[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

Ko, trong khi ngủ não hoạt động không kém gì lúc bình thường em ah :)) a cũng chả hiểu tại sao người ít ngủ lại có hiện tượng mệt mỏi ;)) thiếu melatonin chăng ?!? =))

Anh thử so sánh hoạt động lúc nghỉ vs hoạt động lúc ở trạng thái "tỉnh ngủ" đi ;)). Theo ý kiến riêng em hoạt động lúc nghỉ giảm hẳn so với lúc tỉnh anh ah ^^ ~~> giảm bớt được 1 phần nào ;)). [giảm được bao nhiêu hay bấy nhiêu :p]

P.s Nhà mình thử bới móc 1 tí xem là thực ra là sao đi ah ;))
 
H

hongnhung.97

Câu hỏi chủ nhật^^

Câu hỏi chủ nhật^^ đã trở lại
110.gif
.

_______________________________________

186.gif
Câu hỏi kì này
197.gif

Vì sao gọi là "Gà chọi"?

DSC_0706.jpg

________________________________________

Bóc cái tem :"> [Hôm nọ bỏ ~~> Phí :((].

Thực ra không phải ban đầu nó được gọi là gà chọi đâu ah. GÀ CHỌC đó bà con. Nhòm thấy nó chọc lốc... như bị vặt hết lông ý... [hiện tượng hói - bác học :)) ~~> Gà thông minh :x]. Nhưng gọi thế mất thẩm mĩ quá :">. ~~> Bà con đổi thành gà chọi [1 phần cũng là do cách phát âm đó ợ :">]

P.s Bác gà tạo dáng khi chụp hình nhìn oai ghê ;)). Đo đỏ xinh xinh :x
 
L

locxoaymgk

Câu hỏi chủ nhật^^ đã trở lại
110.gif
.

_______________________________________

186.gif
Câu hỏi kì này
197.gif

Vì sao gọi là "Gà chọi"?

DSC_0706.jpg

________________________________________

Bóc cái tem :"> [Hôm nọ bỏ ~~> Phí :((].

Thực ra không phải ban đầu nó được gọi là gà chọi đâu ah. GÀ CHỌC đó bà con. Nhòm thấy nó chọc lốc... như bị vặt hết lông ý... [hiện tượng hói - bác học :)) ~~> Gà thông minh :x]. Nhưng gọi thế mất thẩm mĩ quá :">. ~~> Bà con đổi thành gà chọi [1 phần cũng là do cách phát âm đó ợ :">]

P.s Bác gà tạo dáng khi chụp hình nhìn oai ghê ;)). Đo đỏ xinh xinh :x
Ha ha, Gọi là gà chọi vì nó có rất ít lông.
+ Gà chuyên hay thích gây chiến,"chọi" nghĩa là "chiến"
 
P

p3_l0v3_dbsk

=)) =)) Gà choị vì người ta toàn đem gà đi chọi hay còn gọi là đánh nhau đó,hiiiiiiiiiiiiiii
 
H

hongnhung.97

Tiếp ah...

Câu 1: Vì sao mèo nhảy tư độ cao vài mét mà không bị thương?
Câu 2: Vì sao lúc chạy tim lại đập nhanh hơn?
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì sao mèo nhảy tư độ cao vài mét mà không bị thương?

Mèo trái lại, là động vật thích trèo cao, nhảy xa, các cơ quan thăng bằng trong cơ thể hoàn thiện hơn những động vật khác. Khi nhảy từ cao xuống, cơ quan thăng bằng của tai trong bèn chuyển ngay cảm giác mất thăng bằng này đến não cùng (là nơi một phần não sau nối với tuỷ sống). Não cùng một mặt lập tức đem tin báo lên "bộ tư lệnh" là đại não, mặt khác đem xung động cảm giác truyền đến cơ trơn và xương của tứ chi với tốc độ khẩn trương nhất, từ đó dẫn đến sự vận động của cơ bắp, để cơ thể khôi phục về vị trí bình thường. Như vậy, khi mèo bị rơi từ cao xuống, thì chi trước và chi sau đều đã làm tốt công tác chuẩn bị để chạm đất. Ngoài ra, cái đuôi dài của mèo cũng là cơ quan quan trọng để điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Vì thế, dẫu rơi từ trên cao, mèo cũng không ngã chết vì mất thăng bằng.

Câu 2: Vì sao lúc chạy tim lại đập nhanh hơn?

(*) Khi chạy hay thực hiện các hoạt động mạnh, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu oxi. Khi đó tim sẽ co bóp với tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể.
 
P

pemivip

Đố các em:
1. Con bướm và con ngài khác nhau như thế nào?
2. Côn trùng nhiều "mắt" nhất là con gì?
~Trích Bách khoa tri thức toàn thư thiếu nhi :))~
 
P

pemivip

Anh giải đáp vậy:
1. Quá trình phát triển của con bướm và con ngài giống nhau: đều qua các quá trình phát triển từ sâu, nhộng mà thành. Hai con có bề ngoài rất giống nên nếu không để ý thì sẽ dễ bị nhầm lẫn, nhưng điểm khác nhau của chúng thì rất rõ ràng.
Thân mình của bướm gầy và dài, hai cánh rộng, bay lên như múa lượn, lúc đậu hai cánh khép lại ở phía sau lưng, đôi cánhn trước ở trong, đôi cánh sau ở ngoài, có lúc lay động khe khẽ. Thân mình con ngài ngắn hơn và to hơn con bướm, tốc độ bay cũng nhanh hơn, cứ lao vun vút, khi đậu hai cánh để nghiêng như mái nhà ngói.
Phía trước đầu của con bướm có một đôi xúc giác gốc nhỏ, đầu to như cây gậy bóng chày, râu xúc giác của con ngài thì to, đầu nhỏ, như cái đuôi ngựa. Ngoài ra, con bướm hoạt động ban ngày, mà con ngài thì hoạt động ban đêm nhiều hơn. Chủng loại của con ngài cũng nhiều hơn rất nhiều so với chủng loại của loài bướm.
2. Côn trùng đều có mắt phụ, mắt phụ là loại mắt mà riêng loài động vật chân khớp mới có. Nó gồm rất nhiều mắt con tạo thành, mỗi mắt con chỉ cảm nhận được một bộ phận của hình tượng. Mắt phụ là do các mắt con hình lục giác xếp như tổ ong tạo thành, nên có thể tập trung tất cả các hình ảnh nhìn được ở mắt con, tạo nên hình ảnh hoàn chỉnh. Nó còn có thể quan sát vật ở khoảng cách xa mà không phân biệt phương hướng.
Cho nên nói côn trung nhiều "mắt" là để chỉ nhiều "mắt con", chứ không phải nói là có nhiều mắt nhất.
Trong các loại côn trùng, mắt con của chuồn chuồn là nhiều nhất. Đôi mắt phụ của chuồn chuồn rất phát triển, dường như chiếm một nửa đầu. Một bên mắt của chuồn chuồn gồm hơn 28000 mắt nhỏ tạo nên. Mắt con càng nhiều thì nhìn vật càng rõ. Những mắt con này thường con người không nhìn thấy được, phải nhìn kính hiển vi mới thấy được. Ngoài ra, đầu của nó có thể cử động tuỳ thích, điều đó làm cho chuồn chuồn có thể mở rộng phạm vi nhìn của nó. Trong khi bay, chuồn chuồn có thể nhìn chính xác các bộ phận của một con côn trùng trong tầm ngoài 9m, nó còn có thể nhìn rõ đồng loại bay trong khoảng cách 1 km.

Tiếp:
1. Tại sao chuồn chuồn điểm nước?
2. Vì sao nhện không bị mắc vào cái mạng của nó?
 
T

thienthannho.97

1. Tại sao chuồn chuồn điểm nước?

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chuồn chuồn đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước. Trên thực tế, kiểu "đạp nước" này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn.

Chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng không giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng. Các loại ấu trùng như loài phù du hoặc loài côn trùng hút nhựa cây... ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Loại ấu trùng của chuồn chuồn, chúng ta gọi nó là "ấu trùng sống dưới nước", sau khi ấu trùng sống dưới nước trưởng thành từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn.

2. Vì sao nhện không bị mắc vào cái mạng của nó?

(*) Vì mạng nhện chính là nhà của nhện, nên nhện tự biết cách để không bị dính. Giống như người nhà mình thì sẽ có chìa khóa để vào nhà.
 
H

hongnhung.97

Tiếp ah ^^:
Câu 1: Vì sao gà trống lại gáy?
Câu 2: Vì sao con người có nhiều màu da khác nhau?

P.s Câu hỏi tự bịa nên chắc là không chính xác lắm ah :p
 
T

thienthannho.97


Câu 1: Vì sao gà trống lại gáy?
gatrong.png


Ngày xưa, gà trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của gà trống.

Một hôm, gà đang đi dạo trong rừng thì gặp công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn gà thì vô tình không biết sự mong ước của công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho công thấy. Khiến công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.
Đến ngày kia, công chợt nghĩ ra một kế để gạt gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng gà:
- Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.
- Gà ngắm nghía công rồi nói:
- Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.
Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:
- Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.
Gà vui khi nghe công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với gà ngay lập tức. Trước khi chia tay với gà, công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.
Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:
- Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..
Và cũng từ đó đến nay, công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn gà trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong công nghe mà trả lại áo cho gà.




Câu 2: Vì sao con người có nhiều màu da khác nhau?

Thực ra, gen di truyền của chúng ta đều giống nhau và tất cả mọi người đều có làn da tối màu khi tổ tiên loài người lần đầu tiên xuất hiện vào hàng triệu năm trước. Điều quyết định màu da con người là một hắc sắc tố gọi là melanin.
14.png


Tất cả chúng ta được sinh ra với một lượng melanin nhất định trong da và số lượng các sắc tố này không thể nào thay đổi ngay cả khi chuyển đến sống tại một nơi khác trên thế giới. Mọi biện pháp can thiệp để làm thay đổi số lượng melanin sẽ khiến da xuất hiện những vết loang lổ sậm màu rất xấu xí.
24.png


138.jpg


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài người có nguồn gốc bắt nguồn từ châu Phi. Tại khu vực cận xích đạo này, mặt trời luôn chiếu sáng với một cường độ dữ dội. Tuy tia tử ngoại trong ánh nắng có tác dụng lớn trong việc giúp cơ thể sản sinh ra vitamin D làm tăng cường sức đề kháng nhưng sẽ là không có lợi nếu tiếp xúc quá lâu với chúng. Và chính lượng melanin có tác dụng như một lớp màng bảo vệ da khỏi những tác động có hại của tia nắng mặt trời tuy nhiên nó làm làn da chúng ta có một “lớp áo” khá tối màu.

224.jpg


Như vậy là vào thời cổ xưa, màu da của chúng ta đều sậm màu như nhau cho đến khi con người bắt đầu chia nhóm và di cư đến những vùng đất mới để sinh sống. Tại những vùng xa xích đạo, mặt trời chiếu sáng ít hơn nên cơ thể con người cũng tiến hóa để thích ứng với môi trường sống mới. Bên cạnh đó, theo thời gian màu da của chúng ta cũng dần dần sáng lên qua các thế hệ. Và chúng ta bắt đầu thấy rõ được sự khác biệt về màu da của các dân tộc khác nhau sinh sống trên toàn thế giới.

Hiện tượng này được gọi là "quy luật Groger". Theo đó, người dân tại những vùng gần xích đạo hơn bao giờ cũng có màu da thẫm hơn. Quy luật này không chỉ áp dụng cho con người mà với mọi sinh vật sống trên hành tinh.

321.jpg




Tiếp nào:x

Câu 1: Vì sao mắt có nhiều màu khác nhau?
Câu 2: Vì sao da chúng ta sạm đi vào mùa hè và trắng hơn vào mùa đông?
 
P

p3_l0v3_dbsk






Tiếp nào:x

Câu 1: Vì sao mắt có nhiều màu khác nhau?
Màu sắc của tròng mắt được quyết định bởi sắc tố có tên là melanin. Chất này cũng có trong tóc và da của người với hàm lượng khác nhau. Việc có ít hay nhiều melanin trong tròng mắt sẽ quyết định xem mắt của người có màu gì (đi từ vàng – nâu cho tới nâu đậm- đen). Càng nhiều melanin thì màu mắt lại càng đậm, trong khi những người có ít melanin hơn sẽ có màu mắt xanh.

Câu 2: Vì sao da chúng ta sạm đi vào mùa hè và trắng hơn vào mùa đông?
vì mùa hè tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều còn mùa đông thỳ mặc áo kín nên không tiếp xúc với ánh mặt trời
 
T

thienthannho.97

Câu 2: Vì sao da chúng ta sạm đi vào mùa hè và trắng hơn vào mùa đông?

(*) Vào mùa hè, lượng melanin trong da chúng ta sẽ phân bố đều khắp cơ thể để bảo vệ da phần nào khỏi tác động của của mặt trời và làm da chúng ta trở nên sậm màu hơn, điều mà chúng ta thường gọi là rám nắng.

(*) Còn mùa đông, khi lượng melanin được phân bổ ít hơn trông làn da của chúng sẽ trở nên sáng và trắng hơn.
 
A

azuredragonzx






Tiếp nào:x

Câu 1: Vì sao mắt có nhiều màu khác nhau?
Màu sắc của tròng mắt được quyết định bởi sắc tố có tên là melanin. Chất này cũng có trong tóc và da của người với hàm lượng khác nhau. Việc có ít hay nhiều melanin trong tròng mắt sẽ quyết định xem mắt của người có màu gì (đi từ vàng – nâu cho tới nâu đậm- đen). Càng nhiều melanin thì màu mắt lại càng đậm, trong khi những người có ít melanin hơn sẽ có màu mắt xanh.

Câu 2: Vì sao da chúng ta sạm đi vào mùa hè và trắng hơn vào mùa đông?
vì mùa hè tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều còn mùa đông thỳ mặc áo kín nên không tiếp xúc với ánh mặt trời
Sắc tố quy định màu mắt là eumelanin (1 dạng melanin chuỗi dài) do các melanocyte ở lòng đen tiết ra :khi:
Iris_close-up.jpg
 
T

thienthannho.97

locxoay trả lời đúng rồi ^^

Tiếp nào:x

(*) Vì sao muối không tốt cho người bị bệnh tim mạch?
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom