[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì khi ngủ ~~> vỏ não ức chế cạn ~~> có thể có những bộ phận còn hoạt động ~~> sự hưng phấn của vỏ não khiến con người nghiến răng. Ngoài ra còn một lí do nữa là do trong ruột có giun ~~> chất độc do giun sản sinh ra rất dễ kích thích thần kinh của cơ hàm, khiến cho nó không bị khống chế ~~> đêm ngủ thường nghiến răng.:D

Câu 2:

Có giả thuyết cho rằng, khi ngồi lâu ở một tư thế, trong máu tích tụ khí cabonnic làm ta uể oải, cần phải thải ra. Thần kinh não nhận được tín hiệu, bấm nút ra lệnh, thế là ngáp dài để loại trừ chất khí đó đi. Và liền sau cái ngáp thở ra ấy là cái hít vào thật sâu một lượng oxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong phần nào tỉnh táo trở lại.

Nhưng có giả thuyết lại cho rằng ngáp là cách cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Lại có giả thuyết cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý như buồn bực, giận dỗi... làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất truyền dẫn thần kinh như serotinin, dopamin, oxit nitric... khi sinh ra quá nhiều, chúng cần được giải phóng bằng những cái ngáp, và hàm lượng những chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.

(*) Tiếp

Câu 1: Vì sao khi trời quá nóng có nhiều người chảy máu mũi?

Câu 2: Vì sao mũi ngửi được các loại mùi?
 
F

freakie_fuckie

Câu 1: Vì khi ngủ ~~> vỏ não ức chế cạn ~~> có thể có những bộ phận còn hoạt động ~~> sự hưng phấn của vỏ não khiến con người nghiến răng. Ngoài ra còn một lí do nữa là do trong ruột có giun ~~> chất độc do giun sản sinh ra rất dễ kích thích thần kinh của cơ hàm, khiến cho nó không bị khống chế ~~> đêm ngủ thường nghiến răng.:D

Câu 2:



(*) Tiếp

Câu 2: Vì sao mũi ngửi được các loại mùi?
Do niêm mạc ở thành khoang mũi chứa hơn 10 triệu tế bào khứu giác liên kết với đại não . mùi vị của thức ăn bay hơn đi vào khoang mũi , kích thích các tế bào này, thông tin được truyền lên đại não -> ta ngửi được
:">
 
Last edited by a moderator:
L

locxoaymgk

Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ.

* Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

* Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Có vẻ cái này hơi hãn hữu !!!,chỉ có trẻ em hay sao ấy!
 
T

thienthannho.97

Đúng rồi ^^

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao lưỡi có thể cho ta biết mùi vị?

Câu 2: Vì sao dơi sợ nước?
 
P

pemivip

Đúng rồi ^^

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao lưỡi có thể cho ta biết mùi vị?

Câu 2: Vì sao dơi sợ nước?

Câu 1:

Con người có 5 giác quan :khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác và cảm giác. Lưỡi thuộc vị giác, cho ta biết được mùi vị của thức ăn hoặc thức uống.

Lưỡi nằm bên trong miệng và là một phần cơ quan trọng của cơ thể. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những hạt "núm" vị giác. Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc. Ở chóp lưỡi có những thớ tề bào thần kinh. Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác.
Có bốn vị chính :ngọt, mặn, chua và đắng cay.

Tất cả các vị khác là sự kết hợp của các vị được kể ở trên .Bốn vị chính này được cảm nhận theo những phần khác nhau của lưỡi. Chẳng hạn, vị mặn và vị ngọt được cảm nhận ở đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên cạnh lưỡi và vị đắng được cảm nhận ở phần cuối lưỡi. Lưỡi cũng nhạy cảm với các chất kích thích như tiêu chẳng hạn.

Vị của thức ăn chỉ được cảm nhận khi nó ở dạng lỏng. Khi ta nhai, một phần thức ăn trộn vào trong nước bọt làm kích hoạt những gai vị giác, các thớ tế bào thần kinh truyền tín hiệu vị giác tới trung tâm vị giác trong não bộ. Ngoài lưỡi ra, mũi của chúng ta cũng có thể ngửi được mùi thức ăn. Ngửi là một phần của vị giác.

Khi chất lỏng được đưa vào miệng, thì lưỡi nếm thông qua các "dây thần kinh mùi vị". Tín hiệu mùi vị này được truyền lên não và ta cảm nhận được vị của thức ăn này. Chúng ta không cảm nhận được mùi vị một cách chính xác khi bị cảm, sốt hoặc bị táo bón (chứng khó tiêu hoá). Bởi vì những hạt gai vị giác lúc đó bị phủ bởi những chất đục và không được kích hoạt lên. Nhiệt độ của cơ thể hoặc thậm chí độ nóng của thức ăn cũng không kích hoạt những hạt gai vị giác.

Như vậy, khi đau yếu, chúng ta không cảm thấy muốn ăn. Số lượng các hạt "gai" vị giác ở trên lưỡi của một người trưởng thành có khoảng chừng 5000 hạt, lưỡi của trẻ con thì ít hơn rất nhiều. Khi chúng ta già đi, những hạt này sẽ mất đi khả năng của chúng và số lượng các hạt này sẽ giảm đi. Người ở lứa tuổi 70, số lượng hạt này chỉ còn 40 hạt. Giống như tế bào da của chúng ta, nó thường xuyên được thay thế. Cứ mỗi 10 ngày, những hạt gai vị giác sẽ được thay thế.

Câu 2:
Dơi rất sợ nước và bất đắc dĩ mới bay khi mưa. Bằng các đo lường chính xác các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng này.

Theo LiveScience, các nhà khoa học đã biết được vì sao loài dơi rất sợ nước và không bao giờ dám bay khi trời mưa. Họ đã tính toán thấy rằng nếu bộ lông dơi bị ẩm ướt thì khi bay, chúng phải tiêu thụ số năng lượng nhiều gấp đôi khi bộ lông khô.

doi.jpg

Khi bay dưới trời mưa dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 20 lần khi nghỉ ngơi.

Nếu như khi bay bình thường, dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 10 lần khi nghỉ ngơi thì khi bay dưới trời mưa, con số này sẽ tăng lên 20 lần.

Những kết luận nói trên rút ra nhờ một công trình nghiên cứu mới mà các nhà sinh học tiến hành tại quần thể một loài dơi hoang dã sống ở Puerto Rico. Họ bắt dơi, nhốt trong những lồng sắt và để đo đạc các chỉ số hoạt động của chúng, họ phun nước làm mưa. Song họ cũng dùng camera ghi lại quá trình bay của những con dơi dưới trời mưa thật để so sánh với các thí nghiệm của mình.

Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, sở dĩ loài dơi phải “tiêu hao”một năng lượng lớn hơn khi ướt lông là vì chúng phải huy động năng lượng dự trữ để tăng cường sự tuần hoàn máu và đốt cháy lớp mỡ dự trữ để làm thân nhiệt nhằm sưởi khô lông. Bộ lông ướt không hợp với quy luật của khí động học, khác hẳn bộ lông khô. Song khối lượng nước bám trên bộ lông, làm trọng lượng của chúng tăng lên đôi chút thì không có ảnh hưởng gì.
Tất cả các vị khác là sự kết hợp của các vị được kể ở trên .Bốn vị chính này được cảm nhận theo những phần khác nhau của lưỡi. Chẳng hạn, vị mặn và vị ngọt được cảm nhận ở đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên cạnh lưỡi và vị đắng được cảm nhận ở phần cuối lưỡi. Lưỡi cũng nhạy cảm với các chất kích thích như tiêu chẳng hạn.


Câu hỏi:
1. Vì sao cá voi biết phun nước?
2. Vì sao cá chuồn biết "bay"?
 
T

thienthannho.97

Câu 1:

(*) Cá voi tuy sống dưới nước, nhưng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chốc chốc chúng phải ngoi lên lấy ôxy trong không khí. Lỗ mũi của cá voi khác với các loài động vật có vú khác - chỉ là một ống hẹp dẫn khí vào phổi, xoang mũi tiêu giảm, khoang lỗ mũi mở ra ở đỉnh đầu giữa hai con mắt. Luồng khí lúc mạnh có sức bật ra khỏi lỗ mũi, làm bắn cả nước biển lên không trung, nên trên mặt biển xanh thẫm xuất hiện suối phun.

Câu 2:

(*)Vì cá chuồn có một cơ thể rất rắn chắc, vây ngực rất dài, lại nằm sát vào 2 bên mình, vây đuôi ở dưới dài hơn ở trên, kết cấu này của vây giúp cá chuồn có đủ các điều kiện để bay.

Trước khi cá chuồn bay lên, đầu tiên là quẫy vây ngực, đuôi quạt mạnh sang 2 bên, nâng tốc độ bơi lên nhanh nhất. Sau đó dựa theo lực nâng do vây ngực tạo ra và lực đẩy về phía trước do vây đuôi tạo ra phóng lên khỏi mặt nước.
Khi cá chuồn vọt mạnh khỏi mặt nước, cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà bay xa một chút. Về thực chất thì cá chuồn không thể bay được, đó chỉ là lượn thôi.

Tiếp (*)

Câu 1: Vì sao con gà trống thường gáy vào buổi sáng sớm?

Câu 2: Vì sao động vật không thể nói được?
 
C

conlocmaudacam98

Câu 1:hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ lý do khoa học của việc gà hay gáy vào buổi sáng sớm,người thì bảo là nó gáy để vui,hay để chào đón OMG(ông mặt giời:D)sau đêm tối,có thể là nó hót để thu hút gà mái,để đánh thức đàn gà dậy hoặc để khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trong chuồng gà=))
Câu 2:Trong những câu chuyện cổ tích, người ta kể rằng động vật có thể nói chuyện như con người. Điều đó là do óc tưởng tượng của con người mà thôi. Trong tất cả các sinh vật, chỉ có con người mới có thể thông tin, truyền đạt với nhau bằng nhời nói. Đó là do sự phát triển ở mức độ cao trong não bộ của chúng ta. Bởi vì não bộ của động vật phát triển ở mức độ thấp không thể sáng tạo ra một ngôn ngữ để truyền đạt cảm xúc của chúng được.

Động vật cũng có cảm xúc vui, buồn,yêu,ghét,yêu nhau,đá nhau:D v.v... như con người. Vì chúng không có khả năng diễn đạt cảm xúc của chúng bằng lời nói được, nên chúng diễn đạt bằng các cử chỉ, dáng bộ hoặc những âm thanh. Chẳng hạn như khi bạn thấy một con mèo đi đến gần một đàn chim thì tất cả những con chim trong đàn sẽ kêu chiêm chiếp lên để diễn tả nỗi lo sợ của chúng. Tương tự, một con chó thể hiện sự giận dữ của nó bằng cách sủa lên và khi vui mừng thì nó vẫy đuôi. Con khỉ khi giận dữ thì nó kêu khẹt khẹt.=))

Đó là những biểu hiện cảm xúc của động vật.
 
H

hongnhung.97

Câu 1: Vì sao dơi được xếp vào lớp thú?
Câu 2: Vì sao con người là loài động vật 'tạm' được cho là tiến hóa nhất?
 
L

locxoaymgk

Câu 2
Vì sao con người là loài động vật 'tạm' được cho là tiến hóa nhất?
Vì nếu xét chung thì con người thuộc vào lớp thú nhưng con người lại có nhận thức về mặt xã hội như về kinh tế,xã hội ,tình cảm và có tư duy.........Trong khi đó loài vật lại không có đặc điểm nói trên!!
câu 1: Vì sao dơi thuộc về lớp thú:
- Vì dơi là động vật có vú, đẻ và nuôi con bằng sữa.
- Dơi có lông thì mình không bít có hay không nữa...nếu có thì người nó chắc chắn là lông mao
- Dơi nó giống chim chỉ ở 1 đặc điểm: có cánh! Nhưng "cánh" này thực chất là một màng da nối từ thân ra 5 ngón ở chi trước chứ không phải là kiểu chi trước biến thành cánh như lớp chim.
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Câu 1:
- Vì dơi là động vật có vú, đẻ và nuôi con bằng sữa.
- Dơi có lông thì mình không bít có hay không nữa...nếu có thì người nó chắc chắn là lông mao
- Dơi nó giống chim chỉ ở 1 đặc điểm: có cánh! Nhưng "cánh" này thực chất là một màng da nối từ thân ra 5 ngón ở chi trước chứ không phải là kiểu chi trước biến thành cánh như lớp chim.
- Dơi có lông ah ^^
- Ý cuối là ý rất sâu :x ~~> Thường học sinh lớp 7 không phải trả lời ý này ;)). Anh/chị đào sâu thật :x

Câu 2:
Vì nếu xét chung thì con người thuộc vào lớp thú nhưng con người lại có nhận thức về mặt xã hội như về kinh tế,xã hội ,tình cảm và có tư duy.........Trong khi đó loài vật lại không có đặc điểm nói trên!!
Em có ý trả lời rõ hơn 1 chút ah:
- Cấu tạo đại não phát triển hơn các động vật khác - lớp thú [phân làm nhiều vùng hơn]
- Ngoài ra thì các hệ cơ quan khác cũng đều có các đặc điểm tiến hóa~~ khả năng thích nghi cao
~~> Tóm lại là các mặt tiến hóa của con người hoàn thiện hơn rất nhiều.

Tiếp ah :x
Câu 1: Vì sao ở trâu, bò lại có hiện tượng "nhai lại"?
Câu 2: Vì sao người có nhóm máu O không nhận được máu từ người mang nhóm máu B?

@ locxoaymgk: Anh/chị khóa tin nhắn khách + riêng rồi em không trả lời được ah :((. Em không phải mod Văn mà mod Sinh ah ^^. rất mong được làm quen với anh/chị :x
 
F

freakie_fuckie

:-j cái thứ 2 : sinh 8 , mình quên mất
Khi B + O, phân tử máu bị kết tủa thì phởi, mà kết tủa , tự đông -> ngủm chứ sao :-S
1. Ở trâu bò có 4 dạ dày và chúng được phân biệt theo chức năng là dạ cỏ, dạ tổ ong, lá sách và sách.
Thức ăn trâu không nhai kĩ -> chuyển lên dạ cỏ -> tổ ong (lên men )-> lên miệng -> nhỏm nhẻm nhỏm nhẻm (nó nhai ạ =)) ) -> xuống dạ dày (có khi nào nõ thế :-S ) -> lá lách -> sách -> hấp thụ (mấy cái không được hấp thụ thì nó đi đâu tớ ứ có biết , chắc lại lên mồm :)) - đùa nhá :"> )
-> Bản năng , và cơ thể nó bắt bọn trâu bò phải làm thế :-S
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì sao dơi được xếp vào lớp thú?
Câu 2: Vì sao con người là loài động vật 'tạm' được cho là tiến hóa nhất?

Câu 1: Dơi được xếp vào lớp thú vì nó nuôi con bằng sữa mẹ và có lông mao.

Câu 2:
Vì con người có những đặc trưng khác như là : đặc trưng về kinh tế - xã hội , pháp luật , giáo dục, văn hóa,... ~~> Do con người có cùng hiểu tiếng nói chữ viết và có tư duy trừu tượng.




Tiếp(*)



Câu 1: Vì sao mắt của một số động vật thường sáng trong bóng tối?



Câu 2: Tại sao cú mèo nhìn rõ được mọi vật trong đêm?
 
L

locxoaymgk

Câu 1,mình xin chỉ lấy riêng con mèo:
Trong đêm tối,con ngươi trong mắt mèo mở ra rất lớn ,nó có thể thu nhận ánh sáng rất yếu để tụ lại ở con ngươi.Vì vậy, mặc dù trong đêm tối,mèo vẫn nhìn rõ chuột!
Từ câu trả lời trên ta có thể suy ra cho các loài đọng vật khác!!
P/s: khoảng 2 tuần nữa mới có thể mở được tin nhắn ,thông cảm!!
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?

Câu 2: Vì sao chúng ta không cảm thấy trái đất đang chuyển động?

Câu 3: Vì sao cá voi "hát"?
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao máu của thực vật bậc thấp không có màu đỏ?
vì trong máu của chúng k có hồng cầu như ở loại thực vật bậc cao

Câu 2: Vì sao chúng ta không cảm thấy trái đất đang chuyển động?
do trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này

Câu 3: Vì sao cá voi "hát"?
có thể là để báo hiệu tình hình cho đồng loại hoặc ở những con cá voi đực thì nó hát để tìm kiếm bạn đời của mình(giống như đi ve vãn ế=)))
:-*:-*:-*:-*
 
H

hongnhung.97

Câu 1: Có vẻ đề sai nhỉ ;))
Câu 2: Vì ta quá nhỏ so với trái đất ^^
Câu 3: Cái đó hình như là sóng âm thì phải ;)). Sóng âm có rất nhiều tác dụng ;)) Đây là 1 số vd:
- Thăm dò thức ăn
- Giao tiếp [như 1 ngôn ngữ ^^]
- Tìm kiếm bạn tình...
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao ta thấy ngứa khi vết thương sắp lành?

Câu 2: Vì sao mèo rơi từ trên cao xuống đất không chết?
 
B

bonghongnho_95

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao ta thấy ngứa khi vết thương sắp lành?

Câu 2: Vì sao mèo rơi từ trên cao xuống đất không chết?

Câu 1: Đó là biểu hiện của những vết thương lớn và sâu, còn những vết thương nhỏ sắp khỏi thì không có cảm giác đó.
Giải thích: Muốn chữa khỏi vết thương lớn và sâu (sâu vào bắp thịt và dây thần kinh đó) thì da phải mọc thêm lớp kết đế mới, vết sẹo sau đó cũng như vậy. Huyết quản của tổ chức kết đế mới mọc rất sát nhau, thần kinh mới cũng nằm ở trong đó, rất dễ bị kích thích, nên phát sinh cảm giác ngứa.

Câu 2: Mèo là động vật thích trèo cao, nhảy xa, các cơ quan thăng bằng trong cơ thể hoàn thiện hơn những động vật khác. -> Khi nhảy từ cao xuống, cơ quan thăng bằng của tai trong của mào chuyển ngay cảm giác mất thăng bằng này đến não cùng của nó (là nơi một phần não sau nối với tuỷ sống) -> Não cùng một mặt lập tức đem tin báo lên đại não, mặt khác đem xung động cảm giác truyền đến cơ trơn và xương của tứ chi với tốc độ khẩn trương nhất, từ đó dẫn đến sự vận động của cơ bắp, để cơ thể khôi phục về vị trí bình thường. Như vậy, khi mèo bị rơi từ cao xuống, thì chi trước và chi sau đều đã làm tốt công tác chuẩn bị để chạm đất. Ngoài ra, cái đuôi dài của mèo cũng là cơ quan quan trọng để điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Vì thế, dẫu rơi từ trên cao, mèo cũng không ngã chết vì mất thăng bằng.
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Vì sao vẩy cá có thể phát sáng?

Câu 2: Vì sao hải li phải "đắp đập"?
 
L

locxoaymgk

Câu 1:

Trong lớp da thật và trên dưới những cái vẩy có phân bố rất nhiều tế bào sắc tố và tế bào ánh sáng. Nhưng nếu chỉ có tế bào sắc tố thôi thì không thể làm con cá hiện ra với màu sắc sán lạn như vậy được.

Trong lớp da của cá, còn có một loại tế bào ánh sáng, trong các tế bào này có bao hàm chất phân chim, chất phân rùa là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, chúng tích tụ ở trong tế bào. Khi ánh sáng chiếu đến thân con cá, thông qua sự phản xạ và can thiệp của những tinh thể trong tế bào, ánh hiện lên trước mắt chúng ta liền trở thành ánh sáng lấp lánh như bạc. Cho nên vẩy cá sáng lấp lánh, chủ yếu nhờ tác dụng của các tế bào ánh sáng.
__________________________________
Vì sao hải ly phải đắp đập?
Ở những nơi gần sông nước chảy lưu thông, hải ly xây mấy cái đập kiên cố, để khống chế mực nước mà chúng cần. Nguyên liệu đắp đập là cành cây và sỏi đá. Ở những chỗ có kẽ hở, hải ly dùng đuôi đập nát đất bùn rồi trát kín. Chúng không ngừng sửa chữa và củng cố những đập chắn của mình, nên những chiếc đập này thường rất kiên cố, đến mức 5 - 6 người có thể cùng lúc đi qua mà không bị sập.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom