[Sinh học 6] Các cây thuốc và công dụng của chúng

Q

quynhtrang1996

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngô Đồng.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.





Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE. Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 - 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 - 8mm, màu đỏ tưi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.

Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.

Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.

Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.

Cách dùng:

Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.

Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 - 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 - 5 ngày rồi tháo mủ.

Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 - 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.

Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phơi thận trọng khi dùng.



 
N

nguyenhoangthuhuyen

Công dụng của mãng cầu
Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của mãng cầu đều có giá trị sử dụng:
- Rễ cây mãng cầu có công dụng như thuốc tẩy giun, vỏ rễ cây như một thuốc giải độc.
- Thân cây mãng cầu có hàm lượng xenlulô từ 65 – 76%, là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho ngành công nghiệp giấy. Tại Tây Ấn Độ, nước sắc cành non, nước sắc lá được dùng chữa tổn thương ở bàng quang, ho, tiêu chảy, chứng khó tiêu, thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ phụ nữ khi sinh con.
- Nước ép từ lá mãng cầu để chữa say rượu tại Guiana (thuộc Anh) dùng để trị giảm đau, trị chứng co thắt tại Ecuador. Tại Châu Phi nước lá còn được dùng để tắm làm hạ sốt cho trẻ em. Tại Hà Lan, lá mãng cầu được cho vào bao gối, hoặc khăn trải giường để hy vọng có một giấc ngủ ngon. Nhai lá mãng cầu đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất vết sẹo lồi. Lá mãng cầu giã thành bột nhão làm thuốc đắp chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp. Nhựa lá mãng cầu non có tác dụng kích thích nhanh lên da non.
- Hoa mãng cầu được tin là làm giảm nhẹ bớt chứng viêm chảy (catarrh).
- Trái mãng cầu được dân vùng đảo Virgin dùng làm mồi để đánh bắt cá, bột thịt trái xanh có tác dụng làm se mặt vết thương, nước sắc trái xanh chữa bệnh lỵ, nước ép của trái chín được xem như một phương thuốc lợi tiểu, giúp chữa bệnh huyết niệu,…
- Bột của hột cũng như nước sắc của lá có công dụng như một loại thuốc diệt chấy rận. Bột hạt mãng cầu pha với rượu rum cho một chất gây nôn mạnh.
Trong mãng cầu dai có chứa nhiều đường, Calci, Phospho, rất giàu các loại vitamin. Về mặt hương vị và về cả giá trị dinh dưỡng, mãng cầu dai xứng đáng được xếp vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị.
Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong 100g phần ăn được của mãng cầu so với chuối sứ và xoài (không tính vỏ, hạt, lõi…)
p/s: lớp em có nhỏ bạn tên Na, toàn trêu nó là mãng cầu tây^^:x
 
T

tuntun301

Cây bèo tây, một kháng sinh giảm đau rất quý
news_2202images.jpg

Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình. Tên khoa học: Eichhornia crassipes thuộc họ: Bèo tây – PONTEDERIACEAE.

Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh, nhanh hơn cả rau muống trồng dưới nước, lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình, vì thế có nơi còn gọi là bèo Lộc bình tươi và đẹp. Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn. Quả mang.
Trong những tháng năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi chúng tôi công tác ở tiểu đoàn quân y F325 đánh Mỹ ở miền tây Khe Sanh (Bắc Quảng Trị), thấy có nhiều thương binh (TB) bị nhiều vết xây xước chẩy máu hoặc sưng tấy đỏ đau, nhiều anh chị em thanh niên xung phong hỗ trợ cáng khiêng thương bệnh binh nói ngay “Đi tìm cây Bèo tây ở khe suối, ruộng lầy về rửa sạch giã nát cho ít muối vào và đắp lên, hết viêm ngay”
Kinh nghiệm trong nhân dân và các anh chị thanh niên xung phong đánh Mỹ đã giúp chúng tôi xử lý 100% số TB nhẹ do vết thương chợt da sưng viêm cục bộ bằng Bèo tây giã nát trộn với muối để đắp lên vết sưng đau. Nhờ có Bèo tây, những chỗ đang nung mủ thì thu nhỏ lại, chỗ nào sưng to có mủ thì vỡ mủ ra và chúng tôi tiết kiệm được một số thuốc kháng sinh Tây y, để dành cho điều trị thương bệnh binh nặng hơn.
Sau này có điều kiện, chúng tôi nghiên cứu thêm tác dụng của Bèo tây trên lâm sàng chữa các vết viêm (sưng) lở loét trên da loại nhẹ như một kháng sinh kháng phổ rộng và kết quả thu được là khả quan.
Liều lượng tuỳ thuộc nơi viêm (sưng) trên da của bệnh nhân. Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 90/00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào.
Hiện nay, nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, chưa mua nổi Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng các cây, con thuốc Nam như cây Bèo tây là rất có lợi, vừa rất ít tác dụng phụ lại không tốn tiền, ở đâu cũng có. Nó vừa là thức ăn nuôi heo (lợn), lại còn tác dụng như một kháng sinh chống viêm, giảm đau rất tốt.

 
H

hiensau99

10 công dụng tuyệt vời của nước chanh

Chanh có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Trong nước chanh có chứa khoảng 5% axít xitric – thành phần chính tạo nên vị chua ở chanh.

Ngoài ra, chanh còn là nguồn dồi dào vitamine C, vitamine B, vitamine B2, chất khoáng, canxi, phốt-pho, ma-giê cũng như protein và các loại hợp chất hydrat-carbon khác. Dùng nước chanh thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích:

1. Tốt cho bao tử: Theo các chuyên gia, uống nước chanh nóng có thể giúp tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và tẩy trừ các loại vi khuẩn có hại cho bao tử. Ngoài ra, nước chanh còn chữa chứng táo bón và trị nấc cụt; là nguồn cung cấp chất bổ cho gan, giúp gan sản xuất ra nhiều mật, tăng cường quá trình tiêu hóa; giúp giảm việc hình thành đờm dãi trong hệ hô hấp.

2. Làm đẹp da: Chanh đã được biết đến như một loại thuốc khử trùng tự nhiên hiệu quả, giúp trị một số vấn đề liên quan đến da. Chanh là loại trái cây dồi dào vitamine C, có tác dụng tăng cường vẻ đẹp của cơ thể bằng việc làm trẻ hóa làn da và làm hồng hào, tươi tắn da mặt. Chanh đóng vai trò như loại thuốc chống lão hóa.

3.Chăm sóc răng, miệng: Nước chanh còn được sử dụng trong việc chăm sóc răng, miệng. Khi đắp miếng bông gòn tẩm nước chanh lên chiếc răng bị đau, có thể ngăn chặn cơn đau. Nó còn giúp ngăn chảy máu nướu bằng cách bôi và chà xát nước chanh lên vùng nướu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nước chanh còn giúp làm giảm chứng hôi miệng và các vấn đề khác liên quan đến nướu.

4.Trị viêm họng: Chanh là một loại trái cây tuyệt vời giúp chống lại các chứng viêm họng, đau họng và viêm amidan vì đặc tính sát khuẩn của nó. Để trị chứng đau họng, bạn hãy pha loãng một ít nước chanh trong nửa ly nước và súc miệng thường xuyên.

10 công dụng tuyệt vời của nước chanh, Sức khỏe, chanh, công dụng, sức khỏe
Chanh mang lại cho bạn nhiều lợi ích

5. Giúp giảm cân: Một lợi ích tuyệt vời nữa của việc uống nước chanh là giúp những người béo phì giảm cân nhanh. Hỗn hợp nước chanh hòa với nước ấm và mật ong, là bài thuốc hay giúp giảm cân.

6.Tầm soát chứng cao huyết áp: Nước chanh có tác dụng tốt với những người có các vấn đề về tim vì nó chứa nhiều kali. Nó giúp ổn định huyết áp, hạn chế chóng mặt, triệu chứng nôn mửa. Ngoài ra, thường xuyên uống nước chanh còn giúp giảm chứng trầm cảm, phiền muộn.

7. Chữa chứng rối loạn hô hấp: Chanh có tác dụng tốt trong việc chữa các chứng rối loạn hô hấp, như chứng khó thở, đặc biệt đối với những người bệnh suyễn.

8. Điều trị bệnh thấp khớp: Chanh cũng là chất lợi tiểu và do đó, nó có thể giúp điều trị chứng thấp khớp và viêm khớp. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng giúp cơ thể bài tiết các loại vi khuẩn và các chất độc.

9.Giúp giảm sốt: Nước chanh có thể giúp điều trị các chứng cảm, cúm và sốt. Nó giúp làm giảm nhẹ cơn sốt bằng việc gia tăng quá trình bài tiết mồ hôi.

10. Giúp thanh lọc máu: Uống nước chanh có thể giúp cơ thể thanh lọc máu, việc này rất hữu hiệu đối với người mắc bệnh tả, sốt rét...

Lưu ý. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, những người có trọng lượng từ 70kg trở xuống chỉ nên uống nửa trái chanh hòa lẫn trong một ly nước, hai lần mỗi ngày. Những người trên 70kg, cần tăng lượng tiêu thụ nước chanh lên gấp đôi.
 
H

hiensau99

Những tác dụng "thần kỳ" từ củ tỏi


Củ tỏi không chỉ là một loại gia vị rất quen thuộc trong các món ăn thường ngày. Ngoài tác dụng đem lại mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, tỏi còn được xem như một loại thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên ban tặng.

Chống được các bệnh tim mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tỏi có tác dụng làm lưu thông máu một cách dễ dàng, vì thế ăn tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Tỏi hoạt động trong các tiểu huyết cầu, làm cho chúng gắn kết lại với nhau, chống lại các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng phân huỷ, sự tạo “khối” protein.

Củ tỏi được coi mhư một loại "thần dược" được thiên nhiên ban tặng cho con người (Hình minh hoạ).

Tỏi ngăn ngừa sự chuyển hoá của các cholesterol độc hại và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Với các tính năng trên, tỏi được xem là phương thuốc hiệu quả chống lại nguy cơ mắc các về bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tỏi chống ung thư

Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.

Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.

Đặc tính sát khuẩn

Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

Giảm sưng tấy do muỗi đốt


Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.

Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh

Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Có vai trò như một loại viagra

Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

Các công dụng khác


Ngoài tính năng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư, tỏi còn đem lại hiệu quả cao trong việc phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Lưu ý không dùng tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh *** đường).

Một số bài thuốc từ tỏi:

Trị cảm cúm:

- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

“Ứng phó” với chứng đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2 - 3lần/ngày.

Ổn định huyết áp:

- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Ngày Tết chúng ta thuờng ăn các món ăn khó tiêu và rau xanh ^^
Nên mình xin đưa ra món ăn bổ dưỡng :
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Geogretown (Hoa Kỳ) lần đầu tiên phát hiện chất isothiocyanate (còn gọi là ITC) hiện diện trong bông cải xanh, súp lơ cải xoong và các loại rau họ cải khác có khả năng ngăn chặn hoạt động một gene bất thường liên quan đến ung thư.
Gene ức chế khối u p53 đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các tế bào khỏe mạnh. Khi bị đột biến, p53 không còn chức năng bảo vệ, làm tế bào phát triển bất thường, dấu hiệu đầu tiên của ung thư.

Nghiên cứu cho thấy những đột biến trên gene p53 chiếm 1/2 nguyên nhân gây ung thư ở người.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của ITC tự nhiên trên nhiều loại tế bào ung thư, gồm ung thư vú, phổi, ung thư ruột già có hay không có đột biến gene p53. Kết quả cho thấy ITC có khả năng loại bỏ chọn lọc các protein p53 đột biến, nhưng không tác động lên các protein p53 hoạt động bình thường.
 
H

hiensau99

Công dụng của lá mơ lông

Sôi bụng, ăn khó tiêu, tiêu chảy do nóng, đau dạ dày, kiết lỵ..., những chứng bệnh phiền toái này có thể bị đẩy lùi nhờ lá mơ lông.


Lá mơ

Lá mơ lông còn được gọi là rau mơ, mơ tam thể, cây lá mơ. Theo Đông y, rau mơ có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm.

Chữa kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

Nếu bị lỵ do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2-3 lần.

Chữa chứng sôi bụng, ăn khó tiêu
: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.

Chữa chứng tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml.

Chữa đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần.
 
C

cop3muadong_dethuong_kut3

tac dung cua cay nam linh chi

Công dụng của nấm Linh Chi:
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.
Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn
Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. Tốt nhất là hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng bất cứ một dược thảo bổ sung nào. Có thể vào website: Pharmasave – Library: Lucid Ganoderma Mushroom để biết thêm chi tiết.
Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi
Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
:D@};-@};-@};-;););)
 
T

thienthannho.97

Chữa chứng trẻ em ho nặng thở gấp bằng cây tía tô

Bài thuốc:

Lấy 20gr hạt tía tô tán thành bột, hoà với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ phần bã cho uống
Hoặc hoà bột này với nước cháo hay nước cơm cho uống sẽ khỏi
Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
Rau diếp cá – Rau dấp cá, ngư tinh thảo

Có vị cay, tanh hôi, tính âm mát, hơi độc
Ưa chỗ ẩm thấp, có bóng râm. Thân cây ở phần xa gốc chính bò trên mặt đất thành cọng dài và có thể tạo ra các rễ phụ, trong khi các đoạn thân ở đoạn gàn gốc mọc thẳng. Lá mọc đối.
Các hoa màu trắng mọc ra ở các kẽ lá thành cụm
Bài thuốc:

Dùng rau diếp cá khô 20gr, táo đỏ 10 trái, nước 600ml, sắc còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày

Triệu chứng:

Ở trước và sau tai hoặc ở dưới hàm nổi lên những cục hạch liền nhau như tràng nhạc
Chứng này do khí huyết không đủ, hoặc do phong độc, nhiệt độc và khí độc thâm nhiễm vào trong người sinh ra
Chữa chứng tràng nhạc bằng rau cải

Rau cải – Giới, Giới thái

Rau cải có vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi khoan khoái trong hông, ngực, yên thận, ….
Hạt cải(Giới tử) vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái trị được các chứng phong hàn, ho đàm suyễn…
Rau cải, cải bẹ xanh có tính năng trợ tiêu hoá, làm tan mỡ…
Bài thuốc:

Lấy 1 vốc hạt cải, tán nhỏ trộn đều với giấm đắp vào
Nếu thấy tràng nhạc tiêu hết thì ngưng, không nên để thuốc quá lâu, e hại tới thịt
Chữa sưng họng bằng rau cải

Bài thuốc

Lấy 1 vốc hạt cải, giã nát, hoà với nước cho đặc sệt như bùn
Rịt vào dưới hầu, hễ khô bong ra lại rịt tiếp
Chữa cảm lạnh, phổi hư, ho và kiết lỵ trực khuẩn bằng nước mật ong – nho

Bài thuốc:

Nho tươi 250 gam
Chè xanh 25 gam
Gừng tươi 250 gam
Mật ong vừa đủ Cách làm:
Nho rửa sạch, bỏ cuống, nghiền nát, cho vào vải xô sạch vắt lấy nước để sẵn.
Gừng rửa sạch, thái vụn, cũng cho vào vải xô vắt lấy nước.
Ðể chè xanh trong cốc to, rót nước sôi, hãm trong ít phút, cho vào nước nho, nước gừng mỗi thứ 50ml, cho mật ong vừa phải.
Uống lúc nước còn nóng.
Công hiệu:

Giải cảm, giảm ho, ấm trung tiêu, chống nôn.

Chữa viêm tắc thanh quản bằng chanh

Triệu chứng:

Bệnh lý viêm tắc phát âm – mất tiếng nói (viêm tắc thanh quản cấp) ở đa số bệnh nhân do hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia, ăn nhiều chất dầu mỡ (như chiên rán các loại thức ăn) hoặc do nhiễm lạnh đột ngột.
Người bệnh không ho sặc sụa, không chảy nước mũi, không chảy nước mắt của một triệu chứng cảm cúm, mà có cảm giác khó chịu ở vòm họng, từ đó thay đổi phát âm đi đến mất tiếng nói.
Bài thuốc:

Chanh tươi 1 quả thái mỏng
Nghệ tươi 5-10 gam
Đường phèn 19 gam (tùy thích).
Tất cả cho vào bát sứ đậy nắp, không cho nước, chưng cách thủy hoặc hấp khi cơm cạn ráo nước, sau đó ngậm nhiều lần trong ngày.
Chữa Chảy máu cam bằng Rau muống

Rau muống có vị ngọt, dịu, tính mát, có tác dụng chống độc, chống viêm, lợi tiểu. Bài thuốc:
Giã một ít cọng rau muống với đường, thêm nước uống từ từ.
Chữa hóc xương cá bằng Củ kiệu

Củ kiệu:

Kiệu là loại cây thảo, thân hành mầu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.
Kiêng kỵ:

Người phát nóng do ‘khí hư’ hoặc ‘âm hư’, mồ hôi ra nhiều, đầu đau không nên dùng độc vị. Kiệu có tính hoạt lợi, không bị tích trệ cũng không nên dùng
Bài thuốc:

Dùng kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc, cầm đầu dây kéo ra từ từ.
 
H

hongnhung.97

Rau sam, cây rau vị thuốc

Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.

Image340.gif


Mô tả. Rau Sam còn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẻ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt màu đen. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang. Hiếm khi thấy rau Sam được gieo trồng hoặc bày bán làm thức ăn. Tuy nhiên nhiều gia đình ở nông thôn vẫn dùng rau Sam để luộc hoặc nấu canh ăn như những loại rau trồng khác. Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát.
Thành phần. Rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.

Tác dụng dược lý. Từ lâu y học dân gian nước ta thường dùng rau Sam làm thuốc sát trùng trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu rát Nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ dùng rau Sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn. Người Ấn Độ còn dùng rau Sam làm thuốc co mạch. Dân Haiti và Thổ Nhỉ Kỳ dùng sau Sam để làm thuốc an thần, chữa bệnh mất ngủ. Nhiều vùng ở Trung Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, Brazil, Cộng Hoà Dominique dùng rau Sam để lọc máu, tiêu viêm, giảm đau. Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể.

Theo Đông y rau Sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiểm, lở ngứa, kiết lỵ.

Theo kinh nghiệm riêng của tác giả, rau Sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu. Có một số trường hợp viêm cầu thận, viêm bàng quang hoặc viêm đường niệu đạo dây dưa nhiều ngày do vi trùng đã lờn thuốc kháng sinh Tây y nhưng lại đáp ứng rất tốt với rau Sam. Với liều khoảng 600gram rau tươi một ngày, sắc cô lại cho bệnh nhân uống mỗi 2 hoặc 3 giờ thường không quá một ngày các chứng buốt, rát, đau quặn đã biến mất.

Sau đây là một số cách sử dụng rau Sam đơn giản có thể thực hiện ở gia đình.

Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.

Rau Sam tươi 600gr

Gừng sống 7 đến 9 lát

Nấu sôi khoảng 400cc nước. Khi nước sôi lần lượt cho cả rau và gừng sống vào. Đảo qua lại vài lần. Chỉ sau khoảng 7 đến 10 phút là có thể chắt nước ra uống được. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm được tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm vào một chút muối. Chia ra uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 hoặc 3 giờ. Có thể ăn cả xác. Gừng sống trong bài có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng cường chức năng khí hoá ở Thận và Bàng quang.

Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu.

Rau Sam tươi 100gr

Gừng sống 3 lát

Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Chia ra ăn làm 2 lần trong ngày. Ăn từ 3 đến 5 ngày.

Chữa kiết lỵ cấp tính.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường đen vào để uống.

Chữa sán sơ mít.

Rau Sam tươi 100gr

Giả nước lọc lấy nước, cho thêm một chút muối và một muổng giấm, uống vào lúc sáng sớm khi bụng đói.

Chữa bệnh giun kim.

Rau Sam tươi 80gr

Giả nát lọc lấy nước, thêm một chút muối. Uống từ 3 đến 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sang độc.

Rau Sam tươi một nắm.

Giả nát đấp lên mụn nhọt băng lại

Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.

Theo: Lương y Võ Hà (yhocnet.com)
 
H

hongnhung.97

Cỏ sữa lá nhỏ giúp cầm máu và kháng khuẩn

Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo... Toàn cây được thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. Thuốc có tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn, thông sữa và lợi tiểu.

Cỏ sữa là một loài cỏ nhỏ, có nhựa mủ trắng, mọc rải rác ở mọi địa hình khắp các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo, trung du và miền núi. Nó thường mọc thành đám nhỏ, lẫn trong các loại cỏ thấp ở ven đường đi, vườn nhà, ruộng cao, nương rẫy, đôi khi ở cả các kẽ nứt của sân gạch hay tường bao.

Các bài thuốc:

Chữa hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn: Cỏ sữa lá nhỏ 40-100 g rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Trẻ em 10-20 g. Thời gian điều trị là 5-7 ngày. Hoặc: Cỏ sữa lá nhỏ 100 g, rau sam 80 g, cũng sắc uống.

Chữa đại tiện ra máu: Cỏ sữa lá nhỏ 100 g, cỏ nhọ nồi 60 g, sắc uống trong ngày. Dùng 2-3 ngày.

Chữa ít sữa hoặc tắc tia sữa ở phụ nữ mới đẻ: Cỏ sữa lá nhỏ 40 g, hạt cây bông gạo 40 g. Sắc kỹ lấy nước, nấu với gạo thành cháo để ăn.

Chú ý: Trong trường hợp không có loại lá nhỏ có thể dùng cỏ sữa lá to để thay thế.

DS Hữu Bảo, Sức Khỏe & Đời Sống


P/s Đây là hình ảnh cây cỏ sữa Nhung đã tìm
images
 
H

hongnhung.97

Thuốc từ bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thủy thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.

bi-dao_10-13110.jpg


Có thể sử dụng bí đao để chữa các bệnh sau:

Chữa bệnh tiêu khát (*** đường)

- Tiêu khát do nhiệt tích từ lâu dùng bí đao gọt vỏ, ăn 2-3 lạng một ngày, dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng, bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

- Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền mịn, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.

- Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.

- Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ dùng Lá bí đao 30-40 g sắc uống.

Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước dùng bí đao bọc đất dày 10cm nướng cho chín rồi ép lấy nước uống

Làm lợi thủy, thanh thấp nhiệt chữa các chứng bì phu thủy thũng, sưng đỏ, dùng vỏ quả bí đao 15-20 g, sắc uống.

Trị mụn nhọt, sang lở:

- Chữa nhọt lớn ở lưng, cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó hỏng thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

- Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc

- Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày, dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu lở ngứa, lòi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.

Trị phong ngứa, ban chẩn ở mặt: Dùng hạt bí đao, đào nhân đồng lượng nghiền thật mịn, thêm mật ong xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi. Nếu có vết sạm đen trên mặt dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.

Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:

- Muốn da trắng, đẹp, trẻ mãi không già, dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày hai lần, vào lúc đói.

- Để da mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan, dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn gia thêm hạt bí đao, muốn hồng hơn gia thêm đào hoa.

Theo sk&đs

Nguồn: thuocbietduoc.com.vn
 
A

angel_97

Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của sen hồng (các tên gọi khác sen đỏ, sen Ấn Độ; trong các thư tịch Phật giáo và văn học tại Việt Nam, sen hồng còn được gọi bằng các tên gốc Trung văn như hà hoa (荷花), liên (hoa) (蓮(花)), hạm đạm (菡萏), phù cừ (芙蕖), thủy chi (水芝)). Về mặt thực vật học, Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo. Đây là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc hoa của Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Ngoài vẻ đẹp tinh khiết, bình dị, gần gũi với mỗi con người, hoa sen còn ẩn chứa nhiều tính năng kỳ diệu trong các liệu pháp trị bệnh và làm đẹp.
Mỗi bộ phận của cây sen đều có tác dụng riêng hoặc để chế biến thành những món ăn có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Tất cả các bộ phận của sen đều được sử dụng để làm đẹp. Chẳng hạn, sen có khá nhiều cánh, chúng được dùng ngâm bồn (spa trị liệu) để tăng thêm nguyên khí, giúp tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, tinh dầu của sen còn dùng dưỡng da, để loại bỏ đi các tế bào chết và massage giúp lưu thông khí huyết.

Ngó sen cũng có khả năng tương tự, giúp sản sinh ra các chất đề kháng hay nói cách khác là tạo sức sống cho các tế bào. Sử dụng ngó sen làm nước uống sẽ giải độc tố giúp làn da đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo mờ dần.

Từ thời xa xưa, người Ấn Độ đã sử dụng sen trong điều trị bệnh, tăng cường sinh lực. Hương sen nhẹ nhàng và thanh khiết, vì thế đây cũng là quốc gia duy nhất sản xuất nước hoa có hương hoa sen.

Bên cạnh đó tư thế hoa sen (thiền) là một trong những bài tập phổ biến của yoga. Tư thế này rất hữu ích đối với các nội tạng bụng, cơ quan sinh dục và thận. Đồng thời phương pháp tập luyện này giúp trút bỏ mọi phiền muộn, tinh thần sảng khoái và điều hoà cơ thể.



Gương sen là nơi chứa hạt sen.Theo tài liệu cổ, gương sen có vị đắng chát, tính ôn. Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu. Người ta thường dùng gương sen già lấy hết hạt, phơi khô, sắc nước uống để chữa các bệnh trên.

Tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao. Tim sen pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần. Hoặc bạn hãy áp dụng cách làm sau: Lấy khoảng 1/2 kg hạt sen khô, giã vỡ, rồi rang lên với một chút muối, chú ý giã rang nhỏ lửa sao cho hạt sen hơi vàng là được.

Sau đó bạn cho vào lọ đậy kín, mỗi ngày ăn một vốc nhỏ trước khi đi ngủ, áp dụng đều đặn bạn sẽ cải thiện giấc ngủ của mình rất tốt.

Lá sen có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết. Nó dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.

Lá sen tươi hay phơi khô thái thật nhuyễn, có thể dùng để nấu cháo nhừ với đường cát trắng. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm cholesterol. Đây là món ăn bổ rất thích hợp trong thời tiết nắng nóng.

Một trong những bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ hữu hiệu của sen là dùng núm cuống lá sen giã vắt lấy nước, đun sôi để nguội và uống.

Tâm sen tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền muộn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh và huyết áp cao.



Ngó sen rất tốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực và tạo nguyên khí dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng cầm máu hữu hiệu nhờ chứa hàm lượng chất sắt và tannic.

Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh...

Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài. Đồng thời tăng cường chức năng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng, điều hòa sự thu nạp thức ăn.

Ngoài ra, trong hạt sen có chứa sắt, can-xi, tinh bột và đặc biệt là phốt -pho, chúng thường được dùng để chữa kiết lỵ, cấm khẩu, tim đập nhanh, tiểu đục và bệnh phụ nữ.

Củ sen (rễ sen) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là protein và vitamin C giúp tuần hoàn máu, chữa bệnh đậu mùa. Củ sen nấu chín (hoặc ngâm dấm) có thể làm giảm nhiệt, giảm thâm tím, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày.

thumb2.aspx

thumb2.aspx


Theo Eva
Advertising
 
H

hongnhung.97

Thuốc giúp tăng trí nhớ

Tình hình là mình và rất nhiều bạn chắc cũng đang muốn tăng trí nhớ của bản thân ;)). Tình cờ mình tìm được bài này từ Thuocnam.vn

Có một trí nhớ tốt là mơ ước của mọi người nhất là học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc, đặc biệt là những người đứng trên bục giảng. Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống... nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
Viễn chí: Ở nước ta có tới 11 loài viễn chí được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là vỏ của rễ. Rễ được ủ mềm, rút bỏ lõi, rồi đem chích với nước sắc cam thảo hoặc sao vàng... Viễn chí có tác dụng ích trí, an thần, dùng trong các trường hợp tâm thần bất an, trí nhớ suy giảm, hay quên. Ngoài ra còn có tác dụng hóa đờm chỉ ho, khai khiếu, làm thính tai, sáng mắt. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác để giúp cho trí nhớ minh mẫn hơn: Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, hắc táo nhân, mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 tuần lễ. Bài này thích hợp cho những người kém ăn, kém ngủ mà trí nhớ suy giảm.

Hoặc viễn chí, liên tâm, táo nhân (sao đen), thảo quyết minh (sao đen), mạch môn, huyền sâm, chi tử, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 tuần. Bài này thích hợp cho những người cơ thể ở trạng thái nhiệt, háo khát, táo bón, tâm hồi hộp, mất ngủ trí nhớ suy giảm.

Lưu ý: Những người có thai không nên dùng các bài thuốc có viễn chí vì thành phần saponin trong viễn chí có tác dụng gây co thắt tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

260longnhan.JPG


Long nhãn.

Long nhãn: Là cùi quả, có tác dụng ích trí, an thần, được dùng trong các trường hợp trí nhớ suy giảm, hay quên. Còn có tác dụng bổ huyết, dùng khi cơ thể thiếu máu, da xanh, gầy. Khi dùng có thể phối hợp với hoàng kỳ, đương quy... hoặc phối hợp với cao ban long trong cổ phương "Nhị long ẩm": Long nhãn 32g, cao ban long 32g. Cách dùng: long nhãn nấu kỹ với nước, vắt lấy một bát nước (300 ml), nhân lúc còn nóng, cho các miếng cao ban long vào, quấy cho tan đều. Uống ấm, cách 2 ngày uống một lần. Phương thuốc này tốt cho những người trí nhớ suy giảm, hay quên, kém ăn, kém ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, hay sốt về chiều, đại tiện táo kết, sắc mặt vàng vọt, da khô, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít.

nhansam.jpg


Nhân sâm: Là vị thuốc bổ khí, đứng đầu trong 4 vị quý nhất của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng "định thần ích trí", tức làm cho tinh thần ổn định và tăng trí nhớ, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc rượu, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong cổ phương "Thiên vương bổ tâm đan": nhân sâm 8g, sinh địa 6g, đan sâm 8g, huyền sâm 8g, bạch linh 8g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 8g, đương quy 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bá tử nhân 12g, toan táo nhân (sao đen) 12g. Phương này có thể bào chế dưới dạng viên hoàn, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12-16 g, uống với nước ấm, hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống 2 tuần liền. Phương thuốc thích hợp cho những trường hợp tâm huyết bất túc, tinh thần bất an, thiếu máu, tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên, trí nhớ suy giảm.
Lưu ý: Những người hay sôi bụng, đi ngoài phân nát không nên dùng phương thuốc này.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Theo : SK&ĐS
 
H

hongnhung.97

Kinh nghiệm dân gian dùng sa kê trị bệnh

Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá ngon. Cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.

Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...


9d1sa-ke.JPG




Quả sakê.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 - 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

Trên đây là những phương thuốc dựa vào những kết quả trị liệu trong dân gian và một số lương y nên chỉ có giá trị hỗ trợ, cần có thời gian khảo cứu công dụng thực sự của cây sa kê.

BS. Hoàng Xuân Đại

Theo : SK&ĐS (Thuocnam.vn)
 
T

thienthannho.97

Cây liên tiền thảo (cây thuốc quí của Việt Nam)
- Liên tiền thảo hay còn gọi là cây Rau má lông. Tên khoa học Glechoma longituba (Nakai) Kupr., họ Bạc hà: LAMIACEAE.
Liên tiền thảo là cây thảo sống lâu năm, có thân bò dài đến 0,5m và cho thân đứng có lông dày hay hầu như không lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến hình thân hay hình tim rộng 1,5 – 4cm, mép có răng to. Chùm hoa ở kẽ lá, đài cao 5,5 – 8mm có răng nhọn cao bằng 1/2 ống. Tràng màu lam tía, môi trên có 2 răng nhỏ, môi dưới có thuỳ giữa dài. Quả đóng to, cứng, màu nâu đen. Hoa tháng 3 – 5, quả tháng 4 – 6.
Ở nước ta, cây mọc ở Cao Lộc (Lạng Sơn) và được trồng ở vùng rừng núi. Trồng bằng thân ngầm có rễ, vào mùa xuân. Thu hái cây quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Cây chứa tinh dầu dễ bay hơi, cây giàu muối kali, hạt cũng chứa dầu. Vị cay, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi niệu, thông lâm thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tích thũng, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tán hàn, thường dùng trị:
1. Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang
2. Thấp nhiệt, hoàng đản, sỏi mật
3. Cảm cúm, ho do phong hàn
4. Phong thấp, đau nhức khớp, đau răng, sưng mặt.
5. Kinh nguyệt không đều, thông kinh.
6. Băng lâu, Bạch đới.
Liều dùng: 15 – 30g dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Trị viêm tuyến mang tai, mụn nhọt, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, giã cây tươi, đắp tại chỗ.

(nguồn tạp chí cây thuốc)
 
A

angel_97

Cây tỏi - Phương thuốc đơn giản!

Tỏi là cây thân thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi.

Trong tỏi có một ít iod và tinh dầu (100kg tỏi chứa chừng 60g đến 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh allicin - hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, bạc hầu…

Tỏi có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc, ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh và có tính lợi tiểu nhờ vào các fructosan và tinh dầu.

Tỏi thường được dùng làm gia vị phi thơm giúp món ăn thêm mùi hấp dẫn, đồng thời là thuốc chữa bệnh *** đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao...
toi490.jpg


theo Vnexpress​
 
A

angel_97

Ngưu Bàng chữa đậu sởi, nhọt độc.

Ngưu bàng là cây Aretium Lappa, họ cúc Asteraceae. Rau ngưu bàng (rau cẩm bình) có các bộ phận được dùng làm thức ăn uống và thuốc để phòng chữa bệnh gồm lá, cộng rễ và hạt.


Cây ngưu bàng.

Ngưu bàng tử (hạt ngưu bàng) và ngưu bàng căn (rễ ngưu bàng) là hai vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y. Thành phần hóa học: Rễ chứa inulin, tanin poliphenol, các axit hữu cơ, các vitamin nhóm B, E; các muối khoáng K, Na, Zn, Mg, Ca. Hạt chứa dầu béo, lapaol A, B, arctin.

Theo Đông y, ngưu bàng vị cay, đắng, tính ôn có tác dụng sơ phong tán nhiệt, lợi tiểu mát máu, chữa đậu sởi, lở ngứa, mụn nhọt độc.

Sau đây là một số món ăn – nước uống dùng chữa bệnh từ ngưu bàng:

1. Chữa viêm họng, amidan tuyến nước bọt, sởi, thủy đậu: Ngưu bàng căn 30g sắc lấy 100ml nước (bỏ bã) nấu cháo. Khi cháo sôi nhừ mới cho nước cốt ngưu bàng vào. Nấu sôi lại. Ăn với đường (nên chọn đường đỏ). Ngày ăn 2 lần trong vài ngày. Hoặc ngưu bàng tử 20g, nghiền nấu, chắt lấy nước làm như trên.

2. Chữa cảm làm ra mồ hôi, chữa viêm đường hô hấp trên, nhức đầu, liệt thần kinh mặt giai đoạn đầu: Ngưu bàng tử, kinh giới, cháo đậu mỗi thứ 5-10g; bạc hà 3-5g; gạo tẻ 5-10g. Nước nấu sôi rồi cho các thứ vào, cho sôi lại, chắt nước bỏ bã cho vào cháo đặc nấu lại được cháo loãng.

3. Bổ trợ trong điều trị ung thư da: Ngưu bàng tử 10g, thuyền thuế (xác ve sầu) 15g, đan bì 15g, sắc ba vị trên lọc lấy nước (bỏ bã) cho gạo lượng vừa ăn nấu chung cho đến khi nhừ cháo. Ăn sáng và chiều (chú ý thuyền thuế bỏ chân kẻo hóc).

4. Làm sạch da và phục hồi sức khỏe sau khi sinh đẻ, sau phẫu thuật, sau thời gian bệnh kéo dài bị suy nhược: Nước lá rễ ngưu bàng sắc nước tỷ lệ 1 ngưu bàng 10 nước. Lá rễ thái nhỏ. Đun sôi 10 phút.

5. Trường hợp thoát thử loại nhiệt độc, da cục bộ sưng nóng đỏ đau, sốt, mặt đỏ, miệng khát: Ngưu bàng căn tươi 200g, thái nhỏ giã nát vắt lấy nước uống. Có thể phối hợp nước ngó sen tươi 200g vắt trộn 2 thứ để uống.

6. Chữa các chứng bệnh ngoài da viêm tấy, ngứa (dị ứng), viêm mũi họng: Ngưu bàng tử 30g, ngân hoa 50g. Sắc 2 vị này lấy nước lọc bỏ bã, lấy nước hòa đường đủ ngọt để uống nhiều lần.
40nguubang.jpg


Theo SKDS
 
H

hongnhung.97

Cây hành - Dược thảo trong nhà bếp

Có Tỏi rồi, thêm hành cho đồng bô :p

Các dân tộc văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc, La Mã đã biết sử dụng hành trong việc điều trị các căn bệnh như: giảm đau đầu, trị ho, bệnh tim mạch....
Đặc tính

Hành có đặc trưng rất nổi bật: một mùi và vị rất hăng. Đó là do trong hành có chứa allyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh). Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính gây kích ứng và chảy nước mắt khi làm hành.

Nếu ăn hành còn sống, tinh dầu sẽ được bài tiết qua phổi và nước bọt, làm hơi thở có mùi đặc biệt. Điều này không còn là vấn đề nếu như ăn hành đã được nấu chín vì tinh dầu đã bị bay hơi hết khi đun nóng

Giá trị dinh dưỡng

Ở bất cứ đâu hành cũng rất nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng và những ích lợi giống thuốc thảo dược của nó.

Hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali.

Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước chiếm khoảng 86,8% trong 100gr).

Hành chứa rất ít calo (50calo/100gr hành).

Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt.

Công dụng chữa bệnh

Hành và thân của nó có khả năng ngăn chặn và điều trị một số bệnh.

- Hành là một chất kích thích và chống lại các kích thích nhẹ. Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

- Các củ hành nhỏ màu đỏ có thể được sử dụng như một thuốc long đờm. Nếu đem nghiền nát các củ hành này rồi trộn với đường phèn, để 1 lúc cho nước chảy ra. Nước ép này có tác dụng giúp làm loãng đờm và ngăn chặn sự tái phát. Dùng khoảng 3- 4 thìa cà phê của nước ép sẽ làm dịu đi chứng ho và đau họng.

- Việc ăn hành sống giúp giảm cholesterol vì chúng làm tăng cao mật độ lipoproptein (“vật” trung chuyển cholesterol). Do vậy rất nên ăn hành sống trong các món sa lát hằng ngày nếu bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

- Điều trị bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Để trị chứng nóng rát khi đi tiểu, đun 100gr hành với 600ml nước. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng một nửa thì có thể uống. Pha với đường sẽ giúp giảm chứng bí tiểu.

- Hợp chất lưu huỳnh có trong hành sẽ giúp cho việc ngăn chặn sụ phát triển của các tế bào ung thư.

- Hành cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh thiếu máu, sự chảy máu do bệnh trĩ, chảy máu răng.

- Nước ép từ thân hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu.

Các bất lợi của hành

Những bất lợi của hành là nó có thể dẫn tới chứng đau nửa đầu ở một số người và chứng đầy hơi. Ngoài ra ăn hành sống có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Nhân Hà
Theo MSN(Dantri.com.vn)
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Tác dụng của cây chó đẻ

45216887-caychode.jpg


Hỏi:Gần đây tôi đi nhiều nơi thấy người ta sử dụng cây chó đẻ để đun nước uống hằng ngày. Xin hỏi tác dụng của cây chó đẻ như thế nào, sử dụng ra sao, uống lâu ngày có bị tác dụng phụ gì không ? (Nguyễn Hoàng - Tây Ninh)

Đáp:Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, rút đất... thuộc họ thầu dầu. Tác dụng: dùng để chữa đau bụng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da sẩn ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, tưa lưỡi. Ngoài ra còn được dùng để chữa bệnh gan, sốt, rắn cắn. Có thể dùng cây tươi giã đắp hoặc dịch ép tươi bôi ngoài.

Một số nghiên cứu cho thấy cây chó đẻ còn được dùng chữa bệnh viêm gan virus siêu vi B do có tác dụng chống lại virus viêm gan B, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn nhẹ giống như kháng sinh.

Một số bài thuốc có cây chó đẻ:

- Chữa nhọt độc sưng đau: một nắm cây chó đẻ trộn với muối giã nhỏ, chế nước chín vào vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.

- Chữa bệnh chàm mạn tính: cây chó đẻ vò, sát lên vết chàm, làm liên tục hằng ngày.

- Chữa viêm gan vàng da, viêm thận *** đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy: cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 20g sắc uống.

- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng sốt, nước tiểu sẫm mầu: cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g, tất cả phơi khô trong bóng râm và tán bột sắc uống ngày 3 lần.

BS Bạch Long

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom