[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Câu 2: Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu?
 
L

locxoaymgk

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Câu 2: Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu?
Câu 1:

Về mùa đông, nhiệt độ ở các nước hàn đới xuống rất thấp, thường dưới 0 độ C nên ao hồ sông ngòi đều bị phủ một lớp băng dày. Trong thời gian này, cá sống dưới đáy hồ rất thích bơi đến những lỗ thủng của lớp băng và liên tục sủi tăm. Vì sao vậy?

Chúng ta đều biết nước có thể hoà tan một phần ôxy trong không khí. Nói chung nước ở các ao hồ sông ngòi có thể tự cung cấp ôxy đủ để cá thở.

Khi nước mới đóng băng, lượng oxy hoà tan còn nhiều, cá dồn xuống đáy hồ sống ở tầng nước ấm áp, lúc này chúng hoạt động rất ít, quá trình thay đổi tế bào diễn ra chậm hẳn lại. Nhưng lớp băng mỗi ngày một dày, ôxy trong không khí rất khó hoà tan vào nước. Mặt khác, hàm lượng oxy trong nước giảm dần do bị các loài tiêu thụ và do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ở đáy hồ. Đồng thời, hàm lượng carbonic trong nước tăng dần, nếu vượt quá giới hạn sẽ khiến cá không sống được.

Hiện tượng thiếu oxy xuất hiện trước tiên ở tầng nước sâu, và lan dần lên các tầng trên. Do khó thở ở tầng đáy hồ, cá phải ngoi lên cao. Nhưng lượng oxy ngày càng giảm khiến cá hô hấp rất khó khăn, bởi vậy chúng thường tập trung ở xung quanh những lỗ thủng của lớp băng để thở, thậm chí có con còn nhảy lên miệng hố.

Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là vì cá rất thích ánh sáng. Tầng nước sâu ở dưới lớp băng thường tối mờ, trong khi ở dưới những lỗ thủng thường có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

câu 2:
Đầu tiên thì nước tiểu đầu được tạo ra ở cầu thận và được chứa trong nang cầu thận (do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc), do màng lọc chỉ có độ lớn là 30-40Ao nên chúng không cho những đại phân tử như protein, các tế bào máu có kích thước lớn hơn nhiều đi qua. Nói chung trong nước tiểu đầu thì thành phần cũng gần giống với máu vậy nhưng không có các loại protein, các tế bào… nhưng vẫn có các thành phần dinh dưỡng, các ion và khoáng cần thiết cùng với lượng nước đáng kể.
Tiếp theo đó là quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận để tạo nước tiểu chính thức để dẫn xuống bể thận. Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ở đây là: nước tiểu chính thức có nồng độ chất tan cao, nhiều chất cặn bã và chất độc, ít chất dinh dưỡng. Còn nước tiểu đầu thì nồng độ chất tan thấp, ít cặn bã và chất độc, còn nhiều chất dinh dưỡng và các ion, chất khoáng. Ngoài ra còn có nhiều sự khác biệt chi tiết trong hai loại nước tiểu này, nước tiểu đầu thành phần giống với huyết tương ở nhiều thành phần do huyết tương được đẩy ra các màng lọc (chênh lệch áp suất) chỉ ngăn được một số thành phần trong huyết tương có kích thước lớn. Còn những chất khác (ví dụ như gluco, ure, acid uric…) ở trong nước tiểu đầu có nồng độ giống như trong huyết tương, nhưng sau khi trải qua quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp thì hầu hết gluco được hấp thụ trở lại vào máu ở ống thận, nồng độ ure và acid uric trong huyết tương không cao thì qua hai quá trình này sẽ được tăng lên rất nhiều. Do các chất dư thừa, các chất độc hại, không cần thiết sẽ được thải qua con đường bài tiết tiếp để đưa ra môi trường ngoài.



Chém nốt câu 1 của thiên thần nhỏ:
Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.

Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.

Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).

Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao khi cơ thể "nghỉ ngơi" vẫn tiêu dùng năng lượng?

Câu 2:
Vì sao ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao?
 
L

locxoaymgk

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao khi cơ thể "nghỉ ngơi" vẫn tiêu dùng năng lượng?

Câu 2:
Vì sao ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao?

Tự nghĩ
Câu 1: Cơ thể khi nghỉ ngơi vẫn cần dùng năg lượng để cho hoạt động hô hấp,Tim mạch,....
Câu 2: người dân việt Nam vẫn mắc các bệnh giun đữa cao vì nước ta là nước nông nghiệp nên tiếp xúc với đất bẩn là chuyên bình thường.Mà phần lớn trong đất là trứng giun.
- Ngoài ra còn do ý thức chủ quan ,ko vệ sinh chân tay nên mới vậy.

 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Câu 1: Vì sao lại có sự mỏi cơ?
Câu 2: Vì sao nói châu chấu biến thái không hoàn toàn?
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi là chuyển hóa cơ bản.

Câu 2: Vì ở nước ta:
- Nhà tiêu chưa hợp vệ sinh ~~> tạo điều kiện cho trứng giun phát tán
- Nhiều ruồi nhặng
- Trình độ vệ sinh công cộng còn thấp:tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống, bán đồ ăn nơi mất vệ sinh.

Câu 1: Vì sao lại có sự mỏi cơ?

(*) Nếu lượng oxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều hiện yếu khí (không có oxi) là axit latic tăng và năng lượng sản ra ít ~~> axit latic bị tích tụ sẽ đầu độc làm mỏi cơ.

Câu 2: Vì sao nói châu chấu biến thái không hoàn toàn?

(*) Vì châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống, trứng đẻ dưới đất hình ổ ~~> khi châu chấu non nở ra đã giống con trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành ~~> hình thức biến thái không hoàn toàn.


Tiếp nào(*)

Câu 1:
Vì sao y khoa khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong 1 năm?

Câu 2: Vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
 
Last edited by a moderator:
L

locxoaymgk

Câu 1: Vì năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi là chuyển hóa cơ bản.

Câu 2: Vì ở nước ta:
- Nhà tiêu chưa hợp vệ sinh ~~> tạo điều kiện cho trứng giun phát tán
- Nhiều ruồi nhặng
- Trình độ vệ sinh công cộng còn thấp:tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống, bán đồ ăn nơi mất vệ sinh.

Tiếp nào(*)

Câu 1:
Vì sao y khoa khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong 1 năm?

Câu 2: Vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
Híc,
Câu 1: Tất nhiên nên tẩy giun,để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhưng ko được lạm dụng, tẩy nhìu thuốc độc thừa gây hại cho cơ thể
Câu 2,Sinh 8 quên hết rồi
(Cắt làm giấy vụn rồi =((=((=((=(()
Bài 32 thì phải
trả lời:
Vì Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào gồm quá trình tổng hợp các chất sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng có liên quan chặt chẽ với nhau.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Câu 1: Diệt giun đũa, hạn chết được một số trứng giun. Nói như anh locxoay tránh lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe:)

Câu 2:
Anh làm đúng rồi ^^

Tiếp nào(*)

Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản khi hệ thống ống khi phát triển?

Câu 2: Vì sao châu chấu bay đến đâu thì gây mất mùa màng đến đó?
 
Last edited by a moderator:
V

vanphuoc1029

Hì hì, cho anh tham gia với nhé:
Câu 2: Bởi về châu chấu có tốc độ sinh sản chóng mặt, thức ăn của nó là cây cỏ và chúng ăn rất nhiều nên dẫn đến nạn châu chấu.
 
L

locxoaymgk

Câu 1: Diệt giun đũa, hạn chết được một số trứng giun. Nói như anh locxoay tránh lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe:)

Câu 2:
Anh làm đúng rồi ^^

Tiếp nào(*)

Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn lại đơn giản khi hệ thống ống khi phát triển?

Câu 2: Vì sao châu chấu bay đến đâu thì gây mất mùa màng đến đó?
Cái này mà đợi hết cả 2 ngày có mà ngất, thà chém bừa cho xong!
Câu 1: Hệ tống ống phát triển làm cho Việc lưu thông máu tốt hơn so với hệ thống ống kém PT ( cẩn thạn máu bị chẽn lại mà vỡ ra là tiu) \Rightarrow Hệ tuần hoàn đơn giản hơn.....
Câu 2: Châu châu chấu là động vật chuyên ăn cỏ+Tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Vì vậy nó có thể ăn sạch cả một cánh đồng đến đấy \Rightarrow Mất mùa, T_T........
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn lại đơn giản khi hệ thống ống khi phát triển?

(*) Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Câu 2: Vì sao châu chấu bay đến đâu thì gây mất mùa màng đến đó?

(*) Vì châu chấu phàm ăn, cắn phá cây cối dữ dội.

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.

Câu 2: Vì sao phải bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mạng thai?
 
L

locxoaymgk



(*) Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.



(*) Vì châu chấu phàm ăn, cắn phá cây cối dữ dội.

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.

Câu 2: Vì sao phải bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mạng thai?
Ha ha,Mí câu hỏi này quê quá rồi M ạ!!!
câu 1: Ăn tro bổ sung i-ốt
Câu 2: Trong thời kỳ mang thai một số dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, như chất béo Omega,Sắt và vitamin C....Khi mang thai cần bổ thức ăn giàu chất sắt vì Sắt là một trong các dưỡng chất quan trọng cho bạn trong suốt thời kỳ mang thai. Sắt rất cần thiết cho việc trữ thêm ôxy trong hồng cầu của bạn và cho sự phát triển trí não của bé.Nếu lúc này bạn thiếu sắt, em bé của bạn có thể không sao nhưng bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, dẫn đến mỏi mệt, kiệt sức và nói chung là tổn hại sức khỏe. Bác sĩ sản khoa của bạn có thể đề nghị bạn bổ sung thêm chất sắt. Nếu bạn không uống thêm chất sắt thì hãy đảm bảo là bạn ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, trứng, trái cây sấy, điểm tâm với ngũ cốc nguyên cám, bánh mì và các loại rau xanh.Sắt được hấp thụ tốt nhất vào cơ thể bạn nếu bạn ăn cùng với các loại rau quả giàu vitamin C. Vì thế, hãy uống một ly nước trái cây khi ăn bột ngũ cốc hoặc khai vị bằng trái cây tươi trước khi ăn món chính.
 
T

thienthannho.97

locxoay làm đúng rồi ^^

Tiếp

Câu 1: Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, quả tươi?

Câu 2: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm?
 
L

locxoaymgk

Câu 1:nên tăng cương rau hoa quả tươi trong khẩu phần ăn bởi vì rau hoa quả làm tăng chất xơ trong cơ thể chúng ta
hoa quả tươi còn chứa rất nhiều các loại vitamin nữa.

Câu 2: Mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau(bạn xem trong tập ha) nhưng mực bơi nhanh hơn ốc sên do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuột bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuột có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi.
 
H

hongnhung.97

Câu 1: Ngoài ra nên nêu thêm chức năng của vitamin là tham gia cấu trúc của enzim ngoài ra còn có rất nhiều tác dụng quan trọng trong đời sống

Moi móc lại tí ah ^^:
thienthannho.97 said:
Câu 2: Vì sao châu chấu bay đến đâu thì gây mất mùa màng đến đó?
Nêu được 2 ý:
- Tốc độ sinh sản và sinh trưởng nhanh
- Ăn thực vật + phàm ăn
~~> Khi phát triển thành đàn thì sẽ đem lại rất nhiều tác hại lớn và thường được gọi bằng cái tên Đại dịch ^^

hongnhung.97 said:
Câu 2: Vì sao nói châu chấu biến thái không hoàn toàn?
Châu chấu non nở ra đã khá giống bố mẹ. Khác hoàn toàn so với ở một số động vật khác, khi trong giai đoạn phát triển thường không giống với bố mẹ [khác nhiều ^^]

Tiếp ah :x:
Câu 1: Vì sao vào mùa đông thì đứng ấm hơn ngồi, ngồi ấm hơn nằm [Gợi ý: dựa vào năng lượng tiêu thụ ở từng trạng thái]
Câu 2: Vì sao tôm phải lột xác thì mới lớn lên được?
 
T

thienthannho.97

Bạn locxoay lại đúng típ oài:x

Câu hỏi: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên trái hay bên phải?
 
H

hongnhung.97

Câu hỏi: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên trái hay bên phải?
Sóng âm phát ra bên trái thì đến tai trái trước, phải thì đến tai phải trước ~~> xác định được

Câu 1: Vì sao vào mùa đông thì đứng ấm hơn ngồi, ngồi ấm hơn nằm [Gợi ý: dựa vào năng lượng tiêu thụ ở từng trạng thái]
Câu 2: Vì sao tôm phải lột xác thì mới lớn lên được?
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì sao vào mùa đông thì đứng ấm hơn ngồi, ngồi ấm hơn nằm [Gợi ý: dựa vào năng lượng tiêu thụ ở từng trạng thái]

(*) Nhiệt năng người sinh ra là do oxi hóa các chất dinh dưỡng có trong cơ thể. Khi vận động toàn thân ta cảm thấy nóng lên. Đó là do cơ bắp co dãn nhiều, sự oxi hóa chất dinh dưỡng tăng ~~> nhiệt năng sinh ra cũng tăng theo. Do cơ bắp đã hoạt động để duy trì tư thế. Lúc ngồi cơ bắp làm việc ít hơn. Còn lúc nằm không cần duy trì tư thế cơ được thư giãn hoàn toàn ~~> đứng ấm hơn ngồi, ngồi ấm hơn nằm.

Câu 2: Vì sao tôm phải lột xác thì mới lớn lên được?

(*) Vì lớp vỏ của tôm kém đàn hồi khi lớn lên lớp vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới lớn hơn.

Tiếp

Câu 1:
Vì sao lúc ngáp ta lại chảy nước mắt?

Câu 2: Vì sao chó ngủ giấu mõm, mèo ngủ cài tai?
 
P

p3_l0v3_dbsk



Câu 1: Vì sao lúc ngáp ta lại chảy nước mắt?

Ngáp làm chặn đường xuống mũi của nước mắt, nên mới trào thành lệ.

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến mắt ta đầm đìa.
Câu 2 :tớ chịu ko hiểu @-)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom