[Sinh] Bài toán tổ hợp khó

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có 3 cặp gen, mỗi cặp do 2 alen quy định. Các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nst. Hỏi có bao nhiêu kiểu tổ hợp (kiểu gen có thể có) của nst này?
Giải giùm mình bài này với. Phiền các bạn giải thích luôn hộ mình và kèm theo công thức luôn nha :D

 
G

girlbuon10594

Mình chưa học phần này,nên cũng không chắc lắm
Theo mình số kiểu tổ hợp là: [TEX]2^{2.3}=2^6=64[/TEX];)

Công thức tính số kiểu tổ hợp: [TEX]2^n[/TEX] trong đó [TEX]n=[/TEX] số cặp NST tương đồng
 
L

lananh_vy_vp

công thức nếu t nhớ ko nhầm thì là:
[tex][{r(r+1)}/2]^n[/tex]
Trong đó r là số alen thuộc 1 gen
n là số gen khác nhau
 
G

greenstar131

công thức nếu t nhớ ko nhầm thì là:
[tex][{r(r+1)}/2]^n[/tex]
Trong đó r là số alen thuộc 1 gen
n là số gen khác nhau
Cách của bạn sẽ áp dụng như thế nào với trường hợp 2 cặp gen? Khi có 2 cặp gen, mỗi cặp do 2 alen quy định, cùng nằm trên 1 cặp nst thì sẽ có 10 kiểu tổ hợp (;)), 10 không phải là số chính phương). :), vậy thì bài này phải làm thế nào đây? Lưu ý nhá, bài này dễ nhầm lẫn lắm đó, thày cô còn nhầm lẫn nữa :D.
 
T

traitimbang_3991

Có 3 cặp gen, mỗi cặp do 2 alen quy định. Các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nst. Hỏi có bao nhiêu kiểu tổ hợp (kiểu gen có thể có) của nst này?
Giải giùm mình bài này với. Phiền các bạn giải thích luôn hộ mình và kèm theo công thức luôn nha :D

mình ra kết quả là 27 :D ___

CT như của vk mình là đúng đó nhưng phải linh động 1 chút! :D (dạng bài nỳ mới ksát xong nên còn nhớ) hehe
latex.php

ở bài này làm chính xác sẽ là:
{[2(2+1)/2)]^1}*{[2(2+1)/2)]^1}*{[2(2+1)/2)]^1} = 3*3*3=27


VD nữa nhé!
trên lôcút A có 5 alen, trên lôcút B có 4 alen, trên lôcút C có 3 alen thì số KG có thể có là:
[5(5+1)/2]*[4(4+1)/2]*[3(3+1)/2] = ???
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

mình ra kết quả là 27 :D ___

CT như của vk mình là đúng đó nhưng phải linh động 1 chút! :D (dạng bài nỳ mới ksát xong nên còn nhớ) hehe


ở bài này làm chính xác sẽ là:
{[2(2+1)/2)]^1}*{[2(2+1)/2)]^1}*{[2(2+1)/2)]^1} = 3*3*3=27


VD nữa nhé!
trên lôcút A có 5 alen, trên lôcút B có 4 alen, trên lôcút C có 3 alen thì số KG có thể có là:
[5(5+1)/2]*[4(4+1)/2]*[3(3+1)/2] = ???
Chán nhể, cái này hỏi mãi mà chưa ai có câu trả lời hợp lí. Hay là do mọi người không hiểu câu hỏi này.
Tớ lấy ví dụ nha. Về 2 cặp gen (mỗi cặp do 2 alen quy định). Các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nst. Giả sử cặp thứ nhất do 2 alen A,a quy định; cặp thứ 2 là B,b. Ta sẽ có số kiểu tổ hợp 2 cặp gen trên nst như sau:[TEX]\frac{AB}{ab}[/TEX] hoặc [TEX]\frac{AB}{AB}[/TEX] hoặc [TEX]\frac{Ab}{Ab}[/TEX] ...
Và tớ đã tính được có 10 kiểu tổ hợp như vậy. Vậy còn với 3 cặp gen thì kết quả sẽ như thế nào?
Kết quả của các bạn đều chưa đúng!
 
L

lananh_vy_vp

TH 3 cặp gen của chị có xảy ra trao đổi chéo đơn hay trao đổi chéo kép ko?hay là liên kết gen hoàn toàn?
 
G

greenstar131

Ai đó vào xem rồi giải đáp cái này hộ mình với. Cái này thực sự mình chịu. Mình thấy người ta có dùng công thức [TEX]\frac{(n(n+1)}{2}[/TEX] (với n là số alen trên nst). Thì với 2 cặp gen (tức là có 4 alen hay là n = 4) thì số kiểu gen có thể có của nst này tính được chính xác bằng 10. Tuy nhiên, với 3 cặp gen (tức là 6 alen) thì kết quả này lại không đúng. Nó chỉ tính ra được có 21 kiểu gen có thể có của nst thôi (thực tế thì lớn hơn rất nhiều.
Ai đó giúp mình với!
 
G

greenstar131

ý của bạn là trg hợp liên kết gen? hic, càng ngày càng kô hiểu?
Nói thế nào nhỉ. Tức là với 2 cặp alen A,a và B,b hỏi có bao nhiêu kiểu gen có thể có khi 2 gen này cùng nằm trên 1 nst (tức là có bao nhiêu cách sắp xếp 2 cặp gen này vào nst đó). Hiểu chưa vậy các bạn? Không phải là liên kết hay hoán vị gì hết. Chỉ hỏi là số kiểu gen có thể có của nst này thôi
 
N

ninasoma

Theo mình thì ta nên viết số giao tử ra(8 giao tử):
ABC, aBC, AbC, ABc, abC, aBc, Abc, abc.
=> Kết hợp lần lượt giống phép tổ hợp để ko bị trùng => có 36KG có thể có trong quần thể này!!!
Nếu đúng nhớ thanks nha!!! Còn nếu sai ở đâu thì nhờ chỉ bảo thêm!!!
 
L

lananh_vy_vp

Nói thế nào nhỉ. Tức là với 2 cặp alen A,a và B,b hỏi có bao nhiêu kiểu gen có thể có khi 2 gen này cùng nằm trên 1 nst (tức là có bao nhiêu cách sắp xếp 2 cặp gen này vào nst đó). Hiểu chưa vậy các bạn? Không phải là liên kết hay hoán vị gì hết. Chỉ hỏi là số kiểu gen có thể có của nst này thôi
Hỏi thế tức là tính đến trường hợp HVG rùi mà chị, như vậy mới có nhiều nhất 10 kiểu gen có thể có đc chứ.
3 gen cũng vậy, tạo đc 8 loại giao tử là do có trao đổi chéo tại 2 điểm vừa cùng lúc vừa ko cùng lúc.^^
 
G

greenstar131

Theo mình thì ta nên viết số giao tử ra(8 giao tử):
ABC, aBC, AbC, ABc, abC, aBc, Abc, abc.
=> Kết hợp lần lượt giống phép tổ hợp để ko bị trùng => có 36KG có thể có trong quần thể này!!!
Nếu đúng nhớ thanks nha!!! Còn nếu sai ở đâu thì nhờ chỉ bảo thêm!!!
Phiền bạn cho tớ công thức chung được không? 2 cặp gen là 10, 3 cặp là 36. Vậy kết quả như vậy là ok rồi :D
 
G

greenstar131

Hỏi thế tức là tính đến trường hợp HVG rùi mà chị, như vậy mới có nhiều nhất 10 kiểu gen có thể có đc chứ.
3 gen cũng vậy, tạo đc 8 loại giao tử là do có trao đổi chéo tại 2 điểm vừa cùng lúc vừa ko cùng lúc.^^
Chả hiểu cái mô tê gì hết :((. Học sinh ngu thế này sao thi đây. Tại sao lại ra 8 loại giao tử trao đổi chéo tại 2 điểm, vừa cùng lúc, vừa không cùng lúc
 
L

lananh_vy_vp

Trao đổi chéo tại 2 điểm cùng lúc tạo ra 4 loại giao tử
..................................... ko cùng lúc tạo ra 6 loại giao tử
..................................... vừa cùng lúc vừa ko cùng lúc tạo ra 8 loại giao tử
Ai có công thức chứ e chịu, e chỉ vẽ sơ đồ gen ra thôi, chứ e ko có công thức nào hết:D, ai bít thì post cho e xem với.hihi
 
G

greenstar131

Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn.
- Trường hợp 1: loài có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k:
Số loại giao tử = 2n + k (10)
- Trường hợp 2: Loài có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không xảy ra cùng lúc với n > Q:
Số loại giao tử = 2n.3Q (11)
- Trường hợp 3: loài có n cặp NST, có m cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không cùng lúc và 2 trao đổi đoạn cùng lúc:
Số loại giao tử: 2n + 2m (12)

\Rightarrow Số loại giao tử trong trường hợp này là 8
Từ đó ta áp dụng công thức là ra luôn [TEX]\frac{x(x + 1)}{2} = \frac{8(8 + 1)}{2} = 36 [/TEX] (với x là số lượng giao tử)
Hỏi mãi mà không ai giải đáp cụ thể được :|
 
M

minhme01993

Có người giải thích cụ thể đây. Hì hì, lâu rùi mới kiếm đc câu hỏi hay.

Công thức đó thật ra là trong phần di truyền học quẩn thể nhưng mình thấy các bạn hiểu sai hết ý nghĩa của công thức đó rồi.
Công thức đó chỉ được áp dụng cho 1 gen được quy định bởi n alen khác nhau. Cách chứng minh công thức thì mình cũng ko nhớ lắm :p.

CÔng thức: 1 gen được quy định n alen khác nhau thì số kiểu gen được tạo ra là n(n+1)/2

CÒn cái công thức đó đúng với n=4 xảy ra hoán vị chỉ là ăn may thôi.

Để làm được những bài này đầu tiên ta phải xét riêng mỗi gen đứng riêng lẻ cho tối đa bao nhiêu kiểu gen. Sau đó dùng xác suất nhân chúng lại để tìm số kiểu gen tối đa(đúng cho phân li độc lập, hoán vị gen thì khác 1 chút).

Đối với hiện tượng hoán vị gen thì theo lí thuyết ta có số kiểu giao tử = số kiểu giao tử của phân li độc lập. => số kiểu gen trên lí thuyết là = nhau. Nhưng thực tế hoán vị gen có tồn tại dị hợp chéo đối với 2 cặp gen(từ 3 cặp trở nên ko được coi là xảy ra dị hợp chéo vì lúc này sự tương đối của các alen là khó xác định)
Vậy kiểu gen của trường hợp 2 gen mỗi gen đc quy định bởi 2 alen là 3.3+1 = 10( Công thức kia sai bét)

Mọi người chú ý rằng đề thi ĐH nếu cho 3 gen, mỗi gen có 2 alen cùng di truyền liên kết thì số kiểu gen lúc này chỉ là 27, ko có dị hợp tử chéo. Nếu đề cho 4 gen thì đến các thầy cô còn chả rõ là bn nói gì đền HS =)).

Vậy chỉ cần nhớ 2 gen liên kết có hoán vị thì cho ra 10 kiểu gen ( để dùng cho tính kiểu gen liên kết với NST giới tính X cho dễ), các đề cho 3 gen liên kết thì dành cho HSG và 4 gen là dành cho đội tuyển toán =)), các thầy cô dạy sinh không tính đc.
 
Top Bottom