[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
T

traitimbangtuyet

trước tê gấu ta màu trắng nên rất tự tin , một hôm gây chiến với họ nhà chuột jerry , k biết sao con chuột nó cho 1 quả bom , nhưng gấu trắng rất ngốc nên cầm tưởng đồ ăn nên khi nó nổ khuôn mặt nó đen xì kể cả thân người luôn !! hậu quả là từ quả bom của chuột jerry thả quá ok , nhưng mà chuột nó cũng bị thả bom nên cả 2 đều có màu đen_hì :p
 
C

ca_noc

do ăn mật nên bị ong chích, chích nhiều quá chỗ da nó thâm lại nên có màu đen. người ta thấy đen nên gọi là gấu đen :D
 
H

hongnhung.97

Tiếp ah:
Câu 1: Vì sao cá heo có thể vừa ngủ, vừa... bơi?
Câu 2: Vì sao con người không bất tử?
 
T

thienthannho.97

Tiếp ah:
Câu 1: Vì sao cá heo có thể vừa ngủ, vừa... bơi?
Câu 2: Vì sao con người không bất tử?

Câu 1: Loài cá heo chỉ ngủ với một nửa bộ não và nửa còn lại sẽ điều khiển các hoạt động ~~> Cá heo có thể vừa ngủ, vừa ...bơi.
Nhiều người cho rằng cá heo bơi như vậy là do tính không đối xứng trong não, song nhà khoa học Thụy Điển Paul Manger thuộc Trường đại học Stockholm lại cho rằng loài cá heo ở Bắc bán cầu bơi ngược chiều kim đồng hồ trong khi cá heo ở Nam bán cầu lại bơi theo hướng ngược lại.
Trong những ngày theo dõi loài cá heo ở Nam Phi, ông và đồng nghiệp còn phát hiện những con cá heo ở Nam bán cầu đã sử dụng ít nhất 86% thời gian bơi di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Điều này cho thấy phương hướng bơi của chúng có thể còn tùy thuộc khu vực bán cầu nào và chịu sự chi phối của các lực tác động của Trái đất.
 
C

conlocmaudacam98

(Sức Khỏe & Đời Sống)
Cuộc sống và cái chết đã được lập trình sẵn bởi gene di truyền, tựa như trong mỗi chúng ta đã có sẵn “đồng hồ” ấn định tuổi thọ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự sống chết của con người được kiểm soát bằng con số 50 nghiệt ngã.

Có ý kiến cho rằng đời người là một khối lượng vật chất, tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết; hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngừng lại. Nhiều người lại cho rằng tất cả là do gene.

Con số 50 nghiệt ngã

Theo một số nhà khoa học, sự điều hòa chức năng, kể cả sự lão hóa được kiểm soát không phải bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt vốn có của toàn cơ thể mà rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Bằng chứng là phát kiến năm 1961 của tiến sĩ Hayflik ở Đại học Tổng hợp Florida (Mỹ). Trước đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng tế bào trong các mô nuôi cấy có số lần phân chia không hạn chế, tức là bất tử. Nhưng Hayflik đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới bất tử, còn các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 + 10 lần rồi chết đi. Nếu ta dùng nhiệt độ rất thấp để làm ngừng phân chia, rồi một thời gian sau hoạt hóa trở lại, nó vẫn nhớ số lần phân chia trước khi ngừng và tiếp tục cho đến con số giới hạn. Hayflik đã làm đông lạnh loại tế bào đã chia được 30 lần. Sau khi rã đông, chúng chỉ thực hiện có 20 lần chia nữa rồi ngừng lại. Hiệu ứng này về sau được mang tên Hayflik. Tác giả của phát minh này cũng như nhiều nhà khoa học khác một thời gian dài sau đó không giải thích được nguyên nhân hành động này của tế bào.

Chuỗi xoắn kép so le

Phân tử ADN được cấu thành từ hai chuỗi xoắn polynucleotit, chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia. Chúng được hai nhà khoa học trẻ Watson và Crick tìm ra và đem lại giải Nobel cho họ.

Cho đến năm 1973, nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô cũ) đưa ra giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia tế bào, phân tử ADN (acid dezoxyribonucleic) lại ngắn đi một ít. Khi sự rút ngắn này đụng đến một gene quan trọng cho sự sống thì tế bào chết. Ông giải thích: Các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới. Hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó, giống như miếng da lừa của chàng họa sĩ trong tiểu thuyết cùng tên của Banzac (đại văn hào Pháp) biết thực hiện lời nguyện của chàng, nhưng cứ sau mỗi lần ước là miếng da lại co nhỏ đi.

Sự co ngắn không tránh khỏi của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”. Ông giải thích hiện tượng này như sau: Các chuỗi ADN con được tạo thành do di chuyển của men ADN-polymeraza dọc theo chuỗi mẹ. Các trung tâm nhận biết và trung tâm xúc tác của men này nằm cách nhau. Khi trung tâm nhận biết (ví như đầu tàu hỏa) đi đến chuỗi ADN mẹ thì trung tâm xúc tác (toa cuối đoàn tàu) ngừng ở cách đoạn cuối ADN một khoảng và khoảng còn lại đó không được sao chép. ADN còn bị thu ngắn là do việc tổng hợp các chuỗi sao chép được bắt đầu với những phân tử ARN (acid ribonucleic) ngắn. Sau khi tổng hợp xong, chuỗi sao chép ARN được loại ra, vì vậy bản sao thường ngắn hơn bản gốc.

Thước đo cuộc đời

Hiện tượng “co mép lề” ADN đã diễn ra như thế nào, cho đến nay các phương tiện thực nghiệm chưa cho phép khẳng định chính xác. Nhà khoa học nữ Barbara Mc Clintock, người từng được giải Nobel về y học, khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể (có trong nhân tế bào, được tạo thành từ ADN, ARN và protein) trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi bị phân chia ra.

Nhà khoa học Herman Muller cũng có những nhận định tương tự khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Và Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp, telo có nghĩa là cuối, còn meres là phần). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết, chiều dài của telomeres tỷ lệ với tuổi thọ này không? Nhiều phòng thí nghiệm ở Mỹ và một số nước hiện đang lao vào tìm lời giải đáp.

Các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Ngày nay, với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN, làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào. Người có tuổi càng cao thì telomeres của họ càng ngắn. Theo tính toán, telomeres của nguyên bào sợi người, nơi sản sinh ra chất colagen, cứ mỗi năm mất khoảng 20 phân tử. Khi các telomeres trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Hậu quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo” chuẩn xác tuổi thọ của các tế bào. Thậm chí nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra, telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Có lẽ không lâu nữa, khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời”, bản chất của vấn đề tuổi thọ để tìm cách tăng thời gian sống cho loài người.:D
Nguồn:vietbao.vn
 
H

hongnhung.97

Tiếp ah ^^

Câu 1: Vì sao báo có đốm, cọp có vằn?

Câu 2: Vi sao 2 mắt cá Thờn Bơn chỉ nằm 1 bên?
 
T

thienthannho.97

Câu 1:
Vì bộ lông của hai loài này là bộ lông đặc biệt của dòng họ nhà mèo, có ít nhất 3 loại gien khác nhau liên quan đến sự xuất hiện của những vết đốm, vết vằn và các dấu hiệu khác trên những loài mèo nhà.
Câu 2:
Vì mắt phía dưới do sợi dây mềm dưới mắt không ngừng căng lên, làm cho mắt chuyển động về phía trên, qua sống lưng tới vị trí song song với con mắt vốn có ở đó. Khi đã đến chỗ thích hợp, mắt không di chuyển nữa mà cố định lại.
~~> Hiện tượng hai mắt mọc cùng một bên là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường.

Tiếp

(*) Vì sao mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa?
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

vn2z.net said:
Cho dù các con ong mà ong chúa sinh ra và nuôi dưỡng có cả ong cái, nhưng ong chúa đã tiết ra
một chất đặc biệt để nhằm chế ngự sự phát dục về giống cái của các con ong này, để biến chúng thành ong thợ
Tiếp nào: Vì sao nhiều con ếch chỉ có 3 chân?
 
T

thienthannho.97

Suốt từ năm 2006-2008, các nhà khoa học tại Đại học Plymouth (Anh) đã đặt nhiều máy ghi hình theo dõi loài ếch. Kết quả ghi nhận được như sau: khi còn dưới dạng nòng nọc, ếch đã bị một loài chuồn chuồn ăn thịt có tên drygonfly nymph tấn công. Tuy nhiên, cơ thể của loài drygonfly nymph không quá lớn để có thể ăn sạch một con nòng nọc mà chỉ cần một bộ phận nhỏ, đó là lý do vì sao ếch con bị mất một chân.

Tiếp
(*) Vì sao mình nhím có nhiều gai?

---------------------------------------
 
H

hongnhung.97

Để tự vê ^^ [1 cơ chế thích nghi với đời sống của động vật]

Tiếp nào: Vì sao cua bò ngang?
 
C

conlocmaudacam98

Hãy úp sấp bàn tay của bạn xuống mặt bàn và tưởng tượng rằng đó là một… nửa con cua. Mu bàn tay là mai cua, các ngón tay của bạn là chân cua. Di chuyển tay về phía trước. Bây giờ hẳn bạn đã hình dung ra cách cua đi ngang.

Loài cua được bọc trong một bộ xương ngoài có tác dụng bảo vệ chúng trước kẻ thù. Tuy nhiên, cái giá phải trả là các chân trên của chúng bị hạn chế cử động. Càng tiến hóa nhiều, xương ngoài của cua càng có tác dụng bảo vệ hơn và chân cử động càng ít hơn. Trông thì buồn cười thật, nhưng có thế cua mới sống được.

Cụ thể, chân cua gắn vào mình nó, cũng giống như ở con người chúng ta vậy. Song thật không may cho anh chàng “8 cẳng 2 càng” này là trong khi tay người có rất nhiều khớp (vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay) cho phép chúng ta cử động được thoải mái thì cua lại có rất ít khớp. Và các khớp chân ấy cũng không được linh hoạt lắm. Chúng chỉ hơi gập lại theo hướng trước - sau.

Để dễ hiểu, bạn cứ hình dung như thế này: Chân cua cũng tương tự như ngón tay người, chỉ có thể di chuyển dọc mà rất hạn chế theo chiều ngang. Như vậy, cua đi ngang là do nó đã chấp nhận hy sinh sự linh hoạt của chân, đổi lại được bảo vệ khỏi kẻ thù.
 
H

hongnhung.97

Để phân tán trọng lượng ~~> Dễ đi trên tấm lười nó giăng ra ^^ [đoán thui ah :p]

Tiếp nào: Vì sao rắn phải lột xác để lớn lên?
 
T

thienthannho.97



Tiếp nào: Vì sao rắn phải lột xác để lớn lên?

(*)Vì lớp vỏ vẩy cứng phía ngoài không lớn theo cùng với rắn, nên cứ khoảng hai ba tháng khi thân hình rắn lớn lên, lớp vỏ sẽ trở nên chật chội, rắn sẽ lột bỏ vỏ cũ thay lớp vỏ mới. Mỗi lần lột xác như thế là nó lại lớn thêm lên một tí.

Tiếp nào: Vì sao cá biết bơi?


 
A

asroma11235

(*)Vì lớp vỏ vẩy cứng phía ngoài không lớn theo cùng với rắn, nên cứ khoảng hai ba tháng khi thân hình rắn lớn lên, lớp vỏ sẽ trở nên chật chội, rắn sẽ lột bỏ vỏ cũ thay lớp vỏ mới. Mỗi lần lột xác như thế là nó lại lớn thêm lên một tí.

Tiếp nào: Vì sao cá biết bơi?



Đó là do cấu tạo của loài cá để chúng thích nghi với môi trường dưới nước :D

Vì sao con cua không bò thẳng được?
 
H

hongnhung.97

- asroma11235: bổ sung tẹo ;)). Theo mình không chỉ là thích nghi với môi trường nước mà cần phải nói rõ là thích nghi với việc di chuyển = cách bơi lội trong nước [vây + động tác...]. Mình bổ sung vậy vì nếu chỉ nói là thích nghi với môi trường nước thì các loài tôm, cua, trai, ốc...
Với thực trạng hiện nay, con người đang hàng ngày, hàng giờ thải bỏ ra môi trường hàng loạt những sản phẩm gây ra ô nhiễm trầm trọng, đi kèm với việc thiếu biện pháp xử lí.
vd: Nước thải không qua xử lí đổ thẳng ra sông, hồ, ao, suối; chặt cây phá rừng; ....
 
C

conlocmaudacam98

Vì giời sinh ra con người đã thế chị ạ=)).........................................................................
OK.Tại sao da chúng ta phân biệt,cảm giác được nhiệt độ,trạng thái của các vật khi sờ vào???
 
H

hongnhung.97

Vì sao con người cần có bạn bè?
Con người cần có bạn bè. Vì con người là độc vật cấp cao. Con người có những bản năng hơn hẳn các loài động vật khác. Trong số đó, con ngừơi có tư duy trừu tượng, có nhiều cảm xúc, có tiếng nói, có chữ viết. Đồng thời, để hòa nhập, để không tách biệt khỏi xã hội ~~> Con ngừoi cần 1 người bạn :x

Tại sao da chúng ta phân biệt,cảm giác được nhiệt độ,trạng thái của các vật khi sờ vào???
Nhờ dưới lớp da của chúng ta có các cơ quan thụ cảm tiếp nhận các luồng thông tin ~~>truyền xung thân kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung tâm thần kinh ~~> từ trung ương lại truyền 1 xung thần kinh khác theo dây thần kinh li tâm đến cơ quan. rồi 1 luống thông tin khác truyền về để xác nhận ~~> Tóm lại là nhờ sự vận động phức tạp của thần kinh + sự tiếp nhận kích thích của cơ quan thụ cảm ~~> Nôm na là thế ^^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom