[sinh]Bạn nào giúp mình với!

Status
Không mở trả lời sau này.
D

duonggiabao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình gặp câu hỏi về tần số đột biến gen. Mình muốn hỏi là: tần số đột biến gen và tần số gen đột biến có khác gì nhau ko ?
Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp, BDTH là nguyên liệu thứ cấp==> thứ cấp và sơ cấp ở đây có phải là gián tiếp và trực tiếp ko ?

Câu 34: Tần số đột biến gen cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

A. Độ phát tán của gen đột biến trong quần thể đó.
B. Liều lượng, cường độ loại tác nhân gây dột biến và độ bền vững của gen.
C. Số lượng cá thể trong quần thể.
D. Số lượng gen của loài niều hay ít.

Câu 35: Căn cứ để phân loại đột biến thành đột biến gen, đột biến NST, đột biến tế bào chất là:

A. Bản chất đột biến.
B. Cơ quan xuất hiện đột biến.
C. Sự biểu hiện của đột biến.
D. Loại vật chất di truyền bị tác động.

Câu 40: Quan điểm hiện đại cề vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật:

A. Không có vai trò gì vì là biến dị không di truyền.
B. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
C. Có vai trò giúp quần thể ổn định lâu dài.
D. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc

Câu 41: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:

A. Quá trình sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo sự sống sinh sôi nảy nở và duy trì liên tục.
B. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng đổi mới thành phần tổ chức.
C. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới thường xuyên sự đổi mới thành phần tổ chức.
D. ADN chỉ có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc ADN Luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ.

Câu 45: Để phân ra đột biến sinh dục hoắc đột biến soma người ta căn cứ vào:

A. Sự biểu hiện của đột biến.
B. Cơ quan xuất hiện đột biến.
C. Bản chất của đột biến.
D. Mức biến đổi của vật chất di truyền.

Câu 46: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể:

A. Đột biến và giao phối.
B. Đột biến và cách li không hoàn toàn.
C. Đột biến, giao phối và di nhập gen.
D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.

Câu 20: Để giải thích nguồn gốc các loài, Đacuyn xem vai trò của nhân tố tiến hóa nào sau đây quan trọng nhất.

A. Các biến dị cá thể.
B. Di truyền tích lũy các biến dị có lợi.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng.
 
N

nobita252

Tần số đột biến gen là xác suất xảy ra đột biến ở gen đó.

Tần số gen đột biến là số cá thể mang gen đột biến trong quần thể.

Câu 34: B
Câu 35: chính xác hơn là vị trí xuất hiện đột biến, nhưng cơ quan cũng có thể chấp nhận: B
Câu 40: ko thấy đề cập đến thường biến trong tiến hoá ~~> A
Câu 41: ko rõ, lười giở sách quá :D
Câu 45: A. đột biến soma thường tạo kiểu hình thể khảm
Câu 46: D
Câu 20: C
 
A

adn

nobita:
câu 40 là B vì trong phần chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại (SGK) có nói chọn lọc kiểu hình qua thời gian dài sẽ dẫn đến chọn lọc kiểu gen nên mình nghĩ thường biến cũng có một phần vai trò trong tiến hóa (dù rất nhỏ)

câu 41 chắc là D vì ADN mà luôn ổn định qua các thế hệ thì đột biến thế nào được?mà không đột biến thì làm sao tích lũy thông tin di truyền rồi tiến hóa?

câu 20 theo mình là D vì trong cái thuyết tiến hóa của ông ấy (SGK ,phần cuối của CLNT) có nói là từ dạng ban đầu hình thành nên nhiều dạng mới khác nhau và khác xa dạng ban đầu nên mình nghĩ nó là D thì đúng hơn.

nobita học sinh tổng hợp à?Thầy Thăng chủ nhiệm đúng không?
 
D

duonggiabao

Theo mình nghĩ thì 35 là D mới đúng chứ nhỉ?Cơ quan xuất hiện những loại đột biến này là ở đâu thế nobita?Loại VCDT nghe có vẻ hợp lí hơn đấy!

Câu 45 nghe A cũng có vẻ ko ổn lắm. Nhỡ đâu đột biến sôma mà là gen lặn thì làm sao biểu hiện thành thể khảm được. Mình đang phân vân giữa B và C. Nếu B tức là xét xem nó xảy ra ở TB sinh dục hay TB sinh dưỡng. Còn nếu C tức là xem nó có di truyền hay ko?==> rốt cuộc là cái nào đúng đây?T.T

Câu 20 D là đúng rồi. Theo Đacuyn thì CLTN có vai trò quan trọng trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi của sinh vật, còn nếu là nguồn gốc các loài thì PLTT quan trọng nhất.
 
N

nobita252

Sorry vì mấy câu này tui làm đâu có nghĩ, làm theo cảm tính thui :D

Câu 35 thì mình đã bảo chính xác là vị trí đột biến mà. Đáp án D cũng có lí.

Câu 20 chắc là D đấy. :p

Câu 45 B có vẻ đúng hơn
 
L

lananh90

Câu 20 : Phân ly tính trạng không được xem là nhân tố tiến hóa!Các giải thích của ông về việc hình thành đặc điểm thích nghi, hay hình thành loài mới đều dựa vào CLTN trên cơ sở di truyền và biến dị.
Theo ông việc hình thành các loài theo con đường phân ly tính trạng--->sinh giới đa dạng và có nguồn ngốc chung--->nhưng ttaats cả đều do CLTN
CÂU 20:tui vẫn chọn C
CÂU 45: B đúng hơn C. Vì theo giải thích duonggiabao -->Đột biến soma có thể di truyền
bằng sinh sản sinh dưỡng mà.
 
D

duonggiabao

PLTT ko được xem là nhân tố tiến hóa thì đó chỉ là quan niệm hiện đại thôi. Còn theo học thuyết Đacuyn thì PLTT cũng là 1 nhân tố tiến hóa.
 
R

rahimasu

tiến hóa rắc rối bà con nhỉ

câu 20 : tiến hóa đúng là do CLTN,nhưng giải thích các lòai đều cùng 1nguồn gốc thì phải là phân ly tính trạng,chính vì PLTT nên từ 1 dạng tổ tiên ban đầu mới phân nhánh ra nhiều lòai như ngày nay.
34B
35D
40B
41C
45A
46D
20D
 
A

adn

Câu 45: Để phân ra đột biến sinh dục hoắc đột biến soma người ta căn cứ vào:

A. Sự biểu hiện của đột biến.
B. Cơ quan xuất hiện đột biến.
C. Bản chất của đột biến.
D. Mức biến đổi của vật chất di truyền.

theo mình câu này là B vì:
-biểu hiện đột biến thì chỉ có Sôma là có thể khảm,còn nhỡ có ĐB giao tử hay tiền phôi thì lại là như nhau--->không phân biệt được 2 cái này.
-bản chất đều là đột biến gen--->càng khó phân biệt hơn
-mức biến đổi của vật chất DT--->cái này lại càng sai vì chỉ dùng để xem gen nào bền vững hơn thôi.

à còn cái vụ nguồn gốc chung của các loài ý thì ở trong quan niệm hiện đại cũng có đấy (bài cuối cùng của tiến hóa mà có cái sơ đồ phát sinh loằng ngoằng ý),nó nói là PLTT đã tạo nên các dạng khác nhau từ một nguồn.Mọi người xem lại xem có đúng không,lâu không giở sách ra nên mình không biết có nhớ chính xác không

cái B thì theo hướng của mình là phân biệt được nó xảy ra ở cơ quan sinh dưỡng hay là cơ quan sinh dục.Cơ quan sinh dưỡng--->ĐB Sôma--->có thể khảm,cơ quan sinh dục---->di truyền cho thế hệ sau.Nếu xuất hiện ở hợp tử thì mới sinh ra là thấy ngay sự khác thường rồi.
 
L

lananh90

duonggiabao said:
PLTT ko được xem là nhân tố tiến hóa thì đó chỉ là quan niệm hiện đại thôi. Còn theo học thuyết Đacuyn thì PLTT cũng là 1 nhân tố tiến hóa.
Tôi vẫn không nghĩ như thế...Để tui suy nghĩ lại ..Nhưng tôi không nghĩ Đacuyn coi PLTT là nhân tố tiến hóa
 
L

lananh90

rahimasu said:
Nhân tố tiến hóacủa Đacuyn là biến dị,di truyền và CLTN thôi.
Ramimasu cũng nghĩ giống tui, thế sao câu 20, vẫn chọn D:
Câu 20: Để giải thích nguồn gốc các loài, Đacuyn xem vai trò của nhân tố tiến hóa nào sau đây quan trọng nhất.
A. Các biến dị cá thể.
B. Di truyền tích lũy các biến dị có lợi.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng.
 
N

nobita252

Cuói cùng vẫn là C hả??? Sao rối rắm thế!
Tui đã làm C rùi mà adn với bảo cứ làm tui phân vân, hic.
Cần kiểm tra lại kiến thức của mình thui :oops:
 
D

duonggiabao

Tôi vẫn chọn là D. Bà ko tin thì vở giở lại quyển sách lí thuyết 12 của thầy đi, rồi xem cái bảng thầy so sánh 3 học thuyết tiến hóa ( Lamac, Đacuyn, HD). Thầy nói nhân tố tiến hóa của Đacuyn là: bdij, di truyền, CLTN và PLTT mà!
 
R

rahimasu

Đú́ng là mình sơ suất rồi : phân ly tính trạng là kết quả của CLTN tác động vào sinh vật,chính vì PLTT nên từ 1 dạng ban đầu mà thành nhiều dạng như ngày nay.Chú ý câu hỏi là để GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CÁC LÒAI,NHÂN TỐ nào : vậy thì chọn C : CLTN còn phân li tính trạng là quá trình thôi :lol:
Nhân tố tiến hóa của Darwin là : biến dị,di truyền,CLTN
Nhân tố tiến hóa theo thuyết hiện đại là đột biến,giao phối,CLTN,cơ chế cách ly.
1.Theo thuyết hiện đại,quá trình hình thành đặc điểm thích nghi bị chi phối bởi các nhân tố:
a.Biến dị,di truyền,chọn lọc tự nhiên
b.Biến dị,di truyền,chọn lọc tự nhiên,cơ chế cách ly.
c.Đột biến,giao phối,chọn lọc tự nhiên.
d.Đột biến,giao phối,chọn lọc tự nhiên,cơ chế cách ly.

2.Giải thích nguồn gốc chung của sinh giới dựa trên cơ sở của quá trình nào :
a.Quá trình đột biến.
b.Quá trình chọn lọc tự nhiên
c.Quá trình hình thành lòai mới.
d.Quá trình phân ly tính trạng.

Các bạn chọn câu nào .
 
L

lananh90

duonggiabao
Tui xem rùi! Đúng là thầy có viết thế Nhưng tui không tán thành, chính xác là tui chưa hiểu kĩ. Theo tui PLTT chỉ là hệ quả của chọn lọc tự nhiên thôi.
Tiến hóa là một phần khó, tui chưa hiểu hết không dám tranh luận nhiều, bà cứ đợi tui hỏi Mr Cường Sinh lớp tui nhé!!
 
H

huong18vn

rahimasu said:
1.Theo thuyết hiện đại,quá trình hình thành đặc điểm thích nghi bị chi phối bởi các nhân tố:
a.Biến dị,di truyền,chọn lọc tự nhiên
b.Biến dị,di truyền,chọn lọc tự nhiên,cơ chế cách ly.
c.Đột biến,giao phối,chọn lọc tự nhiên.
d.Đột biến,giao phối,chọn lọc tự nhiên,cơ chế cách ly.

2.Giải thích nguồn gốc chung của sinh giới dựa trên cơ sở của quá trình nào :
a.Quá trình đột biến.
b.Quá trình chọn lọc tự nhiên
c.Quá trình hình thành lòai mới.
d.Quá trình phân ly tính trạng.

Các bạn chọn câu nào .
câu 1 tất nhiên là C
câu 2 là D còn gì không bàn cãi
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom