[Sinh học 6] Các cây thuốc và công dụng của chúng

H

hongnhung.97

Cây gai, cây thuốc quý của chị em

Cây Gai còn có tên là Gai làm bánh, trữ ma... Cây được trồng khắp nơi để lấy sợi, hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh Gai ăn rất ngon, sợi trước đây dùng làm dây Gai và còn được dệt làm lưới đánh cá.

images


Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1-2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7-15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.
Rễ Gai có tác dụng lợi tiểu, thu liễm, an thai. Chữa lâm lậu, thoát giang, ruột bị phong, đại tiện ra máu, bị chấn thương có ứ huyết, phong thấp tê bại, bạch đới hay xích đới. Còn chữa *** ra máu, hậu môn sưng đau, viêm tử cung.
Trong nhân dân, thường người ta dùng rễ và lá Gai để chữa các bệnh sau:
Phụ nữ có thai bị đau bụng ra huyết dọa sẩy
Bài 1: Lấy rễ cây Gai mới hái, hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô lại còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày, uống 1-2 ngày lá có hiệu quả.
Bài 2: Rễ Gai 2 phần, cành tía tô 2 phần và thêm 1 phần ngải cứu (mỗi phần chừng 4g), thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước cô còn 1/4 uống làm một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì thêm 10g lá huyết dụ.
Bài 3: Rễ Gai tươi 4 phần, lá ngải cứu 1 phần, tía tô 1 phần (mỗi phần chừng 12-13g) sắc với nước uống trong ngày.
Phụ nữ bị sa tử cung: Rễ Gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3-4 ngày.
Đi tiểu ra máu: Lấy 15-20g lá Gai sắc nước uống trong ngày.
Đi tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ Gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ (mỗi thứ 16g). Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc cô lại còn 1/4 (250ml) chia 2 lần uống trong ngày.
Làm mụn nhọt giảm sưng đau chóng mưng mủ: Lấy rễ Gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát dùng đắp. Dùng 1-2 ngày. Ngoài ra người ta còn dùng lá Gai tươi sạch, giã nát để đắp băng vào vết thương cầm máu.


(health.vnn.vn)
 
H

hongnhung.97

Rau đắng

Rau đắng đất, Rau đắng lá vòng - Glinus oppositifolius (L) Dc, thuộc họ Rau đắng đất - Molluginaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân cành nhẵn, mọc bò lan. Lá mọc vòng 2-5 lá không đều nhau, có khi 6 lá, hình mác hẹp, dài 2-2,5cm, có một gân chính. Lá kèm rất nhỏ, rụng sớm. Hoa màu lục nhạt có cuống dài, tụ họp 2-5 cái ở nách lá. Hoa không có cánh hoa. Nhị 5, nhuỵ có 3 vòi nhuỵ. Quả nang. Hạt hình thận.

Mùa hoa quả tháng 4-7.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Glini Oppositifolii.

Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Ðộ - Malaixia mọc hoang trên cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, hố hồ, ruộng từ Nam Hà tới các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu háo cây quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá cây chiết bằng cồn ethanol, thu được spergulagenin A. một sapogenin triterpenoid bão hoà, trihydroxy-cetone.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hoá, khai vị,kháng sinh, lợi tiểu và nhuận gan.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Trong nhân dân, Rau đắng đất được dùng thay rau má trong "toa căn bản" làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. Thường ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây sắc nước uống trừ sản dịch, lại dùng giã ra thêm tí dầu thầu dầu hơ nóng làm thuốc đắp trị đau đầu. Dùng dịch lá cây để đắp trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa.
Nhân dân ta có dùng cây đem đốt thành tro dùng ngâm lấy nước gội đầu.

Ðơn thuốc:

1. Cao thuốc trị các bệnh đau vàng da, chậm tiêu, lói bù tay mặt, nổi u nhọt mày đay: Dây *** quạ 1 thúng, Rau đắng đất 1 thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác, nấu nước thành cao, thêm đường hoặc mật nấu cho đặc, để lâu được. Mỗi sáng, trưa và tối 1 muỗng cà phê (Kinh nghiệm thời kháng chiến chống Pháp).

2. Thanh can giải độc: Rau đắng 6g, Nhân trần (Bồ bồ) 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau má 6g, Ké đầu ngựa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, Muỗng trâu 6g rễ tranh 6g, Sài đất 6g. Cam thảo 3g sắc uống hoặc tán bột, luyện viên uống (Lương y Ðỗ Văn Tranh, An Giang).

Nguồn: lrc-tnu.edu.vn

__________________________

Hỏi: "Tôi nghe nói rau đắng có thể chữa được chứng tiểu buốt và giải độc nhưng không rõ cách dùng. Xin bác sĩ vui lòng hướng dẫn chi tiết về liều lượng và cách dùng".

Đáp:
Rau đắng còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. Tên khoa học Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Cây cỏ nhỏ, mọc bò, thân và cành mọc tỏa tròn gần sát mặt đất, màu đỏ tím, đôi khi mọc cao tới 10-30 cm. Lá nhỏ, mọc so le, có bẹ chìa. Phiến lá dài 1,5-2 cm, rộng 0,4 cm. Hoa nhỏ, màu hồng tím, mọc tụ từ 1 đến 5, thường 3-4 hoa ở kẽ lá. Quả ở cạnh, chứa một hạt đầu đen. Mùa hoa từ tháng 5-6, kéo dài suốt mùa hè.

Theo A. Pételot (1954), cây không thấy mọc ở Việt Nam mà chỉ thấy bán cây khô tại các hiệu thuốc Đông y và nhập của Trung Quốc. Nhưng thực tế đã phát hiện thấy cây mọc ở nhiều tỉnh, thành như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang và ngay cả Hà Nội, tại những nơi ẩm như ruộng bỏ hoang, lòng suối cạn, có người trồng một số ít quanh nhà dùng làm thuốc. Trồng bằng hạt cây non. Thường người ta thu hái toàn cây (cả rễ) vào mùa xuân và mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Trong tài liệu cổ, rau đắng (biển súc) có vị đắng, tính bình, không độc; tác dụng lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, ác thương. Trong nhân dân: Rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, sỏi thận, giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da. Ngày dùng 6-12 g (khô) dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tươi, sao khô rồi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc có rau đắng:

Ngày uống 12 g rau đắng phơi hay sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn.

Rau đắng khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8 g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện, tiểu buốt.

(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)

 
H

hongnhung.97

Chữa ngộ độc thực phẩm bằng rau mác

Theo y học cổ truyền, rau mác có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, giảm đau, trừ thũng.

Dùng trong
Chữa ngộ độc thực phẩm: Rễ củ rau mác 50-100g cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày.
Chữa khí hư, ho ra máu: Rễ củ 30g giã nhuyễn, trộn với mật ong, hấp cách thủy cho chín, ăn lúc nóng.
Chữa phù thũng: Cả cây rau mác phơi khô 20g, phối hợp với rễ thủy xương bồ 12g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa rắn cắn: Lá hoặc rễ củ rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp xung quanh vết cắn.

Dùng ngoài
Chữa hôi nách: Lá non rau mác rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nách, băng chặt trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bỏ ra, rửa sạch và xát ít nước vắt quả chanh vào nách.
Chữa ngứa: Rễ (củ) rau mác và củ mài (lượng bằng nhau) cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, xoa hằng ngày.
Hoa rau mác cũng được dùng làm thuốc sáng mắt, chữa trĩ, nhọt mủ.

Theo Sức khỏe & đời sống
Việt Báo
 
Top Bottom