[Sinh học 6+7+8] Hàng... vạn câu hỏi vì sao^^~ Ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
B

boy_100

tớ ra câu hỏi tiếp ha
vì sao lại nói mỗi tế bào là một đơn vị chức năng sống của cơ thể
 
P

pokemon_011

- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phần chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản của cơ thể. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đợn vị chức năng của cơ thể.
PS:Sao chị nhung ít ol thế
 
L

langtham_98

Một khoảng thời gian rất dài không rõ là bao lâu, Darwin là người phát hiện sớm và chuẩn xác nhất.......
đấu tranh sinh tồn (struggle for existence) bao gồm không chỉ sự sống sót của cá thể mà cả của loài. Như vậy, có một sự đấu tranh để sinh tồn giữa hàng triệu cá thể con được sinh ra từ một loài cá (giữa cá lớn và cá bé cùng loài) và giữa các loài cá khác nhau sống trong cùng một vùng cư trú.

học thuyết tiến hóa của Darwin về chọn lọc tự nhiên dựa trên các giả định sau đây:

Số lượng cá thể sinh ra trong mỗi thế hệ nhiều hơn số cá thể được sống sót và sinh sản.
Có sự biến dị trong các cá thể làm cho chúng không hoàn toàn giống nhau về tất cả các đặc tính
Trong đấu tranh sinh tồn, những cá thể mang các tính trạng có lợi sẽ có nhiều cơ hội sống sót và sinh sản hơn là các cá thể mang các tính trạng không có lợi
Một số đặc điểm kết quả của sự sống sót và sinh sản có thể di truyền
Tất cả các loài sinh vật đều tiến hoá từ một vài tổ tiên chung
Cần có một thời gian rất lớn để cho sự tiến hóa xảy ra.
 
T

thongoc_97977

cách đây khoảng 570 triệu năm.
----------------------------------------------------
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhé. :D
1. Vì sao rắn lột xác?
2. Vì sao gọi cú vọ là "vệ sĩ ban đêm"?
 
B

braga

Tiếp nhé. :D
1. Vì sao rắn lột xác?
Trên bề mặt thân thể của rắn có mọc ra một lớp vảy chất sừng hoàn chỉnh, đó là cái mà chúng ta hay gọi là da rắn. Khi rắn lớn lên cứ cách vài tháng, lớp da đó đối với rắn, nếu so sánh thì nó giống hệt như bộ quần áo đã nhỏ đi, vừa chật lại vừa hẹp, nếu không lột bỏ nó đi, rắn không làm sao lớn tiếp lên nữa.

Khi đã đến lúc phải lột da, cử động của rắn trở lên có phần lờ đờ, mắt rắn như bị một lớp sương mù che phủ. Khi rắn lột da, trước hết bắt đầu từ bộ phận mồm, lấy mồm cọ xát vào chỗ thô ráp. Cọ long da miệng ra xong rồi mới lột mảng da đầu ra, tiếp đến lột dần phía sau, một mạch cho đến cái đuôi.
:D
2. Vì sao gọi cú vọ là "vệ sĩ ban đêm"?

Trên màn võng thị của mắt động vật có hai loại tế bào hình trụ và hình chóp. Tế bào hình chóp rất nhạy ở chỗ sáng, kém hơn ở chỗ tối. Tế bào hình trụ thì ngược lại. Trên màn võng thị của mắt cú vọ có rất nhiều tế bào hình viên trụ nhưng ít tế bào hình chóp. Do đó thị giác của cú vọ ban ngày rất kém nên chúng phải ngủ. Nhưng đến tối, mắt của chúng đặc biệt nhạy, một con chuột chạy trên ruộng là nhìn thấy ngay, một đêm có thể bắt đến mấy con chuột, bảo vệ mùa màng không bị chuột cắn phá, cho nên nói cú vọ là "vệ sĩ ban đêm". ;)


 
S

soicon_boy_9x

1.Tại sao từ thằn lằn có thể tiến hoá thành người?
2.Tại sao con người có phần vượt trội so với các sinh vật giống người như đười ươi...?
 
D

duonghongsonmeo

1, thàn lằn làm gì tiến hóa thành người đâu bạn
2, vì nó là động vật bậc cao =>nó vượt trội hơn các loài khác
 
L

langtham_98

1:
Lịch trình tiến hóa của sự sống liệt kê những sự kiện lớn trong sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. Để biết thêm chi tiết về các sự kiện này, xem Lịch sử Trái Đất, và niên đại địa chất. Thời gian liệt kê ở đây được ước tính dựa trên các chứng cứ khoa học.
Trong sinh học, tiến hóa là quá trình mà qua đó các sinh vật nhận được và truyền lại các đặc tính từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc diễn ra trong một thời gian rất dài của nó giải thích nguồn gốc của các loài mới và sự đa dạng của sinh giới. Các loài cùng thời nhau liên quan đến nhau bởi cùng gốc, sản phẩm của sự tiến hóa và sự hình thành loài qua hàng tỉ năm.
Thằn làn nhỏ bé, thoát khỏi thảm họa tuyệt chủng hàng loạt, có đặc điểm thích nghi với môi trường, tién hóa nhiều loài khác nhau.................

2:
Loài người chúng ta đi bằng 2 chân, có nhiều đặc điểm tiến hóa thích nghi mọi điều kiện môi trường..........
có tư duy, có suy nghĩ, có chữ viết,tiếng nói, có tí óc biết suy luận,tư duy hợp lí...sống trong mọi điều kiện khí hậu..
 
S

soicon_boy_9x

1, thàn lằn làm gì tiến hóa thành người đâu bạn
2, vì nó là động vật bậc cao =>nó vượt trội hơn các loài khác
1.Sao lại không.Tất cả các loài thú chim,thú trên cạn đều tiến hóa từ thằn lằn bạn ạ
2. Nói thế cũng không đúng.Các loài đười ươi,tinh tinh cũng là động vật bậc cao mà
 
C

cattrang2601

1.Tại sao từ thằn lằn có thể tiến hoá thành người?
2.Tại sao con người có phần vượt trội so với các sinh vật giống người như đười ươi...?



1, Thằn lằn có thể tiến hóa thành người à :-? cái này mới nghe lần đầu

2, con người có phần vượt trội so với các sinh vật giống người như đười ươi vì con người có tư duy , lao động , hôn nhân , giáo dục...Con người không những sống trong môi trường tự nhiên mà còn sống trong môi trường nhân tạo , môi trường xã hội.....:x

 
N

nhocboy1998

Da mềm mại ,không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kêt bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiét chất nhờn lên bề mặt da ;)
 
T

thienthannho.97

Vì sao trên người ngựa vằn có vằn còn các loài ngựa khác thì không?

Vì ngựa vằn sống ở nơi hoang mạc, nên việc bị các động vật khác ăn thịt là không thể tránh khỏi. Trên người nó có sọc vằn:
+ Giúp chúng lẩn vào các cây ~~> trốn được kẻ thù.
+ Vì ở nơi hoang mạc nên sọc sẽ giúp chúng bớt nóng hơn dưới ánh nắng mặt trời.
 
P

pokemon_011

Mùa đông đã gây ra nhiểu biến động trong đời sống động vật. Khi mùa đông tới, nhiệt độ giảm xuống đột ngột, nguồn thức ăn của các loài động vật hoang dã cũng trở nên khan hiếm, để đối phó với sự khắc nghiệt của mùa đông, một số động vật thì có xu hướng đi tránh rét như loài bướm hay cá voi… Còn đối với một số loài động vật khác thì ngủ động là biện pháp thích hợp nhất để có thể qua được cái lạnh của mùa đông.

Chúng ta đều biết rằng, mùa đông là thời điểm lạnh lẽo và khác nghiệt nhất trong năm đối với các loài động vật để sống và tồn tại. Các loài động vật có vú như gấu muốn sống sót qua mùa đông lạnh giá thì phải tìm cách giữ ấm cơ thể của mình. Bộ lông dày đã giúp chúng một phần nào, nhưng loài gấu vẫn cần một nguồn năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. Vấn đề thực sự ở đây là vào mùa đông thì nguồn thức ăn rất khan hiếm, do đó, gấu và các loài động vật ngủ đông khác cũng có ít cơ hội hơn để có được đủ thức ăn cho việc giữ ấm và đi lại. Các loại động vật thường sử dụng ít năng lượng hơn khi chúng ngủ. Vì thế loài gấu đã tiết kiệm năng lượng bằng cách đi ngủ. Thậm chí ngay cả khi chúng không hoạt động, loài gấu cũng phải dự trữ năng lượng để tồn tại đến mùa xuân. Gấu dự trữ thức ăn bằng hình thức tích mỡ. Trước khi mùa đông tới, các con gấu đều béo lên do sự tích trữ thức ăn trong nhiều tháng liền, và do đó trọng lượng của chúng có thể tăng hơn 18kg một tuần. Cơ thể của gấu cũng có một vài thay đổi ngay khi nó chìm vào giấc ngủ đông, nhịp tim sẽ giảm từ 55 nhịp một phút xuống còn 10 nhịp một phút. Nhiệt độ cơ thể cũng giảm từ 5 - 9o so với mức bình thường. Trong thời kỳ ngủ đông, loài sẽ tìm một cái hang hoặc một cái hốc cây để ngủ và quên đi cái lạnh giá đồng thời chúng sử dụng nguồn năng lượng dự trữ để sống. Vì thế, chúng có thể giảm từ 15 đến 40% trọng lượng cơ thể trong quá trình ngủ đông. Đến mùa xuân, chúng sẽ thức giấc, cảm thấy đói và đi ra ngoài để tìm một bữa ăn đầu năm.
Nguồn : Tham khảo
 
N

ngobin3

Mùa đông đến, thời tiết trở nên rất lạnh giá. Vì vậy, rất nhiều loài ĐV sống trong tự nhiên phải ẩn mình, tránh rét. Cách đơn giản nhất là ngủ 1 giấc thật dài. Giấc ngủ này thường được kéo dài từ đầu mùa đông cho tới khi tiết trời trở nên ấm áp.
Các loài vật như ếch rắn không có khả năng giữ ấm nên nhiệt lượng trong cơ thể chúng thường tiêu tan rất nhanh. Nhiệt độ cơ thể chúng thay đồi cùng với sự thay đổi của thời tiết bên ngoài. Khi mùa đông giá lạnh đến, nhiệt độ xuống thấp, để thích ứng với điều kiện khí hậu, chúng phải ẩn mình dưới nước hoặc chạy vào hang động, các khe hở để ‘’đánh 1 giấc ngon lành’’. Vào lúc này, chức năng bài tiết, lột xác của chúng ở vào mức thấp nhất. Chúng sử dụng lớp mỡ đã tích tụ trên cơ thể để tự nuôi sống, duy trì những nhu cầu tối thiểu nhất trong những ngày ngủ đông đó.
Động vật ngủ cả đông và hè. Loài ếch, rắn thuộc loại ngủ đông, Ngoài ra, các loài động vật như dơi, nhím, rái cá, chuột hoang… cũng đều có hiện tượng ngủ đông. Ngủ đông là sự thích ứng của các loài ĐV đối với điều kiện môi trường không tốt như: nhiệt độ thấp, thức ăn ít… Ngược lại, ngủ hè lại dành cho các loài ĐV thích ứng vời điều kiện môi trường nắng cháy, hanh khô.
Ví dụ: loài hải sâm chọn những sinh vật nhỏ ở biển làm thức ăn. Khi mùa hè tới, do có sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ trên bề mặt nước trở nên nóng hơn, làm cho các loài sinh vật nhỏ phải nổi trên mặt nước. Loài hài sâm sống ở dưới đáy biển do thiếu thức ăn nên phải ngủ hè. Loài thằn lằn, cá trắm cỏ cũng thực hiện biện pháp ngủ hè như vậy….
Hiện tượng ngủ đông, hè là giai đoạn mà hoạt động sống của các ĐV ở vào mức độ thấp nhất, thông thường biểu hiện qua các hiện tượng như: ngừng kiếm thức ăn, không hoạt động, ngủ liên miên, hô hấp yếu và nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Trước khi đi vào giấc ngủ, những ĐV này đều kích thích tăng lượng mỡ trong cơ thể làm thức ăn trong những ngày ngủ đó và cho đến khi tỉnh lại.
Những ĐV khác nhau thì thời kỳ ngủ cũng khác nhau. Các loài ĐV có thân nhiệt hay thay đổi như ếch, rắn về cơ bản thường là không ăn, không cử động, không tỉnh giấc trong suốt thời gian ngủ đông. Vì thế, nếu thay đổi 1 cách cưỡng chế nhiệt độ môi trường bên ngoài vào sẽ kéo theo những biến đổi về nhiệt độ trong cơ thể và sẽ xảy ra hàng loạt những phản ứng. Vào mùa hè, nếu để 1 con ếch vào môi trường lạnh giá, chúng sẽ ngủ đông, nếu đem con ếch từ trong trạng thái ngủ đông vào 1 môi trường có nhiệt độ ấm áp thì chúng sẽ tỉnh giấc, từ bỏ trạng thái ngủ đông. Thế nhưng những loài ĐV có nhiệt độ ổn định như loài nhím, gấu… thì chúng có thể tự điều tiết nhiệt độ cơ thể khi ngủ. Vào một thời gian nhất định chúng sẽ tỉnh giấc, sau đó lại tiếp tục đánh 1 giấc ngon lành. Chúng sẽ không ngủ được khi có sự biến đổi nhiệt độ mang tính cưỡng chế từ bên ngoài.
Sức chịu đựng của các loài ĐV đối với môi trường nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp đều có giới hạn. Nhiệt độ cao rất có hại với sức khỏe của chúng. Động vật có thể chết do nhiệt độ thấp. Nguyên nhân là do cơ cấu cơ thể bị đông cứng, kết cấu tế bào bị phá vỡ, chức năng thay thế do đó mà ngừng trệ. Ngủ đông và ngủ hè của các loài ĐV chính là biểu hiện mang tính thích ứng của các loài ĐV đó với điều kiện thay đổi của môi trường.

( Theo bộ sách Khám phá thế giới khoa học )
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom