[Sinh học 6] Các cây thuốc và công dụng của chúng

T

thienthannho.97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Cây lược vàng: Răng lung lay, nhức. Trong mồm nở những nốt như nhiệt, đau rát khó chịu. Tiêu chảy nguyên nước. Ho viêm họng... Ăn bốn đến năm lá/lần. Tiêu chảy một lá/lần. Có người dùng hai lá/lần, khỏi không phải dùng thuốc Tây. Văn bản báo cáo về cây lược vàng do bà Ngô Thị Hường thuyết trình tại hội thảo ở Thanh Hoá. Đã điều trị thành công các loại bệnh: Đau thực quản, táo bón, bí đại tiểu tiện, sỏi thận, đục thuỷ tinh thể, vôi hoá khớp xương, *** tháo đường, thoái hoá cột sống, u mỡ cánh tay, gai cột sống, huyết áp thấp, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm sơ tuyến vú, gan nhiễm mỡ, u nang buồng trứng, đau mắt, huyết áp cao, chóng mặt buồn nôn, bụng trướng, viêm xoang, ỉa chảy, chảy máu chân răng, răng lung lay, gút, u xơ tuyến tiền liệt, viêm mũi dị ứng.

Cây lược vàng

- Cây chó đẻ:dùng để chữa đau bụng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da sẩn ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, tưa lưỡi. Ngoài ra còn được dùng để chữa bệnh gan, sốt, rắn cắn. Có thể dùng cây tươi giã đắp hoặc dịch ép tươi bôi ngoài.
chode.jpg

Cây chó đẻ

- Cây lô hội:trị nám da, bệnh tiểu đường,bong gân cơ bắp,giảm đổ mồ hôi, khử mùi khi đi săn,...
090831caylohoi.jpg

Cây lô hội

- Cây trinh nữ hoàng cung:chữa viêm nhiễm phần phụ, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u vú, viêm loét ngoài da, thấp khớp, đau tai…

trinhnuhoangcung.jpg

Cây trinh nữ hoàng cung


~~> Chú ý: tiêu đề [Sinh hoc 6] +... nhé bạn ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

- Cây ngải cứu:Lá thuốc cứu thường tỏa mùi thơm nồng vào buổi tối. Được thu hái lúc chưa trổ hoa, nấu cao hoặc sao khử thổ, tán nhuyễn cô đặc thành bánh, dùng sử dụng trong châm cứu hoặc xông khói, chữa viêm xoang mũi, họng, trị nhức đầu đông rất tốt.
Mặt khác, lá thuốc cứu còn có tinh dầu tanin với các hoạt chất như: methatuyon, cyneolamin. Thuốc cứu vị đắng, thơm nồng hăng hắc, tính ấm, có thể dùng lá tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức (vắt lấy nước cốt, uống ổn định kinh nguyệt đối với phụ nữ chưa qua thai kỳ).
Lá thuốc cứu thường tỏa mùi thơm nồng vào buổi tối. Được thu hái lúc chưa trổ hoa, nấu cao hoặc sao khử thổ, tán nhuyễn cô đặc thành bánh, dùng sử dụng trong châm cứu hoặc xông khói, chữa viêm xoang mũi, họng, trị nhức đầu đông rất tốt.

- Cỏ mực:cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc,.....
 
M

mau_cau_vong_1000

Công dụng
+ Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dầy, rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp. Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, chữa bệnh béo phì và bệnh Gút - những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.
Cây đào nhân:
Chữa ho, hen suyễn
Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh
Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng
Chữa huyết bế sau sinh
Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh
Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân.
và rất nhiều công dụng khác
Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt
 
H

hieut2bh

cây lô hội cũng gọi là cây nha dam phải ko bạn:D:D:D:D:D:D:D:D

lá phân hôi có thể cầm máu , củ cây xẻ quạt có thể ngâm với rượu để ngậm chưa ho
 
Last edited by a moderator:
C

cop3muadong_dethuong_kut3

bạn mau_cau_vong_1000 trả lời đ rồi nhưng wa đây, mình sẽ thêm 1 số loại cây thuốc chữa bệnh nữa nhé

Phyllantus_urinaria_cay_cho_de_ngot_than_do.jpg







Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa - Ngày đăng: 10/1/2009
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.

Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...

Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.

Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...

Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống



Thuốc chữa viêm gan B từ cây chó đẻ


Diệp hạ châu đắng, hay cây chó đẻ-theo cách gọi dân gian đã được Bệnh viện Quân khu IV điều chế thành thuốc trị viêm gan B.



Diệp hạ châu đắng (Ảnh từ internet)

Theo tin từ báo Nhân dân, mới đây, Bệnh viện Quân khu IV đã thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl có chứa bột Diệp hạ châu đắng của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 trên 54 bệnh nhân.

Sau bốn tháng theo dõi, kết quả cho thấy các bệnh nhân đã giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B, phục hồi nhanh chức năng gan.

Diệp hạ châu- dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, là loài cỏ sống hàng năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ thân nhẵn, có nhiều cành mang lá. Hoa quả mọc phía dưới lá, ra hoa kết quả quanh năm.

Năm 1998, trên thế giới đã có nước công bố nghiên cứu thành công điều trị viêm gan do virus B bằng Diệp hạ châu đắng.

Ở nước ta, các lương y đã dùng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị bệnh gan và thận, làm mát gan, giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, chữa suy gan do nghiện rượu bia.

Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cũng nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất đại trà "Trà diệp hạ châu”. Loại trà này có tác dụng giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, giải độc do rượu và bia.

VNN


Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ


Cây chó đẻ gồm nhiều loài khác nhau và có tên gọi khác nhau là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu nhưng có cùng công dụng (toàn cây chó đẻ bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô có thể làm thuốc chữa bệnh).

Bảo vệ gan

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, là dạng cây thảo, thường cao 20 cm - 30 cm, có khi tới 60-70 cm. Thân nhãn có màu hồng đỏ, lá mọc so le hình bầu dục, xếp kề nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim (xem hình).

Phân tích thành phần hóa học của cây chó đẻ người ta thấy, có nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như: flavonoit, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam... Về tác dụng dược lý: trong thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ, thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm về cây chó đẻ với kháng nguyên HBsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B.

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt..., thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, ngoài da.

Một số bài thuốc

Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang. Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau; chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương; chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp; chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi; chữa viêm gan, vàng da, viêm thận *** đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống; chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần

 
Last edited by a moderator:
C

cop3muadong_dethuong_kut3

Đây là 1 loại cay nữa nhé:

Hạt quất vị chua cay, tính bình, dùng chữa các bệnh về mắt, viêm họng, tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ. Còn rễ quất vị chua cay, tính ấm, có tác dụng tỉnh tỳ, hành khí và tán kết, dùng chữa chứng nôn do bệnh lý dạ dày, nấc, nghẹn, mụn nhọt.

Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...

Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

- Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Trái quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.

- Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Trái quất 50 g, sắc uống trong ngày.

- Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.

- Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Trái quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.

- Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày.

- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30 g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150 g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày.

- Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc với nước uống trong ngày.

- Thuỷ thũng: Rễ quất 60 g, nghể (cành và lá) 30 g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120 g, sắc uống trong ngày.

- Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác 15 g, tiểu hồi hương 30 g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần.

- Sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ tiểu hồi hương 60 g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày.

- Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120 g, nấu với rượu uống.
 
H

hiensau99

Những tác dụng của Gấc


Gấc là loại quả vừa có giá trị dinh dưỡng tốt, lại vừa có sắc màu tươi đỏ tự nhiên cho món ăn. Mùa thu hoạch gấc thường rơi vào tháng 12, hoặc tháng 1 Dương lịch. Gấc dùng để chế biến những món ăn cho ngày Tết với ý nghĩa mang lại may mắn cho những ngày đầu năm.


Những tác dụng của Gấc



Thành phần

Cơm gấc có chứa nhiều beta-caroten (tiền sinh tố A), chất có khả năng chống oxy hóa rất cao, có tác dụng chống lão hoá và các bệnh lý ở tim, mạch máu, thần kinh… và đặc biệt phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A với trẻ em và phụ nữ. Beta-caroten còn có tác dụng giúp sáng mắt, trị khô mắt, nhức mỏi mắt. Ngoài ra, tinh dầu gấc cũng có hàm lượng vitamin E rất cao nên có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể, chống lão hóa; làm đẹp da và giúp da mau lành sẹo.

Lựa chọn và bảo quản

Trái gấc ngon có hình tròn, khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ cam. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam và hạt gấc màu nâu thẫm. Gấc già sẽ có cơm dày và béo, cho nên khi mua nên chọn quả có dáng tròn đều, cầm nặng tay và gai nở đều. Muốn dùng được lâu bạn có thể để gấc ở nơi thoáng mát, khô ráo.
 
C

cop3muadong_dethuong_kut3

Mình sẽ giới thiệu về cây ăn quả có tác dụng chữa bệnh nhé:



t118297.jpg
http://img.news.zing.vn/img/118/t118297.jpg



Đào nhân

Chữa ho, hen suyễn: 4,5 - 9g. Sắc uống trong ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh: Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, nghệ vàng, mần tưới, mỗi vị 6 - 8g. Sắc nước uống.

Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng (Đào nhân hồng hoa thang): Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi thứ 3g. Thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g sắc uống.

Nhiều bộ phận của cây đào đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chữa huyết bế sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái sắc uống.

Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh: Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g sắc uống, chia nhiều lần trong ngày.

Lá đào

Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ. Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân. Lá đào + lá dâu tằm giã nát, đắp tại chỗ vết thương, vết nứt. Lá đào + lá cà tím + lá cỏ roi ngựa, lượng bằng nhau, giã đắp chữa sưng tấy.

Chữa ho: Nước cất từ lá đào tươi.

Chữa đại tiện không thông: Lá đào tươi một nắm rửa sạch, giã nát, vắt nước uống.

Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc uống ngày một lần, dùng liên tục 5 ngày.

Chữa mề đay: Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào trong 500ml cồn từ 24 - 48 giờ, lọc bỏ bã. Dùng bôi ngoài da ngày 2 - 3 lần.

Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi, mỗi thứ 30g, vỏ rễ lựu tươi 50g, lá khuynh diệp tươi 25g, hạt tiêu 20 hạt. Đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến. Dùng nước xông rửa, ngâm bên ngoài. Không được uống.

Tuy nhiên, lá đào có axit cyanhydric, có thể gây ngộ độc. Thận trọng khi sử dụng. Dùng liều vừa đủ, kể cả khi uống lẫn khi bôi, đắp, ngâm, rửa... bên ngoài.


cam.jpg
http://www.dost-dongnai.gov.vn/Portals/52/tinanh/cam.jpg





Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể.

Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”.

Bên cạnh đó, cam có chất Limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Những người thường ăn cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… khá thấp. Tuy nhiên những người hay bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.

Ngoài vitamin C có tác dụng gia tăng đề kháng và tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật… Nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, chất canxi còn tập trung nhiều hơn trong các vỏ cam. Không những thế, vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả.

Khi pha nước cam, phần lớn canxi sẽ tiết ra trong nước cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bạn nên ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng.

Một ly nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế bạn nên dùng nước cam hàng ngày, nhất là một ly cam vắt tươi vào mỗi buổi sáng, hay dùng làm món tráng miệng cũng rất tốt. Đây không chỉ là cách tốt nhất giúp bạn giải khát và giúp bạn làm việc tốt hơn mà còn là một giải pháp tối ưu cho những người béo, đặc biệt những người không có thói quen uống sữa.

Khi pha nước cam, bạn nên vắt trực tiếp chứ không nên vắt qua máy vắt cam để có thể lấy được cả tép cam và bạn cũng có thể cho thêm một ít vỏ cam vào trong ly nước cam.

Thế là có một ly nước cam…… ngon, bổ, rẻ!


Tui lam được nhiều quá rồi các bạn nhớ cảm ơn tui nhé:
nhìu


~~ chú ý: bạn có thể dùng chức năng Bỏ hình vào bài để chèn hình ảnh :)
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Đinh lăng - Cây thuốc tăng lực

DLang1.JPG
Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.

Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.

Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.

Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.

Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.


Nguồn: suckhoedoisong.vn
 
M

mau_cau_vong_1000

Công dụng của quất.
Từ xa xưa, trong dịp Tết Nguyên đán, có một loại cây cảnh dùng trang trí không phải bằng hoa mà bằng quả. Đó chính là cây quất. Những quả quất tròn trĩnh với màu đỏ cam hấp dẫn không những làm đẹp cảnh quan ngày Tết mà còn là vị thuốc hay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín (loạibỏ những quả đã ủng nhũn) 10g, rửa sạch, cho vàochén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5-6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đườngkính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô này pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.
Theo tài liệu nước ngoài, vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa nôn mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm.
Hạt quất là thuốc cầm máu, giảm ho, chống nôn:
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, hạt chanh 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Chữa nôn ra máu: Hạt quất 1 chén nhỏ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chú ý: Tránh nhầm hạt quất với hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).
 
T

thienthannho.97

Cây nhân sâm:
(*)Tính vị, tác dụng : Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều lượng thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ, nhưng tác dụng ức chế ở liều lượng cao đối với hệ thần kinh, làm tăng sinh lực chố lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực, làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống, tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng,bạch cầu bị giảm, tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục, tác dụng kháng viêm, tác dụng điều hoà hoạt động của tim, tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
(*)Công dụng : Thân rể và rể củ có thể dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
 
M

mau_cau_vong_1000


Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau:
Chữa đau nhức xương khớp:
Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư)
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chânChữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Tiếp nha
Sau đây là 1 số loại trái cây ăn quả của vườn nhiệt đới
Chanh leo

tc1.jpg

Chanh leo khi chín thường có màu đỏ hay màu vàng và có mùi thơm rất hấp dẫn. Loại quả này rất giàu vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ, nhưng có hàm lượng calo khá thấp khoảng 16 calo/quả, rất tốt cho những người đang áp dụng chế độ giảm cân.

Chanh leo thường được chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, hay kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, sữa chua,... nhưng phổ biến nhất là pha với nước đường và đá để làm nước uống giải khát.

2. Khế

tc2.jpg
Cũng như các loại hoa quả như cam, quýt và mận, khế thường được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Mỗi trái khế chứa khoảng 40 calo và rất giàu vitamin C. Khi muốn thưởng thức khế, bạn chỉ cần rửa sạch trái khế và thái thành miếng mà không cần gọt vỏ và bỏ hạt. Khế thường được dùng để thêm vào các món salad hay các món tráng miệng. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận không nên ăn khế vì loại quả này chứa axit oxalic gây ra sỏi thận.

3. Hạt cọ Acai
tc3.jpg


Hạt cọ Acai có màu đen và có kích cỡ tương tự như trái việt quất và có vị giống chocolate và trái dâu dại. Loại hạt này chứa một chất chống ôxy hóa có tên là anthocyanin, giúp chống lão hóa rất hiệu quả. Hạt cọ Acai thường được chế biến như một đồ uống ép trái cây hoặc sấy khô làm bột tổng hợp.

4. Xoài

tc4.jpg

Xoài, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, có nhiều loại và màu sắc khác nhau từ vàng, xanh đến đỏ. Loại trái cây đặc trưng của vùng nhiệt đới này rất giàu chất chống ôxy hóa, vitamins A,C, kali và chất xơ. Bạn có thể thưởng thức loại hoa quả thơm ngon này theo nhiều cách khác nhau, như làm sinh tố, coctail, hay đơn giản chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ và thái thành miếng, rồi thưởng thức.

5. Đu đủ

tc5.jpg

Đu đủ có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau đó loại trái cây này được đưa tới những vùng nhiệt đới khác trên thế giới. Đu đủ rất giàu chất dinh dưỡng, với khoảng 118 calo/ quả. Ngoài ra, đu đủ cũng rất giàu vitamin C, kali, folat và papain – một loại enzym giúp làm mềm thức ăn và giúp cơ thể tiêu hóa các chất protein tốt hơn

6. Quả lựu
tc6.jpg


Trái lựu, có kích cỡ tương tự trái táo, là loại hoa quả rất phổ biến vào mùa thu. Lựu cũng là một loại hoa quả rất giàu chất dinh dưỡng, với ½ cốc nước ép trái lựu chứa khoảng 80 calo. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều thành phần natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và photpho. Lựu thường được chế biến thành các món salad, hay thêm vào các cốc sữa chua,…

7. Ổi

tc7.jpg

Hương vị của trái ổi giống với hương vị của dâu tây và trái đào. Trái ổi được cấu tạo bởi một lớp cùi dày và rất nhiều hạt bên trong. Loại trái cây rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới này rất giàu nguồn vitamin C. Ngoài ra, ổi cũng chứa nhiều vitamin A, chất xơ, kali và photpho. Bạn có thể chế biến ổi thành nước ép hay thái thành miếng làm đồ tráng miệng.

8. Trái Kiwi
tc8.jpg


Kiwi cũng là loại cây dây leo giống cây nho, quả kiwi có lớp vỏ màu nâu rất đặc trưng. Mỗi trái, kiwi chứa khoảng 70 calo và nhiều chất vi lượng tốt cho sức khỏe như kali, chất xơ, đặc biệt loại trái cây này chứa hàm lượng vitamin C gấp đôi một trái cam. Bạn có thể chế biến trái kiwi làm các món salad, nước ép, hay thêm vào các cốc sữa chua.
 
H

hiensau99

cảnh báo cây lược vàng

Cây lược vàng được truyền tụng là chữa khỏi nhiều bệnh một cách thần kỳ, nhưng nghiên cứu bước đầu của Viện Dược liệu cho thấy nó không giúp kháng khuẩn, chống viêm, thậm chí còn có độc.


Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết thời gian qua có nhiều người dân liên lạc với viện để hỏi về lược vàng, loại cây đang được đồn thổi rất nhiều về khả năng chữa viêm đường hô hấp, tiết niệu và nhiều bệnh khác. Tháng 9/2008, một nhóm các nhà khoa học của viện quyết định nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của nó, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn.



Cây lược vàng được bán rất chạy


Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Có thông tin cho rằng, ở Nga, loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của nó. Tại Việt Nam , cây lược vàng cũng mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Với liều dùng tương đương với 50 gr dược liệu tươi cho mỗi kg thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm.


Về khả năng kháng khuẩn, trong ba chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng chỉ có tác dụng chống Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chứng là azithromycin.


Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000 gr dược liệu tươi chomỗi kg thể trọng.


Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ.


Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.


Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Theo tiến sĩ Điệp, nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì. Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh.
 
H

hiensau99

Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Mô tả

Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Thành phần

Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.

Dược tính, công dụng

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh nầy, vi khuẩn dược bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng hửu ích trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới.

Một vài toa thuốc có sử dụng rau má

Toa căn bản:

Toa căn bản ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông nam bộ soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc.

Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam 8g.Ké đầu ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g.

Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.

Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói.

Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm.

Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má.

Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.

Thoái nhiệt đơn.

Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh.

Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%.

Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

Thuốc hạ huyết áp.

Rể nhàu 16g, Rể kiến cò 12g, Lá tre l2g, Rể tranh 12g,Rể cỏ xước 12g, Rau má 16g, Lá dâu 12g

Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.

Sốt xuất huyết.

Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam 16g, Đậu đen 16g. Sắc uống.

Nước ép rau má.

Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.

Lưu ý:

Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
 
D

duonghongsonmeo

images

đây là hoa đu đủ
luộc nó lên ăn vào giúp chữa ho[ hoa đực ( lưu ý 1 ngày ăn 10-15 hoa......)]
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Tác dụng của dầu dừa:^^
. Giảm triệu chứng có liên quan đến bệnh Crohn, viêm ruột kết mạn loét, và loét bao tử..
2. Tiêu hóa và đi cầu tốt.
3. Giảm đau và rát của bệnh trĩ.
4. Giảm viêm.
5. Giúp vết thương mau lành.
6. Giúp tăng cường hệ miễn dịch .
7. Giúp ngừa ung thư ngực, ruột gìa, và các loại ung thư khác.
8. Gia tăng tỉ số cholesterol tốt , ngừa bệnh tim.
9. Bảo vệ động mạch khỏi tình trạng xơ vữa vì vậy tránh được bệnh tim.
10. Giúp ngừa bệnh nha chu và sâu răng.
11. Có tác dụng như chất chống oxy hóa.
12. Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do có hại gây lão hóa và các bệnh suy thoái.
13. Không làm mất chất chống oxy hóa của cơ thể như các loại dầu ăn khác.
14. Cải thiện việc dùng acid béo cần thiết và bảo vệ không bị oxy hóa.
15. Giảm triệu chứng của mệt mỏi kinh niên.
16. Giảm triệu chứng của bệnh sưng tuyến tiền liệt.
17. Giảm triệu chứng của bệnh động kinh.
18. Bảo vệ để tránh bị bệnh thận hay nhiễm> trùng đường tiểu.
19. Làm tan sạn thận.
20. Giúp phòng ngừa bệnh gan.
21. Số calories thấp hơn những loại dầu khác.
22. Giúp cho hoạt động của tuyến giáp trạng.
23. Giúp giảm cân nhờ tăng cường tốc độ chuyển hóa.
24. Được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng> ngay chứ không dự trữ dưới dạng chất béo như> các chất béo khác.
25. Giúp ngừa béo phì.
26. Xoa ngoài da trị nhiễm trùng.
27. Giảm triệu chứng của bệnh vảy nến, nấm eczema, viêm da.
28. Làm mềm da, giúp da không bị khô và tróc.
29. Ngừa vết nhăn da, da chảy xệ, và da đồi> mồi.>
30. Giúp tóc và da tốt.
31. Bảo vệ da không bị thương tổn do tia tử ngoại.
32. Giúp trị gàu.
1
 
T

thienthannho.97

(*)Còn cây nữa đó là cây bèo tây chắc chưa ai nghĩ cây này lại có công dụng chữa bệnh đúng không? Theo mình được biết nó là một loại kháng sinh giảm đau rất quí:
Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình. Tên khoa học: Eichhornia crassipes thuộc họ: Bèo tây – PONTEDERIACEAE.:):):)

Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh, nhanh hơn cả rau muống trồng dưới nước, lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình, vì thế có nơi còn gọi là bèo Lộc bình tươi và đẹp. Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn. Quả mang.:D
Trong những tháng năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi chúng tôi công tác ở tiểu đoàn quân y F325 đánh Mỹ ở miền tây Khe Sanh (Bắc Quảng Trị), thấy có nhiều thương binh (TB) bị nhiều vết xây xước chẩy máu hoặc sưng tấy đỏ đau, nhiều anh chị em thanh niên xung phong hỗ trợ cáng khiêng thương bệnh binh nói ngay “Đi tìm cây Bèo tây ở khe suối, ruộng lầy về rửa sạch giã nát cho ít muối vào và đắp lên, hết viêm ngay”
Kinh nghiệm trong nhân dân và các anh chị thanh niên xung phong đánh Mỹ đã giúp chúng tôi xử lý 100% số TB nhẹ do vết thương chợt da sưng viêm cục bộ bằng Bèo tây giã nát trộn với muối để đắp lên vết sưng đau. Nhờ có Bèo tây, những chỗ đang nung mủ thì thu nhỏ lại, chỗ nào sưng to có mủ thì vỡ mủ ra và chúng tôi tiết kiệm được một số thuốc kháng sinh Tây y, để dành cho điều trị thương bệnh binh nặng hơn.
Sau này có điều kiện, chúng tôi nghiên cứu thêm tác dụng của Bèo tây trên lâm sàng chữa các vết viêm (sưng) lở loét trên da loại nhẹ như một kháng sinh kháng phổ rộng và kết quả thu được là khả quan.@};-@};-
Liều lượng tuỳ thuộc nơi viêm (sưng) trên da của bệnh nhân. Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 90/00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào.;););)
Hiện nay, nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, chưa mua nổi Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng các cây, con thuốc Nam như cây Bèo tây là rất có lợi, vừa rất ít tác dụng phụ lại không tốn tiền, ở đâu cũng có. Nó vừa là thức ăn nuôi heo (lợn), lại còn tác dụng như một kháng sinh chống viêm, giảm đau rất tốt.:D:D:D
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Hoa hòe ^^
Trong hoa và quả của cây hòe đều có rutin, một loại vitamin P có tác dụng rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).

Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học là Sophora japonica L. Hoa hòe cho tác dụng tốt khi chưa nở, thu về phơi khô hoặc sấy lửa than vàng, có mùi thơm dễ chịu. Đôi khi người ta còn dùng cả quả cây hoa hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

Hoa hòe chịu đất xốp, độ ẩm vừa, bóng râm mát. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Mùa hoa là tháng 7-9 âm lịch. Hoa hòe trồng bằng hạt, dâm cành đạt tỷ lệ sống thấp. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa, và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc.

Hoa hòe chứa 6-30% rutin. Đây là một glucozid, giúp tăng cường sức bền của mao mạch. Trong quả hòe cũng có rutin.

Theo Đông y, hoa hòe vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp trong vữa xơ động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não… Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa..., khi bệnh nhân bị ra máu, người ta thường chỉ định thuốc có rutin kết hợp với vitamin C liều cao.

Rutin còn có tác dụng rất tốt trong phác đồ điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi…

Với tác dụng bảo vệ thành mạch, hoa hòe rất tốt đối với những bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn 1và sau tai biến mạch máu não. Vì vậy, nếu có nhu cầu điều trị hỗ trợ các bệnh này tại gia đình, chúng ta nên trồng cây hoa hòe để sử dụng khi cần thiết.

p/s: nhà em cũng có 1 cấy^^, mẹ mua chơi mà em l rách hết lá rồi
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom