng cho chảy máu ra. Hãy dùng một miếng băng vải hay bông gòn đặt lên vết thương đang chảy máu rồi đè mạnh xuống không cho máu chảy. Nếu không sẵn thứ này, bạn dùng ngón tay đè lên vết thương cũng được. Việc này sẽ làm máu ngưng chảy trong vòng 1-2 phút. Nếu máu vẫn chưa ngưng chảy, nên tìm cách đưa vết thương lên cao hơn độ cao của trái tim. Nếu máu vẫn không cầm thì vết thương của bạn khá nghiêm trọng đấy. Hãy tìm động mạch dẫn máu từ tim đến vết thương, ấn mạnh vào động mạch này để chặn máu từ tim chảy đến (mạch này nằm ở phần trong của hai tay chân, phần da trắng có nổi gân xanh). Bạn sẽ thấy máu bớt chảy ra. Giữ tư thế này chừng 1-2 phút, nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục ấn cho đến khi cầm mới thôi.
Thông thường, phương pháp trên rất có hiệu quả. Nhưng nếu gặp một vết cắt ngay trên động mạch chính, có thể bạn sẽ phải dùng đến dụng cụ (tourniquet). Đó là một sợi dây hay một băng vải, cột vòng tròn quanh vết thương, sau đó xỏ một que nhỏ như chiếc đũa qua và vặn nhiều vòng để vòng dây xiết lại, ép động mạch nhỏ và làm máu ngưng chảy. Lưu ý: Không bao giờ giữ tourniquet siết quá 1-2 phút; phải mở ra ngay sau khi vết thương thôi chảy máu... Nhiều người đã bị tàn phế một tay hay chân vì dụng cụ này không cho máu nuôi cơ thể quá lâu.
Rửa sạch vết thương
Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Nên rửa vết tương bằng xà phòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra. Những bụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da sau khi vết thương được chữa lành.
Bôi thuốc và băng bó
Nên dùng loại thuốc bôi có kháng sinh. Polysporin là thuốc có công hiệu làm vết thương mau lành nhất. Sau khi bôi thuốc, bạn cần băng bó để vết thương không bị nhiễm trùng, không bị khô và sẽ mau lành hơn. Một số loại băng keo có sẵn thuốc kháng sinh, rất tiện dụng; chỉ cần băng lên là đủ.
Tiêm phòng uốn ván
Khi đạp phải một cây đinh sét, bị một lưỡi dao bằng thép cắt phải, hay bị ngã va đầu gối vào thềm xi măng..., bạn phải tiêm phòng uốn ván.
Chẳng lẽ mỗi lần chảy máu lại phải đi tiêm vacxin này sao? Không đến nỗi vậy. Mỗi lần tiêm có thể mang lại cho bạn sự miễn dịch với uốn ván trong vòng 5 năm.
Mẹo vặt:
Muốn vết thương không để lại sẹo, hãy uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố E loại 400 IU. Khi vết thương bắt đầu liền da, dùng kim chích một viên sinh tố E ra, lấy dầu bôi lên vết thương mỗi ngày 2 lần. Tiếp tục cho đến khi lành hẳn.
 
T

thienthannho.97

Tiếp ah

Câu 1: Bạch cầu đặc điểm gì?

Câu 2: Bạch cầu trung tính tăng lên khi nào?

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu?
 
P

pemivip

Tiếp ah

Câu 1: Bạch cầu đặc điểm gì?

Câu 2: Bạch cầu trung tính tăng lên khi nào?

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu?

Câu 1: Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu( 7000 – 800mm3), không có hình dạng nhất định. Gồm có 5 loại:
* Bạch huyết bào( Limphô bào) nhân tròn hoặc hình hạt đậu. Gồm limphô B và limphô T.
* Bạch cầu mô nô( đại thực bào): có kích thước lớn nhất, đường kính 13- 15 µm , chiếm 2- 2,5% tổng số bạch cầu.
* Bạch cầu trung tính, có kính thước 10 µm, các hạt bắt màu đỏ nâu.
* Bạch cầu ưa acid, có kính thước khoảng 8-12 µm, hạt bắt màu hồng đỏ.
* Bạch cầu ưa kiềm, có kích thước 8-12 µm, hạt bắt màu xanh tím
Chi tiết thêm: click vào đây
hoặc đây
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
-Thực bào: Các bạch cầu ( chủ yếu là bạch cầu trung tính và đại thực bào) hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
- Limphô B(tế bào B): Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên ( theo cơ chế ổ khóa-chìa khóa) để vô hiệu hoá vi khuẩn.
- Limphô T (tế bào T): Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm.
Câu 2:
Bạch cầu trung tính (N) tăng >70% trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, quá trình làm mủ, viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi. Nó còn tăng trong co giật động kinh, đưa protein vào trong cơ thể, chảy máu phúc mạc nhẹ. Đồng thời với N tăng còn có bạch cầu đũa (stab) tăng.
Bạch cầu trung tính giảm <60% trong các trường hợp nhiễm trùng tối cấp, nhiễm virus kỳ toàn phát, sốt rét, cường lách, nhiễm độc, suy nhược tuỷ.
Câu 3:
Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể. Các loài cá thường có hệ thống tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp suất cao và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được ô-xy hóa, máu được tập trung vào động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch chủ lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi được khử ô-xy, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim.


Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

+, Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
+, Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.

Trong đó máu sau khi trao đổi chất ở tế bào (bị khử ô-xy) là máu giàu CO2, nghèo O2 (máu đỏ thẫm) và máu sau khi trao đổi khí ở phổi, mang (bị ô-xy hoá) là máu giàu O2, nghèo CO2 (máu đỏ tươi).

Hệ tuần hoàn máu có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97


Huynh trả lời đúng rồi, nhưng vẫn còn thiếu một vài í.
Câu 1: Bạch cầu có đặc điểm là:
- Trong suốt, có nhân, kích thước khá lớn

Câu 2: Bổ sung một í đó là bạch cầu còn tăng lên khi bị nhiễm virut.

Tiếp nào

Câu 1:
Hồng cầu có màu đỏ tươi khi nào?

Câu 2: Hồng cầu có chức năng gì?

Câu 3:
Kháng thể là gì, kháng nguyên là gì?
 
T

tichuot124

Tiếp ah

Câu 1: Bạch cầu đặc điểm gì?
Anh bổ sung thêm nha:
Đời sống và nơi sinh sản của bạch cầu:
- Bạch cầu có thể sống từ 3-5 ngày đến 1năm tuỳ loại. Vs khả năng biến hình như amip, bạch cầu len lỏi qua thành mao mạch để tấn công kẻ thù, hoặc thu dọn "chiến trường".Nơi sinh của bạch cầu đơn nhân cư trú tịa gan và lá lách, ở đây chính là các '' trạm gác'' để bắt giữ kẻ thù và các hồng cầu già
- Nơi cu trú của limpho bào là các bạch huyết và lá lách
Các em nên tìm mua quyển''Tư liệu sinh học 8-Nguyễn quang vinh'', trong ấy có nh`kiến thức hay lắm :D:D:D:D:D:D:D
 
P

pemivip

Câu 1:
Khi các hồng cầu đi qua phổi, hemoglobin kết hợp với [TEX]O_2[/TEX] từ không khí, hình thành oxy-hemoglobin và trở nên có màu đỏ tươi. Khi các hồng cầu đi qua các mô, [TEX]O_2[/TEX] được cho đi và hemoglobin trở màu xỉn đục khiếc cho máu có màu đỏ tím sậm.
Câu 2: Chức năng chính của hồng câu là vận chuyển oxi và cacbonic
a) Chức năng vận chuyển khí [TEX]O_2[/TEX] và [TEX]CO_2[/TEX].

Hồng cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến mô và vận chuyển khí carbonic từ mô đến phổi nhờ chức năng của hemoglobin.
Mặt khác [TEX]CO_2[/TEX] ở mô sau khi khuyếch tán vào trong hồng cầu thì tại đây đã diễn ra quá trình [TEX]CO_2 + H_2O \Rightarrow H_2CO_3[/TEX] nhờ men xúc tác carboanhydrase (men này có nhiều trong hồng cầu). Sau đó [TEX]H_2CO_3[/TEX] phân ly [TEX]H^+ + HCO_3^-[/TEX] . Nhờ hiệu ứng Hamburger (hiệu ứng gì thế này ==") mà [TEX]HCO_3^-[/TEX] được khuyếch tán rất nhiều từ trong hồng cầu chuyển sang huyết tương tạo ra dạng vận chuyển [TEX]CO_2[/TEX] quan trọng nhất của máu ([TEX]CO_2[/TEX] được vận chuyển dưới dạng [TEX]HCO_3^-[/TEX] ). Như vậy hồng cầu đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự vận chuyển [TEX]CO_2[/TEX] ở dạng [TEX]HCO_3^-[/TEX] của huyết tương.
b) Chức năng điều hoà cân bằng axit - bazơ của máu.
Chức năng này do hệ đệm hemoglobinat đảm nhiệm. Đồng thời với hệ đệm của Hb, hồng cầu còn tạo ra [TEX]HCO_3^-[/TEX] trong qúa trình vận chuyển [TEX]CO_2[/TEX], nên nó đã tạo ra hệ đệm bicarbonat [TEX]HCO_3/H_2CO_3[/TEX], hệ đệm quan trọng nhất của máu.
c) Chức năng tạo độ nhớt của máu.
Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch, hằng định. Tốc độ tuần hoàn hằng định là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào và máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi vật chất của tế bào.
Câu 3:
Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh

Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
Kháng nguyên
Kháng thể
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97



Tiếp:

Câu 1: Máu trong tĩnh mạch được vận chuyển ngược chiều trong lực về tim là nhờ đâu?

Câu 2: Huyết áp là j`?

Câu 3: Huyết áp tĩnh mạch nhỏ nhưng máu vẫn vẫn chuyển được qua tĩnh mạch là nhờ đâu?
 
Last edited by a moderator:
C

cobebuongbinh_97

Câu2: Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra. Sức đẩy này tạo nên áp lực
trong mạch máu gọi là huyết áp.
Câu3: Huyết áp tĩnh mạch nhỏ nhưng máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch là nhờ sức đẩy tạo ra
do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào,sức
hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

Câu1: Nhờ sự hỗ trợ của các van, sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch
(câu này mình ko biết trả lời có đúng ko!)
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Câu 1: Mình bổ sung một ý nữa là nhờ sức hút của tâm nhĩ khi dãn và sức hút của lồng ngực khi hút vào.

Câu 2: Bạn cobebuongbinh làm đúng rồi ^^

Câu 3: Sự co bóp tim và sự co dãn của thành mạch mỏng với sự hỗ trợ của các van.

Tiếp nào (*)

Câu 1: So sánh sự trao đổi khí ở phổi và của tế bào?

Câu 2: Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế nào?

Câu 3: Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
 
P

pemivip

Câu 1: Mình bổ sung một ý nữa là nhờ sức hút của tâm nhĩ khi dãn và sức hút của lồng ngực khi hút vào.

Câu 2: Bạn cobebuongbinh làm đúng rồi ^^

Câu 3: Sự co bóp tim và sự co dãn của thành mạch mỏng với sự hỗ trợ của các van.

Tiếp nào (*)

Câu 1: So sánh sự trao đổi khí ở phổi và của tế bào?

Câu 2: Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế nào?

Câu 3: Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
Câu 1:
Giống nhau:
- Đều là sự trao đổi khí
- Đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
Khác nhau
- Sự trao đổi khí ở phổi:
+ Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa không khí trong phế nang với máu bằng con đường khuếch tán.
+ Sự trao đổi khí phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và sự chênh lệch áp suất từng phần của các khí.
+ [TEX]O_2[/TEX] khuyếch tán từ phế năng vào máu
+ [TEX]CO_2[/TEX] khuyếch tán từ máu vào phế nang
-Sự trao đổi khí ở tế bào:
+ Sau khi trao đổi khí ở phế nang (phổi) máu sẽ vận chuyển [TEX]O_2[/TEX] đến các tế bào của các cơ quan.
+ Khi máu đến tế bào sẽ nhường [TEX] O_2 [/TEX]cho tế bào( đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào) nhận [TEX]CO_2[/TEX] đưa đến phổi thực hiện trao đổi khí ở phổi.
+ [TEX]CO_2[/TEX] khuyếch tán từ tế bào vào máu
Câu 2:
Sự trao đổi khí ở tế bào :Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào . Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu . Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu .
Cơ chế của sự trao đổi khí ở tế bào: theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
Câu 3: : Hoạt động hô hấp:
a)Thông khí ở phổi
- Mỗi lần hít vào và một lần thở ra là một cử động hô hấp, số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp
- Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ và khả năng luyện tập
b) Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Nguyên nhân có sự chênh lệch nồng độ chất khí [TEX]O_2[/TEX] và [TEX]CO_2[/TEX] là do tế bào luôn sử dụng [TEX]O_2[/TEX] và thải ra [TEX]CO_2[/TEX]
- Sự trao đổi khí thực hiện theo cơ chế khuyếch tán
- Sự trao đổi khí ở phổi
+ [TEX]O_2[/TEX] khuyếch tán từ phế năng vào máu
+ [TEX]CO_2[/TEX] khuyếch tán từ máu vào phế nang
- Sự trao đổi khí ở tế bào
+ [TEX]O_2[/TEX] khuyếch tán từ máu vào tế bào
+ [TEX]CO_2[/TEX] khuyếch tán từ tế bào vào máu
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Đúng rồi, tiếp ah

Câu 1: Khí cặn là gì?

Câu 2: Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở đâu?

Câu 3:
Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khỏe?
 
Top Bottom