Mùa đông đến, thời tiết trở nên rất lạnh giá. Vì vậy, rất nhiều loài ĐV sống trong tự nhiên phải ẩn mình, tránh rét. Cách đơn giản nhất là ngủ 1 giấc thật dài. Giấc ngủ này thường được kéo dài từ đầu mùa đông cho tới khi tiết trời trở nên ấm áp.
Các loài vật như ếch rắn không có khả năng giữ ấm nên nhiệt lượng trong cơ thể chúng thường tiêu tan rất nhanh. Nhiệt độ cơ thể chúng thay đồi cùng với sự thay đổi của thời tiết bên ngoài. Khi mùa đông giá lạnh đến, nhiệt độ xuống thấp, để thích ứng với điều kiện khí hậu, chúng phải ẩn mình dưới nước hoặc chạy vào hang động, các khe hở để ‘’đánh 1 giấc ngon lành’’. Vào lúc này, chức năng bài tiết, lột xác của chúng ở vào mức thấp nhất. Chúng sử dụng lớp mỡ đã tích tụ trên cơ thể để tự nuôi sống, duy trì những nhu cầu tối thiểu nhất trong những ngày ngủ đông đó.
Động vật ngủ cả đông và hè. Loài ếch, rắn thuộc loại ngủ đông, Ngoài ra, các loài động vật như dơi, nhím, rái cá, chuột hoang… cũng đều có hiện tượng ngủ đông. Ngủ đông là sự thích ứng của các loài ĐV đối với điều kiện môi trường không tốt như: nhiệt độ thấp, thức ăn ít… Ngược lại, ngủ hè lại dành cho các loài ĐV thích ứng vời điều kiện môi trường nắng cháy, hanh khô.
Ví dụ: loài hải sâm chọn những sinh vật nhỏ ở biển làm thức ăn. Khi mùa hè tới, do có sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ trên bề mặt nước trở nên nóng hơn, làm cho các loài sinh vật nhỏ phải nổi trên mặt nước. Loài hài sâm sống ở dưới đáy biển do thiếu thức ăn nên phải ngủ hè. Loài thằn lằn, cá trắm cỏ cũng thực hiện biện pháp ngủ hè như vậy….
Hiện tượng ngủ đông, hè là giai đoạn mà hoạt động sống của các ĐV ở vào mức độ thấp nhất, thông thường biểu hiện qua các hiện tượng như: ngừng kiếm thức ăn, không hoạt động, ngủ liên miên, hô hấp yếu và nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Trước khi đi vào giấc ngủ, những ĐV này đều kích thích tăng lượng mỡ trong cơ thể làm thức ăn trong những ngày ngủ đó và cho đến khi tỉnh lại.
Những ĐV khác nhau thì thời kỳ ngủ cũng khác nhau. Các loài ĐV có thân nhiệt hay thay đổi như ếch, rắn về cơ bản thường là không ăn, không cử động, không tỉnh giấc trong suốt thời gian ngủ đông. Vì thế, nếu thay đổi 1 cách cưỡng chế nhiệt độ môi trường bên ngoài vào sẽ kéo theo những biến đổi về nhiệt độ trong cơ thể và sẽ xảy ra hàng loạt những phản ứng. Vào mùa hè, nếu để 1 con ếch vào môi trường lạnh giá, chúng sẽ ngủ đông, nếu đem con ếch từ trong trạng thái ngủ đông vào 1 môi trường có nhiệt độ ấm áp thì chúng sẽ tỉnh giấc, từ bỏ trạng thái ngủ đông. Thế nhưng những loài ĐV có nhiệt độ ổn định như loài nhím, gấu… thì chúng có thể tự điều tiết nhiệt độ cơ thể khi ngủ. Vào một thời gian nhất định chúng sẽ tỉnh giấc, sau đó lại tiếp tục đánh 1 giấc ngon lành. Chúng sẽ không ngủ được khi có sự biến đổi nhiệt độ mang tính cưỡng chế từ bên ngoài.
Sức chịu đựng của các loài ĐV đối với môi trường nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp đều có giới hạn. Nhiệt độ cao rất có hại với sức khỏe của chúng. Động vật có thể chết do nhiệt độ thấp. Nguyên nhân là do cơ cấu cơ thể bị đông cứng, kết cấu tế bào bị phá vỡ, chức năng thay thế do đó mà ngừng trệ. Ngủ đông và ngủ hè của các loài ĐV chính là biểu hiện mang tính thích ứng của các loài ĐV đó với điều kiện thay đổi của môi trường.
( Theo bộ sách Khám phá thế giới khoa học )