[Sinh] ĐỀ TUYỂN MOD SINH 11 - 12

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

Y

yuper

ĐỀ TUYỂN MOD 11



1. Vì sao buổi sang nhai lá của cây thuốc bỏng thì chua, buổi trưa nhai thì không thấy chua? ( 2 Điểm )


2. 1 Cây sống ở vùng ngập mặn có P = 10 atm. Để hút nước để đảm bảo cây sống bình thường trong mùa hè ( 30oC) và mùa đông ( 15oC ) thì cây phải duy trì nồng độ dịch bào tối thiểu là bao nhiêu? ( 1 Điểm )


3. Tại sao bao myelin lại có khả năng cách điện? ( 2 Điểm )


4. Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều, hiện tượng gì sẽ xảy ra? ( 3 Điểm )


5. Quá trình phát triển ở ĐV bao gồm những giai đoạn nào, đặc điêm của mỗi giai đoạn? ( 4 Điểm )


6. Tại sao phụ nữ dễ bị xảy thai vào tháng thứ 3 hoặc đẻ non vào tháng thứ 7 trong thời kì mang thai? ( 3
Điểm )


7. Có những nhóm sắc tố nào hấp thụ năng lượng ánh sáng ở TV? Cho biết hướng di chuyển của dòng năng lượng của ánh sang mà các sắc tố hấp thụ được? ( 3 Điểm )


8. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào? ( 2 Điểm )


 
Y

yuper

ĐỀ TUYỂN MOD 12



1/Một gen có 900 cặp nu và có tỉ lệ các loại nu bằng nhau.tính số lk H của gen.
(3 điểm).


2/Một gen có 4800 liên kết H và có tỉ lệ A/G = 1/2. Bị đột biến thành alen mới có 4801 lkH và có M = 108.10^4 dvC.Tính só nu mỗi loại của gen sau ĐB.
(3 điểm)


3/Có 2 ruồi giấm thuần chủng dòng A và B đều có mắt đỏ tươi.Khi lai ruồi cái dòng A với ruồi đực dòng B thì được F1 đồng loạt mắt kiểu dại.Khi lai ruồi cái dòng B với ruồi đực dòng A thì được F1 gồm mọi ruồi cái mắt kiểu dại và mọi ruồi đực mắt kiểu tươi.Giải thích phương thức di truyền của ruồi giấm trog TH này và viết sơ đồ lai.
(5điểm)


4/Nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới là đúng hay sai?Giải thích?
(2điểm)


5/Một loài ruồi ở đồng bằng sôg Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của 1 chu kì sống là 170 độ C/ngày,vòng đời trung bình là 10 ngày đêm.
a/Tính ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi này,biết nhiệt độ trug bình năm ở DBSH là 23,4 độ C.
b/Vòng đời trung bình của loài này ở ĐB SCL là bao nhiêu,biết rằng ở đây có nhiệt độ trung bình ngày là 27 độ C/năm.
(4điểm)


6/Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng,các gen phân li độc lập.Gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.Tính theo lí thuyết phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

 
H

hardyboywwe

Bài làm của các thí sinh và kết quả tuyển mod 12.

Của dragon_promise.

dragon_promise said:
Bài 1, A=T=G=X= 900/4 = 225
số lk H = 2A + 3G = 1125 lk
số lk cộng htr = 900 - 2 + 900 = 1789 lk

\Rightarrow Câu này em trả lời ko chính xác.Kết quả phải là H = 2A + 3G = 2.450 + 3.450 = 2250 lk.



Bài 2:
1 gen có 4800 liên kết hiđro và có tỉ lệ A/G =1/2,bj đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidro và có khối lượng 108.10^4 dvc.số nu mỗi loại của gen sau đột biến
108.10^4 => số nu= khối lượng chia 300đvc
= 3600 nu
giải hệ
2A +3G= 4801
A + G + T + X = 2( A+G) = N = 3600 => A+G=1800
A=599,G=1201
\Rightarrow Đúng
Câu 4 :

a/ Sai
- Bệnh mù màu, máu khó đông do gen lặn / nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
- Kiểu gen nam bệnh XaY, / kiểu gen nữ bệnh XaXa
- Bệnh thường xuất hiện ở nam, ít xuất hiện ở nữ / vì ở nữ tồn tại cặp NST XX nên gen lặn khó biểu hiện ra kiểu hình
\Rightarrow Đúng.

Câu 6 :
-Xét phép lai từng tính trạng đều là lai giữa 2 cơ thể dị hợp tử nên đời con đều có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1lặn. Do đó:
+ Tỉ lệ kiểu hình trội 1 tính trạng ở đời con = 3/4
+ Tỉ lệ kiểu hình lặn 1 tính trạng ở đời con = 1/4
- Có 4 tính trạng nên tạo ra 6 tổ hợp gồm 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn.
=> đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ (xác suất) = (3/4 x 3/4 x 1/4 x 1/4) x 6 = 54/256 =27/128. \Rightarrow Đúng.

Bài 3, 5 Để em suy nghi đã !!!

Kết quả: dragon_promise được 8 điểm.


Bài làm của ducdao_pvt:

ducdao_pvt said:
ĐỀ TUYỂN MOD 12



1/Một gen có 900 cặp nu và có tỉ lệ các loại nu bằng nhau.tính số lk H của gen.
(3 điểm).
Bài giải
Theo đề bài thì: A=T=G=X
và A + G = 900 (nu)
=> 2A=900 (nu) => A=450 (nu) => G=A=450 (nu)
Vậy số liên kết hidro là: H=2A+3G=2.450+3.450=2250 liên kết

\Rightarrow Đúng.


2/Một gen có 4800 liên kết H và có tỉ lệ A/G = 1/2. Bị đột biến thành alen mới có 4801 lkH và có M = 108.10^4 dvC.Tính só nu mỗi loại của gen sau ĐB.
(3 điểm)
Bài giải
Ta có: \begin{cases} 2A + 3G = 4800 \\ 2A - G = 0 \end{cases}
<=>\begin{cases} A= 600 \\ G = 1200 \end{cases}
Sau khi gen bị đột biến, ta có:
\begin{cases} 2A + 3G = 4801 \\ 2A+ 2G = (108.10^4)/300 \end{cases}
<=>\begin{cases} A= 599 \\ G = 1201 \end{cases}

=> T=A=599 (nu)
X=G=1201 (nu)
\Rightarrow Đúng.

3/Có 2 ruồi giấm thuần chủng dòng A và B đều có mắt đỏ tươi.Khi lai ruồi cái dòng A với ruồi đực dòng B thì được F1 đồng loạt mắt kiểu dại.Khi lai ruồi cái dòng B với ruồi đực dòng A thì được F1 gồm mọi ruồi cái mắt kiểu dại và mọi ruồi đực mắt kiểu tươi.Giải thích phương thức di truyền của ruồi giấm trog TH này và viết sơ đồ lai.
(5điểm)


4/Nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới là đúng hay sai?Giải thích?
(2điểm)
Bài giải
Nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới là sai.
Giải thích:
Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do gen lặn trên NST X qui định.
NST Y không mang gen qui định bệnh mù màu và bệnh máu khó đông vì vậy ở nam giới chỉ cần NST X mang gen qui định bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là biểu hiện ra kiểu hình. Còn ở nữ thì cần phải có cả cặp NST XX đều mang gen
qui định bệnh mù màu và bệnh máu khó đông mới biểu hiện ra kiểu hình.
Vì thế bệnh mù màu và bệnh máu khó đông biểu hiện ở cả nam và nữ nhưng ở nữ thường hiếm cón nam thường gặp hơn nên nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới là sai. \Rightarrow Đúng.


5/Một loài ruồi ở đồng bằng sôg Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của 1 chu kì sống là 170 độ C/ngày,vòng đời trung bình là 10 ngày đêm.
a/Tính ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi này,biết nhiệt độ trug bình năm ở DBSH là 23,4 độ C.
b/Vòng đời trung bình của loài này ở ĐB SCL là bao nhiêu,biết rằng ở đây có nhiệt độ trung bình ngày là 27 độ C/năm.
(4điểm)
Bài giải
a. Ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi:
T=(x-k)n <=> 170=(23,4 - k).10 => k = 6,4°C
b/Vòng đời trung bình của loài này ở ĐB SCL là:
T=(x-k)n <=> 170=n(27 - 6,4) => n=8 ngày

\Rightarrow Đúng.

6/Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng,các gen phân li độc lập.Gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.Tính theo lí thuyết phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài giải
Ta có:
Trội ở thể đồng hợp có các trường hợp:
AABBccdd
AAbbCCdd
AAbbccDD
aaBBccDD
aaBBCCdd
aabbCCDD
=> XS: 6.(1/4)^4= 3/128 (1)
Trội ở thể có 1 cặp gen đồng hợp và 1 cặp gen dị hợp có các trường hợp:
AaBBccdd
AABbccdd
AabbCCdd
AAbbCcdd
AabbccDD
AAbbccDd
aaBbccDD
aaBBccDd
aaBBCcdd
aaBbCCdd
aabbCcDD
aabbCCDd
=> XS: 12.1/2.(1/4)^3=3/32 (2)
Trội ở thể dị hợp cả 2 cặp gen có các trường hợp:
AaBbccdd
AabbCcdd
AabbccDd
aaBbccDd
aaBbCcdd
aabbCcDd
=> XS: 6.(1/2)^2.(1/4)^2= 3/32 (3)
Từ (1),(2),(3)=> XS chung= 27/128 hay 21,09375% \Rightarrow Đúng

Kết quả: ducdao_pvt được 15 điểm



Như vậy,bạn ducdao_pvt sẽ trở thành tmod box sinh 12 sau đợt tuyển nhân lực lần này.Xin chúc mừng bạn và rất mong bạn sẽ làm việc tích cực vì sự phát triển của box.
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI LÀM VÀ KẾT QUẢ TUYỂN MOD SINH 11


- ken_luckykid

ken_luckykid said:
4. Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Khi cơ thể vận động nhiều thì các cơ quan trong cơ thể cần nhiều O2 hơn vì thế máu sẽ được vận chuyển nhiều hơn để cung cấp, đồng thời nồng độ CO2 tăng không thải kịp ra môi trường ngoài nên tích tụ nhiều trong cơ thể.
Sau khi thực hiện chu trình Crep, nếu lượng lượng O2 quá ít, CO2 quá nhìu dẫn đến quá trình hô hấp kị khí tạo ra sản phẩm là axit lactic (đầu độc cơ-với lượng lớn có khả năng gây viêm cơ,..)gây mất cân bằng acit-bazo nội môi
=> gây cảm giác mỏi mệt sau 1 thời gian lao động nặng nhọc + huyết áp tăng + phổi hoạt động gấp và nhiều hơn, khiến chúng ta thở gấp

\Rightarrow Chưa chính xác, cái này dựa vào cơ chế điều hòa ngược



5. Quá trình phát triển ở ĐV bao gồm những giai đoạn nào, đặc điêm của mỗi giai đoạn?
Quá trình phát triển ở ĐV bao gồm những giai đoạn :sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái.
hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

\Rightarrow Chưa đầy đủ


3. Tại sao bao myelin lại có khả năng cách điện?
-Bao myelin được hình thành do các tế bào Schwann được gọi là eo Ranvier.
-Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1,5-2 mm
-Vỏ myelin không liền mạch mà được chia thành từng đoạn.
Vì vậy , Bao myelin được xem là chất cách điện

\Rightarrow chưa chính xác 0


6. Tại sao phụ nữ dễ bị xảy thai vào tháng thứ 3 hoặc đẻ non vào tháng thứ 7 trong thời kì mang thai?
-quá thiếu cân ,ăn uống không đầy đủ dưỡng chất
- do sự bất thường ở nhiễm sắc thể vì không tiêm phòng và bồi bổ đủ dưỡng chất trước khi mang thai.
-hút thuốc lá, sử dụng ma túy và uống nhiều rượu .
-vận động quá mạnh
-Mặt khác ,thời gian này thai nhi mới hình thành chưa làm ổ vùng chắc trong tử cung và đây cũng là thời gian thai nhi hình thành các cơ quan cần thiết trên cơ thể như khuôn mặt, mô xương, chân tay …
=>dễ bị xảy thai vào tháng thứ 3 ;

-những người chưa đủ 20 tuổi hoặc quá 35 tuổi tỷ lệ đẻ non cao
-tiền sử bị sảy thai
-Đẻ non có liên quan đến bệnh tật, những bệnh như: bệnh ngoài da, viêm gan, viêm thận, viêm ống mật, bệnh tim… rất dễ bị đẻ non. Phụ nữ mang thai rối loạn nội tiết, bị tiểu đường cũng dễ dẫn đến đẻ non. Phụ nữ mang thai thiếu máu, do các tổ chức, tử cung, đế cuống rốn thiếu dưỡng khí cũng gây nên đẻ non. Phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein, vitamin cũng có thể bị đẻ non
-Đẻ non có liên quan đến môi trường sống, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng, thường xuyên biến đổi cũng có thể làm các cơ quan chức năng não bị rối loạn cũng dễ gây nên đẻ non. Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối quan hệ tình dục tần suất quá nhiều cũng dễ dẫn đến lớp màng bảo vệ thai bị rách, đây cũng là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến đẻ non. Phụ nữ mang thai hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều cũng có liên quan mật thiết tới đẻ non.
-Ngoài ra, thai đôi hoặc số lượng thai nhiều. Do sự co giãn tử cung quá độ, so với những phụ nữ mang thai bình thường tỷ lệ đẻ non cao gấp 10 - 15 lần.
=>đẻ non vào tháng thứ 7 trong thời kì mang thai

\Rightarrow chưa nêu đc


1. Vì sao buổi sáng nhai lá của cây thuốc bỏng thì chua, buổi trưa nhai thì không thấy chua?
Thuốc bỏng thuộc loại thực vật CAM, ban ngày chúng đóng khí khổng lại để hạn chế sự mất nước, ban đêm mới mở ra để lấy CO2. Do đêm không có ánh sáng để thực hiện pha sáng của quang hợp, nên CO2 sẽ được dự trữ dưới dạng axit malic, đến sáng mới tham gia vào quang hợp, tạo vị chua nhiều vào sáng sớm. Quang hợp làm giảm nồng độ axit nên đến trưa vị chua giảm.

\Rightarrow Đ


2. Một cây sống ở vùng ngập mặn có P = 10 atm. Để hút nước để đảm bảo cây sống bình thường trong mùa hè ( 30oC) và mùa đông ( 15oC ) thì cây phải duy trì nồng độ dịch bào tối thiểu là bao nhiêu?
- thì cây phải duy trì nồng độ dịch bào tối thiểu là 20atm .

\Rightarrow S


7. Có những nhóm sắc tố nào hấp thụ năng lượng ánh sáng ở TV? Cho biết hướng di chuyển của dòng năng lượng của ánh sang mà các sắc tố hấp thụ được?
Nhóm sắc tố phụ .

\Rightarrow chưa nêu đc


8. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào?
Quá trình khử độc có 2 cơ chế: cố định và thải trừ, biến đổi hoá học .

\Rightarrow chưa nêu đc 0,25





- thaibinh96dn



thaibinh96dn said:
1. Cây thuốc bỏng thuộc loại thực vật CAM, nó thường sống trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên buổi sáng khí khổng đóng hoàn toàn để giảm lượng nước thoát ra và cũng như để bảo vệ cây và khí khổng mở để lấy CO2 vào buổi tối vậy nên buổi tối nó cố định CO2 nhờ PEP và chuyển thành Oxaloaxetat sau đó chuyển thành Axit malic(AM), AM sau đó được chuyển vào không bào dự trữ lại để đến sáng nó sẽ dùng đó làm nguồn CO2 cho quang hợp. Nên vào lúc buổi sáng thì nhai lá cây có vị chua vì có thể lúc đó cây chưa sử dụng hết AM để tạo, nhưng đến buổi trưa thì nhai lá cây không còn chua nữa vì lúc này đã có đủ thời gian để cây sử dụng hết AM dự trữ trong không bào.

\Rightarrow Đ 2


2. Nồng độ dịch bào miễn sao có áp suất thẩm thấu lớn hơn 10 atm là được

\Rightarrow S


3. Bao myelin có khả năng cách điện vì bao myelin gồm nhiều lớp màng tế bào bao xung quang 1 đoạn của sợi trục mà màng tế bào phần lớn có cấu trúc là lipit, mà lipit có tính chất không phân cực nên Bao myelin có khả năng cách điện

\Rightarrow S


4. Khi lao động nặng lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì sẽ làm cho pH máu giảm làm cho hemoglobin tăng khả năng giải phóng Oxi (Hiệu ứng Borr). Làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, máu sẽ được vận chuyển nhiều hơn để trao đổi khí tích cực với môi trường, nhiệt độ cơ thể tăng lên.Có thể tích trữ nhiều Axit lactic do tế bào cơ sinh ra khi hoạt động mạnh gây mỏi cơ

\Rightarrow S


5. Quá trình phát triền ở động vật gồm 2 giai đoạn: Phôi và hậu phôi.
+ Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: Giai đoạn phân cắt, giai đoạn phôi nang, giai đoạn phôi vi, giai đoạn mầm cơ quan.
+ Giai đoạn hậu phôi: là quá trình phát triền của con non thành con trường thành. Có thể trải qua biến thái (Biến thái hoàn toàn hoặc biến thái không hoàn toàn) hoặc không qua biến thái.

\Rightarrow Chưa giải thích rõ ràng


6. + Dễ bị xảy thai vào tháng thứ 3 vì: Trong 3 tháng đầu nhau thai tiết ra HCG để duy trì thể vàng sinh progesteron và estrogen thay thế chức năng của LH. Đến tháng thứ 3 thì HCG giảm nên lượng progesteron và estrogen do thể vàng tiết ra cũng giảm và chức năng này được thực hiện dần bởi nhau thai, tại lúc này nếu progesteron giảm mà nhau thai chưa thể thay thế khả năng tiết progesteron và estrogen thì rất dễ dẫn đến xảy thai, vì progesteron và estrogen có tác dụng duy trì niêm mạc tử cung không bị bong ra.
+ Dễ bị sinh non vào tháng thứ 7 vì: Đến tháng thứ 7 nhau thai vẫn tiếp tục tăng tiết estrogen, nhưng progesteron thì không tăng nên mất cân bằng giữa 2 hoocmon có tác dụng đối lập với sự co dãn của cơ trơn thành tử cung. Tháng thứ bảy cũng là thời gian thai bắt đầu quay đầu. Đầu chúc vào tử cung, nếu hoạt động mạnh sẽ kích thích cổ tử cung gây những cơn co có thể dẫn tới xảy thai.

\Rightarrow Đ


7. Có những nhóm sắc tố tham gia hấp thu ánh sáng ở thực vật là nhóm Sắc tố phụ, nhóm sắc tố dịch bào, nhóm sắc tố chính.
Ở thực vật nhóm sắc tố phụ và clorophyll tham gia nhận năng lượng ánh sáng trong diệp lục, và chuyển năng lượng thu nhận được về cho hai quang hệ là PSI và PSII, tùy vào từng loài thực vật mà có Photphoril hóa vòng hay không vòng thì cách thức truyền năng lượng khác nhau nhưng tượng chung lại đều chuyển e- đến các quang hệ rồi truyền theo chuỗi truyền e- để tạo một lực đưa H+ vào bên trong tilacoit tạo chênh lệch nồng độ H+ để sinh ATP nhờ ATP-Sintaza và biến NADP+ thành NADPH. Làm nguyên liệu cho Pha tối.

\Rightarrow Chưa rõ, con đưognf dòng năng lượng sai


8. chúng thường được gan gắn thêm một gốc ưa nước để dễ hòa tan trong nước và đưa ra ngoài tế bào

\Rightarrow Chưa chính xác
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI LÀM VÀ KẾT QUẢ TUYỂN MOD SINH 11




- thaihang99




thaihang99 said:
1. Buổi sáng nhai lá cây thuốc bỏng thấy chua mà buổi trưa nhai không thấy chua vì cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật cam vào ban đêm khí khổng mở hấp thụ CO2 chuyển hóa thành axit hữu cơ -> vào buổi sáng hàm lượng axit hữu cơ trong lá cao -> có vị chua.
từ sáng đến trưa các axit hữu cơ được sử dụng dần trong chu trình canvin -> trưa chiều hàm lượng axit hữu cơ trong lá thấp -> có vị nhạt.

Đ


2.
Nồng độ dịch bào của cây vào mùa hè:
[TEX]{C}_{M} = \frac{n}{V} = \frac{P}{R.T} = \frac{10}{\frac{22,4}{273}.(30 + 273)} = \frac{325}{808} \approx 0,402 (M)[/TEX]
Nồng độ dung dịch của cây vào mùa đông:
[TEX]{C}_{M} = \frac{10}{\frac{22,4}{273}(15 + 273)} = \frac{325}{768} \approx 0,423 (M)[/TEX]
\Rightarrow Cây cần phải duy trì nồng độ dịch bào tối thiểu là: 0,423 (M)

Đ


3.
bao myelin lại có khả năng cách điện vì bao myelin gồm các màng tế bào của các tế bào Svan (tế bào mang tên nhà sinh lí học Đức T. Schwann) cuốn chặt theo đường xoắn ốc quanh sợi trục. Màng gồm chủ yếu các chất béo; giữa mỗi tế bào Svan có một vòng sợi trục thần kinh trần ngắn (eo Ranviơ)

S


4.
Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều sẽ xảy ra hiện tượng nồng độ CO2 trong máu tăng cao, gây trở ngại cho hoạt động của hệ tuần hoàn và quá trình trao đổi chất trong cơ thể làm lượng oxy cung cấp đến các tế bào giảm sút, thân nhiệt tăng và chất độc hại trong cơ thể, tinh thần mệt mỏi, cơ thể hút nhiệt, thiếu máu...

S


5.
Quá trình phát triển ở ĐV bao gồm 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi.
- Giai đoạn phôi:
+ Hợp tử --> phân bào --> phôi --> phân hóa tế bào ---> thai
+ Hợp tử --> phân bào --> phôi --> phân hóa tế bào --> ấu trùng: ấu trùng nở ra từ trứng.
- Giai đoạn hậu phôi:
+ Giai đoạn sau sinh từ thai không có biến thái. Cá thể non sinh ra có đặc điểm hình thái như cá thể trưởng thành.
+ Ấu trùng --> giai đoạn trung gian --> con trưởng thành.
Với phát triển qua biến thái hoàn toàn, ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhiều so với con trưởng thành. Giai đoạn trung gian giữa ấu trùng và con trưởng thành là giai đoạn hoàn thiện lại toàn bộ cơ thể. Các mô và cơ quan cũ tiêu biến đi, các mô và cơ quan mới được hình thành. Con trưởng thành có hình dạng và cấu tạo khác hẳn các giai đoạn trước.
Với phát triển qua biến thái không hoàn toàn, ấu trùng con trưởng thành nhưng để trở thành con trưởng thành phải qua nhiều lần lột xác.

Chưa chính xác


6.
* Phụ nữ dễ bị xảy thai vào tháng thứ 3 vì:
- Thai phụ bị mắc một số bệnh lý như: bệnh nội khoa nặng như tim, viêm phổi…, hay thai phụ bị nhiễm vi rút cúm, thương hàn, sốt rét, rubella… trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
- Thai phụ có những bệnh lý ở tử cung sẽ khó có khả năng mang thai an toàn như: u xơ tử cung, hở eo cổ tử cung, tử cung có vách ngăn…
- Thai phụ bị thiếu máu hoặc có tiền sử bị sảy thai cũng dễ bị sảy thai lại so với thai phụ bình thường.
- Yếu tố dinh dưỡng và môi trường (môi trường ô nhiễm nặng, những nơi có hóa chất độc hại…) cũng có nhiều tác động đến sự sống của thai nhi trước khi chào đời.
- Thói quen uống rượu, hút thuốc hoặc ngay cả hút thuốc lá thụ động rất có hại cho thai nhi. Trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn loại hóa chất, trong đó có những chất đã được biết là có hại cho sức khỏe sinh sản, như chì, benzene và cadmium.
- Thai phụ bị những sang chấn như: tai nạn, mang vác nặng, vận động mạnh, leo cầu thang nhiều, đi xa…
- Thai phụ bị căng thẳng quá mức hoặc những xúc động mạnh cũng là nguy cơ dẫn đến sảy thai.
- Đôi khi nguyên nhân gây sảy thai không nằm ở phía thai phụ mà có thể do trứng và tinh trùng không tốt, hoặc đôi khi hai cặp nhiễm sắc thể ở trứng và tinh trùng không sắp xếp đúng khi thụ thai…
- các trường hợp sẩy thai lien tiếp (từ 3 lần trở lên) có thể do bất đồng nhóm máu mẹ con, các dị tật dị dạng, rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi….. Cũng có thể do suy hoàng thể thai kỳ sớm….
*Đẻ non vào tháng thứ 7 trong thời kì mang thai:

- Có tiền sử sẩy thai liên tiếp.

- Hút, nạo phá thai.

- Hở eo cổ tử cung.

- Tử cung dị dạng - khối u tử cung.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà không có biểu hiện lâm sàng.

- Các bệnh gây sốt cao.

- Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.

- Lao động nặng trong khi có thai; đẻ sớm dưới 18 tuổi và đẻ muộn trên 40 tuổi.

- Đời sống kinh tế thấp; hút thuốc...

- Rau to bất thường, rau tiền đạo, rau bong non, rau nhiễm khuẩn, nhiễm virus như: Rubella, toxoplasmosis, giang mai...

- Đa thai, đa ối, vỡ ối non.

- Quá phát thượng thận bẩm sinh.

- Các phẫu thuật vùng bụng trong khi mang thai.

S


7.
Những nhóm sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng ở TV:
- Nhóm sắc tố chính (diệp lục):
+ Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
+ Diệp lục b: C55H70O6N4Mg
- Nhóm sắc tố phụ (carotenoit)
+ Caroten: C40H56
+ Xantophyl: C40H56On (n :1 : 6)
Nhóm diệp lúc hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các proton ánh sáng cho quá trình phân li H2O và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
Nhóm carotenoit sau khi hấp thụ ánh sáng, đã truyền năng lượng thu được cho diệp lục.

Chưa nêu đc dòng năn lượng


8.
Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí chủ yếu theo những cơ chế:
1. Phân hủy trực tiếp nhờ enzim: Các enzim đặc trưng liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất (chất độc) thành dạng không độc với tế bào. Ví dụ: H2O2 được phân giải thành nước và oxi.
2. Biến đổi chất độc hại bằng cách gắn thêm vào chất đó các gốc đặc trưng để thận nhận biết và loại thải ra khỏi cơ thể.

Chưa giải thích rõ
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper


KẾT QUẢ 11


- ken_luckykid: 4


- thaibinh96dn: 7,75


- thaihang99: 7,5


- Rất tiếc, không có bạn nào đạt mức điểm sàn, do đó không ai qua vòng này

- Nhưng bạn thaibinh96dn thaihang99 có điểm số cao nhất và hoạt động khá tốt trong box nên sẽ được thử việc trong 1 tháng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom